Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái việt nam​...

Tài liệu Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái việt nam​

.PDF
103
64
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN THU PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TRUYỆN CHÍ QUÁI VIỆT NAM (QUA VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN THU PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TRUYỆN CHÍ QUÁI VIỆT NAM (QUA VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh Hà Nội – 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Vũ Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Huyền Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng9 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Huyền Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 3 2.1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục............................................................................................ 3 2.2. Nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong hai tập truyện Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ...................................................... 9 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 13 4.1. Đối tượng ................................................................................................. 13 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 14 7. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 15 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 15 NỘI DUNG .................................................................................................... 16 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC ............................................................ 16 1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 16 1.2. Tiền đề cho sự ra đời Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ... 17 1.2.1. Văn hóa và văn học dân gian Việt Nam ............................................... 17 1.2.2. Văn học kì ảo Trung Quốc .................................................................... 24 1.2.3. Văn xuôi lịch sử Việt Nam và Trung Quốc .......................................... 27 1.3. Sơ lƣợc về tác giả, văn bản Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục ........................................................................................................... 29 1.3.1. Sơ lược về tác giả, văn bản Việt điện u linh tập ................................... 29 1.3.2. Sơ lược về tác giả, văn bản Lĩnh Nam chích quái lục........................... 32 Tiểu kết Chƣơng 1: ....................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC ............................................................ 39 2.1.Thống kê các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ................................................................................................. 39 2.2. Các kiểu nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập .............................. 46 2.2.1. Nhiên thần ............................................................................................. 46 2.2.2. Nhân thần .............................................................................................. 48 2.3. Các kiểu nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích quái lục .................... 53 2.3.1. Các nhân vật kì ảo là thần linh .............................................................. 53 2.3.2. Các nhân vật kì ảo khác ........................................................................ 59 2.4. Hệ thống nhân vật kì ảo từ Việt điện u linh tập đến Lĩnh Nam chích quái lục ........................................................................................................... 62 Tiểu kết Chƣơng 2: ....................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT KÌ ẢO TỪ VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP ĐẾN LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LỤC ........................................................................................ 65 3.1. Phƣơng thức mô phỏng theo các hình mẫu từ văn học dân gian ...... 65 3.2. Phƣơng thức xây dựng nhân vật từ văn xuôi lịch sử .......................... 66 3.3. Phƣơng thức sáng tạo từ hƣ cấu, tƣởng tƣợng ................................... 72 3.4. Phƣơng thức xây dựng nhân vật kì ảo từ việc thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 78 3.5. Phƣơng thức xây dựng nhân vật từ việc tăng cấp chất văn và kết cấu truyện.............................................................................................................. 80 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê và phân loại các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập......................................................................................... 39 Bảng 2: Thống kê và phân loại các nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích quái lục .............................................................................. 40 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt điện u linh tập (việc u linh ở cõi nước Việt) là một công trình do Lý Tế Xuyên biên soạn, viết lại những truyện vốn lưu hành về các vị phúc thần được thờ trong miếu đền nước ta. Lĩnh Nam chích quái lục sách do Trần Thế Pháp sưu tầm, biên soạn lại những câu chuyện về cõi Lĩnh Nam được lưu hành trong dân gian. Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục là hai tác phẩm mở đầu cho văn xuôi trung đại Việt Nam nói chung và cho văn xuôi kì ảo Việt Nam nói riêng. Không chỉ có giá trị to lớn về văn học mà hai tác phẩm này còn có giá trị lớn về lịch sử. Chúng là nguồn tư liệu quí giá cho các nhà sử học tìm hiểu về lịch sử của dân tộc ta (sự hình thành quốc gia dân tộc, những địa linh nhân kiệt trên đất nước Việt cổ xưa,…). Trong suốt thời trung đại Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục được quốc sử sử dụng làm tài liệu. Bằng chứng rõ rệt cho việc đó là sử quan Ngô Sĩ Liên (thời Lê Thánh Tông) đã sử dụng hệ thống các truyện về Lạc Long Quân, Hùng Vương trong Lĩnh Nam chích quái lục để viết Kỷ Hồng Bàng thị trong phần Ngoại kỉ của sách Đại Việt sử kí toàn thư. Ngoài những ý nghĩa về lịch sử, văn học, Việt điện u tập và Lĩnh Nam chích quái lục còn chứa đựng trong đó những trầm tích về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Việt cổ xưa (phong tục, tập quán, lễ nghi,…) và gửi gắm trong từng trang sách là niềm tự hào về quốc gia dân tộc Việt với nguồn gốc cao quí, lãnh thổ rộng lớn, danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa vật chất tinh thần, những người anh hùng kiên trinh,… Trải qua hàng nghìn năm, hai cuốn sách này vẫn luôn thu hút sự quan tâm của các học giả. Chúng được ghi chép, trùng bổ, khảo đính trong suốt thời trung đại và được biên dịch, khảo cứu, nghiên cứu đến tận ngày nay. 1 Điều đó cho thấy giá trị to lớn và sức sống mãnh liệt của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Với những giá trị to lớn chứa đựng trong mình, hai tập truyện là kho tàng lớn để các nhà nghiên cứu khai thác trên rất nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, văn hóa,… Người ta có thể dùng Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục như những tư liệu lịch sử, có thể tìm hiểu về đời sống tâm linh của dân tộc Việt cổ xưa hay tiến hành giải mã những mã văn hóa trong tác phẩm. Trong lĩnh vực văn học, nhà nghiên cứu văn học cũng có nhiều cách tiếp cận đối với hai tác phẩm này: từ góc độ văn hóa, từ tính văn - sử - triết bất phân, từ góc độ nội dung - tư tưởng, từ góc độ nghệ thuật,… Nghiên cứu nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh nam chích quái lục là việc làm cần thiết vì như đã nói ở trên hai tập truyện này là những tác phẩm văn xuôi đầu tiên nên nó phản ánh các kĩ thuật viết văn thời kì đầu của văn xuôi Việt Nam và đặc biệt hai tác phẩm này đặt nền móng cho văn xuôi kì ảo sau này. Những tác phẩm văn xuôi kì ảo giai đoạn sau tuy có những bước phát triển vượt bậc nhưng ít nhiều cũng tham khảo và chịu ảnh hưởng của lối viết văn kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Tìm hiểu nghệ thuật của hai tác phẩm trên, nhà nghiên cứu sẽ thấy được những giá trị nghệ thuật mà Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục đạt được, thấy được những đóng góp của hai tuyển tập này đối với sự phát triển của văn xuôi kì ảo Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu nghệ thuật trong hai tác phẩm trên, trong đề tài này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo. Đối với tác phẩm tự sự, nhân vật đóng vai trò cốt lõi và là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Chính vì vậy, các nhà văn đều rất dày công trong việc xây dựng nhân vật của mình. Nhân vật trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục phần lớn là nhân vật 2 kì ảo nên việc xây dựng các nhân vật này đòi hỏi ở người sáng tạo một năng lực tưởng tượng hết sức phong phú. Và những phương thức xây dựng nhân vật kì ảo sẽ giúp cho trí tưởng tượng của nhà văn được cụ thể hóa, sẽ là những công cụ đắc lực để nhà văn phác họa nên nhân vật kì ảo của mình. Hai tác giả Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đều sử dụng những nhân vật sẵn có trong văn học dân gian và văn xuôi lịch sử nhưng họ đã dụng công xây dựng lại các nhân vật kì ảo theo ý đồ sáng tác của mình. Vì thế các nhân vật này có ít nhiều điểm khác so với các tác phẩm khởi nguyên. Sự sáng tạo của hai tác giả là điều không thể phủ nhận. Nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm mở đầu văn xuôi trung đại Việt Nam này tuy vẫn còn những nét thô phác nhưng cũng rất sinh động, hấp dẫn. Vậy Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã xây dựng nên nhân vật kì ảo của mình bằng những phương thức nào mà nhân vật trong tác phẩm của họ hiện lên hấp dẫn và đầy dụng ý đến vậy? Đó là câu hỏi chính mà chúng tôi đặt ra trong đề tài này? Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu so sánh giữa hai tác phẩm có thể tìm ra sự vận động giữa chúng và góp phần hình dung thêm về con đường đi của văn xuôi kì ảo Việt Nam. Trên đây là những lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài: Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái Việt Nam (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ). 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục Cho đến nay, phương diện nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục đã được quan tâm đến trong một số công trình của Đinh Gia Khánh, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Na, Trần Nho Thìn, Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Hùng Vĩ,… Có lẽ, Vũ Quỳnh (tiến sĩ dưới triều Lê Thánh Tông) là người đầu tiên mà chúng ta nhắc tới trong việc tìm hiểu về nghệ thuật của Lĩnh Nam chích quái 3 lục. Tuy không đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật của Lĩnh Nam chích quái lục nhưng trong bài tựa cho sách Lĩnh Nam chích quái do ông sưu tập và chỉnh lí, ông đã đưa ra một nhận xét rất sắc sảo thâu tóm được cái thần trong nghệ thuật viết truyện kì ảo của tác giả Lĩnh Nam chích quái lục trước đây, đó là: “việc tuy kỳ dị mà không quái đản, văn tuy thần bí mà không nhảm nhí, tuy nói những chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải là khuyên điều thiện, trừng điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục đó ru!” [49, tr.31]. Đinh Gia Khánh - người có công dịch Lĩnh Nam chích quái lục đã nghiên cứu rất kĩ tác phẩm này và trong một tập văn học sử ông viết: “Văn Lĩnh Nam chích quái không ghi chép sự tích như Việt điện u linh, Thiền tuyển tập anh, Nam ông mộng lục. Các soạn giả nhiều khi đã dùng ngòi bút sáng tác để tăng chất lượng văn học của các sự tích… Cảm xúc văn học và tài năng nghệ thuật nhiều khi đã đưa các soạn giả ra khỏi phạm vi ghi chép. Lĩnh Nam chích quái là một bước quá độ từ chỗ ghi chép thần tích, sự tích như Việt điện u linh sang chỗ phóng tác như Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục. Trên bước tiến ấy, Lĩnh Nam chích quái đã có đóng góp cho văn học những hình tượng nhân vật đẹp, những hình thức diễn đạt hay ” [34, tr.42]. Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, ở mục “Truyện thần linh, quái dị, anh tú” đã nghiên cứu về Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Tác giả đã chỉ ra kết cấu của Việt điện u linh tập gồm hai phần: phần kể chuyện người và phần kể chuyện thần. Phần một giống sử: mở đầu tác giả dẫn sách, sau đó giới thiệu tên họ, quê quán, thân thích, hành trạng. Phần chính của truyện kể về các sự hiển linh của thần. Phần kết ghi các đợt gia phong danh hiệu. Mỗi nhân vật sống hai cuộc đời trước và sau khi chết. Cuộc đời khi sống được ghi sơ lược, ít sự kiện trong khi sự hiển linh sau khi chết lại được ghi khá cụ thể [54, tr.340]. Trần Đình Sử còn so sánh 4 Việt điện u linh tập và Thiền uyển tập anh với Lĩnh Nam chích quái lục. Nhà nghiên cứu khẳng định rằng Lĩnh Nam chích quái lục đa dạng về nội dung và thể loại hơn hai tác phẩm trên. Trong Lĩnh Nam chích quái lục có truyện thần, có truyện quái (như ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh), có truyền thuyết lịch sử, có truyện cổ tích truyện tình yêu, truyện tiên, truyện Phật, truyện trong nước, ngoài nước [54, tr.344,]. Tình tiết các truyện đã phức tạp hơn rất nhiều. Các motip truyện như hiểu lầm, báo trước, nằm mộng ứng nghiệm, đánh lừa, hóa phép,… đã được sử dụng nhiều làm cho truyện có sức hấp dẫn. Cách trần thuật của Lĩnh Nam chích quái lục vẫn giữ lối thực lục, lập hồ sơ nhân vật, dẫn sách, trùng bổ. Tác giả chưa có ý thức miêu tả chân dung phong cảnh, cảm giác. Nhưng do thực lục mà nhiều chỗ giữ được lối kể cổ kính, mộc mạc, truyền được cách tư duy độc đáo của người xưa [54, tr.345]. Lĩnh Nam chích quái lục đã ghi được nhiều truyện dân gian, truyện đời thường, tính chất quan phương và tôn giáo giảm đi nhưng tính chất “tiểu thuyết” – một thể loại dã sử theo quan niệm cổ xưa lại tăng lên [54, tr.348]. Nguyễn Đăng Na trong chuyên luận: “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại – những chặng đường lịch sử và xu hướng phát triển” in trong Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung đã nghiên cứu về: những bước đi lịch sử của văn xuôi tự sự thời trung đại. Nhà nghiên cứu chia văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại thành bốn giai đoạn: giai đoạn thứ nhất: thế kỉ X – XIV, thế kỉ lấy văn học dân gian và văn học chức năng làm cơ sở; giai đoạn thứ hai: thế kỉ XV – XVII, bước đột khởi của văn xuôi tự sự; giai đoạn thứ ba: từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, thế kỉ của kí và tiểu thuyết chương hồi; giai đoạn thứ tư: nửa cuối thế kỉ XIX – giai đoạn chuyển giao giữa văn xuôi trung đại với văn xuôi cận – hiện đại. Tác giả xếp Lĩnh Nam chích quái lục và Việt điện u linh tập và giai đoạn thứ nhất. Nguyễn Đăng Na còn chỉ ra những motip trong hai tập truyện. Tiếp theo, tác giả chỉ ra ba xu 5 hướng của văn xuôi tự sự thời trung đại: dân gian, lịch sử, thế tục. Nhà nghiên cứu xếp Lĩnh Nam chích quái lục vào xu hướng dân gian và Việt điện u linh tập vào xu hướng lịch sử [19, tr.26 – 77]. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong chuyên luận “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam” in trong Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp chân dung đã chỉ ra việc nhìn các nhân vật kiệt xuất như là những “con người vũ trụ” là cách nhìn xuyên suốt thời trung đại. Việt điện u linh tập tiêu biểu cho cách nhìn đó [19, tr.86]. Tác giả chuyên luận còn đi sâu phân tích không gian và thời gian nghệ thuật của truyện danh nhân: “Những danh nhân, nhân vật lịch sử là những con người của trời đất, của thiên hạ. Do đó các dạng thức không gian của loại truyện này thường là loại hình không gian vĩ mô, mang tầm vóc vũ trụ. Nhân vật hoạt động trên phạm vi vùng (đánh dẹp các cuộc nổi loạn ở các vùng), phạm vi không gian quốc gia (trấn thủ trị nhậm một vùng nào đó, đảm nhận công việc triều chính liên quan đến quốc kế dân sinh), không gian liên quốc gia (đi sứ Trung Quốc). Rất hiếm bắt gặp loại không gian vi mô như kiểu mảnh vườn, con đường, bến đò, mái nhà vốn gắn liền với cuộc sống riêng tư nhiều hơn là hoạt động chính trị xã hội. Nói chung cái nhìn không gian trong truyện này mang đậm nét quan niệm của nho gia về “thiên hạ”, về “tam tài”: “thiên - địa- nhân”” [19, tr.98]. Nguyễn Thị Oanh trong Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chí quái lục (năm 2005) đã dành chương 3 nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ Hán văn trong Lĩnh Nam chích quái lục. Tác giả đã chỉ ra: hiện tượng tá âm; hiện tượng đảo trật tự và cú pháp Hán; hiện tượng tỉnh lược; hiện tượng lặp; hiện tượng xen Nôm, xen khẩu ngữ Hán và dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt trong bản Lĩnh Nam chích quái A.2914. Đề tài đã làm sáng tỏ một số nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngôn ngữ bất thường trong bản Lĩnh Nam chích quái A.2914. Ngoài hiện tượng lưu giữ nhiều từ cổ khiến câu văn trở nên khó 6 hiểu, các hiện tượng khác như tá âm; hiện tượng đảo trật tự từ và cú pháp Hán; hiện tượng tỉnh lược… có những điểm ít nhiều tương đồng với một số tác phẩm Hán văn thời Lý – Trần, cho thấy ngoài nguyên nhân chỉ quan và khách quan, có ý thức hoặc vô thức trong khi sử dụng chữ Hán làm công cụ ghi chép, các sáng tác của nước ta thời Lý – Trần chịu ảnh hưởng của sách kinh điển Trung Quốc thời cổ không chỉ trên phương diện tư tưởng mà cả trên phương diện từ ngữ [47, tr. 98]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ trong bài viết Lĩnh Nam chích quái từ điểm nhìn văn hóa, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 năm 2006 đã chỉ ra kiểu tự sự trong Lĩnh Nam chích quái lục là tự sự trầm tích. Ông còn đi sâu phân tích kết cấu của các truyện: theo mạch thẳng của trình tự thời gian, thường mở đầu bằng việc giới thiệu thời điểm sự kiện từng bắt đầu xảy ra. Lai lịch của nhân vật được trình bày rõ ràng, sáng sủa, ngắn gọn. Tiếp đó là diễn tiến của cốt truyện theo hành trạng và các mối quan hệ, các sự kiện, chi tiết của nhân vật chính. Kết thúc truyện nhằm giải thích một hiện tượng, một hoạt động thờ cúng, một tập tục hay một dấu tích để lại, một sự ghi nhận phong tặng của triều đình, một hành vi âm phù. Phần kết thường bắt đầu từ hai chữ “Từ đấy…” như kết thúc của truyện cổ dân gian. Nói chung cốt truyện, cấu tạo truyện đã tự do hơn nhiều so với Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên. Nguyễn Hùng Vĩ cũng cùng quan điểm với Vũ Quỳnh cho rằng điều đáng lạ là dù truyện mang tên Lĩnh Nam chích quái (Sưu tập, lượm lặt những sự lạ trong cõi Lĩnh Nam) song hành trình truyện dường như không lấy cái kỳ ảo, cái quái dị hay kinh dị làm mục tiêu mà rõ ràng có một ý đồ trái lại: mọi yếu tố được coi là quái lạ được trình bày minh bạch và duy lí. Tất cả đều sáng sủa rõ ràng. Nhà nghiên cứu khẳng định:“Nếu ai muốn chờ đợi ở đây một thế giới như Liêu trai chí dị, như truyền kỳ đời Đường sẽ thất vọng. Truyện đọc dễ hiểu.Mọi chi tiết đều sắp xếp có lô gíc giữa nguyên nhân và kết quả, thật đơn 7 giản và mạch lạc. Rõ ràng Lĩnh Nam chích quái không hướng đến cái kỳ như một mục đích tự thân. Nó là sử trong truyện, là sử hóa các thần thoại và truyền thuyết dân gian” [70, tr.105]. Đặc biệt ông còn ghi nhận công lao của Trần Thế Pháp: “Lĩnh Nam chích quái sưu tầm văn học dân gian nhưng không là bản ghi lại câu chuyện vốn có của dân gian. Nó chưng cất, nhào luyện một khối lượng lớn tư liệu điền dã (rất nhiều chi tiết dân tộc học quý giá được lưu giữ trong tác phẩm thể hiện điều đó) để sáng tạo ra các biểu tượng của mình” [70, tr105]. Đào Phương Chi trong Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu văn bản Việt điện u linh tập và quá trình chuyển dịch văn bản (2006) đã chỉ ra sự chuyển dịch giữa Việt điện u linh tập sang Lĩnh Nam chích quái lục: “Các thiên kể về những nhân vật được cả Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp cùng khai thác. Đó là các thiên: Lý Ông Trọng, Trương Hống Trương Hát, Tản Viên thần, Tô Lịch. Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục có thời điểm ra đời tương đối gần nhau (Việt điện u linh tập đầu thế kỉ XIV và Lĩnh Nam chích quái lục cuối thế kỉ XIV). Hiện vẫn chưa thể xác định được Trần Thế Pháp hay Lý Tế Xuyên ngẫu nhiên khai khai thác một số nhân vật giống nhau hay các nhân vật đó đươc Trần Thế Pháp chuyển từ Việt điện u linh tập sang Lĩnh Nam chích quái lục” [13, tr.161]. Đào Phương Chi khằng định rằng giữa Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục có khác nhau, đó là một bên tác phẩm chủ yếu mang tính chất lễ nghi và một bên là tác phẩm dân gian. Ý thức viết truyện của Trần Thế Pháp đã tạo nên nhiều khác biệt của những thiên truyện này so với các bản thần tích của Lý Tế Xuyên. Sau đó bà chỉ ra những điểm khác nhau giữa Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục trong các truyện về Lý Ông Trọng, Trương Hống, Trương Hát, Sơn Tinh, Tô Lịch. Rồi tác giả luận án đưa ra kết luận: “Có thể thấy rằng, tuy tên nhân vật trùng nhau nhưng do chức năng tác phẩm khác nhau, Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã đi theo hai con 8 đường: một bên là văn học chức năng viết một cách tóm lược, một bên là văn học nghệ thuật thiên về kể, khai thác tình tiết theo hướng văn học hóa truyện dân gian” [13, tr.162]. Vũ Thị Hương trong Luận án Nghiên cứu so sánh Sưu thần ký (Trung Quốc) với một số truyện chí quái Việt Nam từ góc độ đặc trưng thể loại và ngôn ngữ Hán văn năm 2016 chỉ ra cấu trúc cốt truyện của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục và nhận thấy được bước phát triển về cốt truyện giữa hai tác phẩm này: cốt truyện của Lĩnh Nam chích quái phức tạp và tự do hơn nhiều so với Việt điện u linh. Đồng thời Vũ Thị Hương còn chú ý đến phân tích thời gian trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục: “Trong Việt điện u linh tập, tác giả đã chọn mốc thời gian là Lý – Trần; Lĩnh Nam chích quái thì thời gian là tử thủa hồng hoang dựng nước tới thời Lý – Trần. Thời gian trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là thời gian với cảm hứng tôn vinh lịch sử. Thời gian tồn tại như một yếu tố gợi cảm hứng sáng tạo, như cơ sở niềm tin về truyền thống hào hùng bất diệt của dân tộc Việt Nam” [33, tr.85]. Điểm lại tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta thấy rằng phương diện nghệ thuật của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự sáng tạo, đặc sắc nghệ thuật của hai tác giả Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp trong tác phẩm, nhìn thấy được bước phát triển giữa hai tác phẩm này. 2.2. Nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong hai tập truyện Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục Năm 1999, trong công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,Trần Đình Sử có nhắc đến các nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập: “Các thần được phong cũng có nhiều loại. Có anh hùng dân tộc, có thần thiêng sông núi, có quan lại tốt cùng người Trung Hoa, có thần Đạo giáo như 9 Hậu Thổ phu nhân, có thần nhà sư như Chí Thành, Từ Đạo Hạnh. Điều này chứng tỏ có một quan niệm cởi mở về thần linh. Thần trong Việt điện u linh không phải là thần trong thần thoại mà là người hóa thần, được thần hóa trong lòng suy tôn ngưỡng mộ của dân chúng” [54, tr341]. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong chuyên luận “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam” đã chỉ ra được biện pháp nghệ thuật để tô đậm nhân vật lí tưởng. Ông viết: “Hầu hết các truyện nếu kể về các nhân vật lí tưởng đều dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kì, phi thường, khác thường của loại nhân vật này. Một đoạn giới thiệu ngắn mở đầu truyện, có dáng dấp của một đoạn “trích ngang” hiện đại, hướng ngay sự chú ý của người đọc đến tính chất phi thường này. Có nhiều hình thức đặc tả sự phi thường. Đơn giản nhất, phổ biến nhất là liệt kê một đặc điểm phi thường về ngoại hình và các phẩm chất đạo đức, tinh thần, những năng lực khác. Việt điện u linh (thế kỉ XIV?) kể công tích 27 vị thần được thờ trong các đền miếu mà tác giả chú ý đến. Các vị thần lúc sinh thời, trước khi hiển linh, thường được giới thiệu là có những nét kì vĩ, phi thường. Phùng Hưng sức có thể bắt cọp, vật trâu. Em trai là Phùng Hải cũng có thể vác đá nặng ngàn cân hoặc chiếc thuyền ngàn hộc mà đi hơn mười dặm. Lý Ông Trọng “thân dài hai trượng ba tấc, khí chất thẳng thắn dũng mãnh, khác với người thường.” Lý Thường Kiệt con nhà gia thế “đời đời trâm đốt”, “là người nhiều mưu lược, có tài tướng súy, từ lúc ít tuổi đã lừng danh và phong tư tuấn nhã.” Lê Phụng Hiểu “người cao lớn, ăn hết nồi cơm ba mươi. Vì thế cái phi thường nói trên khác xa với cái kì quái thường gắn với những nhân vật thuộc loại bình phàm, tự nhiên mà ta sẽ phân tích trong phần sau. Đã là những bậc phi thường thì không thể có chân dung thực, giống phàn phu tục tử được. Có lẽ vì thế mà vắng bóng việc tả chân dung chi tiết, cụ thể theo bút pháp tả chân được. Kết quả là ta chỉ được tiếp xúc với cách nêu nét khái quát về chân dung, tính 10 cách” [19, tr.87]. Năm 2007, nhà nghiên cứu Vũ Thanh, trong bài viết Thể loại truyện kì ảo Việt Nam trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm đã chú ý đến phân tích nhân vật trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Tác giả bài viết đi vào phân tích cách xây dựng nhân vật từ cốt truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh của Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp. Qua so sánh Tản Viên hựu thánh khuông quốc hiển ứng vương của Lí Tế Xuyên và Tản Viên sơn thánh của Trần Thế Pháp, ông chỉ ra: “Truyện Tản Viên sơn thánh trong Lĩnh Nam chích quái cũng dựa trên cốt truyện dân gian về cuộc tranh tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh vì một người con gái. Nhưng so với truyện của Lí Tế Xuyên thì truyện của Trần Thế Pháp (sau đó được Vũ Quỳnh hiệu đính, bổ sung) là một bước tiến mới trong việc mở rộng dung lượng của tác phẩm, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong miêu tả thiên nhiên” [73, tr.778]. Tác giả còn nhận thấy rằng Trần Thế Pháp không chỉ dừng lại ở mục đích “thông tin” hoặc lưu giữ lại cho đời sau biết đến gốc tích văn hóa của dân tộc, mà ông đã có ý thức về việc xây dựng hình tượng nhân vật, thuyết phục người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động mang hơi hướng của sự sáng tạo. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh: Tản Viên sơn thánh của Trần Thế Pháp là một bước tiến trong việc mô tả hành động nhân vật. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng nhận thấy:“Tuy đã là một bước tiến lớn về nhiều mặt so với Lí Tế Xuyên nhưng có thể nói rằng tập truyện của Trần Thế Pháp vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng mạnh mẽ về nhiều mặt của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử…) Mặc dù có sự sáng tạo nhưng về cơ bản ông vẫn là người ghi chép, hiệu đính những truyền thuyết dân gian có sẵn” [73, tr.777 - 778]. Đến năm 2014, nhà nghiên cứu Vũ Thanh lại có bài viết Chức năng nghi lễ tâm linh và giá trị văn học trong Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên. 11 Trong bài viết này, Vũ Thanh đã khẳng định: “Việt điện u linh tập vẫn nặng về phía sử liệu hơn là văn chương.” Nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra: “Các truyện của Lý Tế Xuyên đã sử dụng những nguyên tắc của sử ký để xây dựng kết cấu truyện, cũng như để miêu tả nhân vật và sự kiện, mở đầu bằng việc trích dẫn sử liệu, sau đó là trình bày tiểu sử, hành trạng của nhân vật suốt từ khi sinh ra cho đến lúc chết. Các truyện thường ghi rõ ngày, tháng, địa điểm xảy ra sự kiện. Chức hiệu cao nhất của nhân vật được triều đình ban tặng sau khi chết thường được lấy đặt tên cho truyện. Để tăng cường tính chân thực cho tác phẩm của mình, Lý Tế Xuyên thường đưa vào truyện các nhân vật lịch sử có thật, bổ sung cho các truyện viết về cái kì ảo của mình các giá trị lịch sử như sau các lần hiển linh phù trợ các thần đều được các triều đình phong tặng danh hiệu cao quí” [58, tr.18]. Như vậy, đã có những nghiên cứu chú ý đến nhân vật và việc xây dựng các nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục và Việt điện u linh tập. Nhưng những công trình này chưa đi sâu vào các phương thức xây dựng nhân vật kì ảo. Chính vì vậy, trên tinh thần tiếp thu những công trình nghiên cứu đã có trước đây, trong luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu phương thức xây dựng nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm trên với nỗ lực đưa lại những phát hiện góp phần mở rộng, đào sâu thêm giá trị của hai tác phẩm văn xuôi Việt Nam đầu tiên này. 3. Mục đích nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục, chúng tôi nhằm: - Chỉ ra những phương thức mà Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã dùng để thể hiện nhân vật kì ảo trong tác phẩm của mình. - Chỉ ra những thành tựu trong xây dựng nhân vật kì ảo của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam trích quái lục. 12 - Nhận thức được đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện chí quái Việt Nam giai đoạn đầu. Từ đó, chúng ta sẽ có những hình dung thêm về con đường đi của văn xuôi kì ảo Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn của chúng tôi nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo của truyện chí quái (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục). 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi nội dung Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu phương thức thể hiện nhân vật kì ảo của truyện chí quái (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục) chứ không đi sâu nghiên cứu vào các phương diện nghệ thuật khác của hai tác phẩm này. 4.2.1. Phạm vi tư liệu Chúng tôi đi vào khảo sát các văn bản Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên do Trịnh Đình Rư dịch theo bản A. 751 của Thư viện Khoa học xã hội. Đinh Gia Khánh hiệu đính và bổ sung trong lần tái bản, Nhà xuất bản văn học, năm 1972. Kết hợp với ba thiên: 1.“Bố cái, phu hựu, Chương tín, Sùng nghĩa đại vương”; 2.“Bảo quốc, Trấn linh, Định bang, Quốc đô thành hoàng đại vương”; 3. “Xung thiên, Dũng liệt, Chiêu ứng, Uy tín đại vương” do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na dịch từ bản A. 1919 của Viện Hán Nôm in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm bản dịch truyện “Bố Cái đại vương” in trong Tinh tuyển thơ văn Hán Nôm của Bùi Duy Tân – Nguyễn Kim Sơn – Phạm Vân Dung – Bùi Thiên Thai. Về văn bản Lĩnh Nam chích quái lục, chúng tôi khảo sát 7 truyện do ông Nguyễn Đăng Na dịch từ bản HV. 486 hiện lưu trữ tại viện Sử học (theo ông đây là bản chưa bị Kiều Phú sửa đổi để giới thiệu). Ngoài ra chúng tôi còn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan