Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp Sinh trắc vân tay giúp bạn xác định tính cách và tài năng bẩm sinh...

Tài liệu Sinh trắc vân tay giúp bạn xác định tính cách và tài năng bẩm sinh

.PDF
21
11957
143

Mô tả:

Tài liệu giới thiệu về ngành khoa học sinh trắc học vân tay. Đây là một lĩnh vực rất tuyệt vời nhưng còn khá ít người biết tại nước ta. Sinh trắc vân tay có nhiều ứng dụng trong ý tế, thể thao, di truyền,...đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Nó giúp bố mẹ và thầy cô xác định được đúng tiềm năng của trể để có những phương pháp dạy và định hướng tốt nhất.
Công ty TNHH Tư vấn giáo dục VINAGEN ả ủ ả Sinh Trắc Học Vân Tay Khủng hoảng lớn nhất chúng ta đang gặp hôm nay không phải là khủng hoảng về tài nguyên thiên nhiên mà là khủng hoảng về tài nguyên con người. Chúng ta lãng phí tài năng của mình bởi vì rất nhiều người trải qua cả cuộc đời của mình không biết tài năng tiềm ẩn bên trong của mình là gì. VINAGEN.VN 1 Sinh Trắc Vân Tay Là Gì? Sinh trắc học dấu vân tay (Công nghệ Dermatoglyphics) dựa trên nền tảng sự liên hệ giữa dấu vân tay và não bộ - thông qua dấu vân tay có thể khám phá tính cách, khả năng, thế mạnh, đặc điểm hoạt động của não bộ với mức độ chính xác trên 95%. Kết quả nghiên cứu khoa học này đã được công nhận và được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong giáo dục, định hướng nghề nghiệp, tuyển chọn và bố trí nhân sự. Kết quả phân tích vân tay có giá trị như một sơ đồ trí tuệ cá nhân và còn là một cẩm nang định hướng thành công được thiết kế chuyên biệt cho từng cá nhân.  Điểm đặc biệt của dấu vân tay  Dấu vân tay là dấu ấn riêng của mỗi người.  Tuyệt đối không có 2 dấu vân tay trùng nhau. Xác suất 2 cá nhân có dấu vân tay trùng nhau lên tới 1/64 tỷ kể cả trường hợp sinh đôi cùng trứng.  Dấu vân tay vĩnh viễn sẽ không thay đổi trừ những tác động nghiêm trọng từ môi trường Lịch sử ngành khoa học sinh trắc học vân tay  Trung Quốc Cổ đại: Các thương nhân sử dụng dấu ấn của ngón tay cái trong việc giao dịch. 2  Năm 1684: Tiến sĩ Nehemiah Grew (1641-1712) giới thiệu Finger Prints, Palms and Soles đến Hội Hoàng gia.  Năm 1685:Tiến sĩ Bidloo công bố tấm bản đồ giải phẫu, minh họa các chỉ số của con người có liên quan đến thái độ sống.  Năm 1686: Tiến sĩ Marcello Malphigi (1628-1694) đưa ra luận thuyết về các loại vân tay: xoắn, móc, vòm trong dấu vân tay (Whorl, Loop, Arch).  Năm 1788: J.C.Mayer là người đầu tiên đưa ra thuyết cơ bản về phân tích vân tay và giả thuyết rằng dấu vân tay là duy nhất.  Năm 1823: Tiến sĩ Jan Purkinje phân loại những chủng trên các vân tay thành 9 loại: arch, tented arch, ulna loop, radial loop, peacock’s eye/compound, spiral whorl, elliptical whorl, circular whorl, and double loop/composite.  Năm 1823: Joannes Evangelista Purkinji tìm thấy các mô hình và hình dạng của ngón tay bắt đầu hình thành ở khoảng tuần thứ 13 của thai nhi trong bụng mẹ.  Năm 1832: Tiến sĩ Charles Bell (1774-1842) là một trong những bác sĩ đầu tiên kết hợp khoa học nghiên cứu giải phẫu thần kinh với thực hành lâm sàng. Ông xuất bản cuốn The Hand: Its Mechanism and Vital Endowments as Evincing Design.  Năm 1880, Henry Faulds và W. J Herschel, trong một công trình công bố tên là “Nature”, đã đề xuất sử dụng vân tay như là phương thức độc đáo để xác định bản chất của con người. Tiến sĩ Henry Faulds đưa ra lý luận số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) có thể dự đoán tương đối chính xác mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của con người được thừa kế, trong đó có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.  Năm1893 Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau. Ông đã đơn giản hoá việc phân loại vân tay và chia vân tay thành 3 loại lớn: Vân sóng (không có tam giác điểm), vân móc (có 1 tam giác điểm), vân xoáy (có 2 tam giác điểm) (1892) Francis Galtons (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau.  Năm 1897: Harris Hawthorne Wilder là người Mỹ đầu tiên học về Dermatoglyphics. Ông đã phát minh ra chỉ số Main Line, nghiên cứu thenar hypothenar eminencies, khu II, III, IV.  Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay đưa ra lí luận chỉ số cường độ vân tay PI (Pattern Intensity).Giá trị RC, số lượng tam giác điểm, hình dạng vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những 3 ngón tay khác nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người.Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi. Vào giai đọan trước đó, thai nhi không có dấu vân tay đồng thời não bộ cũng chỉ trong giai đoạn hình thành. Khi thai nhi được 19 tuần tuổi cũng là lúc các vùng chính của não hình thành bao gồm cả vỏ đại não.  Năm 1944: Tiến sĩ Tâm lý phân tích Julius Spier Chirologist xuất bản cuốn sách "Bàn tay của trẻ em". Ông đã khám phá một số điểm đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lý, chẩn đoán sự mất cân bằng và các vấn đề trong khu vực này từ các mô hình của bàn tay.  Năm 1957: Tiến sĩ Walker sử dụng các cấu hình da trong chẩn đoán Hội chứng Down.  Năm 1968: Sarah Holt nghiên cứu mô hình các vân tay của cả hai bàn tay và lòng bàn tay ở các dân tộc khác nhau cả về đặc tính bẩm sinh và sự tác động của môi trường.  Năm 1969: John J. Mulvihill, MD và David W. Smith, MD xuất bản cuốn “Thiên tài qua Vân tay”, cung cấp phiên bản mới nhất về sự hình thành của vân tay.  Năm 1970: Liên Xô sử dụng Sinh trắc học dấu vân tay trong việc lựa chọn thí sinh cho Thế vận hội Olympic.  Năm 1976: Schaumann nghiên cứu các chỉ số trên vân tay của những người bệnh tim bẩm sinh, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh tâm thần phân liệt.... nghiên cứu được hướng vào nghiên cứu di truyền và chẩn đoán của các khuyết tật nhiễm sắc thể.  Năm 1980: Trung Quốc thực hiện công trình nghiên cứu tiềm năng con người, trí thông minh và tài năng trong vân tay và gen của con người.  Năm 1985: Tiến sĩ Chen Yi Mou - Đại học Havard nghiên cứu Sinh trắc học dấu vân tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên áp dụng Sinh trắc học dấu vân tay trong lĩnh vực giáo dục và chức năng của não liên quan đến dấu vân tay  Năm 2000: Tiến sĩ Stowens - Giám đốc Bệnh viện St Luke ở New York tuyên bố để có thể chẩn đoán tâm thần phân liệt và bệnh bạch cầu với độ chính xác hơn 90%. Tại Đức, Tiến sĩ Alexander Rodewald tuyên bố có thể xác định khuyết tật bẩm sinh tương đương với độ chính xác 90%. 4 Ý nghĩa sinh trắc vân tay 1. Đối với trẻ em  Giúp phụ huynh có cái nhìn tổng thể về năng khiếu bẩm sinh cũng như ưu khuyết điểm của trẻ. Tạo điều kiện giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng và có phương pháp hạn chế các điểm yếu của trẻ.  Biết được “xuất phát điểm” của trẻ để có định hướng nghề nghiệp tương lai chính xác. Đầu tư giáo dục theo đúng sở trường của trẻ nhằm giảm thiểu các chi phí giáo dục không cần thiết.  Với chỉ số hấp thu việc học TFRC, giúp phụ huynh có hướng thúc đẩy rèn luyện trí nhớ cho trẻ. Xác định được phương pháp dạy và học phù hợp đối với trẻ khi biết rõ phong cách hấp thu việc học VAK của trẻ.  Đánh giá các năng lực của não bộ, các chỉ số thông minh và 8 loại trí tuệ để phụ huynh giúp trẻ phát triển cân bằng hai bán cầu não và các khả năng vượt trội.  Nắm bắt tâm lý, tính cách, hành vi và cách suy nghĩ của trẻ. Cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau, giúp nâng cao giá trị gia đình. Cải thiện các bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong gia đình. 2. Đối với cá nhân  Khám phá chính mình và các năng lực cốt lõi của bản thân. - Hiểu rõ “tôi là ai” và làm phong phú hơn giá trị cuộc sống.  Thiết lập sự tự tin và khẳng định giá trị bản thân. - Xác định nghề nghiệp phù hợp với tài năng bẩm sinh.  Khơi dậy niềm đam mê trong công việc để tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu dẫn tới sự thành công. - Phát triển phong cách cá nhân, trở thành một người chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực.  Đối với những cặp đôi giúp hiểu nhau hơn, hòa hợp hơn để hạnh phúc hơn. 5  Nhận biết được năng lực tiềm ẩn của nhau; động viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển và cùng thành công. 3. Đối với doanh nghiệp  Sàng lọc trong tuyển dụng, đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc và phong cách của từng ứng viên.  Khám phá tiềm năng của nhân viên nhằm bố trí sắp xếp đúng người vào đúng vị trí, đúng công việc và đúng định hướng. Tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực để tạo những cú đột phá trong doanh nghiệp.  Tư vấn củng cố nguồn nhân lực giúp tìm ra những nhà lãnh đạo tài ba. - Đào tạo, xây dựng và phát triển nhân sự; quản lý nguồn nhân lực. Bảng báo cáo sinh trắc vân tay          Tính cách và hành vi cá nhân Các loại hình thông minh vượt trội Mức độ nhạy bén – Góc ATD Phân tích khả năng vượt trội 5 thùy não bộ Phân tích khả năng vượt trội 2 bán cầu não Bạn phù hợp với phương pháp tiếp nhận thông tin nào? Phân tích các chỉ số thông minh cơ bản Phân tích học thuyết Holland trong hướng nghiệp Phân tích phong cách quản lý – lãnh đạo 6 Một số khái niệm cơ sở của khoa học sinh trắc vân tay 1. Chức năng 2 bán cầu não  Não trái  Khả năng phân tích, lập luận, xử lý thông tin theo trình tự.  Khả năng tư duy, tính toán.  Năng lực tư duy hệ thống và logic.  Khả năng ngôn luận, tư duy trừu tượng.  Khả năng ghi nhớ sự vật bằng ngôn ngữ.  Não phải  Khả năng xử lý hình tượng tổng thể  Khả năng xử lý các ý tưởng đồng thời.  Khả năng nhận biết và xử lý không gian.  Điều khiển chức năng vận động thô như khiêu vũ và các bộ môn thể thao.  Khả năng cảm thụ âm nhạc.  Khả năng ghi nhớ sự vật bằng hình ảnh. 2. Chức năng của 5 thùy não 7 a. Thùy thái dương Thùy thái dương tương ứng với giác quan thính giác. Những người có thùy thái dương phát triển mạnh thường rất nhạy cảm với âm thanh. Chức năng nổi trội của thùy thái dương là trí nhớ, đặc biệt trí nhớ tường thuật (declarative memory). b. Thùy trán Thùy trán tương ứng với vai trò nhận thức, thực hiện, hành động, chú ý. Chức năng nổi trội của thùy trán bao gồm: bộ nhớ làm việc(working memory), phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật cùng loại. c. Thùy đỉnh Thùy đỉnh tương ứng với vai trò vận động, tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác bản thể. Đứa trẻ nào có thùy đỉnh phát triển nhanh hơn những thùy còn lại khi được sinh ra, chúng sẽ biết chạy trước khi biết nói. Chúng ta thường cho những đứa trẻ giỏi thể thao thường kém thông minh hơn những đứa trẻ học giỏi về các môn toán, vật lý, hóa học.. Các nhà khoa học đã chứng minh điều đó hoàn toàn sai lầm. Ở trong 5 thùy não, thùy nào phát triển mạnh hơn thì ở đó con người ta trội hơn. d. Thùy chẩm Thùy chẩm có chức năng nhận thức thông tin từ thị giác và tái tạo hình ảnh, sau đó xuất hình ảnh đó về lại mắt. Thùy chẩm nằm sát gáy. Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng. Từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh – thái dương trên nhận thức các đồ vật chuyển động. Trong những bộ phim Hàn, bạn có để ý khi nhân vật chính khi bị tai nạn, chấn thương sau gáy thì sẽ không còn nhìn được nữa, mặc dù mắt vẫn sáng. Đó là vì vùng thùy chẩm của họ đã bị tổn thương. 8 e. Thùy trước trán Thùy trước trán có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các thùy còn lại và phân tích dữ liệu.Vì vậy chức năng cơ bản của thùy trước trán đó chính là tư duy, logic, phản biện, đánh giá, xem xét thông tin. 3. Sự liên quan giữa cấu trúc não bộ và 10 dấu vân tay Thùy trước trán liên kết với 2 ngón cái, có chức năng:  Dự đoán các tình huống xã hội, định hướng.  Lập kế hoạch, tương tác, lãnh đạo.  Khả năng nhận thức, cảm xúc… Thùy trán liên kết với 2 ngón trỏ, có chức năng:     Suy nghĩ logic - Giải quyết vấn đề Suy nghĩ trừu tượng, tư duy sáng tạo Lý luận, xử lý từ ngữ và cú pháp Năng lực tưởng tượng, 3D, khái niệm và ý tưởng Thùy đỉnh liên kết với 2 ngón giữa, có chức năng:  Chịu trách nhiệm xử lý và phân tích các giác quan 7  Phân biệt các chức năng vận động, kiểm soát vận động cơ thể, vận động tinh, vận động thô. Thùy thái dương liên kết với 2 ngón áp út, có chức năng: 9  Khả năng về thính giác, sự hiểu biết ngôn ngữ, trí nhớ.  Phân tích các tín hiệu âm thanh, âm nhạc, xúc cảm. Thùy chẩm liên kết với 2 ngón út, có chức năng:  Nhận dạng hình ảnh, giải thích, đọc, quan sát, khiếu thẩm mỹ.  Thùy chẩm xử lý thông tin về vật thể, màu sắc, khoảng cách, biểu tượng. 4. Chỉ số TRC Năm 1880, Henry Fault đưa ra lí luận về số lượng vân tay RC (Ridge Count) để đánh giá mức độ phụ thuộc của vân tay vào gen di truyền. Năm 1968 nhà bác học Holt đã chứng minh được rằng có thể dự đoán tương đối chính xác tổng số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) và mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. Vì vậy có thể coi TRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế. TRC phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào việc hình thành một con người cụ thể. Thật vậy, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hai yếu tố hệ thống gen và môi trường nên nó phản ánh được quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. TFRC là chỉ số đại diện cho số lượng tế bào thần kinh trong não, liên quan đến khả năng hấp thu kiến thức và trí nhớ của một cá nhân. Thông qua quá trình học tập, các tế bào thần kinh liên tục được kích thích từ tác động môi trường bên ngoài, từ đó làm tăng khả năng kết nối thông tin và số lượng các tế bào thần kinh trong não. Quá trình học tập thường xuyên và liên tục sẽ giúp cá nhân duy trì trí nhớ tốt. Ngược lại, nếu môi trường không tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy thì khả năng kết nối thông tin và trí nhớ sẽ mất dần theo thời gian. Chỉ số AFRC là năng lực tiềm ẩn mà não bộ có thể phát triển và mở rộng thêm. Môi trường là sự phát triển trong mỗi giai đoạn rất quan trọng, sẽ giúp cá nhân đạt đến đỉnh cao của khả năng hấp thu thông tin và việc học. 5. 8 loại hình thông minh Năm 1983, giáo sư Howard Gardner tại Đại học Haward đề xuất quan điểm mới về các loại hình thông minh và đã được ứng dụng rộng rãi vào các chương trình học ở các nước trên thế giới. Nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm chỉ số Thông minh, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người. 10 a. Thông minh về thế giới tự nhiên (Naturalistic-Physical World Intelligence) Những người có trí thông minh này được cho là có sự nhạy cảm cao hơn với tự nhiên và vị trí của họ trong tự nhiên, có khả năng nuôi dưỡng và trồng trọt và dễ dàng chăm sóc, thuần hóa và tương tác với động vật. Họ cũng có thể nhận thức rõ các thay đổi trong thời tiết hoặc sự thay đổi tương tự của môi trường tự nhiên ở xung quanh họ. Họ cũng giỏi nhận biết và phân loại các loài động thực vật. “Các nhà tự nhiên học” học tốt nhất khi chủ đề có sự thu thập và phân thích hoặc liên quan chặt chẽ tới vấn đề gì đó nổi bật trong tự nhiên. Lời khuyên được đưa ra rằng những người học về tự nhiên có thể học được nhiều hơn thông qua việc ra ngoài hoặc theo cách có sự đi lại cử động. b. Thông minh nội tâm (Intrapersonal Intelligence) Những người có trí thông minh này mạnh nhất là những người hướng nội và thích làm việc một mình. Họ thường có ý thức cao và có khả năng hiểu các cảm xúc, mục tiêu và động lực của chính mình. Họ học tốt nhất khi cho phép họ tự tập trung vào chủ đề. Thường có yêu cầu cao về sự cầu toàn đi cùng với người có loại trí thông minh này. c. Thông minh giao tiếp (Interpersonal-Social Intelligence) Những người thuộc loại thông minh này thường là những người hướng ngoại và khác biệt bởi sự nhạy cảm của họ với tâm trạng, cảm xúc, tâm tính và động cơ của người khác, 11 và khả năng của họ hợp tác để làm việc trong một nhóm. Họ giao tiếp hiệu quả và dễ hào hứng với những người khác, và có thể trở thành nhà lãnh đạo hoặc các tín đồ. Họ đặc biệt học tốt nhất thông qua làm việc với những người khác và thường thích thảo luận và tranh luận. d. Thông minh âm nhạc (Musical-Rhythmic Intelligence) Những người có trí thông minh âm nhạc tỏ ra nhạy cảm hơn với âm thanh, nhạc điệu, trường âm và âm nhạc. Thông thường họ có tai âm nhạc tốt và thậm chí còn có thể thậm chí có giọng chuẩn và có khả năng hát, chơi các nhạc cụ và soạn nhạc. Bởi vì tố chất âm thanh xuất hiện mạnh trong loại thông minh này, những người giỏi nhất có thể học tốt nhất thông qua giảng bài. Hơn nữa, họ sẽ thường sử dụng các bài hát và nhạc điệu để học bài và ghi nhớ thông tin, và có thể làm việc tốt trong khung cảnh có nhạc nền. e. Thông minh cử động cơ thể (Bodily-Kinesthetic Intelligence) Những người có trí thông minh dạng này thường thích hoạt động hoặc biểu diễn, và nhìn chung họ giỏi xây dựng và làm các đồ vật. Họ thường học tốt bằng cách làm gì đó thực sự hơn là chỉ đọc và nghe về nó. Những người có trí thông minh cử động cơ thể dường như sử dụng những thứ được đặt tên là trí nhớ cơ học. Họ nhớ các sự vật thông qua cơ thể họ như là trí nhớ ngôn ngữ hay hình ảnh. Họ có kỹ năng cử động chuẩn là các kỹ năng cần thiết cho khiêu vũ, vận động viên điều kinh, bác sỹ ngoại khoa, nghệ nhân làm đồ thủ công mỹ nghệ và các chức năng cử động khác. f. Thông minh cảm nhận không gian (Visual-Spatial Intelligence) Những người có thông minh về cảm nhận không gian là những người đặc biệt giỏi nhìn và sũy nghĩ xoay xở với các đồ vật. Những người có trí thông minh không gian thường giỏi trong việc giải các bài ghép hình. Họ có trí nhớ tốt về không gian và thường có thiên hướng nghệ thuật. Những người có trí thông minh không gian cũng thường định hướng tốt và cũng có thể có sự phối hợp tốt giữa tay và mắt. g. Thông minh toán học và logic (Logical-Mathematic Intelligence) Lĩnh vực này liên quan đến logic, các khái niệm trừu tượng, lập luận và các con số. Trong khi người ta thường cho rằng những người có loại thông minh này giỏi toán, chơi cờ, lập trình máy tính và các hoạt động khác liên quan đến con số và logic, một định nghĩa chính xác hơn đã nhấn mạnh tới khả năng toán truyền thống và nhiều năng lực lập luận, các mô hình trừu tượng của nhận thức, cách suy nghĩ và khám phá khoa học và khả năng thực hiện các phép tính phức tạp h. Thông minh ngôn ngữ (Verbal-Linguistic Intelligence) Những người có sự thông minh ngôn ngữ tỏ ra có khả năng nắm bắt từ và ngôn ngữ. Họ đặc biệt thực hiện tốt việc đọc, viết, kể chuyện và nhớ từ cũng như ngày tháng. Họ có 12 xu hướng học tốt nhất thông qua đọc sách, ghi vở, nghe giảng, thảo luận và tranh luận. Họ cũng thường thành thạo trong việc giải thích, dạy học và diễn thuyết hoặc thuyết phục. Những người có thông minh ngôn ngữ học ngoại ngữ rất nhanh và rất dễ dàng vì họ có trí nhớ ngôn ngữ cao, khả năng nhớ lại và khả năng hiểu và xoay sở với các cấu trúc câu và cú pháp. 6. Những chỉ số thông minh cơ bản A. IQ (INTELLIGENCE QUOTIENT) - CHỈ SỐ THÔNG MINH: Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ ... để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán ... Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss. B. EQ (EMOTIONAL QUOTIENT) - TRÍ THÔNG MINH CẢM XÚC: Người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai. 13 C. SQ (SOCIAL QUOTIENT SQ) - THÔNG MINH XÃ HỘI Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ). D. CQ (CREATIVE INTELLIGENCE) - TRÍ THÔNG MINH SÁNG TẠO Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. E. PQ (PASSION QUOTIENT) - CHỈ SỐ ĐAM MÊ: Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ). F. AQ (ADVERSITY QUOTIENT) - CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ: AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao... gọi tắt là chỉ số vượt khó). AQ là gì? Đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăn, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì. G. SQ (SPEECH QUOTIENT) - TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ: SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân. H. MQ (MORAL QUOTIENT) - CHỈ SỐ ĐẠO ĐỨC: 14 Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau. i. STQ (STUPID QUOTIENT) – CHỈ SỐ NGU NGỐC Một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên. 7. Phong cách hấp thụ VAK  Chỉ số VAK là khả năng tiếp thu việc học tập bằng các phương pháp tiếp cận hiệu quả qua thị giác, thính giác hoặc bằng sự vận hành của cơ thể.  Phân tích chỉ số VAK nhằm ứng dụng cho việc giáo dục hiệu quả đối với từng cá nhân cho phép cá nhân đó nhận biết và xác định rõ khả năng tiếp thu của bản thân để có phương pháp học tốt nhất.  Các phong cách học tập VAK rất quan trọng vì nó cho phép người ta hiểu rõ hơn để làm thế nào học có thể cải thiện hiệu suất trong các tình huống và môi trường khác nhau.  Hiểu được phong cách học tập VAK là cách để thích ứng, dễ dàng tạo nên thành công của cá nhân đó và những người tương tác với họ. 15 8. Chủng vân tay cơ bản và tính cách 65% Loops 30% Whorls 5% Arches - Ulnar 60% - Plain 24% - Plain 4% - Radial 5% - Central Pocket 2% - Tented 1% - Double Loop 4% - Composite 0.01%  ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA WHORL (Vân tay có 1 tâm và 2 giao điểm)  Khả năng nhận thức cao, không dễ dàng bị tác động hoặc vì tình cảm của người khác khi đang làm việc.  Thích người khác lắng nghe và tuân thủ sự sắp xếp của mình.  Không thích bị ép buộc để làm bất cứ điều gì. Khuynh hướng hành động theo cách riêng của bản thân thay vì những cách thông thường.  Biết cách để đạt được mục tiêu, chủ động trong công việc.  Có quan điểm, chính kiến riêng, không dễ dàng thương lượng.  Tự trọng cao, không thích người khác chỉ ra những điểm sai của mình. Thuyết phục nhẹ nhàng hiệu quả hơn là ép buộc. 16  ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA ULNAR LOOP (UL) (Loại vân móc hiển thị 1 tâm và 1 giao điểm, xoáy hƣớng về ngón út)  Mềm mại, nhẹ nhàng và cởi mở; lãng mạn, thích tự do và chỉ sống cho hiện tại.  Hướng tới sự hòa hợp và hòa bình  Không thích sự mâu thuẫn, gay gắt hay xung đột. Cần sự động viên và khích lệ thông qua những lời khen, những câu nói khích lệ chứ không phải những lời chê bai.  Biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác.  Truyền thống, khả năng bắt chước cao. Khả năng giao tiếp tốt.  Là người cộng đồng xã hội, thích những nơi đông người, nhưng không là người chủ động tạo mối quan hệ.  Nếu trong nhóm không có những điều bạn muốn hoặc thích thú thì bạn sẽ không quan tâm bất cứ điều gì.  Cảm xúc, làm theo cảm xúc. Thường quan tâm tới những người xung quanh, dễ cảm thông cho vấn đề của người khác.  Suy nghĩ linh hoạt và tương thích, dễ bắt chước hoặc tái tạo ý tưởng của người khác thành ý tưởng của mình.  Xu hướng không thích sự xung đột, không có mục tiêu rõ ràng trong tâm trí, tham vọng không lớn.  Thích làm việc một cách có trình tự, là người dễ bị người khác ảnh hưởng cả trong môi trường tốt lẫn xấu; với người có dấu vân tay này thì môi trường rất quan trọng.  Người mà hầu hết ngón tay đều là Loops: sống sót trong những tình huống khó khăn; mặc dù họ yếu ớt nhưng họ sẽ phản đối, phản kháng kịch liệt nếu dồn họ vào chân tường, đường cùng. * Note: Tính cách còn phụ thuộc vào cấu trúc của não bộ. Nếu 10 UL mạnh và chỉ số của Thùy Trước Trán cao, khá cá tính, không dễ bị thuyết phục. Sharp UL gần giống TA: khá ngang bướng.  ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA RADIAL LOOP (RL) (Xoáy hướng về ngón cái)  Tính cách mạnh, phong cách độc đáo, khó chấp nhận lối suy nghĩ bình thường hay chậm chạp; ghét những gì bình thường. 17  Năng lực sáng tạo rất cao, khả năng quan sát sắc bén, khả năng cảm nhận và thấu hiểu cao.  Thích làm mọi việc với suy nghĩ đối lập, hay phán đoán.  Phương pháp khác biệt trong việc quản lý, thường được mọi người nhìn nhận là nổi loạn, lập dị. Thường sử dụng cách đánh giá, lập luận trái ngược. Đại diện cho mẫu người đấu tranh vì hòa bình, dám đứng lên vì quyền lợi của người khác hay bản thân mình.  Thường gây sốc người khác bằng ngôn từ của mình. Dám nghĩ dám làm đôi khi trở thành lập dị.  Hứng thú với những điều huyền bí.  Thích suy luận, có khả năng làm việc và kiểm soát mọi việc vào phút chót (nước đến chân mới nhảy) tốt hơn các vân tay khác. Có khả năng tranh luận và phản biện.  ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA ARCH (Loại sóng xoáy không hiển thị tâm và giao điểm)  Mẫu người theo phong cách “chậm mà chắc”, làm việc từng bước từng bước.  Thực tế, chỉ chấp nhận vấn đề khi có chứng cứ rõ ràng, hay thông tin xác thực.  An toàn luôn là yếu tố đầu tiên, vì vậy thường đa nghi, có cảm giác đề phòng. Từng bước thăm dò để quyết định hành động.  Thích sự ổn định, yên bình. Không thích sự xô bồ, náo nhiệt. Luôn tuân thủ vào các quy tắc và quy định, cẩn thận.  Có khả năng hấp thu không ngừng, hấp thu vô hạn giống như 1 miếng bọt biển thấm nước. Nhận định của một số nhà giáo dục trong nước  Nhận định của TS. Phạm Mạnh Hà: 18 Về cá nhân tôi, phương pháp sinh trắc vân tay cần được đối xử bình đẳng như những phương pháp nghiên cứu khách quan khác trong hệ thống khoa học và cần được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng. Với tư cách là một nhà khoa học, tôi nghĩ rằng trong ngành khoa học hiện đại thì việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khách quan là việc rất cần thiết. Phương pháp sinh trắc vân tay là một phương pháp nghiên cứu khách quan bởi chúng dựa trên những bằng chứng khoa học đã được nghiên cứu và công bố trước đó. Cách đây khoảng 2 năm, tôi đã từng tham gia một nghiên cứu có liên quan tới sinh trắc vân tay do Trung tâm Vala tổ chức và chúng tôi cũng đã làm việc với nhau một thời gian. Trong quá trình nghiên cứu đó, khi đánh giá trên cùng một đối tượng, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp sinh trắc vân tay cho ra nhưng kết quả tương đồng với những phương pháp trắc nghiệm tâm lý khách quan đã được chuẩn hóa ở Việt Nam. Trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi về hướng nghiệp, cũng đã bước đầu ứng dụng phương pháp sinh trắc vân tay như một phương pháp tham chiếu để khám phá ra những đặc điểm tâm lý nổi trội của học sinh, để từ đó hướng dẫn các em lựa chọn nghề một cách phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều lý do khách quan cũng như sự mới mẻ của phương pháp dẫn đến việc ứng dụng sinh trắc vân tay chưa được phổ biến rộng rãi. Nếu sinh trắc vân tay được các nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng thì nó sẽ có một lợi ích rất nhiều cho công tác giáo dục và đặc biệt là trong công tác phát triển con người. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có sử dụng đúng phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng, năng lực, tính cách, kiểu trí tuệ trong học tập của các em hay không? Do đó, việc khám phá sớm những tiềm năng của trẻ để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp là một việc làm cần thiết. Với tư cách là một phụ huynh đã từng làm sinh trắc dấu vân tay cho con mình, tôi rất mong mỏi có được một phương pháp khách quan, có tính khoa học cao để khám phá sớm những tiềm năng cũng như tính cách của con em mình, để rồi từ đó cha mẹ biết cách chăm sóc và giáo dục phù hợp, giúp con phát triển một cách toàn diện. Hy vọng rằng, trong tương lai sẽ có thêm nhiều các nghiên cứu về tính khoa học và tính ứng dụng của sinh trắc vân tay để các bậc phụ huynh yên tâm sử dụng như một phương tiện hỗ trợ giáo dục có hiệu quả.  Theo TS Nguyễn Kim Quý (Hội Tâm lý giáo dục) thì mục đích quan trọng nhất của trắc nghiệm vân tay là giúp bố mẹ biết được đặc trưng tính cách, khả năng nổi trội của con cái để lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. 19  Theo ông Đậu Xuân Thoan (Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục thuộc Hội Khoa học tâm lý giáo dục VN), người ta hoài nghi về sinh trắc dấu vân tay hoă ̣c đánh đồng với bói toán là do họ chưa hiểu giá trị của nó. Thực ra, khoa học nghiên cứu về vân tay trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm, ứng dụng rất nhiều, rất hiệu quả trong y học, giáo dục, thể dục thể thao… 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan