Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tới công tác TDTT nói chung và giáo
dục thể chất trong nhà trường nói riêng. Coi sức khoẻ là vốn quí nhất của con người.
Bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá một trong những nhiệm vụ quan
trọng là phải xây dựng thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh,
phẩm chất và năng lực để kế thừa và phát huy những thành tựu và truyền thống vẻ
vang của dân tộc để đưa nước ta phát triển hội nhập với cộng đồng quốc tế, vươn lên
“Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Để giúp cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện
nhiều mặt trong đó có một mặt quan trọng và tất yếu là chăm lo về sức khoẻ và thể
lực, không những là nhu cầu của bản thân con người mà là vốn quí để tạo tài sản vật
chất cho xã hội.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận của nền Giáo dục Việt
Nam. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã chủ trường đổi mới Giáo
dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo con người trong thời kỳ mới. Đặc
biệt là sự ra đời của Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế.
Thực hiện nghị quyết 29, trong 2 năm qua ngành giáo dục đã chỉ đạo việc đổi
mới Giáo dục và Đào tạo một cách sâu sắc và toàn diện, trước hết là đổi mới thi
kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học và hướng tới đổi mới chương trình
và sách giáo khoa hiện hành vào năm 2018. Trong lộ trình đổi mới ngành đã đưa ra
các hình thức dạy học mới như dạy học theo chủ đề, chủ đề tích hợp liên môn và
trường học mới …
Thực hiện chủ trương đổi mới của ngành về việc dạy học theo chủ đề, trong 2
năm qua bản thân tôi đã tiến hành dạy học theo chủ đề và mang lại những hiệu quả
khá thiết thực. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm của
Trang 1
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
bản thân trong việc “Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường
THPT”. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này.
II. Mục tiêu, đối tương, nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục tiêu:
- Nhằm đổi mới hình thức dạy học, làm cho giờ học hấp dẫn hơn, có ý nghĩa
hơn, học sinh chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, chủ động trong việc rèn
luyện kĩ năng.
- Tạo cho học sinh tham gia hoạt động theo nhóm, hoạt động giao lưu, hoạt
động tìm tòi, khám phá.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các chủ đề dạy học áp dụng vào giảng dạy tại nhà trường phù
hợp với tình hình thực tế về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện có của nhà
trường.
- Nghiện cứu các giải pháp thực hiện khi tiến hành dạy học theo chủ đề nhằm
đáp ứng tinh thần đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
III. Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11 THPT :
- Lớp 11a6: 40 học sinh (nhóm thực nghiệm).
- Lớp 11a2 40 học sinh nam (nhóm đối chứng).
2. Phạm vi nghiên cứu : học sinh trường THPT Nghèn .
3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian tháng 10 năm 2015 đến hết tháng 1 năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu
b. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
c. Phương pháp quan sát sư phạm
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Trang 2
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
IV. Giả thiết khoa học
- Việc dạy học theo chủ đề sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng kĩ xảo thực
hiện bài tập tốt hơn.
- Việc dạy học theo chủ đề chủ yếu là giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi và
khám phá kiến thức mới thông qua nghiên cứu tài liệu và xem tranh ảnh.
- Việc dạy học chủ đề chú trọng đến việc hoạt động nhóm, khả năng hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm để đưa ra kết quả.
V. Đóng góp của đề tài:
Đề tài sẽ giúp giáo viên giảng dạy môn thể dục nhìn nhận một cách toàn diện
hơn về việc chủ động xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp để áp dụng vào điều
kiện thực tế của từng nhà trường để từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Thể
dục, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vi
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, ... có sự giao thoa, tương đối lẫn nhau, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học hoặc
các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý ngĩa
hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức
và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiên
đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà
chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải
quyết các nhiệm vụ có ỹ nghĩa thực tiễn.
Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết
những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các
em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
Trang 3
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
Việc học của học sinh thực sự có giái trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện
được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh được tạo điều kiện minh
họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao
tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng
dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.
II. Kết quả điều tra khảo sát ban đầu
Qua kết quả khảo sát, điều tra trước khi áp dụng đề tài với 80 học sinh lớp
( 11a2 và 11a6 trường THPT Nghèn tôi thấy như sau:
Lớp
Sĩ số Năng lực hợp
Năng lực phân
Năng lực phát Năng lực tổ
tác trong sinh
tích kết hợp thực hiện, sửa sai
hoạt nhóm
hiện động tác
11a2
40
SL
10
11a6
40
9
chức, điều hành
%
25
SL
9
%
22,5
SL
6
%
15
SL
8
%
20
22,5
7
17,5
5
12,5
6
15,5
III. Nguyên nhân
Đó là do các em chưa chủ động, chưa tự tìm tòi khám phá trong trong tiếp nhận
kiến thức mới, còn thụ động trong luyện tập để hình thành kĩ năng, kĩ xảo, chưa hoạt
động nhóm và chưa hợp tác lẫn nhau trong tập luyện. Thiếu ý thức quan sát và giúp
đỡ nhau trong học tập. Ít khi trình bày quan điểm của mình trước nhóm và trước bạn
bè. Không có khả năng tự tổ chức tập luyện khi giáo viên không có mặt. Đây chính
là những hạn chế của phương pháp dạy học cũ. Vì vậy việc chủ động đổi mới
phương pháp dạy học hay tổ chức dạy học theo chủ đề là yêu cầu cấp thiết hiện nay
của mỗi giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
IV. Các giải pháp thực hiện:
Trang 4
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
1. Xây dựng các chủ đề dạy học:
Muốn tổ chức dạy học thì trước khi bước vào đầu năm học tổ chuyên môn và
giáo viên phải có kế hoạch xây dựng các chủ đề phù hợp với tình hình thực tiễn của
nhà trường.
Thứ nhất: Tổ chuyên môn cho các giáo viên lựa chọn và xây dựng các chủ đề
phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà trường.
Thứ hai: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để trao đổi thống nhất các chủ đề sẽ
được dạy học trong năm học trên cở sở xây dựng của các cá nhân. Các thành viên
trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến về các chủ đề dạy học. Tổ chuyên môn tổng
hợp ý kiến và thống nhất các chủ đề dạy học của các khối lớp trong năm học.
Thứ ba: Tổ chuyên môn biên soạn các chủ đề thành PPCT của bộ môn Thể dục
và trình ban giám hiệu phê duyệt.
Thứ tư: Giáo viên căn cứ PPCT có chủ đề đề tiến hành soạn chủ đề và dạy học
theo kế hoạch.
Trong năm học 2015 – 2016, Tổ Thể dục trường chúng tôi đã xây dựng PPTC
chủ đề dạy học và đã áp dụng giảng dạy. (Phần phụ lục)
2. Biên soạn các chủ đề dạy học:
Biên soạn chủ đề dạy học là khâu rất quan trọng, trong việc tổ chức dạy học
theo chủ đề. Đây là khâu chúng ta xác định các mức độ về kiến thức, kĩ năng cần đạt
được thông qua chủ đề, từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với các mức độ
đó, đề ra các công tác chuẩn bị cho từng tiết dạy trong chủ đề và khâu cuối cùng là
soạn tiến trình dạy học cho các tiết học trong chủ đề:
Để tiến hành biên soạn các chủ đề dạy học, chúng ta thực hiện các phần sau đây
sau đây:
Phần I: Thiết lập ma trận công cụ đánh giá năng lực theo chủ đề:
Theo 4 mức độ về kiến thức, kĩ năng: nhận biết; thông hiểu; vận dụng thấp; vận
dung cao;
Trang 5
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
Phần II: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với 4 mức độ trên
Câu hỏi: về mức độ nhận biết
Câu hỏi: về mức độ thông hiểu
Câu hỏi: về mức độ vận dụng thấp
Câu hỏi: về mức độ vận dụng cao
Phần II: Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho chủ đề
Chia theo tiết dạy 45 phút trên lớp của chủ đề.
