Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học chính trị hiện nay...

Tài liệu Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học chính trị hiện nay

.DOC
113
1024
129

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục đã khẳng định có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, trong đó công tác quản lý nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng, mà trực tiếp là giảng dạy của GV, một trong những hoạt động trung tâm xuyên suốt, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [21, tr.40], Đảng ta chủ trương “Nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở tất cả các cấp học, bậc học” [9, tr.39]. Vì vậy, quản lý nhà trường phải lấy quản lý HĐGD của GV, cùng các nhân tố của quá trình giảng dạy là khâu cơ bản nhất để đạt được các mục tiêu quản lý, mục tiêu GD, ĐT của nhà trường. Đặc biệt, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về tiếp tục "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD, ĐT là khâu then chốt” [10, tr.41]. Nhận thức đúng về quan điểm của Đảng, thấy rõ được vai trò của công tác quản lý nhà trường, vai trò của đội ngũ GV một bộ phận quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy và hiệu quả GD, ĐT của nhà trường, đồng thời để triển khai thực hiện có hiệu quả “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” [31] của Chính phủ, “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020” [5]. Mặt khác, hiện nay đứng trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về nhiều mặt trong đó có quản lý giáo dục, hoạt động dạy học hiện đại, điều đó, đòi hỏi chúng ta phải hết sức coi trọng đến những vấn đề đặt ra đối với GD, ĐT, vai trò của quản lý nhà trường, vai trò của GV, có những tầm nhìn mới về hệ thống giáo dục, những cách tiếp cận hiện đại về quản lý giáo dục, quản lý HĐGD… để đảm bảo cho giáo dục, đào tạo “Thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước...” [5, Tr.14]. Vì vậy, phải chú trọng tổ chức, quản lý giáo dục nhà trường một cách toàn diện trong đó có quản lý HĐGD của GV, đây là nhiệm vụ trọng yếu trong toàn bộ quá trình giáo dục, đào tạo ở nhà trường, nhằm phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm các tổ chức, các lực lượng giáo dục, vai trò tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của GV. Đồng thời thu thập những thông tin phản hồi để GV và các cấp quản lý của nhà trường kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện quá trình giảng dạy, đổi mới, nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng giáo dục - đào tạo, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Là một nhà trường trong hệ thống các trường quân đội, Trường ĐHCT là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội và GV KHXHNV bậc đại học cho quân đội. Mặc dù có bề dày truyền thống trong giáo dục - đào tạo nhưng theo kết quả tìm hiểu về công tác quản lý giáo dục, nhất là khâu quản lý HĐGD của GV hiện nay cho thấy còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể là: Nhà trường mới tái thành lập nên hệ thống văn bản pháp quy để chỉ đạo quản lý HĐDH của GV chưa đầy, đồng bộ chủ yếu dựa trên qui chế giáo dục, đào tạo đã ban hành; chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng GV vẫn còn có những bất cập, chưa khoa học, phù hợp với một số đối tượng đào tạo và thực tế của nhà trường; tổ chức các HĐGD của GV có mặt còn hạn chế, chất lượng bài giảng, chất lượng giảng dạy của một số GV chưa cao; kiểm tra, đánh giá kết quả đối với người học có lúc chưa chặt chẽ, khách quan, chưa phân loại được trình độ học viên một cách chính xác, nên kết quả giảng dạy có nội dung chưa tương xứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến kết quả HĐGD của GV nói riêng, chất lượng giáo dục, quản lý GD, ĐT của nhà trường nói chung. Điều đó đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải nâng cao chất lượng GD, ĐT, trong đó cần chú trọng vào công tác quản lý HĐGD, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục, đào tạo. Đây cũng là một trong những vấn đề cốt lõi, biện pháp có tính chất đột phá để có được chất lượng giảng dạy tốt hơn, đáp ứng với yêu cầu giáo dục, đào tạo của đất nước, quân đội và nhà trường quân sự trong tình hình mới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Chính trị hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

Tài liệu liên quan