Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn làm thế nào để học sinh phát âm tiếng anh tốt (thcs)...

Tài liệu Skkn làm thế nào để học sinh phát âm tiếng anh tốt (thcs)

.DOC
16
331
120

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN PHÚ HÒA TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO Tổ Tiếng Anh Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt Giáo viên : Đặng Thị Mĩ Linh Năm học: 2015 -2016 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến …………………………………………….. 3 1. Tên sáng kiến : “ Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt ” …….5 2.Lĩnh vực áp dụng …………………………………………………………..... 5 3. Mô tả các giải pháp cũ……………………………………………………… .5 4.Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến …………………………………….5 5.Mục đích của giải pháp sáng kiến ……………………………………………5 6.Thời gian thực hiện …………………… …………………………………...6 7. Nội dung……………………………………………………………………...6 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến………………………………...…6 7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng ……………………………………… .13 7.3. Thuyết minh vế lợi ích kinh tế , xã hội của sáng kiến…………………….14 Phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm cấp tổ………………………… …….17 Phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm cấp trường……………………………19 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp trường Kính gửi : Ban giám hiệu trường THCS Trần Hào 1.Tên sáng kiến “ Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt ” 2.Tác giả sáng kiến : - Họ tên : Đặng Thị Mĩ Linh - Ngày tháng năm sinh : 22 / 2 / 1972 - Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm môn tiếng Anh - Cơ quan , đơn vị : THCS Trần Hào - Địa chỉ : Xã Hòa Quang Nam , huyện Phú Hòa , tỉnh Phú Yên - Điện thoại : 0935537629 - Email : [email protected] Hòa Quang Nam , ngày 8 tháng 3 năm 2016 Tác giả sáng kiến Đặng Thị Mĩ Linh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến : “ Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt ” 2. Lĩnh vực áp dụng Trong giai đoạn đất nước phát triển và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Người tri thức không những cần có một trình độ chuyên môn cao mà còn phải có một trình độ tiếng Anh nhất định . Việc dạy học tiếng Anh ở nước ta nói chung , và việc dạy học tiếng Anh ở trường THCS nói riêng đặt ra những nhiệm vụ mới . Điều này đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, phải nắm bắt kịp thời những phương pháp mới , không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm để vệc dạy học của mình đạt kết quả cao. Trong bốn kỉ năng nghe , nói , đọc viết , theo tôi trình độ nghe , nói ở học sinh còn rất kém . Điều này cũng dễ hiểu khi một học sinh sau bốn năm học tiếng Anh mà không nói chuẩn được một câu tiếng Anh . Nó luôn làm tôi trăn trở sau nhiều năm giảng dạy .Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm trên . Sáng kiến này tôi đã áp dụng cho học sinh trường THCS Trần Hào nói chung và học sinh khối 6 nói riêng . Nhằm muốn giúp các em phát âm tiếng Anh chuẩn hơn , từ đó các em cảm thấy tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp . 3. Mô tả các giải pháp cũ HÇu nh trong các tiết học , viÖc luyÖn ng÷ ©m, ng÷ ®iÖu cho häc sinh cha ®îc chó trọng, gi¸o viªn chØ rÌn luyÖn cho häc sinh đọc một vài từ mới . Phần luyện âm chỉ đơn giản là giáo viên đọc mẫu , học sinh đọc đồng thanh . Sau đó gọi một vài học sinh đọc lại phần từ vựng đó . Vì là học sinh vùng nông thôn , điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn , phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của con em họ nên sự tiếp thu bài của các em còn chậm . Hơn nữa tiếng Anh là môn học cần rèn luyện nhiều ở nhà , trong khi đó ý thức tự học tập của các em còn kém , các em không chịu khó rèn luyện tại nhà nên các em đã quên cách phát âm . Đa phần các em không có thói quen dùng từ điển để tra từ . Đa số các em chưa chú trọng nhiều đến phát âm đúng và chuẩn từ tiếng Anh . Các em chỉ chú trọng phần bài tập ngữ pháp , bài tập đọc hiểu , bài tập viết ,….Bởi những bài tập này phục vụ cho bài kiểm tra của giáo viên trên lớp . 