Phần IV: Soạn các tiết dạy của chủ đề
Để soạn các tiết dạy của chủ đề chúng ta thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nêu mục tiêu của chủ đề
Bước 2: Nêu nội dung của chủ đề
Bước 3: Nêu công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Bước 4: Tiến trình hoạt động của tiết dạy: gồm các hoạt động sau
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động lớp hoặc hoạt động nhóm (tùy theo yêu cầu của giáo viên)
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động lớp (có thể tiến hành cả hai hoạt động trên, cũng có thể tiến hành
chắc hoạt động lớp tùy theo yêu cầu của từng tiết dạy)
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành:
- Hoạt động nhóm
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng:
- Hoạt động lớp
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng
- Hoạt động lớp
* Chủ đề minh họa bài soạn tôi đã biên soạn và giảng dạy trong năm học
2015 – 2016
Trang 6
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
CHỦ ĐỀ: NHẢY XA ƯỠN THÂN LỚP 11 - MÔN: THỂ DỤC
PHẦN I: MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG
CÂU
NHẬN
THÔNG
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG
HỎI/BÀI
BIẾT
HIỂU
THẤP
CAO
1. Chuẩn kiến
TẬP
Trắc
- HS nêu - HS trình
- HS nhận xét
thức, kỷ năng
nghiệm,
được 4
được tên các giai tích kỹ thuật
bày được tên
đoạn trong kỹ
- HS phân
- Biết cách thực tự luận
giai đoạn từng giai
4 giai đoạn
hiện các giai
nhảy xa
đoạn kỹ thuật thuật nhảy xa
nhảy xa ưỡn
đoạn nhảy xa
ưỡn
động tác và
ưỡn thân và giải
thân một cách
ưỡn thân, một
thân.
nêu được tác
thích tương đối
hoàn chỉnh.
số trò chơi,
dụng của
đầy đủ.
động tác bổ trợ
từng bước.
- HS nêu được
- HS nắm
kỹ thuật và phát
- HS nêu - HS nêu
một số bài tập và chắc tên một
triển sức mạnh
được
được tác
giải thích khá
của chân.
một số
dụng của một đầy đủ tác dụng
nêu được tác
- Hiểu một số
bài tập
số bài tập bổ
của từng giai
dụng của
điều luật trong
bổ trợ kỹ trợ kỹ thuật
đoãn kỹ thuật.
từng bài tập.
nhảy xa.
thuật và
và phát triển
- Thực hiện cơ
phát
sức mạnh của - HS giải thích
- HS giải
bản đúng 4 giai
triển sức
chân.
khá đầy đủ một
thích được
đoạn kỹ thuật.
mạnh
- HS hiểu
số điểm luật
những sai
- Vận dụng
của
được một số
thông qua thi
lầm thường
những hiểu biết
chân.
điểm luật
đấu.
gặp cũng như
về luật để áp
- HS nêu trong luật
vi phạm luật
dụng trong tập
được
khi tham gia
điền kinh
Trang 7
số bài tập và
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
luyện và thi
một số
đấu.
điểm
( nhảy xa).
thi đấu.
luật
trong
luật điền
kinh (
nhảy
xa).
2. Năng lực có
Thực
HS thực hiện cơ
- HS thực
thể hình thành
hành
bản đúng các
hiện hoàn
thông qua chủ
giai đoạn trong
chỉnh các giai
đề
kỹ thuật nhảy xa đoạn kỹ
ưỡn thân, một số thuật nhảy xa
trò chơi, động
ưỡn thân.
tác bổ trợ kỹ
- Tự giác tập
thuật và phát
luyện và biết
triển sức mạnh
lựa chọn bài
của chân.
tập, động tác
- HS tổ chức
kỹ thuật phù
được nhóm tập
hợp.
luyện do giáo
3. Năng lực
viên phân công.
Vận dụng kiến
Tham gia thi
hướng tới
thức để tập
đấu
luyện hàng ngày
nâng cao sức
khỏe
PHẦN II: CÂU HỎI
Trang 8
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
1. Câu hỏi Nhận biết
Câu 1: Có bao nhiêu kỹ thuật nhảy xa đã học ở THCS?
a.1
b.2
c.3
d.4
Đáp án: a (Nhảy xa kiểu ngồi )
Câu 2: Kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân có mấy giai đoạn?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Đáp án: c ( có 4 giai đoạn)
Câu 3: Hãy kể tên các giai đoạn nhảy xa?
Đáp án: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất
Câu 4: Có mấy tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà?
Đáp án: 2 tư thế: Tư thế chân trước chân sau, hoặc hai chân song song
Câu 5: Khi bước chạy đà lẽ thì đứng chân nào trước?
Đáp án: Chân lăng trước, chân giậm nhảy sau.
2. Câu hỏiThông hiểu
Câu 1: Trình bày cách đo đà trong nhảy xa?
Đăp án: Đặt chân giậm nhảy vào váo giậm nhảy và đi ngược hướng đà, cứ 2 bước
thường tính 1 bước chạy đà. Bước chạy đà lẻ thì đặt chân lăng trước, bước chạy đà
chẵn thì đặt chân giậm nhảy trước.
Câu 2: Cự ly đà đối với học sinh THPT là bao nhiêu m?
Đáp án: Từ 15 đến 25 m
Câu 3: Kỹ thuật chạy đà trong nhảy xa giống kỹ thuật môn gì em đã học?
Đáp án: Giống kỹ thuật chạy ngắn.
Câu 4: Góc độ giậm nhảy trong nhảy xa là bao nhiêu độ?
Đáp án: 70 – 78 0
Câu 5: Trong nhảy xa ưỡn thân có thời kỳ bước bộ trên không hay không?
Đáp án: Có
Trang 9
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
3. Câu hỏi Vận dụng thấp
Câu 1: : Kĩ thuật nhảy xa kiểu “ Ưỡn thân” khác với kĩ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” ở
giai đoạn nào ?
Đáp án: Giai đoạn trên không
Câu 2: Trong kỹ thuật nhảy xa, hai giai đoạn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Đáp án: Chạy đà và giậm nhảy - Vì thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào
góc bay của thân thể khi rời đất và tốc độ bay ban đầu (Vo). Tốc độ bay phụ thuộc
nhiều vào tốc độ đà tối đa có được trước lúc giậm nhảy và lực giậm nhảy.
Về lý thuyết: Độ bay xa của lần nhảy được tính theo công thức
Vo Sin 2α
S = ---------------G
Trong đó
S : là độ xa
Vo: là tốc độ bay ban đầu
α : Là góc bay
G : Là gia tốc rơi tự do
Câu 3: Theo em trong hai kiểu nhảy xa kiểu ngồi và ưỡn thân thì kiểu nào thành tích
tốt hơn? Vì sao?
Câu 4: Thực hiện cách đo đà trong nhảy xa với bước đà là 9 bước đà, 11 bước đà?
Câu 5: Đà 3 bước, 5 bước, 7 bước giậm nhảy thực hiện tư thế bước bộ?
Đáp án: Tư thế bước bộ là tư thế khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm nhảy giữ tư
thế thẳng, còn chân lăng co vuông góc với đầu gối.
4. Câu hỏi Vận dụng cao
Câu 1: Nhóm xem tranh giai đoạn nhảy xa ưỡn thân và thực hành nhảy xa ưỡn thân
với bước đà 3, 5, 7 bước đà ở hố nhảy có bục giậm nhảy?
Trang10
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
Câu 2: Động tác cơ bản nào phải thực hiện ở giai đoạn trên không trong nhảy xa
kiểu “ưỡn thân”?
Đáp án: Động tác cơ bản nào phải thực hiện ở giai đoạn trên không trong nhảy xa
kiểu “ưỡn thân” là động tác ưỡn và gập thân.
Câu 3: Hãy sửa sai cho bạn khi bạn thực hiện sai kĩ thuật trên không, tiếp đất (bằng
lời nói hoặc thực hiện động tác đúng để bạn bắt chước)?
Câu 4: Hãy tổ chức một số động bổ trợ cho kĩ thuật nhảy xa ưỡn thân?
Câu 5: Lựa chọn một số bài tập để nâng cao thành tích và phát triển thể lực trong
nhảy xa ưỡn thân?
PHẦN III: KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ NHẢY XA
Tiết 1
+ Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm
+ Học kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy.
Tiết 2
+ Trò chơi.
+ Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm nhảy
+ Ôn kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – Học giai đoạn trên không kiểu
ưỡn thân
+ Trò chơi.
Trang11
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
Tiết 3
+ Một số động tác bổ trợ nhảy xa ưỡn thân
+ Học giai đoạn tiếp đất; Ôn phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa
ưỡn thân
Tiết 4
+ Trò chơi thể lực
+ Bài tập bỗ trợ nâng cao thành tích
+ Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân
+ Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa)
Tiết 5
+ Trò chơi do giáo viên chọn
+ Hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân
+ Kiểm tra thử
Tiết 6
+ Trò chơi
+ Kiểm tra
PHẦN IV: BÀI SOẠN CHỦ ĐỀ NHẢY XA LỚP 11
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện một động tác bổ trợ kĩ thuật; các giai đoạn kĩ thuật trong
Nhảy xa kiểu “ Ưỡn thân”; Bài tập bỗ trợ nâng cao thành tích và một số điều luật
trong Luật Điền kinh ( phần Nhảy xa ).
- Biết phối hợp các giai đoạn kỹ thuật để tổ chức tập luyện và thi đấu
- Nắm và vận dụng những hiểu biết về luật vào luyện tập, thi đấu
II. NỘI DUNG
Một số động tác bổ trợ kĩ thuật; các giai đoạn kĩ thuật trong Nhảy xa kiểu “
Ưỡn thân”; Bài tập bỗ trợ nâng cao thành tích và một số điều luật trong Luật Điền
kinh ( phần Nhảy xa ).
III. CHUẨN BỊ
GV: Tranh ảnh Nhảy xa, hố nhảy, bục nhảy, thước dây, vét xới cát
Trang12
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
HS: Đồng phục TD theo quy định, phân công vệ sinh khu vực tập luyện, hố
nhảy
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Tiết 1
- Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm
- Học kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy.
- Trò chơi.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Hoạt động lớp:
- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra
sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
xxxxxxx
xxxxxxx
xxxxxxx
xxxxxxx
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm tổ chức 1- 2 trò chơi bổ trợ nhảy xa đã
học ở lớp 10: 3 – 4 phút.
Trang13
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
+ Sau đó các nhóm khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng
dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông.
- Kiểm tra bài cũ:
+Tập trung 4 nhóm theo đội hình hướng vào giáo viên để kiểm tra bài cũ:
*****
*****
*****
*****
*****
*****
*****
*****
+ Giáo viên đặt câu hỏi cho các nhóm, các nhóm cử đại diện trả lời
Câu 1: Ở THCS em đã học những kiểu nhảy xa gì?
Đáp án: Nhảy xa kiểu ngồi.
Câu 2: Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi có mấy giai đoạn? Hãy kể tên các giai
đoạn nhảy xa?
Đáp án: Có 4 giai đoạn, gồm: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Câu 3: Có mấy tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà?
Đáp án: 2 tư thế: Tư thế chân trước chân sau, hoặc hai chân song song.
Câu 4: Kỹ thuật chạy đà trong nhảy xa giống kỹ thuật môn gì em đã học?
Đáp án: Giống kỹ thuật chạy ngắn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động lớp:
- Đội hình: +Tập trung 4 nhóm theo đội hình hướng vào giáo viên như đội
hình kiểm tra bài cũ:
Trang14
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
- Cho học sinh xem xem tranh mô phỏng động tác chân lăng và chân giậm và
dành 2 phút để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo các nhóm. Sau đó mỗi nhóm
cử 1 học sinh thực hiện 2 động tác đó.
- Cả lớp cùng giáo viên quan sát. Giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau;
giáo viên nhận xét, kết luận và thực hiện nhảy thị phạm để tất cả học sinh cùng xem.
- Cho học sinh xem tư liệu về thời kỳ bước bộ trong nhảy xa và dành 2 phút
để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo các nhóm. Sau đó mỗi nhóm cử 1 học sinh
thực hiện tư thế bước bộ.
- Cả lớp cùng giáo viên quan sát. Giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau;
giáo viên nhận xét, kết luận và thực hiện nhảy thị phạm để tất cả học sinh cùng xem.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều hành tập:
+Tập mô phỏng động tác ưỡn của chân lăng và ưỡn của chân giậm nhảy: 3 –4
lần
+ Xuất phát cao chạy nhanh 10 – 15 m: Theo từng hàng: 3- 4 lần
* Sau đó vào thực hiện ở hố cát:
- Nhóm 1, 2: Thực hiện ở hố nhảy 1
- Nhóm 3, 4: Thực hiện ở hố nhảy 2
Thực hiện luyện tập theo các nội dung sau:
+ Chạy đà tự do xác định chân giậm nhảy
+ Thực hiện cách đo đà: 7 đến 9 bước đà
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện đặt chân giậm vào ván giậm nhảy
(không giậm nhảy)
+ Chạy đà 5 bước, 7 bước giậm nhảy, thực hiện tư thế bước bộ rơi vào hố cát.
- GV quan sát, nhắc nhở, sửa sai
Trang15
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
xxxxxx
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động lớp
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1HS thực hiện mô phỏng động tác ưỡn của chân
lăng và chân giậm
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và đánh giá
- Trò chơi: Giao cho 4 nhóm tổ chức các trò chơi thư giản như: Kết đoàn;
Chim bay, cò bay – Đội hình chơi: Vòng tròn
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của các nhóm trưởng
- Giáo viên nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy xa
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không ở nhà
+ Đội hình xuống lớp cự li hẹp.
---------------------------------------------Tiết 2
- Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm nhảy
- Ôn kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy – Học giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân
- Trò chơi.
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. Hoạt động khởi động
* Hoạt động lớp:
- Cán sự tập trung lớp thành 4 hàng ngang
Trang16
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
- Giáo viên nhận lớp và giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của giờ học; kiểm tra
sức khõe ,sỉ số
+ Đội hình nhận lớp:
GV
xxxxxxx
xxxxxxx
xxxxxxx
xxxxxxx
- Hướng dẫn học sinh khởi động:
+ Chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm tổ chức 1- 2 trò chơi vận động đã học:
thời gian: 4 – 5 phút.
+ Sau đó các nhóm khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dây chằng
dọc, ngang. Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông. Thời gian: 2- 3 phút
- Kiểm tra bài cũ:
+Tập trung 4 nhóm theo đội hình hướng vào giáo viên để kiểm tra bài cũ:
*****
*****
*****
*****
*****
*****
*****
*****
+ Giáo viên đặt câu hỏi cho các nhóm, các nhóm cử đại diện trả lời
Câu 1: Trong chạy đà nhảy xa Bước đà lẻ thì đặt chân nào trước?
Đáp án: Bước chạy đà lẻ thì đặt chân lăng trước, bước chạy đà chẵn thì đặt
chân giậm nhảy trước.
Câu 2: Cự ly đà đối với học sinh THPT là bao nhiêu m?
Trang17
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
Đáp án: 15 – 25m
Câu 3: Khi đặt chân giậm nhảy vào ván giậm nhảy thì đặt bằng nữa bàn chân
hay cả bàn chân?
Đáp án: Đặt bằng cả bàn chân
Câu 4: Góc độ giậm nhảy trong nhảy xa ưỡn thân là bao nhiêu độ?
Đáp án: 70 – 780
Câu 5: Em hãy thực hiện cách đo đà trong nhảy xa ưỡn thân?
Câu 6: Em hãy thực hiện tư thế bước bộ trong nhảy xa ưỡn thân?
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Hoạt động lớp:
Đội hình như kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh xem tranh giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân và dành 2 phút
để học sinh nghiên cứu và thảo luận theo 4 nhóm. Sau đó 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1
học sinh thực hiện giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân (có bục giậm nhảy). Cả lớp
cùng giáo viên quan sát.
- Giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau; giáo viên nhận xét, kết luận và
thực hiện nhảy thị phạm.
**************
**************
GV
**************
**************
C. Hoạt thực hành
Trang18
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
* Hoạt động nhóm:
Chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1, 2: Thực hiện ở hố nhảy 1
- Nhóm 3,4 : Thực hiện ở hố nhảy 2
Nhóm trưởng điều hành tập luyện các nội dung sau:
+ Chạy đà 3 bước, 5 bước, 7 bước thực hiện tư thế bước bộ: 2 – 3 lần mỗi
mức đà
+ Đứng trên bàn học sinh thực hiện giai đoạn trên không kiểu ưỡn thân: 2 – 3
lần
+ Đà 3, 5,7 giậm nhảy thực hiện giai đoạn ưỡn thân có bục nhảy
+ Đà tăng dần (7 bước đà trở lên) thực hiện cả ba giai đoạn chạy đà, giậm
nhảy, trên không kiểu ưỡn thân.
- GV quan sát, sửa sai cả
xxxxxx
D. Hoạt động ứng dụng
* Hoạt động lớp
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh của 4 nhóm thực hiện các kỷ thuật chạy đà,
giậm nhảy, trên không kiểu ưỡn thân.
- Giáo viên cùng học sinh quan sát và nhận xét.
- Bài tập phát triển thể lực: Giao cho 4 nhóm tập luyện theo nội dung sau:
+ Bật cóc tiến lùi: 1- 2 lần (20 cái – 30 cái mỗi lần)
+ Đứng lên ngồi xuống trên hai chân: 1 – 2 lần (60 cái – 80 cái mỗi lần)
E. Hoạt động mở rộng
- Học sinh thả lỏng tích cực theo sự điều khiển của các nhóm trưởng
Trang19
Áp dụng hợp lý dạy học theo chủ đề môn Thể dục ở trường THPT
- GV nhận xét và giao cho học sinh về nhà sưu tầm tư liệu về Nhảy xa
- Tự tập luyện các kỷ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không.
+ ĐH xuống lớp cự li hẹp.
3. Công tác chuẩn bị cho tiết học của chủ đề.
a. Khâu chuẩn bị cán sự lớp, nhóm trưởng và ý thức học tập của học sinh
Khâu quan trọng nhất để thực hiện tiết học theo chủ đề là khả năng tạo cho học
sinh năng lực hoạt động nhóm; năng lực điều hành của lớp trưởng và của các nhóm
trưởng; năng lực hợp tác lần nhau trong nhóm; năng lực biết sửa sai cho bạn bè
trong nhóm. Chính vì vậy, để tiến hành dạy thành công các tiết dạy chủ đề, người
giáo viên phải tiến hành một số nội dung sau:
* Lựa chọn đội ngũ nhóm trưởng và cán sự lớp
Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, có
sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc, vui vẻ
và hòa đồng.
Chính vì vậy, người giáo viên dạy thể dục phải là người nhạy bén trong vịêc
lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay
đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để
lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong tiết thể dục. Môt yếu tố
để các thành viên khác trong lớp, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo
của Ban cán sự lớp và nhóm trưởng đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ
huy của ban cán sự và nhóm trưởng. Chính vì vậy người giáo viên nên định hướng
cho họ.
* Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhóm trưởng và cán sự lớp.
Ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên phải xây dựng,
hình thành và rèn luyện cho đội ngũ nhóm trưởng và cán sự lớp những kĩ năng chỉ
đạo lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt động tập luyện đến việc
thả lõng, nhận xét, đánh giá cũng như sửa sai. Để đạt được điều này, giáo viên phải
Trang20