Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động học tập của học viên ở trường sĩ quan chính trị hiện nay...

Tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học viên ở trường sĩ quan chính trị hiện nay

.DOC
100
356
142

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là xu hướng phát triển bền vững và ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Để thực hiện mục tiêu đó, quản lý học tập được xác định là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục - đào tạo. Ở nước ta, quản lý giáo dục nói chung, quản lý học tập nói riêng là mối quan tâm đặc biệt trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009 - 2010 nhấn mạnh: đổi mới quản lý Nhà nước giáo dục đại học là khâu đột phá, thực hiện “Quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Trong đó, quản lý hoạt động học tập và chất lượng học tập của người học có vị trí đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu vấn đề này ở các nhà trường quân đội nói chung, Trường Sĩ quan Chính trị nói riêng cho thấy, quản lý hoạt động học tập là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình giáo dục - đào tạo. Qua đó nhằm phát huy cao nhất tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập của học viên, giúp học viên xác định phương pháp học tập phù hợp và đạt kết quả tốt. Đồng thời, thu thập những thông tin phản hồi để giảng viên và các cấp quản lý của nhà trường kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện quá trình dạy - học và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, xung quanh nội dung này còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu làm sáng tỏ. Về lý luận, tuy đã có một số công trình tập trung nghiên cứu công tác quản lý giáo dục, quản lý chương trình, quản lý kỷ luật, quản lý chất lượng… nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động học tập của người học, nhất là quản lý hoạt động học tập của học viên ở các nhà trường quân đội. Yêu cầu cao của nhà trường và những diễn biến về tâm lý, sở thích ở lứa tuổi thanh niên đã tác động nhiều chiều đến tư tưởng, ý thức của người học trong việc xác định nhiệm vụ và hành động học tập của mình. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nghiên cứu những biện pháp quản lý hoạt động học tập của học viên một cách khoa học, khả thi. Về thực tiễn, theo số liệu thống kê ở các trường quân đội những năm học gần đây cho thấy: “Học viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng tương đối toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức và năng lực, đáp ứng nhiệm vụ theo chức vụ ban đầu và có khả năng phát triển” [16, tr.4]. Tuy nhiên, “Công tác quản lý học viên có nơi chưa được coi trọng đúng mức… Tổ chức, biên chế nhiều trường chậm được kiện toàn và chưa đảm bảo tính thống nhất” [16, tr.6,8]. Công tác quản lý hoạt động học tập của học viên còn gặp nhiều lúng túng, bất cập, chất lượng học tập chưa cao. Là một nhà trường trong hệ thống các trường quân đội, Trường Sĩ quan Chính trị có nhiệm vụ đào tạo Chính trị viên, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội, bậc đại học. Mặc dù có bề dày truyền thống trong giáo dục - đào tạo nhưng theo kết quả tìm hiểu về công tác quản lý giáo dục, nhất là khâu quản lý hoạt động học tập của học viên hiện nay cho thấy còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, thiếu sót cần có sự đổi mới, khắc phục. Cụ thể: Nhà trường mới tái thành lập nên các văn bản, quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác quản lý hoạt động học tập chưa đầy đủ, đồng bộ; hệ thống tổ chức, biên chế cán bộ, giảng viên còn thiếu; việc bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản lý cho một số cán bộ, giảng viên trẻ chưa thành nền nếp và hiệu quả có lúc chưa cao. Một số học viên chưa nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng hoạt động học tập của mình, còn tồn tại thói quen ỷ lại, thụ động, chưa phát huy được tính tích cực hoá trong học tập dẫn tới sự thiếu hụt về kiến thức, yếu về kỹ năng và bản lĩnh tác phong công tác cần thiết của người sĩ quan. Do vậy, một số học viên sau khi tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chức trách được giao; trên cương vị người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị chưa linh hoạt nhạy bén xử trí các tình huống trong huấn luyện chiến đấu, công tác tư tưởng, công tác tổ chức ở đơn vị cơ sở. Điều đó đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trong đó cần chú trọng vào các tác động quản lý hoạt động học tập góp phần nâng cao kết quả học tập của học viên. Đây cũng là một trong những vấn đề cốt lõi, một giải pháp có tính chất đột phá để đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị theo hướng “Chuẩn hoá, hiện đại hoá” nhằm cụ thể hoá việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, 513-NQ/ĐUQSTW về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Nghị quyết số 86/ĐUQSTW về “Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới”. Với ý nghĩa đó chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động học tập của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

Tài liệu liên quan