4.Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến Phát âm là nền tảng cho hai kĩ năng nói và nghe của người học. Phát âm tốt thì người học sẽ tự tin hơn khi nói và nghe tốt hơn. Phát âm được coi là việc quan trọng đầu tiên, phát âm được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen phát âm sai, hoặc không nhớ cách phát âm, đặc biệt với những từ khó phát âm hay từ có nhiều âm tiết. Điều này đã làm nhiều em thiếu tự tin lúc nói dẫn đến nói tiếng Anh kém lưu loát và nghe kém hơn. Là một giáo viên dạy ngoại ngữ , tôi muốn trao đổi ở đây những nhận thức được xuất phát từ đặc trưng bộ môn ngoại ngữ . “Ngôn ngữ là lời nói chứ không phải là chữ viết”. Mà để nói đúng , nói giỏi thì trước hết phải phát âm chính xác . Đây là điều bắt buộc đối với bất cứ người học ngoại ngữ nào bởi nếu người nói phát âm chính xác thì người nghe mới hiểu được. Với Tiếng Anh , phát âm chính xác càng tối quan trọng vì Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Nếu phát âm sai một từ thì sẽ thành từ khác điều này làm người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được .Hơn thế nữa việc phát âm nhiều từ trong Tiếng Anh khá phức tạp, khi nó định vị trong 1 câu, trong một ngữ cảnh cụ thể thì có thể hiểu được, nhưng khi nó đứng độc lập thì bắt buộc phải phát âm chuẩn, không được bỏ bớt âm cuối, điều này rất cũng quan trọng. 5.Mục đích của giải pháp sáng kiến Tiếng Anh là một môn học có đặc thù riêng . Học sinh được rèn luyện độc lập càng nhiều càng tốt.Trong giờ học, học sinh phải được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của mình. Để đạt được mục đích đó giáo viên phải tạo cho học sinh thói quen phát âm chính xác , biết lắng nghe và sửa theo các bạn nói tiếng Anh chuẩn hơn , phải thường xuyên dùng từ điển tra từ nếu bản thân chưa chính xác cách đọc . Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên thiết kế nhiều dạng bài tập khác nhau để kiểm tra việc phát âm của học sinh nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch dạy học , làm cho môi trường học tập luôn diễn ra “ Nhẹ nhàng, sinh động, nhưng hiệu quả”. 6.Thời gian thực hiện Sáng kiến này được áp dụng trong năm 2014- 2015 7. Nội dung 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Trong qúa trình dạy và học tiếng Anh , bốn kỉ năng nghe , nói , đọc , viết luôn được tôi chú ý . Với tôi phần luyện âm là phần tôi chú ý nhiều hơn hết . Bên cạnh đó tôi còn chú ý rèn cho học sinh tiÕt tÊu, ng÷ ©m, ng÷ ®iÖu bởi nó rÊt quan träng trong viÖc giao tiÕp ®µm tho¹i víi ngêi kh¸c, ®Æc biÖt lµ ngêi níc ngoµi. Tôi nghĩ mục đích của việc dạy ngữ âm trong một lớp ngôn ngữ không nhằm làm cho người học có khả năng phát âm tương tự như người bản ngữ vì việc này không thực tế, trừ trường hợp người học có năng khiếu thật đặc biệt và động cơ học rất cao. Mục tiêu dạy ngữ âm là giúp cho người học đạt được một khả năng phát âm đúng ở một mức độ nào đó để họ có thể truyền đạt được điều họ muốn nói với người khác . Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm của người học . - Một số âm không có trong hệ thống âm thanh của tiếng mẹ đẻ nên việc đọc tiếng Anh của học sinh thường gặp khó khăn trong các âm đầu như:/ δ/ và / θ/, và các âm cuối từ như: /z/,/s/ và / ή/..... Ngoài ra,trọng âm, ngữ điệu cũng làm thay đổi ngữ nghĩa của từ và câu .