Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phong cách thơ lưu quang vũ

.PDF
129
135
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THU THỦY PHONG CÁCH THƠ LƯU QUANG VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2008 MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 2 B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 8 Chƣơng 1. VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH THƠ ..................... 8 1.1. Khái niệm Phong cách ................................................................................. 8 1.1.1. Phong cách tác giả .................................................................................. 11 1.1.1. Phong cách thời đại ................................................................................. 12 1.1.2. Phong cách thể loại ................................................................................. 14 1.2. Lƣu Quang Vũ - Một phong cách thơ........................................................ 15 Chƣơng 2. PHONG CÁCH THƠ LƢU QUANG VŨ THỂ HIỆN QUA CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH HIỆN THỰC ........................ 19 2.1. Phong cách Lƣu Quang Vũ thể hiện qua Cái tôi trữ tình .......................... 21 2.1.1. Cái tôi tha thiết yêu thương, đắm đuối ................................................... 22 2.1.2. Cái tôi đa đoan và đầy biến động trong tình yêu ................................... 28 2.1.3. Cái tôi mâu thuẫn ................................................................................... 45 2.2. Phong cách Lƣu Quang Vũ thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực .... 49 2.2.1 Lƣu Quang Vũ trƣớc đất nƣớc và lịch sử ............................................... 49 2.2.2. Lƣu Quang Vũ trƣớc những vấn đề bức thiết của cuộc sống ................. 58 2.2.3. Lƣu Quang Vũ trong những cảm nhận về chiến tranh .......................... 62 Chƣơng 3. PHONG CÁCH THƠ LƢU QUANG VŨ QUA NHỮNG PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN .......................................................................... 67 3.1. Giọng điệu.................................................................................................. 68 3.2. Cách cảm thụ đời sống............................................................................... 75 3.3. Thể thơ ....................................................................................................... 79 3.4. Những mô tip hình ảnh lặp đi lặp lại. ........................................................ 85 3.4.1. Đất nước ................................................................................................ 86 3.4.2. Mưa ......................................................................................................... 88 3.4.3. Gió........................................................................................................... 91 3.4.4. Lửa .......................................................................................................... 95 3.4.5. Các loài hoa ........................................................................................... 97 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 102 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 104 E. PHỤ LỤC ................................................................................................... 107 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1 Năm 2008 là dấu mốc kỉ niệm hai mƣơi năm ngày vợ chồng Lƣu Quang Vũ, Xuân Quỳnh ra đi. Những cống hiến trong văn học nghệ thuật của họ đã đƣợc nhà nƣớc ghi nhận bằng những giải thƣởng quí giá. Nhƣng sự ghi nhận sâu sắc nhất về họ không phải là những giải thƣởng mà là dấu ấn ở trong lòng khán giả, độc giả, những ngƣời đã từng xem kịch Lƣu Quang Vũ, đã từng đọc văn, và yêu thơ của đôi vợ chồng tài hoa này. 1.2 Lƣu Quang Vũ mất đi, khi anh đang đứng trên đỉnh cao của lĩnh vực sân khấu với tƣ cách nhà biên kịch. Nhƣng khi có một độ lùi thời gian nhất định, ngƣời ta lại nhớ và nhắc nhiều đến một Lƣu Quang Vũ nhà thơ. Trong dòng chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ, Lƣu Quang Vũ có một giọng điệu riêng, đã định hình một phong cách rõ nét. Giữa dàn đồng ca của những tiếng thơ cùng thế hệ, thời kì đầu Lƣu Quang Vũ đã góp một tiếng thơ sôi nổi, tƣơi mới, mát lành, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kì này. 1.3 Tuy nhiên, đã có một thời gian, những tập thơ của Lƣu Quang Vũ đƣợc coi là không hợp với thời cuộc, bị coi là lạc điệu, bị đặt sang một bên lề cuộc sống, không đƣợc công bố, công nhận. Đến sau này, nó mới đƣợc tập hợp và biết tới. Có thể nói, những phần chƣa công bố, phần riêng lạc điệu ấy mới chính là con ngƣời thật nhất, chân thành và tài hoa, tinh tế nhất của Lƣu Quang Vũ, mà bạn đọc ít nhiều còn chƣa biết tới. Do đó, luận văn này ra đời xuất phát từ yêu cầu nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quát và hệ thống về những sáng tác của Lƣu Quang Vũ, cũng thêm một lần nữa khẳng định Lƣu Quang Vũ nhƣ một cá tính thơ mạnh mẽ, một phong cách thơ sắc nét trong thơ ca Việt Nam thời kì hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề. Chặng đƣờng thơ của Lƣu Quang Vũ trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến những năm tháng thời kì đất nƣớc đổi mới và dừng lại khi Lƣu Quang Vũ qua đời năm 1988. Không kể đến những vần thơ sáng tác từ thuở thiếu thời, Lƣu Quang Vũ đƣợc giới văn nghệ cũng nhƣ cả nƣớc biết tới với tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt “Hƣơng cây - Bếp lửa” năm 1968. Khi đó, Hoài Thanh nhận ra “năng khiếu của anh đã rõ” [35,22], Vƣơng Trí Nhàn khẳng định Lƣu Quang Vũ là “một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh” [35,63], còn nhà phê bình Lê Đình Kỵ thì cho rằng “Thơ Lƣu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và không thiếu tâm tình” [35,29]. Tiếp sau “Hƣơng cây - Bếp lửa”, Lƣu Quang Vũ có “Mây trắng của đời tôi” (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993) và một số tập thơ đã tƣơng đối hoàn chỉnh “Cuốn sách xếp lầm trang”, “Cỏ tóc tiên”. Mới đây, năm 2008, cuốn “Di cảo Nhật kí – Thơ” cũng vừa ấn hành. Theo thời gian, mỗi tác phẩm của Lƣu Quang Vũ ra đời kéo theo một sự chú ý, không chỉ của bạn đọc mà của giới phê bình nói chung. Nhìn chung, Lƣu Quang Vũ nhận đƣợc nhiều thiện cảm và kì vọng, sự động viên khích lệ cũng rất nhiều. Vũ Quần Phƣơng sau khi “Đọc thơ Lƣu Quang Vũ” thì đặc biệt chú ý đến giọng thơ Lƣu Quang Vũ, khẳng định đó là “một giọng thơ rất đắm đuối”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lƣu Quang Vũ”[35,36]. Phạm Xuân Nguyên gọi Lƣu Quang Vũ nhƣ một “tâm hồn trở gió”, phát hiện ra thơ của Lƣu Quang Vũ “bao trùm là gió và tình yêu” [35,77], từng chặng đƣờng thơ Lƣu Quang Vũ là từng cơn gió, từng đợt gió, và khám phá thơ Lƣu Quang Vũ với một biểu tƣợng gió đầy gợi cảm, khẳng định đó là một môtip góp phần làm nên phong cách thơ anh. Nguyễn Thị Minh Thái lại tìm đƣợc cảm giác “Đi suốt chiều dài một đời thơ của Lƣu Quang Vũ, ta có cảm giác nhƣ vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất, cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng…” [35,95] và chỉ rõ thơ Lƣu Quang Vũ còn rất nhiều điều cần khám phá. Với Huỳnh Nhƣ Phƣơng “Lƣu Quang Vũ thực sự là một nhà thơ của tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự tra vấn chính lòng 1 mình” [35,108]. Với Anh Ngọc, chỉ chiếm phân nửa trong tập “Hương cây Bếp lửa” cũng đủ để Lƣu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng, bởi một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến nhƣ là ngẫu hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dƣờng nhƣ bất tận”…[35,109] “Lưu Quang Vũ thơ và đời” do Lƣu Khánh Thơ biên soạn đƣợc coi là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơ Lƣu Quang Vũ. Những bài thơ tiêu biểu nhất của Lƣu Quang Vũ đã đƣợc lƣu lại trong đó, cùng với nó là những bài viết của những ngƣời thân, những bạn thơ cùng thế hệ, những đồng nghiệp cũng nhƣ gia đình Lƣu Quang Vũ. Phần đời của Lƣu Quang Vũ cũng đƣợc chú ý và giới thiệu với bạn đọc hầu hết những chặng đƣờng gian nan của Lƣu Quang Vũ. “Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật” cũng của Lƣu Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lƣu Quang Vũ đƣợc nhà nƣớc tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cũng là một công trình rất đáng chú ý. Cuốn sách chia làm 3 phần rõ rệt, phần 1 là những bài viết giới thiệu bản sắc và sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ ở lĩnh vực thơ, kịch, văn xuôi. Riêng về thơ, có những bài viết của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phƣơng, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn… cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lƣu Quang Vũ từ rất nhiều góc độ, nhƣng tựu trung, đều đã cho thấy một cái nhìn thiện cảm, kì vọng ở một cây bút thơ đang hồi sung sức, có một giọng điệu riêng, một phong cách cần ghi nhận. Cuốn “Đối thoại Tình yêu Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ”, ấn hành năm 2007 lại nhìn ở một góc độ khác. Từ việc tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và Lƣu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lƣu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, và cả những bức thƣ thấm đẫm ân tình của hai ngƣời, đã tạo nên một thế đối thoại rất thú vị, nhƣ là Xuân Quỳnh, Lƣu Quang Vũ đã đối thoại với nhau qua những trang thơ, những vần thơ tình yêu nồng nàn nóng bỏng. Nhƣng hơn thế nữa, là cuộc đối thoại xuyên suốt của Xuân Quỳnh, Lƣu Quang Vũ với những bạn đọc trung thành, qua 20 năm vẫn rất mực yêu mến tác phẩm của hai vợ chồng tài hoa này. Tuy trong mục phê 2 bình, đánh giá, vẫn là tuyển lựa những bài viết cũ, nhƣng tổng quan cuốn sách đã cho thấy một Lƣu Quang Vũ, đời hơn, gần gũi hơn, và rõ ràng hơn với bạn đọc. Năm 2008, kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lƣu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, cuốn “Di cảo Nhật kí – thơ” của Lƣu Quang Vũ đã đƣợc Lƣu Khánh Thơ biên soạn, công bố một phần lớn những tác phẩm, cũng nhƣ bút tích của anh trong toàn bộ khối lƣợng Di cảo đồ sộ. Tại cuốn sách này, có một phần lớn thời lƣợng dành để đăng tải những trang nhật kí của Lƣu Quang Vũ của một thời “hoa phƣợng” và những ngày tháng chuẩn bị “lên đƣờng”. Những trang nhật kí khi đƣợc đăng tải trên báo Tuổi trẻ TPHCM đúng dịp những ngày cả nƣớc kỉ niệm 20 ngày mất của Xuân Quỳnh, Lƣu Quang Vũ đã gây nên một hiệu ứng đặc biệt trong cả nƣớc, nó vừa gợi lại cả hồi ức một thời kì đất nƣớc “đau xót và hi vọng”, lại vừa tạo nên những xúc cảm lắng đọng khi tiếc nhớ về hai con ngƣời tài hoa của nền nghệ thuật nƣớc nhà đã ra đi. Đáng chú ý là 34 bài thơ “Những bông hoa không chết”, là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 – 1975), một thời kì “gian khó, cô đơn đến cùng cực” của Lƣu Quang Vũ mà ít ngƣời biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một dòng riêng, không thực sự hợp với những đòi hỏi của sách báo ngày đó nên không đƣợc in ấn, xuất bản. Chính những bài thơ này, gợi mở một diện mạo thơ khác của Lƣu Quang Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc liệt, một Lƣu Quang Vũ “tha thiết muốn vƣợt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thƣơng, để sống và viết”. Cuốn sách cũng đã công bố những bài viết mới nhất về Lƣu Quang Vũ trong chủ đề “Ngƣời trong cõi nhớ”, với những trang viết cảm động của Bùi Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo. Đáng chú ý rất trong đó là bài viết của Anh Chi “Lƣu Quang Vũ, mộng ƣớc, khổ đau và cái đẹp”, bài viết gợi nhiều những kỉ niệm về cuộc đời Lƣu Quang Vũ, về những trang thơ hay, và có những nhận định về thơ Lƣu Quang Vũ rất đáng chú ý. “Cá nhân tôi coi anh là một tài năng khá đặc biệt của văn chƣơng Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Do cách anh đi trên đƣờng đời, đƣờng thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa, cùng thời, nên anh là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có thể coi là cá 3 biệt”… “một giọng thơ dễ xâm chiếm lòng ngƣời”, một tiếng thơ có đủ “mộng ƣớc, khổ đau và cái đẹp”, một “tứ thơ say đắm, nhiều nƣớc mắt và cũng thật nồng nàn”… Trong bài viết của Ngô Thảo, “Nhớ về Lƣu Quang Vũ - những khoảnh khắc chợt hiện”, chủ yếu là những kỉ niệm của những ngƣời đồng nghiệp với nhau, nhƣng có một nhận định về tác phẩm Lƣu Quang Vũ, bao gồm cả kịch, thơ, văn xuôi rất thú vị, và có tính bao quát lớn “Hai mƣơi năm chƣa phải là dài, nhƣng đất nƣớc và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội, khiến cho nhiều thƣớc đo giá trị đã thay đổi, nhƣng nhiều tác phẩm của Lƣu Quang Vũ không sợ những thƣớc đo mới mẻ: Thấm đƣợm nhân văn, hƣớng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con ngƣời, đất nƣớc, luôn là những giá trị đƣợc nghệ thuật tôn trọng”. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ và phong cách thơ Lƣu Quang Vũ mới chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, mang tính chất cảm nhận, cảm tính nhiều hơn là những công trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích, tổng hợp thực sự để chứng minh Lƣu Quang Vũ với một bản sắc thơ riêng biệt. Do đó, luận văn này chỉ mong muốn tìm đƣợc một cách nhìn tổng quát về đời thơ của Lƣu Quang Vũ, chỉ cho ra nét đặc trƣng tiêu biểu của Lƣu Quang Vũ trong các tiếng thơ cùng thế hệ, và khẳng định Lƣu Quang Vũ nhƣ một gƣơng mặt thơ tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ cũng nhƣ thơ ca của thế kỉ XX. 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ất cả những tập thơ đã xuất bản của Lƣu Quang Vũ. + Hƣơng cây – bếp lửa (In chung với Bằng Việt, 1968) + Mây trắng của đời tôi (1989) + Bầy ong trong đêm sâu (1993) + Lƣu Quang Vũ – Di cảo (2008) 4 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành tham khảo thêm những tác phẩm chƣa đƣợc công bố đầy đủ của Lƣu Quang Vũ. + Cuốn sách xếp lầm trang (chƣa in) + Cỏ tóc tiên (chƣa in) 4. Mục đích nghiên cứu Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, luận văn hƣớng đến mục đích: - Khẳng định Lƣu Quang Vũ là một cây bút thơ có phong cách, bản sắc riêng biệt. - Sự đóng góp của thơ Lƣu Quang Vũ trên tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp trên cơ sở những số liệu thống kê. Qua việc khảo sát các tập thơ của Lƣu Quang Vũ, ngƣời viết sẽ đƣa đến những kết luận về những đặc điểm phong cách thơ Lƣu Quang Vũ. Phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc sử dụng nhƣ một tấm gƣơng đối chiếu, để thấy rõ nét sự tƣơng đồng và cá biệt của Lƣu Quang Vũ so với các nhà thơ cùng thời. Nó cũng sẽ chỉ ra cho thấy sự vận động và phát triển của chính bản thân hồn thơ Lƣu Quang Vũ. 5 B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH THƠ 1.1. Khái niệm Phong cách Từ xa xƣa, phƣơng Tây cũng nhƣ phƣơng Đông, đã có quan niệm: Phong cách là bản thân con ngƣời, hay nói ngắn gọn hơn, Văn tức là ngƣời. (Văn nhƣ kỳ nhân) Tính chất cá thể ở đó là vô cùng rõ nét. Tất nhiên, những nhận định đó có phần thiên lệch, nhƣng nó đã cho thấy điều cơ bản nhất của phong cách: đó là nét riêng biệt, không trộn lẫn, nhƣ từng cá nhân trong lịch sử, mỗi ngƣời có một đặc tính, một hình dáng, một tính cách, một cách ứng xử, một quan niệm. Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách xuất hiện từ thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với sự xuất hiện của khoa học về hùng biện. Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của hai nhân tố : “nói gì” và “nói nhƣ thế nào”, có nghĩa đây là sự tổng hòa các phƣơng tiện ngôn ngữ. “Nói gì” là phạm trù về nội dung và “nói nhƣ thế nào” là phạm trù về hình thức. Nhƣ vậy, phong cách là sự lựa chọn một cách có chủ đích của tác giả, để nội dung và hình thức là một tổng thể nhuần nhuyễn và hoà hợp với nhau. Thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cho rằng “Phong cách là những nét chung, tƣơng đối bền vững của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hƣớng văn học, một nền văn học nào đó… Phong cách có sự thể hiện cụ thể trực tiếp: những đặc điểm phong cách dƣờng nhƣ hiện diện ở bề mặt tác phẩm, nhƣ là một sự thống nhất hiển thị và cảm giác đƣợc của tất cả các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thống nhất rõ rệt. Nhƣ vậy, phong cách không phải là những đặc điểm lẻ tẻ, biểu hiện một cách rời rạc, nó cần có tính thống nhất và bền vững của tất cả những đặc tính sáng tạo của một nhà văn hoặc một thời đại. Sự hiển thị và là dấu hiệu nhận 6 biết của nó nằm chính trong những thủ pháp nghệ thuật, trong cách thức sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tƣợng, trong cả nhân sinh quan về cuộc sống,… và tất cả cùng kết hợp nhuần nhuẫn trong một chỉnh thể thống nhất, nó sẽ tiêu biểu cho từng chủ thể sáng tạo riêng biệt. Nhƣng nhìn một cách bao quát, nó cũng sẽ góp phần tạo nên những nét riêng biệt của từng thời kì lịch sử. Theo GS Phan Ngọc “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, hay một tác giả” [25,22] Đây cũng là một quan niệm rất thú vị và đầy đủ, bao quát về phong cách. Sự quan trọng nằm trong hai mật mã “kiểu lựa chọn tiêu biểu” và “nhận diện”. Phong cách của nhà văn nằm ở sự lựa chọn của nhà văn đó trƣớc một vốn ngôn ngữ, một vốn chất liệu đời sống nhƣ nhau. Nhƣng cái khác biệt là bản thân “cái tạng” của nhà văn ấy đã “lựa chọn” cách đi, cách viết, cách sáng tạo nhƣ thế nào, để tạo nên sự độc đáo và khác biệt của mình. Đồng thời, nỗ lực lao động nghệ thuật của nhà văn cũng góp phần tạo nên sự lựa chọn ấy, bởi lẽ, một nhà nghệ thuật nghiêm túc sẽ phải luôn ý thức tìm tòi sự mới mẻ, “khơi những nguồn chƣa ai khơi và sáng tạo những gì chƣa có”. Đôi khi, hiện thực đời sống chỉ có vậy, nhƣng tái tạo nó trên trang viết, lại phụ thuộc ở cách nhìn, cách thể hiện của ngƣời cầm bút. Trong một mối quan hệ biện chứng, chính những “sự lựa chọn tiêu biểu” ấy, đã hình thành nên những nét riêng biệt, những đặc điểm phong cách mà ngƣời ta có thể soi rọi vào đó để phân biệt tác giả này với tác giả khác, thời đại này với thời đại khác. “Sự lựa chọn tiêu biểu” là thuộc về tác giả, còn sự “nhận diện” lại thuộc về bạn đọc và những thƣớc đo của thời gian. Đỗ Lai Thuý cũng có quan niệm “Phong cách là cá tính của chủ thể sáng tạo, và sự tự do lựa chọn các phƣơng tiện ngôn ngữ để thể hiện nó trong tác phẩm. Cá tính, cái chút riêng biệt nhỏ nhoi ấy, là tất cả”… “Phong cách cũng là chỗ đặc dị, nơi chứa đựng mật số của tác phẩm văn chƣơng”… Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, dù bề mặt từ ngữ có thể chƣa trùng khít, và dù cách tiếp cận có khác nhau, nhƣng vấn đề nội hàm khái niệm “phong 7 cách” trong lí luận văn học dƣờng nhƣ đã có một sự thống nhất nhất định. Phong cách là nét riêng, là sự khu biệt, bản sắc của một cá nhân, một tác phẩm, hay một thời đại. Phong cách học, bộ môn của ngôn ngữ học ra đời với vai trò nghiên cứu phong cách vẫn đang trên tiến trình hoàn thiện những khái niệm cơ sở của phong cách nhƣ phong cách thể loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả. Tìm hiểu về phong cách, chúng ta cũng cần làm rõ thêm từng khái niệm và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. 1.1.1. Phong cách tác giả Phải khẳng định ngay rằng không phải tác giả nào cũng có phong cách. Tất cả những ngƣời cầm bút, thông thƣờng ai cũng phải có một đặc điểm nào đó, nhƣng phong cách thì chỉ dành cho một số rất ít. Để có đƣợc phong cách riêng, đó là thiên tài và nỗ lực lao động của ngƣời cầm bút. “Một tác giả chỉ có đƣợc phong cách riêng khi đọc vài câu ngƣời ta có thể đoán biết tác giả là ai”, và “bản thân phong cách đó phải có một ý nghĩa thiết thực với việc làm đa dạng và phong phú đời sống văn học”[25,24] Để ngƣời ta có thể “đoán biết” thì trƣớc hết, tác giả đó phải có một ngôn ngữ, một giọng điệu rõ nét, nổi bật, và phải khác biệt. Điểm khác biệt đó là yếu tố căn bản nhất để ngƣời đọc có thể nhận diện và gọi tên tác giả cũng nhƣ phong cách tác giả. Trong đời sống văn học Việt Nam cũng nhƣ Phƣơng Tây, không thiếu những trƣờng hợp mà phong cách không chỉ đƣợc nhận biết, mà còn có thể gọi thành tên. Trong thời kì thơ Mới, Hoài Thanh đã “gọi tên” phong cách của các nhà thơ vô cùng chuẩn mực “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chƣa bao giờ có một thời đại phong phú nhƣ thời đại này. Chƣa bao giờ ngƣời ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở nhƣ Thế Lữ, mơ màng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, hùng tráng nhƣ Huy Thông, trong sáng nhƣ Nguyễn Nhƣợc Pháp, ảo não nhƣ Huy Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn nhƣ Xuân Diệu” Điều đó cũng thể hiện rằng, trong dàn hợp xƣớng chung của thơ Mới, mỗi nhà thơ đều có một âm chủ riêng, một sự độc đáo và mới lạ. Khi một cây 8 bút có phong cách riêng, bản thân cây bút đó đã có một sự đóng góp đáng quí vào tiến trình phát triển của văn học, bởi lẽ, chính phong cách đó, sự độc đáo đó đã làm diện mạo nền văn học thay đổi, đa dạng, phong phú hơn, đồng thời, nó cũng kích thích sự đổi mới và vận động của cả một thời kì văn học đó. Và đúng nhƣ Đỗ Lai Thúy tổng kết “Nếu cái nhìn nghệ thuật chung của cả dòng thơ nhƣ là một chuẩn, một phong cách chung cho cả “một thời đại trong thi ca”, thì mỗi cái nhìn nghệ thuật riêng của mỗi thi nhân là một lệch chuẩn. Và chính sự lệch chuẩn này tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà thơ. Chính ở nhận định này, đã cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa phong cách tác giả và phong cách thời đại. 1.1.2. Phong cách thời đại Cũng giống nhƣ phong cách tác giả, có thể thấy rằng, không phải thời đại nào cũng có phong cách. Tuy rằng, ở từng thời điểm, từng dấu mốc lịch sử, những giai đoạn văn học có những đặc điểm khác nhau. Nhƣng nó chỉ trở thành phong cách thời đại, khi thời đại đó tựu trung lại đƣợc những điểm độc đáo và nổi bật mà ngƣời ta không tìm thấy ở thời đại khác. “Mỗi thời đại chỉ có đƣợc phong cách của mình sau khi đã có đƣợc một cách khám phá riêng cho nó mà đời trƣớc chƣa có”[25,23]. Phong cách thời đại là một khái niệm rộng lớn, nó bao hàm diện mạo của cả một thời kì văn học kéo dài. Cũng nhƣ vậy, nó phải là sự tập trung nhất, chắt lọc cô đọng nhất những đặc điểm thống nhất và bền vững của nhiều những phong cách cá nhân khác nhau. Khi nghiên cứu về một phong cách tác giả, bao giờ chúng ta cũng đặt trong một trục biện chứng mối quan hệ tƣơng tác với phong cách thời đại. Nhƣ Phan Ngọc đã nói, “phong cách của một nhà văn, dù vĩ đại đến đâu, cũng phải phản ánh phong cách thời đại”. Đó là điều tất yếu. Bất cứ một nhà văn nào, cũng đều tồn tại, lao động và cống hiến trong một khoảng thời gian của tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại và chịu sự tác động của các biến cố lịch sử, các quan niệm thời thế. Trào lƣu Văn học nhân đạo chủ nghĩa nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là một thời đại 9 văn học rực rỡ trong lịch sử văn học Việt Nam, khi mà ở đó, những yếu tố lịch sử đã có một sức chi phối mạnh mẽ, tác động đến nhân sinh quan, thế giới quan của những ngƣời cầm bút. Vận mệnh đất nƣớc nguy nan, chế độ phong kiến đang đến hồi mục ruỗng, xáo trộn, nhân dân lầm than trong bể khổ, số phận con ngƣời bị coi nhƣ cỏ cây, đó là lí do vì sao mà một loạt những tác phẩm thời đó, đều lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến, đau xót cho con ngƣời và đòi quyền sống cho con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Một loạt những cây bút ghi dấu ấn sáng tạo nhƣ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều bằng những tác phẩm của mình, đều lên tiếng đấu tranh cho quyền đƣợc sống, quyền đƣợc yêu thƣơng của con ngƣời, đã tạo thành phong cách của thời đại này. Thời đại và lịch sử đã khơi gợi nguồn cảm hứng của các cây bút, trao cho họ những đề tài, những chất liệu cuộc sống đặc biệt, đã tạo cho những tác phẩm của cả một thời kì có một nền tảng bền vững tƣơng đối giống nhau về tƣ tƣởng, màu sắc, xu hƣớng và sự vận động. Nhƣng cũng thấy một điều ngƣợc lại, từ vai trò của ngƣời sáng tác, với ý thức về sự sáng tạo, chính họ đã làm nên diện mạo của thời đại, với từng cá nhân là từng mảng màu, từng sự độc đáo. Từ rất nhiều sự riêng biệt, họ vẫn tạo thành một nét chung thống nhất của thời đại. Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về phong cách một tác giả, phong cách một trào lƣu, phong cách một thời đại đã có những thành công rất đáng ghi nhận. Cuốn “Thi pháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử đã cho ta những hƣớng tiếp cận về phong cách thơ Tố Hữu rất thú vị. Và không thể không kể đến cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” của Giáo sƣ Phan Ngọc. Trong công trình này, Phan Ngọc đã đƣa ra cách tiếp cận một phong cách một tác giả rất khoa học. Thứ nhất: Xét tần số lặp đi lặp lại của một hiện tƣợng. Một hiện tƣợng phải lặp đi lặp lại đến một tần số nhất định mới đƣợc chú ý. Đó là vì phong cách là sự lặp đi lặp lại của những chùm những nét khu biệt. Thứ hai: Sau khi rút ra mộ nét khu biệt, nét này sẽ đƣợc nghiên cứu phân tích trên hai trục, là trục lịch sử và trục thời đại. Bởi lẽ, nhƣ một quá 10 trình biện chứng, phong cách các cá nhân sẽ tạo nên màu sắc, phong cách chung của thời đại. Từ đó, phong cách thời đại lại để lại dấu ấn trực tiếp trên phong cách cá nhân. Từ đó, có thể thấy một mối quan hệ biện chứng, chính những phong cách cá nhân đã làm nên phong cách thời đại, nhƣng ngƣợc lại, phong cách thời đại cũng lại trao cho họ một nền tảng chung, một mẫu số chung để họ tự tìm nên những biến số của mình. Sự tác động qua lại không ngừng giữa cá nhân - thời đại đó chính là động lực của sự phát triển trong văn học. 1.1.3. Phong cách thể loại Thể loại, bản thân nó cũng phải trải qua một quá trình ra đời, phát triển, đổi mới, hoàn chỉnh, đạt đến “một cách nhìn riêng” lúc đó, mới có phong cách. Nhìn trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ song thất lục bát xuất hiện từ thế kỉ XV, nhƣng phải đến giữa thế kỉ XVIII, nó mới trở thành phong cách với những tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều. Thơ Lục bát thì đã có từ lâu trong dân gian, nhƣng nó chỉ trở thành đỉnh cao, chuẩn mực khi vào tay Nguyễn Du. Thơ ngũ ngôn xuất hiện trong dân gian dƣới dạng vè đã lâu, nhƣng phải đến thập niên ba mƣơi của thế kỉ XX thì mới có phong cách ngũ ngôn thƣc sự, khi nó trở thành một bài hát, một khúc ca nội tâm với sự kết hợp của nhạc lí, điệp từ, vần điệu. Cũng nhƣ vậy, thể loại văn chính luận tuy xuất hiện thƣa thớt trƣớc đó đã lâu, nhƣng nó chỉ trở thành chính nó với một phong cách riêng biệt trong tay của Hồ Chí Minh, Trƣờng Chinh… Nhƣ vậy, có thể thấy phải qua một cuộc hành trình, mỗi thể loại mới tìm đƣợc cách thể hiện phù hợp nhất với cái nhìn của thể loại. Thể loại, là một yếu tố của hình thức. Nhƣng đặt ra hình thức thì dễ mà xây dựng phong cách cho nó thì lại rất khó khăn, cần một sự lao động nghệ thật nghiêm túc và mẫn cảm. Ngƣời sáng tác, khi cầm bút, thông thƣờng cũng không có sự băn khoăn về thể loại, bởi lẽ, tự bản thân tạng của họ đã biết mình phù hợp với thể loại nào nhất. Nhƣng nhiều khi, chính nội dung truyền tải đã lựa chọn thể loại, hình 11 thức cho nó, bởi, phong cách thể loại đó phù hợp đƣợc với điều mà tác giả định nói. Phong cách thể loại trong mối quan hệ với phong cách tác giả và phong cách thời đại cũng là một mối quan hệ biện chứng. Phong cách thể loại cũng là một phần tạo nên phong cách tác giả cũng nhƣ nhớ đến Nguyễn Công Hoan ngƣời ta nhớ đến truyện ngắn, nhớ đến Nguyễn Tuân là nhớ tuỳ bút, còn phóng sự thì nhớ đến Vũ Trọng Phụng…. Đồng thời, chính phong cách thể loại cũng góp phần làm nên những mảng màu đa dạng của phong cách thời đại. Đối với văn học Việt Nam, thơ là một thể loại văn học truyền thống, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Là một thể loại văn học nằm trong phƣơng thức trữ tình nhƣng bản chất thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến đổi và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến ngƣời đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp tạo nên cảm xúc, vừa gián tiếp gợi nên những liên tƣởng [8, 165]. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, biến hoá qua nhiều sắc thái bất ngờ… Ở thể loại này, ở thời đại nào, cũng có những phong cách tác giả ghi dấu, những lứa thế hệ kế tiếp nhau không ngừng. Chỉ riêng thế kỉ XX, khởi điểm bằng phong trào Thơ Mới với Xuân Diệu, Huy Cận, Lƣu Trọng Lƣ, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Thế Lữ. Đến thời kì thơ ca kháng chiến chống Pháp với Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồng Nguyên…, và sau này, lại một lứa các nhà thơ chống Mỹ ra đời, hào sảng, tƣơi mới: Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, và Lƣu Quang Vũ… 1.2. Lƣu Quang Vũ - Một phong cách thơ Với những khái niệm giới thuyết ở trên, ngƣời viết chỉ muốn khẳng định một điều: Trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ đã có nhiều phong cách thơ xuất hiện, trong đó Lƣu Quang Vũ là một gƣơng mặt tiêu biểu. Ngay cả những năm sau này, dù những nhìn nhận về thơ Lƣu Quang Vũ có nhiều thái cực ngƣợc chiều, nhƣng Lƣu Quang Vũ vẫn là một tiếng thơ có bản sắc rất đậm nét, một phong cách thơ cần đƣợc ghi nhận. 12 Khi Lƣu Quang Vũ còn sống, chỉ có tập thơ duy nhất đƣợc in chung với Bằng Việt là “Hương cây bếp lửa”. Những tập thơ sau này chỉ đƣợc in khi Lƣu Quang Vũ đã qua đời, với sự nỗ lực của ngƣời thân và những bạn bè đồng nghiệp tri ân. Song về tổng thể, so với những nhà thơ cùng lứa, cùng thời, Lƣu Quang Vũ viết không ít, và lại càng không mờ nhạt, thậm chí đó là giọng thơ hiếm thấy, không dễ dàng trộn lẫn. Ghi danh trên thi đàn từ rất sớm với “Hương cây”, Lƣu Quang Vũ là tiếng thơ đƣợc yêu mến, kì vọng ngay từ buổi đầu. Tuy nhiên, đƣờng thơ của Lƣu Quang Vũ không đi đƣờng thẳng, mà luôn có những lối rẽ bất ngờ không định trƣớc. Cả một thời kì dài, thơ Lƣu Quang Vũ không đƣợc thừa nhận. Cũng có lẽ vì thế, khi viết về một thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, nhiều cái tên đã đƣợc gọi ra, nhƣng không có Lƣu Quang Vũ, ngƣời ta quên, và cũng có thể cố tình không nhớ, hoặc không muốn công nhận sự tồn tại của nó. Sau “Hương cây - bếp lửa”, cái nhìn cuộc đời trong veo, hồn hậu, phấn chấn của Lƣu Quang Vũ đã mất dần đi. Sự măng tơ không còn nữa. Rời khỏi đời lính với ít nhiều tai tiếng, cuộc sống gia đình bất ổn, rồi thực tế cuộc sống nghiệt ngã, cuộc chiến tranh kéo dài, thơ Lƣu Quang Vũ mất đi vẻ mát lành. Thơ anh bắt đầu đẫm nỗi buồn, băn khoăn, ƣu tƣ, và đầy chất vấn. Phải nhìn nhận rằng, cả thời kì đó, ngƣời ta gạt nỗi buồn, nỗi đau, để cố mà sống, mà chiến đấu. Cái cố gạt đi đó, không phải là sự can đảm, nó chỉ là sự né tránh. Vì nếu chạm đến, ngƣời ta sẽ ngã quị và khó có thể đứng lên. Nhƣng, Lƣu Quang Vũ, đã đứng lại đó, nhìn vào những thực tế trần trụi, vào nỗi đau của bản thân, của đời sống nhân dân lầm than khốn khổ, của cuộc chiến tranh hoang tàn, khốc liệt. Anh dám đƣa tay sờ vào nỗi đau đó, gọi tên nó. Nhƣng cũng vì thế, chỉ có một mình anh ở lại, bên đƣờng. Những vần thơ thời kì đó của Lƣu Quang Vũ đƣợc coi nhƣ là sự đen tối, hoang mang, không hợp thời cuộc, vì thế, tất lẽ, nó không đƣợc in và cũng chẳng đƣợc mấy ngƣời biết tới. Ngƣời ta chỉ nhìn ra sự “đau xót” mà không thấy trong đó ngập đầy “hi vọng” của con ngƣời khát sống và khát khao cống hiến. Cho đến bây giờ, cái khoảng thời gian “đau xót và hi vọng” ấy đã có một độ lùi, để có thể nhìn lại, công bằng và khách quan hơn. Nhiều ngƣời đã 13 cho rằng, chính bởi Lƣu Quang Vũ đã đứng tách ra một mình, sống trong chính dòng xúc cảm, giọng điệu mà cái thời đó, ngƣời ta “vừa thích vừa sợ” đó là cái riêng của anh. Ở cái thời, ngƣời ta nói đến cái vui, thơ Lƣu Quang Vũ hầu nhƣ chỉ có điệu buồn, ở cái thời mà ngƣời ta rạo rực tin tƣởng, Lƣu Quang Vũ suy tƣ và chất vấn, ở cái thời ngƣời ta chỉ biết lao về phía trƣớc, Lƣu Quang Vũ khựng ngƣời đứng lại. Và đó, là cái mà Lƣu Quang Vũ khác ngƣời, hơn ngƣời. Vƣơng Trí Nhần đã từng viết “Quả thật là đặt bên cạnh những bài thơ đã biết, cả những bài thơ rất hay của thời chiến, thì những dòng thơ sau đây có đƣợc vẻ độc đáo không gì thay thế đƣợc. Chúng – và những gì tƣơng tự nhƣ chúng – là một phần cuộc đời ta, vì lí do nào đó, có lúc ta phải lảng tránh, phải lãng quên, nhƣng không vì thế mà nên chối bỏ chúng mãi mãi! Với riêng Lƣu Quang Vũ, nối tiếp vào những vần thơ rất mơ mộng, rất trong sáng của anh trong Hƣơng cây, những vần thơ sau đây cho thấy một Lƣu Quang Vũ khác, Vũ của dằn vặt, đau xót, lầm lỡ, cô đơn, mà cũng là Vũ của những tha thiết muốn vƣợt lên trên mọi mệt mỏi, mọi hoài nghi để sống, để tồn tại…”. Và nhà phê bình cũng thành thật mà nói rằng “Tôi còn nhớ rất rõ cái cảm tƣởng nƣớc đôi dày vò bản thân mình khi nghe những bài thơ đó của Vũ: một mặt e ngại, cảm thấy nó đi ngƣợc với tâm trạng chung, lạc quan chung nên không cần ai bảo, đã thấy là không phải. Nhƣng mặt khác lại thích thú, cảm thấy ở đó, có một phần vui buồn của mình nên tìm kiếm vụng trộm, tán thành vụng trộm, thèm muốn trở lại với những dòng thơ đó, nhƣ thèm muốn nhìn thấy hình ảnh của mình…”. Thực ra, không chỉ riêng nhà phê bình văn học Vƣơng Trí Nhàn, mà có rất nhiều ngƣời đã yêu, đã say thứ thơ ấy, nhƣng yêu, say mà vẫn sợ hãi, nên chỉ yêu thích trong lòng, không biểu lộ, không ghi nhận, không dám đến gần. Là một mảng màu có phần khác biệt trong diện mạo của cả thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ, nhƣng phải nói rằng, chính vì có mảng thơ nhƣ Lƣu Quang Vũ, thì thời kì thơ ca kháng chiến chống Mỹ mới đủ tất cả những cung bậc, những sắc thái. Và ở một khía cạnh nào đó, thơ Lƣu Quang Vũ mới thực sự phản ánh đƣợc cái phần sâu kín nhất của cuộc sống và tâm hồn thời bấy 14 giờ. Khi ngƣời ta cổ vũ cho chiến công, anh lặng thầm xót thƣơng cho mất mát. Khi ngƣời ta nói về máu đổ, nhà sập, bom rơi, anh nói về sự tổn thƣơng vĩnh viễn của tâm hồn. Lƣu Quang Vũ đã nhìn thấy những phần chìm trong tảng băng trôi mà nhiều ngƣời không nhìn ra hoặc không dám nhìn ra. Anh Chi đã có những nhận định rất thấu tình đạt lí “Chúng tôi muốn thật rành mạch khi nhìn nhận thơ của Lƣu Quang Vũ giai đoạn 1970 – 1972 và phải nói đó là những bài thơ buồn khổ. Nhƣng cần phải nhìn nhận toàn diện hơn một nền thơ ca của một thời đại, cụ thể ở đây, là thời cả nƣớc ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nền thơ nhƣ một dàn đồng ca bừng bừng khí thế, cốt động viên chiến đấu và chiến thắng. Nay thì toàn thắng rồi, có thêm 30 năm để nhìn lại, nhìn thấy, nền thơ phản ánh tâm hồn con ngƣời Việt Nam sẽ còn phiến diện nếu thiếu đi hiện tƣợng Lƣu Quang Vũ. Văn chƣơng ta đã thể hiện nhiều tổn thất về sinh mạng cũng nhƣ vật chất, nhƣng tổn thất về tâm hồn con ngƣời, chỉ có nhiều trong thơ Lƣu Quang Vũ”.[36,333] Nhƣ vậy, nếu nhƣ xét về mảng nội dung phản ánh hiện thực, Lƣu Quang Vũ thực sự xứng đáng là thi sĩ cùa lịch sử, của con ngƣời, của thời đại khi anh không trốn tránh điều gì, thậm chí chấp nhận để cả nỗi buồn, nỗi đau, nỗi cay cực gặm nhấm và xâm chiếm mình. Và qua thơ anh, để thấy, thời đó, cái thời hào hùng oanh liệt ấy, cũng có biết bao nỗi xót xa, cay đắng, cũng có những con ngƣời đứng lại bên lề, để nhìn thấu tỏ, phía sau sự hào quang lấp lánh của tấm huân chƣơng, của chiến thắng, là những mất mát chẳng mấy khi có dịp tỏ bày. Xét về mặt giọng điệu, thì có lẽ, thơ Lƣu Quang Vũ càng đặc biệt hơn nữa. Thơ anh là thứ thơ làm ngƣời ta yêu và say nhiều hơn là làm ngƣời ta phục. Vũ Quần Phƣơng đã nhận xét rất tinh tế về Lƣu Quang Vũ rằng, ngƣời ta yêu thơ Vũ không phải chỉ vì những khám phá đơì sống, mà vì những xúc cảm dào dạt và giọng thơ quá đắm đuối của anh. “Đắm đuối là một đặc điểm của suốt đời Lƣu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang, bao giờ anh cũng đắm đuối”. Ở một thời kì đó, ngƣời ta phần nào chuộng sự tỉnh táo, chắc khoẻ, giàu chất liệu cụ thể đời sống công nông binh, thơ đã ít mê say, khi ngay cả Xuân Diệu, nhà thơ tình nồng nàn, sôi nổi, đắm đuối nhất cũng chủ 15 trƣơng “chân chân chân thật thật thật”. Thậm chí có những khi, ngƣời ta phải thốt lên: Thơ cần phải mê hơn. Cho nên, dễ hiểu vì sao, giọng thơ đắm đuối của Lƣu Quang Vũ dù có phần lạc điệu giữa dàn đồng ca chung vẫn đƣợc nhiều ngƣời yêu mến, dẫu rằng yêu mến trong dè dặt, kín đáo và âm thầm. “Đắm đuối” trở thành phong cách thơ Lƣu Quang Vũ. Trong lứa những nhà thơ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lƣu Quang Vũ không có đƣợc giọng thơ sôi nổi nhƣ Phạm Tiến Duật, không giàu chất trí tuệ nhƣ Bằng Việt, Nguyễn Duy nhƣng lại là một giọng thơ đắm đuối lạ lùng, thuộc nhiều phần cái tạng bẩm sinh của nhà thơ hơn là sự cố công gọt giũa. Từ cả phƣơng diện nội dung cũng nhƣ hình thức, với tất cả những gì để lại, Lƣu Quang Vũ xứng đáng đứng vào hàng ngũ những nhà thơ chống Mỹ, có những đóng góp thực sự vào tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Trong phong cách chung của thời đại, phong cách thơ Lƣu Quang Vũ là sự cá biệt, có thể gọi là dị biệt, nhƣng chính sự dị biệt đó, làm nên nét riêng, nét hấp dẫn ở hồn thơ Lƣu Quang Vũ mà thời gian mỗi lúc lại chứng minh thêm giá trị của nó. Soi vào thơ anh, ta thấy đƣợc những “kiểu lựa chọn tiêu biểu”, “những giá trị tinh thần và lịch sử”, từ đó có thể nhận diện cả tính cách, con ngƣời, cá tính sáng tạo của Lƣu Quang Vũ, nhận diện đƣợc cả thời đại mà anh đã sống. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan