Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển ý tưởng sáng tạo của học viên sau đại học ở học viện chính trị hiện n...

Tài liệu Phát triển ý tưởng sáng tạo của học viên sau đại học ở học viện chính trị hiện nay

.DOC
103
119
97

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, khi trình độ tri thức của con người đang chuyển sang một cấp độ cao hơn đó là quá trình “ tổ chức, quản lý sáng tạo và đổi mới” dựa trên cơ sở của những ý tưởng tiến bộ vượt bậc thì vấn đề phát triển ý tưởng sáng tạo ngày càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người trong xã hội hiện đại. Do bản chất, vai trò và tính phức tạp của nó, ý tưởng sáng tạo luôn được các ngành khoa học quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng. Phần lớn các sản phẩm (vật chất và tinh thần) được làm ra, kết tinh trong đó chủ yếu là hàm lượng trí tuệ, chất xám thì vấn đề phát triển ý tưởng sáng tạo ngày càng được con người quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Phát triển ý tưởng sáng tạo là một yêu cầu khách quan của quá trình đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đối với đào tạo nguồn nhân lực bậc cao trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Với tư cách là một trung tâm lớn của quốc gia về đào tạo sau đại học, Học viện Chính trị đã có những thành tựu quan trọng trong đào tạo sau đại học về khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan chặt chẽ đến xây dựng quân đội về chính trị, góp phần tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực bậc cao cho đất nước và quân đội. Đồng thời, cũng đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo của học viên sau đại học trong suốt những năm qua. Tuy thế, cùng với các thành tựu đã đạt được, đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị còn có những hạn chế, bất cập về nội dung trương trình đạo tạo, phương pháp dạy và học chưa tương xứng với bậc học, còn chậm đổi mới làm hạn chế sự năng động và phát huy tính sáng tạo của người học theo yêu cầu cao. Về chất lượng luận văn, luận án hàm lượng khoa học tính mới - hữu ích, sự độc đáo, tính đột phá là chưa rõ ràng, trong các luận văn, luận án, các bài báo khoa học của học viên, việc tìm kiếm đưa ra ý tưởng mới về hướng tiếp cận hoặc các quan điểm, giải pháp mới, cách diễn dịch mới là rất hạn chế. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng trùng lặp, giao thoa trong các đề tài luận văn, luận án về nội dung nghiên cứu, hình thức kết cấu. “Điều đáng chú hơn là một số học viên sau khi bảo vệ thành công luận văn, luận án, nhưng khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong các hoạt động khoa học của quốc gia, quốc tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế” [14, tr.9]. Những bất cập đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ chủ thể làm công tác đào tạo cho đến người học chưa thực sự nắm chắc cơ chế, phương pháp, cách thức tạo ra sự đột phá sức sáng tạo của tư duy, tư tưởng, tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ý tưởng sáng tạo của học viên trong quá trình đào tạo sau đại học. Trong khi đó, do tác động của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và trước những yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước lại luôn đòi hỏi người học viên sau đại học phải có trình độ tư duy sắc sảo cùng với khả năng vận dụng, sáng tạo ra những tri thức mới áp dụng vào hoạt động lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, giáo dục bộ đội, giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động quân sự. Mặt khác, do quá trình đào tạo sau đại học ở Học viện ngày càng phát triển, nội dung học tập và nghiên cứu khoa học đòi hỏi có chất lượng cao hơn, từ đó lại đặt ra yêu cầu phải tổ chức tốt quá trình đào tạo sau đại học sao cho có trọng tâm, trọng điểm hướng các hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên sau đại học theo hướng tích cực, chủ động, đề xuất được các ý tưởng mới, sáng tạo trong các công trình luận văn, luận án, bài báo khoa học…thực hiện tốt quan điểm: “Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo” [12, tr.7]. Phát triển ý tưởng sáng tạo của học viên sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay, vì thế, là vấn đề mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học.

Tài liệu liên quan