Điều này buộc người dạy cần có một sự hiểu biết nhất định về hệ thống âm của tiếng mẹ đẻ để có thể nắm bắt được những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc phát âm Tiếng Anh hầu có thể hướng dẫn và sửa chữa cho học sinh đọc được các âm khó này. - Theo nghiên cứu , người học càng nhỏ tuổi thì càng dễ nói tiếng Anh chuẩn hơn người lớn tuổi vì chúng ít bị ảnh hưởng của giọng nói tiếng Việt . Đây là thuận lợi để tôi nỗ lực hơn nữa trong quá trình luyện âm cho học sinh . - Trong giờ học tôi thường xuyên tạo cho học sinh có một môi trường ngoại ngữ . Các em có nhiều cơ hội để đọc , nói tiếng Anh , có nhiều thời gian và mức độ tiếp xúc với Tiếng Anh . Tiếp xúc càng nhiều thì sự tự tin trong giao tiếp cũng như phát âm tiếng Anh chuẩn ngày càng tiến bộ . Những em học yếu cũng sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn nếu được tiếp xúc với những bạn phát âm tốt , hoặc được các bạn giải thích cặn kẽ về cách phát âm một từ mới nào đó . -Thái độ của người học đối với thứ tiếng đang học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc học phát âm. Thái độ học tập của người học càng tốt thì việc phát âm càng tốt vì họ cố găng bắt chước cho giống cách nói của người bản ngữ. Hiểu được điều này tôi thường xuyên động viên khuyến khích các em tích cực cùng tham gia thực hành . Giúp các em có một động cơ học tập . Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc dạy phát âm. Nếu người học có động cơ học tập tốt thì họ sẽ đầu tư nhiều thì giờ hơn và nỗ lực hơn trong việc học phát âm từ đó họ sẽ có nhiều tiến bộ hơn. Bên cạnh những yếu tố trên trong các tiết học ngày một ít tôi dạy cho học sinh cách phát âm phần nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh . I. SOUNDS: A. There are 44 sounds in English: - 20 vowel sounds: 12 monophthongs and 8 diphthongs - 24 consonant sounds: include 2 semi-vowel sounds (/j, w/) 1. Vowel sounds a. Monophthongs (Nguyên âm đơn) /i, ɪ, e, ^, ɜ, ə, æ , u, ʊ, ɔ, o, ɑ/ /i:/ me, tea, he… => long sound /ɪ/ sit, thick… /e/ head, bed, get… / æ/ man, hand, fan… /ɜ:/ girl, church, bird.. => long sound /ə/ a, an… /^/ but, cut, shut… /u:/ who, shoe, move.. => long sound /ʊ/ look, took, good… /ɔ:/ more, for, door… => long sound /o/ not, hot, got… /ɑ/ car, far, bar… => long sound b. Diphthongs (Nguyên âm đôi) /aɪ, oɪ, eɪ, əʊ, ɑʊ, ɪə, eə, ʊə/ /aɪ/ like, shy, fine, goodbye… /oɪ/ boy, toy, coin, choice… /eɪ/ day, pay, play, say… /əʊ/ show, no, go, flow… /ɑʊ/ how, town, about, now… /ɪə/ beer, cheer, tear, dear… /eə/ bare, care, share, fair… /ʊə/ sure, tour, poor… 2. Consonant sounds/p, b, f, v, t, d, s, z, θ, δ, ʃ, ʒ, tʃ, dʒ, k, g, h, l, r, m, n, ŋ, j, w/ /p/ pen, picture, pretty… /b/ big, build, book… /f/ fire, flame, four… /v/ very, visit, view… /t/ take, talk, talent… /d/ do, dog, duty… /s/ sad, sing, speak… /z/ zoo, buzz, size… /θ/ think, thirty, through… /δ/ this, that, they, them /ʃ/ shop, shout, shoe… /ʒ/ pleasure, usual, measure… /tʃ/ choose, chest, chocolate… /dʒ/ jacket, journey, judge… /k/ cake, camera, class… /g/ game, goal, ghost… /h/ have, help, hot… /l/ like, love, learn… /r/ read, red, row… /m/ mother, month, monkey… /n/ night, not, know… /ŋ/ song, sing, ring… /j/ you, year, yesterday… /w/ we, wait, walk… Voiceless: /p, t, k, f, θ, s, ʃ, tʃ, h/ Voiced: /b, d, g, v, z, δ, ʒ, dʒ, g, l, r, m, n, ŋ, j, w/ Example Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại: A. heat B. seat C. great D. meat. Phần gạch chân là các nguyên âm đơn a, o, u, e, i và y hoặc sự kết hợp khác nhau của chúng. Vậy tại sao ea trong seat, meat, heat lại đọc khác ea trong great. Một số kinh nghiệm và lưu ý dưới đây: - Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều. - Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/. - Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/). - Các chữ được viết là a- e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/. - Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/. - Hầu hết các chữ được viết là i-e (smile), ie (die), y (cry) được phát âm là [ai]. Một số chữ viết là igh (high), uy (buy) cũng được phát âm giống như trên nhưng không nhiều. Riêng các từ fridge, city, friend lại không được phát âm là /ai/. - Hầu hết các chữ được viết là i (win) có phát âm là /i/, đôi khi y cũng được phát âm như trên (Trừ trường hợp sau i có r – sau r không phải là một nguyên âm). - Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner... - Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook... - Các chữ được phát âm là /ɜ:/ thuộc các trường hợp sau: ir (bird), er (her), ur (hurt). Ngoài ra còn có những trường hợp ngoại lệ or (word), ear (heard) - Các chữ cái được phát âm là /ɔ:/ thuộc các trường hợp sau: or (form, norm). Các trường hợp ngoại lệ khác: a (call), ar (war), au (cause), aw (saw), al (walk), augh (taught), ough (thou ght), four (four). - Các chữ cái được viết là oy, oi sẽ được phát âm là /ɔɪ/. Ví dụ: boy, coin... - Các chữ cái được viết là ow, ou thường được phát âm là /əʊ/ hay /aʊ/, tuy nhiên chúng cũng còn có nhiều biến thể phát âm khác nữa. * Một số từ đọc kiểu này nhưng khi thêm một, hai từ phía sau thì nó sẽ đọc khác, nếu không chú ý thì rất dễ bị sai. Sau đây là một chữ thường gặp Nation : /ei/ => Nationality : / æ / South : /aʊ/ => Southern : / əʊ / Breath : /e/ => Breathe : /i:/ Note: English Pronunciation /’ɪŋglɪʃ prənʌnsɪ’eɪʃn/ 1. /ɪ/ - "a" được phát âm là /ɪ/ khi: đối với những danh từ có hai âm tiết và có tận cùng bằng "age":Village /’vɪlɪdʒ/, cottage /’kɔtɪdʒ/ - "e" được phát âm là /ɪ/ trong tiếp đầu ngữ “be”, “de” và “re”: begin /bɪ’gɪn/, defrost /dɪ’froust/, return, /rɪ’təːn/ - "i" được phát âm là /ɪ/ trong từ có một âm tiết và tận cùng bằng một hoặc hai phụ âm i+phụ âm win /wɪn/, miss /mɪs/ - "ui" được phát âm là /ɪ/: build /bɪld/, guilt /gɪlt/, guinea /’gɪnɪ/ 2. /i:/ Các nguyên âm khác nhau sẽ cùng được phát âm là /i:/ trong những hợp cụ thể như sau: - "e" được phát âm là /i:/ khi đứng liền trước hình thức tận cùng bằng phụ âm + e: scene /siːn/, complete /kəm'pliːt/, cede /si:d/, và trong những chữ be, he, she, me … - "ea" được phát âm là /i:/ khi từ có tận cúng là "ea" hoặc "ae" + phụ âm: tea /ti:/, meal /mi:l/, easy /'i:zɪ/, cheap /t∫i:p/ - "ee" thường được phát âm là /i:/: three /θri:/, see /si:/, screen /skri:n/, agree /ə'gri:/ Lưu ý: khi "ee" + "r" được phát âm là /ɪə/: beer /bɪə(r)/, cheer /tʃɪə(r)/ - "ei" đươc phát âm là /i:/ trong một số trường hợp: receive /rɪ'si:v/, ceiling /'si:lɪŋ/, receipt /rɪ'si:t/, seize /si:z/, deceive /dɪ'si:v/, seignior /'si:njə/ Lưu ý: trong một số trường hợp "ei" được phát âm là /eɪ/, /aɪ/,/εə/ hoặc /e/: eight /eɪt/, height /haɪt/, heir /hεə/, heifer /'hefə/ - "ey" được phát âm là /i:? trong một số trường hợp: key /ki:/ Lưu ý: "ey" được phát âm là /eɪ/ hoặc /ɪ/trong prey /preɪ/, obey /ɔbeɪ/, money /mʌnɪ/ - "ie" được phát âm là /i:/ khi nó là những nguyên âm đứng ở giữa chữ: grief /gri:f/, chief/t∫i:f/, believe /bi'li:v/ Ngoại lệ: friend /frend/, science /'saiəns/ 3. / ʌ / - "o" thường được phát âm là /ʌ/ trong những từ có một âm tiết, và trong những âm tiết được nhấn mạnh của những từ có nhiều âm tiết.: Come /kʌm/, some /sʌm/ - "u" thường được phát âm là /ʌ/ đối với những từ có tận cùng bằng u+phụ âm: but /bʌt/, cup /kʌp/ - Trong những tiếp đầu ngữ un, um: Uneasy /ʌniːzɪ/, umbrella /ʌm’brelə/ - "oo" thường được phát âm là /ʌ/ trong một số trường hợp như: Blood /blʌd/, flood, /flʌd/ - "ou" thường được phát âm là ʌ/ đối với những từ có nhóm "ou" với một hay hai phụ âm: country /’kʌntri/, couple /'kʌpl/, cousin /'kʌzn/ 4. /ɑː/ - "a" được phát âm là /ɑː/ trong một số trường hợp: bar /bɑː/, father /’fɑː.ðə/ - "ua" và "au" cũng có thể được phát âm là /ɑː/: guard /gɑːd/, heart /hɑːt/, laugh /lɑːf/ 5. /e/ - "a" được phát âm là /e/: many /'menɪ/, anyone /'enɪwʌn/ - "e" được phát âm là /e/ khi mà những từ có một âm tiết tận cùng bằng một hay nhiều phụ âm trừ "r" hoặc trong âm tiết được nhấn mạnh của một từ: send /send/, debt /det/, them /ðem/, member /'membə(r)/, November /nəʊ'vembə/ Ngoại lệ: her /hɜː/, term /tɜːm/, interpret /ɪn'tɜːprɪt/ - "ea" được phát âm là trong các trường hợp: Dead /ded/, Head /hed/, bread /bred/, leather /'leðə/, measure /'meʒə/, pleasure /'pleʒə/ 6. /æ/ - “a” được phát âm là /æ/ trong các trường hợp: Trong những từ có một âm tiết mà tận cùng bằng một hay nhiều phụ âm Hat, /hæt/, sad /sæd/ - Khi ở trong một âm tiết được nhấn mạnh của một chữ có nhiều âm tiết và đứng trước hai phụ âm Candle /'kændl/, captain /'kæptɪn/ - Chú ý: Một số từ người Anh đọc là /aː/, người Mỹ đọc là /æ/: ask /ɑːsk/, can't (không thể), commander 7. /ɒ/: "o" thường được phát âm là /ɒ/ trong một số trường hợp: dog /dɒg/, shot /ʃɒt/, lock /lɒk/ 8. /ɔː/ - "a" được phát âm là /ɔː/ trong những từ có một âm tiết mà tận cùng bằng "ll": tall /tɔːl/, call /kɔːl/, small /smɔːl/ Ngoại lệ: shall /ʃæl/ - "o" thường được phát âm là /ɔː/ trong những từ có nhóm or+phụ âm: born /bɔːn/, corpse /kɔːps/ horn /hɔːn/ - "au" thường được phát âm là /ɔː/ trong một số trường hợp như: fault /fɔːlt/, haunt /hɔːnt/, daughter /'dɔːtə(r)/ - "aw" thường được phát âm là /ɔː/ khi trong một từ có tận cùng là aw hay aw+phụ âm : law /lɔː/, bawl /bɔːl/ - "oa" được phát âm là /ɔː/ khi đứng trước "r": board /bɔːd/, coarse /kɔːs/ 9. /ʊ/ - "o" được phát âm là /ʊ/ trong một số trường hợp: wolf /wʊlf/, Woman /'wʊmən/ - "oo" thường được phát âm là /ʊ/: book /bʊk/, good /gʊd/, look /lʊk/ - "ou" được phát âm là /ʊ / trong một số trường hợp : could /kʊd/, should /ʃʊd/ 10. /u: / - "o" thường được phát âm là / u: / trong một vài từ thông dụng có tận cùng bằng o hay o với phụ âm: do /du: /, Move /mu:v/, Lose /lu:z/ - "u" còn được phát âm là / u: /: blue /blu:/, lunar /’lu:nə/ - "oo" còn được phát âm là / u: /: cool /ku:l/, food fu;d/ - "ou" được phát âm là / u: / trong một số trường hợp: croup /kru;p/, group /gru:p/ - "ui" được phát âm là / u: / trong một số trường hợp: fruit /fru:t/ 11. /ə: / - "o" thường được phát âm là / ə: / trong một số trường hợp: work /w ə: k/ - "u" còn được phát âm là / ə: /: burn /b ə: n/ - "i", "e", "ea" và "ou" thỉnh thoảng cũng được phát âm là / ə: / khi trọng âm rơi vào những từ này: Bird /b ə: d /, early / ə: li/ 12. /ə/ - "a" được phát âm là /ə/: banana /bə:’nænə/ - "e" được phát âm là /ə/: mother /’m ə ðə(r)/ - "o" được phát âm là /ə/: control /kən’trə:l/ - "u" được phát âm là /ə/: picture /’pi:ktʃə(r)/ - "ou" được phát âm là /ə/: famous /’fe:məs/, Dangerous /’dei:ndʃərəs/ 13- "ai" được phát âm là /ei/ khi đứng trước một phụ âm trừ "r": rain /rein / train /trein/, paint /peint/ - "ay" thường được phát âm là /ei/ trong những từ có tận cùng bằng "ay": clay /klei/, day /dei / Ngoại lệ: quay /ki;/, mayor /meə(r) - "ea" được phát âm là /ei/: great /greit/, break /breik/ - "ei" thường được phát âm là /ei/: eight /eit/, weight /wei/, neighbour /neibə(r)/ "ey" thường được phát âm là /ei/: they /ðei/, prey prei/ 14. /ai/ - "i" thường được phát âm là /ai/ đối với những từ có một âm tiết mà tận cùng bằng i+phụ âm+e: bike /baik/, site /sait/ - "ei" thường được phát âm là /ai/ trong một số trường hợp: either /’aiðə(r)/, neither /’naiðə(r)/, height /hait/ - "ie" được phát âm là /ai/ khi nó là những nguyên âm cuối của một từ có một âm tiết: die /dai/, lie /lai/ - "ui" được phát âm là /ai/ trong những từ có ui+phụ âm+e: guide /gaid/, quite /kwait/ - "uy" phát âm là /ai/: buy /bai/, guy /gai/ 15. / ɔɪ /: "oi" và "oy" thường được phát âm là / ɔɪ /: boil /b ɔɪ l/, toy /t ɔɪ / 16. / au / - "ou" được phát âm là /au/ trong những từ có nhóm "ou" với một hay hai phụ âm: found /faund/, Cloud /klaud/ - "ow" được phát âm là /au/: tower /tauə(r)/, power /pauə(r)/ 17. /ə ʊ / - "O" thường được phát âm là /ə ʊ / khi nó ở cuối một từ: go gə ʊ /, no /nə ʊ /, ago /ə ʊ gəʊ/, toe /tə ʊ / - "oa" được phát âm là /əʊ/ trong một từ có một âm tiết tận cùng bằng một hay hai phụ âm: coat /kə ʊ t/, road /rə ʊ d/ - "ou" có thể được phát âm là /ə ʊ shoulder /ʃ ə ʊ ldə(r)/ - "ow" được phát âm là /ə ʊ /: know /nə ʊ /, slow /slə ʊ /,window /’wində ʊ / 18. /iə/ - "ea" được phát âm là /iə/ trong những từ có nhóm ear: tear /tiə(r)/, clear /kliə(r)/ - "ee" phát âm là /iə/ khi đứng trước tận cùng là "r" của mỗi từ 19. /eə/ - "a" được phát âm là /eə/ trong những từ có một âm tiết mà tận cùng bằng "are" hoặc trong một âm tiết của một từ khi "a" đứng trước "r": bare /beə(r)/, parents /’peərənts/, - "ai" phát âm là /eə/ khi đứng trước "r": air /eə(r)/, fair /feə(r)/ - "ea" được phát âm là /eə/: bear /beə(r)/,wear /weə(r)/, swear /sweə(r)/ - "ei" có thể được phát âm là /eə/: heir /eə(r)/, their /ðeə(r)/ 20. /uə/ - "oo" được phát âm là /uə/ trong những từ có một âm tiết mà tận cùng bằng "r": poor /puə(r)/ - "ou" có thể được phát âm là /uə/: tour /tuə(r)/ C. The pronunciation of consonant sounds: Một số kiến thức chung nhất về cách phát âm của các phụ âm tiếng Anh: - TH có 2 cách phát âm là /θ/ (three) và /ð/ (then). Trong một số từ chỉ tên người và tên nơi chốn TH được phát âm là /t/ (Thailand , Thomas). - Các chữ SH, S đứng đầu từ (shoe,sugar); SH, SS, TI, C đứng giữa từ (fashion, Russia, nation, ocean); SH đứng cuối từ (finish) đều được phát âm là /ʃ/. - Các chữ J, G đứng đầu từ (jaw, general); G, J đứng giữa từ (page, major); GE, DGE đứng cuối từ (rage, ledge) đều được phát âm là /dʒ/. - Các chữ CH đứng đầu từ (chair); CH, T đứng giữa từ (teacher), (future); TCH đứng cuối từ (watch) đều được phát âm là /tʃ/. - Thông thường H được phát âm là /h/ (hill) tuy nhiên cũng có ngoại lệ là WH (who) cũng được phát âm là /h/ và H không được phát âm (âm câm) trong một số từ: hour, honour, honest... - W (will), WH (when) thường được phát âm là /w/. Một số trường hợp hiếm là O trong one, once cũng được phát âm là /w/. Chữ QU thường được phát âm thành /kw/ (quite) - Các chữ Y, U, E, I được phát âm thành /j/ trong các từ sau: you, cute, few, view. - Các chữ G, GG thường được phát âm là /g/ (go, bigger). Đôi khi các chữ GH, GU cũng được phát âm là /g/ (ghost, guest). G là âm câm trong các từ sign, foreign. - Các chữ C, K đứng đầu từ (can, king); CC, CK đứng giữa từ (soccer, locker); K, CK, C, CH đứng cuối từ (milk, black, comic, ache) đều được phát âm là /k/. Chú ý rằng QU được phát âm là /kw/ (quick), X được phát âm là /ks/ (six). Một số từ bắt đầu bằng K nhưng khi phát âm thì K biến thành âm câm (know, knife). - Các chữ F (fall), FF (offer), PH (photo), GH (laugh) thường được phát âm là /f/. - Hầu hết V được phát âm là /v/ (never) tuy nhiên đôi khi F cũng được phát âm là /v/ (of). - Hầu hết P, PP được phát âm là /p/ (open, apple) - Các chữ S (sad), SS (class), C (place) thường được phát âm là /s/. Đôi khi SC (science) cũng được phát âm như trên. - Chữ cái "C" được phát âm là/s/ khi nó được theo sau bởi các chữ cái:"e, i , y"(trừ từ :"concerto") Ex: ceiling ; cycle ; excite... - _"C" được phát âm là/s / khi nó được theo sau bởi :" ea, ia, ious" EX: delicious ;ocean; official;... - ''C'' được phát âm là/k/ trong các trường hợp còn lại. EX: cold, coast, ... - Chữ cái "G" phát âm là /dz/ khi đựơc theo sau bởi : "e, i, y" EX: orange, engineer, ... - Các trường hợp còn lại "G" đựơc phát âm là /g/ : EX: gear, get, gift, ... * Một số trường hợp đặc biệt "G" đựơc phát âm là /z/ : EX: garage, massage, collage, sabotage, epsionage, regime, mirage. - Khi gặp gạch dưới chữ S : Bình thường chữ s phát âm là /s/,nhưng có những ngoại lệ cần nhớ là : s đọc /z/các chữ sau: busy, please, easy, present, desire, music, pleasant, desert -Chữ s đọc / S/: sugar, sure - Đối với chữ CH: + CH đọc /ch/ là bình thường + CH đọc : /k/ gồm các chữ sau:, ache, christmas, mechanic, architect, character - CH đọc là /S/: machine, champagne, chamois, chalet, charade ,... - Đối với chữ H: các chữ H sau đây là h câm: hour, honor, honest - Đối với chữ GH: bình thường đọc là /f/ - Đối với âm /u/ và /u:/ /u/ gồm: put, pull, full, could, woman, foot, look, good, book.... /u:/ gồm: food, school, tooth, fruit, June, noon, soup, through, move, shoe,..... * Note: Silent consonant (âm câm) "B"câm khi đứng sau "m" hoặc đứng trứơc "t" : bomb, climb, comb, tomb, doubt, subtle, debt.... (Chú ý: có từ không tuân theo quy tắc này: timber...) "C" câm khi đứng trước "k" hoặc đứng sau "S": science, muscle, black, duck, scence,... "D" thường câm khi đứng sau "n" : handsome, grandchild, handkerchief, wednesday*,... "G " câm khi đứng trước "n" hoặc trước "m" và "n" ở cuối từ : sign, paradigm, design, gnow, gnash, ... "H" sau đây là h câm:hour, honor, honest (và các gia đình từ của chữ này) "GH" câm khi đứng sau "i" hoặc "ou": sight, hieght, dough, borough, drought, ... "K" câm khi đứng trước "n" : know, knife, knob, ... "N" câm khi đứng sau "m": autumn, column, hymn, condemn,... "P" câm: cupboard, reciept, psychology,... "W"câm:sword "T" câm:Listen , often , fasten, ballet, ... * Kết quả của sáng kiến Nghiên cứu này của tôi được tiến hành trên 2 lớp tương đương với mỗi nhóm là 38 học sinh ở hai lớp 6 của trường THCS Trần Hào . Lớp 6C là lớp thực nghiệm và lớp 6D là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế . Lớp thực nghiệm được sử dụng một số giải pháp mới trong việc luyện phát âm chuẩn cho học sinh , còn lớp đối chứng sử dụng giải pháp cũ. Kết quả cho thấy tác đô ̣ng có ảnh hưởng lớn đến hứng thú và kết quả học tâ ̣p của học sinh. Điểm trung bình cho một bài tập ngữ âm sau tác đô ̣ng của lớp thực nghiê ̣m là 8,2 còn lớp đối chứng là 6,9 .Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0, 005(P < 0,05) có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . Điều đó chứng minh rằng viê ̣c sử dụng các giải pháp trên đã nâng cao kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh ở trường THCS Trần Hào . Điều đáng nói hơn nữa khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các em được cải thiện rõ rệt . Các em đã tự tin hơn , nói tiếng Anh chuẩn hơn . Điều này giúp các em yêu thích môn học này hơn , các em không còn cảm giác sợ hãi khi được cô giáo gọi đọc bài hoặc trả lời câu hỏi của cô . Các em có hứng thú nhiều trong các hoạt động nhóm , hoạt động cặp . 7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng Tôi đã chọn 2 nhóm học sinh của lớp 6C và 6D của trường để làm công tác nghiên cứu trên cơ sở tương đối tương đồng về sĩ số , tỉ lệ nam nữ và học lực. Cụ thể như sau: Bảng 1: Sĩ số và học lực của 2 nhóm học sinh lớp 6C và lớp 6D Số HS các nhóm Lực học Ghi chú Lớp Tổng Nữ Nam Giỏi Khá TB Yếu Kém số 6C 38 19 19 7 10 16 4 1 6D 38 19 19 6 11 15 5 1 2. Thiết kế nghiên cứu Chọn 2 lớp, mỗi lớp là 38 học sinh: lớp 6C là lớp thực nghiệm, lớp 6D là lớp đối chứng . Tôi dùng bài kiểm tra hình thức 45 phút làm bài kiểm tra trước tác động, Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động Kết quả Bảng 2 : Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương Đối chứng 6,7 TBC P= Thực nghiệm 6,8 0,83 P = 0,83 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa , hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 2 ) Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu Nhóm Thực nghiệm KT trước TĐ 6C Đối chứng - 01 Tác động Luyện phát âm theo yêu KT sau TĐ cầu của giáo viên Luyện phát âm theo cách 02 6D cũ Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 03 04 3. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên + Lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học bình thường , quy trình chuẩn bị bài của học sinh bình thường. + Lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng một số phương pháp luyện cách phát âm cho học sinh .Học sinh có thể chuẩn bị trước cách phát âm bằng cách tra từ điển . * Tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết số 1 ở học kỳ I Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết số 3 ở học kỳ II Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau một thời gian giáo viên hướng dẫn và luyện phát âm cho học sinh .Nội dung kiểm tra gồm có các phần theo đúng quy định của một bài kiểm tra 1 tiết, có biểu điểm và đáp án cụ thể, các bài kiểm tra được sửa chữa cụ thể trước lớp. 7.3. Thuyết minh vế lợi ích kinh tế , xã hội của sáng kiến Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Bài kiểm tra Bài kiểm tra Bài kiểm tra trước tác Bài kiểm tra sau trước tác động 6,8 sau tác động 8,2 động 6,7 tác động 6,9 chuẩn (SD) giá trị P của 1,1 0,6 0,9 1,2 T-test Chênh lệch 0,83 0,005 Giá trị TB Độ lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,09 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,005 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động . Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = (8,2-6,9)/1,2 = 1,09 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,09 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc đổi mới cách dạy phát âm cho học sinh đã tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “ Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt ” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8,2 . Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6,9. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,3. Điều đó cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,09. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn . Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là 0,005. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. Cam kết : Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền . Xác nhận của đơn vị Tác giả sáng kiến Đặng Thị Mĩ Linh TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TỔ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hòa Quang Nam , ngày …… tháng 3 năm 2016 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cấp tổ 1.Tên sáng kiến “ Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt ” 2. Đơn vị : trường THCS Trần Hào Bảo vệ trước hội đồng sáng kiến trường THCS Trần Hào theo Quyết định số …./ QĐ của trường THCS Trần Hào . Họ tên người đánh giá :…………………………………………………………. Chức danh trong hội đồng : Thành viên Hội đồng sáng kiến trường THCS Trần Hào . Bảng cho điểm các tiêu chí đánh giá : T T Tên chỉ tiêu Điểm chuẩn 1 2 Tính mới Khả năng áp dụng Hiệu quả Tổng số 10 10 2 1 10 10 2 3 Điểm đánh giá TVHĐ Hệ số Tổng số điểm đánh giá đã nhân hệ số Xếp loại I.Tổng số điểm tối đa : 50 điểm - Từ 25 điểm trở lên : Sáng kiến được công nhận . - Dưới 25 điểm : Sáng kiến không được công nhận. II.Trình bày rõ ý kiến nhận xét , đánh giá theo nội dung trên 1. Tính mới : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2. Phạm vi áp dụng : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 3. Hiệu quả kinh tế , xã hội : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………….................................................................................. T/M TỔ TỔ TRƯỞNG TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hòa Quang Nam , ngày …… tháng 3 năm 2016 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cấp trường 1.Tên sáng kiến “ Làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt ” 2. Đơn vị : trường THCS Trần Hào Bảo vệ trước hội đồng sáng kiến trường THCS Trần Hào theo Quyết định số …./ QĐ của trường THCS Trần Hào . Họ tên người đánh giá :…………………………………………………………. Chức danh trong hội đồng : Thành viên Hội đồng sáng kiến trường THCS Trần Hào . Bảng cho điểm các tiêu chí đánh giá : T T Tên chỉ tiêu Điểm chuẩn 1 2 Tính mới Khả năng áp dụng Hiệu quả Tổng số 10 10 2 1 10 10 2 3 Điểm đánh giá TVHĐ Hệ số Tổng số điểm đánh giá đã nhân hệ số Xếp loại I.Tổng số điểm tối đa : 50 điểm - Từ 25 điểm trở lên : Sáng kiến được công nhận . - Dưới 25 điểm : Sáng kiến không được công nhận. II.Trình bày rõ ý kiến nhận xét , đánh giá theo nội dung trên 4. Tính mới : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 5. Phạm vi áp dụng : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 6. Hiệu quả kinh tế , xã hội : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………….................................................................................. T/M TRƯỜNG THCS Trần Hào Chủ tịch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan