Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn lồng ghép kiến thức bảo vệ sức khỏe vào quá trình giảng dạy môn hóa học góp...

Tài liệu Skkn lồng ghép kiến thức bảo vệ sức khỏe vào quá trình giảng dạy môn hóa học góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

.DOC
11
127
138

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số……………………………………… 1. Tên sáng kiến: “Lồng nghép kiến thức bảo vệ sức khỏe vào quá trình giảng dạy môn Hóa học góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ”. (Võ Thị Phương Linh, Nguyễn Thị Thuận Thảo, Lê Thanh Thủy, @THPT Lê Quí Đôn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quý thầy cô đang giảng dạy môn Hóa học tại các trường trung học phổ thông. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã giảm tải nhiều nội dung kiến thức không cần thiết tuy nhiên chương trình sách giáo khoa hiện nay theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì vẫn còn cồng kềnh và nặng về lí thuyết. Để đảm bảo dạy đúng theo chương trình thì trong phạm vi một tiết học thường thì giáo viên chủ yếu là truyền thụ kiến thức cho hết nội dung bài, thời gian còn lại để củng cố là chủ yếu mà thường quên đi việc cập nhật những kiến thức đã dạy vào cuộc sống như thế nào, ý nghĩa của những bài học hôm nay, qua môn học này ta biết được điều gì và ta vận dụng những gì học được vào đời sống ra sao. - Thật ngạc nhiên khi học sinh đặt câu hỏi: “ Học môn này để làm gì vậy cô ( thầy)? Chẳng lẽ trả lời là học để thi vì thường thì người ta hay lấy kết quả kì thi để đánh giá quá trình giảng dạy. Trước tình hình thi cử hiện nay có nhiều thay đổi lớn, thì người giáo viên còn mãi loay hoay làm sao để lắp đầy kiến thức cho các em mong giúp học sinh vượt qua các kì thi quan trọng mà quên đi phải giáo dục các em thành một người hoàn thiện, khi vào đời phải tự tin và thích nghi được với hòan cảnh hiện thời. Chúng ta thường bỏ qua sự vận dụng như thế nào những kiến thức đã học, nó giúp gì sau khi ta đã học xong. Thật ra có rất nhiều vấn đề mà người 1 giáo viên có tâm huyết sẽ biết cách lồng vào bài học để làm sao cho học sinh yêu thích môn mình, thấy được ý nghĩa lớn lao của một giờ học. Một trong những vấn đề có thể đề cập là giúp học sinh nhận thức được mặt tiêu cực của những hóa chất được ứng dụng tràn lan ngoài thực tế và cách ứng phó, đó cũng là lí do tôi đề xuất sáng kiến “Lồng nghép kiến thức bảo vệ sức khỏe vào quá trình giảng dạy môn Hóa học góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Kiến thức Hóa học tương đối khô khan, nếu không có động lực, niềm đam mê thì khó mà học tốt môn này. Về phần giáo viên luôn luôn trăn trở làm sao để mang lại một giờ học thật hiệu quả, học sinh tiếp thu bài tốt mà vẫn đảm bảo chương trình. Theo kinh nghiệm cho thấy, nếu chỉ giảng lí thuyết suông thì dễ gây cảm giác buồn ngủ, khó tập trung. Thế nên trong quá trình giảng dạy giáo viên phải dùng nhiều phương pháp nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, ngoài ra cần tạo mối dây liên kết giữa môn học với thực tế cuộc sống để làm sao qua một tiết học ngoài kiến thức sách giáo khoa ra các em còn rút ra bài học gì riêng cho mình. Lồng ghép những nội dung có liên quan đến vấn đề giữ gìn sức khỏe giúp cho các em thấy bài học có ý nghĩa rất thiết thực đồng thời học sinh có kỹ năng xử lí tốt những tình huống hay gặp từ đó cảm thấy hứng thú hơn, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới đầy bổ ích. -Nội dung giải pháp: Điểm mới của giải pháp là thay vì cung cấp đầy đủ nội dung bài học, liên hệ thực tiễn đơn điệu, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường…. thì giáo viên hãy cập nhật những tin tức mới nhất, ít người quan tâm có liên quan đến bài học mà ảnh hưởng đến sức khỏe khi mà những hóa chất được sử dụng tràn lan không kiểm soát được. Lồng ghép nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nhưng góp phần to lớn vào việc hình thành những kỹ năng sống cần thiết trong tình hình xã hội hiện nay. 2 Thứ nhất: Giáo viên thường xuyên theo dõi thông tin mới qua đài truyền hình, mạng internet để có kiến thức sâu rộng, chính xác, khoa học. Thứ hai: Lọc ra những nội dung phù hợp với từng bài, đặc biệt chú ý mặt trái của việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng chất hóa học nhằm đem lại ích lợi cho người sản xuất mà ảnh hưởng đến người sử dụng. Thứ ba: Tiến hành lồng ghép vào những nội dung thích hợp - Ví dụ một: Trong bài lưu huỳnh - Hóa học 10. Khi dạy đến phần ứng dụng thì sách giáo khoa chỉ đề cập đến ứng dụng trong công nghiệp. Tuy nhiên giáo viên lưu ý học sinh là trong đời sống để bảo quản sản phẩm của mình người ta lợi dụng tính chất diệt nấm mốc mà xông lưu huỳnh vào măng khô, thuốc đông y, đũa tre, khô các loại…một cách công khai. Chúng ta giúp em nhận thức được lưu huỳnh không được bộ y tế cho phép bảo quản thực phẩm, sử dụng lưu huỳnh bừa bãi và quá mức cho phép sẽ gây suy thận, bệnh phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não... và cách nhận dạng qua cảm tính là các sản phẩm sau khi xông thường có màu vàng của lưu huỳnh. Các em sẽ tự biết mình nên dùng thực phẩm có nguồn gốc, bảo quản bằng chân không, phơi khô bằng nắng hoặc được giữ gìn trong tủ lạnh là tốt nhất. Hoặc trong phần tính chất hóa học của lưu huỳnh: Phản ứng với thủy ngân. Nhiều khi ta chỉ liên hệ nếu nhiệt kế thủy ngân vỡ thì rắc bột lưu huỳnh nhưng khi thực tế xảy ra thì học sinh không biết lấy lưu huỳnh ở đâu, nếu không có sẵn lưu huỳnh thì làm thế nào? Như vậy là chưa giải quyết tường tận vấn đề. Ở đây cần nêu rõ nếu ở nhà dùng nhiệt kế thủy ngân thì phải mua sẵn lưu huỳnh trong các tiệm thuốc bắc, nó có tên là diêm sinh, nói rõ cách xử lí vì hơi thủy ngân rất độc. Trường hợp không có lưu huỳnh thì nhanh chóng đưa mọi người ra khỏi nhà. Đóng cửa phòng lại để tránh lưu huỳnh bay hơi, thu hết những hạt thủy ngân trên mặt đất bằng cách dùng que bông ướt hoặc tờ danh thiếp cho vào lọ thủy tinh có bịt kín ghi rõ nhãn ở bên ngoài rồi để vào thùng rác phân loại. Cuối cùng, phải mở hết cửa để 3 thông gió trong phòng với bên ngoài trong nhiều giờ mới có thể vào phòng và sinh hoạt bình thường. Qua đây học sinh ý thức được mức độ nguy hiểm của thủy ngân và tính chất phản ứng với lưu huỳnh. Từ đó rút ra bài học là phải bảo quản cẩn thận nhiệt kế, huyết áp kế, để xa tầm tay trẻ em. - Ví dụ 2: Dạy bài: Flo – brom – iot ( Hóa học lớp 10) Khi nói đến flo có trong men răng của người, giáo viên liên hệ việc dùng kem đánh răng hằng ngày. Chúng ta hiểu hết về nó hay chưa? Dùng như thế nào là an toàn nhất? Trong kem đánh răng đặc biệt có hai thành phần độc hại là florua và triclosan dùng để chắc răng và diệt khuẩn. Tuy nhiên đa số mọi người chưa thấy được tác hại của việc nuốt nhiều florua nhất là đối với trẻ em. Một lượng nhỏ natri florua vào cơ thể cũng có thể gây tiết nước bọt, buồn nôn, đau thượng vị và tiêu chảy. Nếu sử dụng ở liều lượng cao có thể gây tê liệt thần kinh, yếu cơ và co giật, tiếp theo đó là những biểu hiện của suy hô hấp và bệnh tim mạch. Đặc biệt là fluor là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe chứ không phải là sự tiếp xúc ngay lập tức với fluor nồng độ cao. Trong khi đó triclosan vốn là hóa chất gây ung thư ở người. Chất triclosan còn có thể tích tụ trong chất béo cơ thể, khi lượng triclosan tích lũy nhiều và trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận, tim, phổi, ức chế hệ thống miễn dịch và não xuất huyết nội tiết tố. Như vậy học sinh sẽ biết được: Thứ nhất: Đối với người lớn, mỗi lần đánh răng chỉ cần lấy lượng kem vừa phải và phải rửa sạch sau khi sử dụng. Thứ hai: Đối với trẻ em, không nên dùng kem đánh răng chứa florua cao, tránh loại chứa triclosan hoă ̣c dùng cẩn thâ ̣n dưới sự hướng dẫn của người lớn. Thứ ba: Nếu lỡ nuốt kem đánh răng, ta hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài và lưu ý cẩn thận hơn trong lần sau. -Ví dụ 3: Dạy bài: anđehit – xeton ( Hóa học lớp 11) Vấn đề cần đề cập: Fomon trong bảo quản bún: 4 Do có tính sát trùng nên fomon dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật. Tuy nhiên lợi dụng tính chất này người ta cho vào bún nhằm bảo quản lâu hơn. Khi sử dụng thực phẩm nhiễm fomon, người ăn sẽ có biểu hiện nôn mửa ra máu, đi ngoài mất nước, đi tiểu ra máu và có khả năng dẫn đến ung thư. Như vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phân biệt bún sạch chỉ dùng trong ngày bằng cách làm thủ công là nhìn bằng mắt thường thấy sợi bún hơi nát, màu trắng đục hoặc tối màu, mang hương vị chua tự nhiên và dễ bị ôi thiu. Fomon trong vải vóc: Để chống nấm mốc cho quần áo mới, người ta tẩm fomon vào, do đó học sinh sẽ hình thành thói quen giặt giũ đồ mới trước khi mặc để đảm bảo tính an toàn. Fomalin, axeton, benzen, toluen trong sơn móng tay, nước rửa móng: Phụ nữ nào mà không một lần sơn móng tay làm đẹp. Nhưng ít ai nghĩ tới tác hại của việc làm này vì những chất có trong nó rất độc. Nếu sử dụng trong thời gian dài rất có thể mang tới những bệnh nguy hiểm. Từ đó các em ý thức được rằng nếu không thực sự cần thiết thì không làm đẹp bằng cách đó. Hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ. Chỉ dùng các sản phẩm có nhãn mác, thương hiệu uy tín và có ghi rõ thành phần hóa học. - Ví dụ 4: Dạy bài: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác ( Hóa học lớp 11) Khi giảng dạy đến phần stiren thì giáo viên đề cập nó được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm nhựa, hộp xốp đựng thức ăn. Tuy nhiên do đặc tính của polistiren chỉ bền ở nhiệt độ 800c nên việc sử dụng những vật liệu này chứa thức ăn nóng trên 700C thì các phân tử monostiren sẽ giải phóng ra ngoài thức ăn gây tổn hại cho gan, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người…Do đó để đảm bảo an toàn thì các em sử dụng chúng như thế nào? Học sinh nêu ra nhiều biện pháp như không dùng hộp xốp, chai nhựa đựng thức ăn nóng, thực phẩm mới chiên ráng dầu mở… Ngoài ra giáo viên cũng lưu ý thêm cho học sinh mỗi khi tái sử dụng đồ nhựa cũng nên lưu ý xem dưới đáy chai có ghi kí hiệu từ số 1 đến số 7 trong hình tam giác để 5 xem nhựa nào an toàn. Ví dụ đối với nhựa có số 1: là nhựa polyethylen terephthalat, viết tắt là PETE hoặc là PET. Loại nhựa này được đánh giá là khá an toàn. Loại nhựa ký hiệu số 2: Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylen cao, hay còn được gọi là HDPE. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn. Loại nhựa ký hiệu số 3: Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua (PVC). Nhựa PVC chỉ chịu được 81°C. Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalat một trong những hợp chất hóa học gây nên sự dậy thì sớm. Ngoài ra còn có chất VCM có khả năng gây ung thư. Vì vậy, loại nhựa này được xem là không an toàn khi đựng thực phẩm. Loai nhựa ký hiệu số 4: Đây là loại nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là LDPE) loại này khá an toàn. Loại nhựa ký hiệu số 5: Đây là loại nhựa được làm từ polypropylen (viết tắt PP), nhựa này được xem là an toàn. Loại nhựa ký hiệu số 6: là nhựa polystyren (viết tắt PS) với nhiệt độ cao thì người ta đã hạn chế sử dụng loại nhựa này để đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, cũng không dùng để đựng thực phẩm có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyren có hại cho cơ thể. Loại nhựa ký hiệu số 7: Các loại nhựa được đánh số 7 được làm từ một loại nhựa khác với 6 loại kể trên.). Đây là loại nhựa có chứa bisphenol-A (BPA). Chất này có khả năng bị thôi nhiễm vào thực phẩm và có các tác động không tốt với sức khỏe. Vây loại 3,6,7 là không an toàn nhất. … Thật sự đây là những kiến thức bổ ích và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày khi mà xung quanh chúng ta la liệt các sản phẩm hóa học được phép sử dụng và không được phép sử dụng. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này có thể áp dụng cho giáo viên dạy môn Hóa học chương trình THPT. Tùy theo tình hình thực tế trong giờ dạy mà người thầy lồng ghép một cách linh hoạt, phù hợp, hiệu quả nhằm tạo sự chú ý gây hứng thú cho học sinh nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm không làm chệch đi mục tiêu bài dạy. 6 Với sự phát triển rầm rộ công nghệ thông tin như hiện nay sẽ tạo điều kiện tốt cho giáo viên cập nhật thường xuyên và liên tục những cái mới, thiết thực trong đời sống cũng như những cảnh báo nguy hiểm cho các em nhằm để bảo vệ chính mình đồng thời tạo làn gió mới tươi mát hơn để các em yêu thích môn này. Để có một giờ lên lớp chất lượng cần phải có nhiều yếu tố tích cực hơn nữa chứ không đơn thuần là chỉ áp dụng một vài biện pháp nào đó. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ góp một phần nhỏ bé trong quá trình đi tìm con đường tốt nhất cho sự nghiệp trồng người. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Kết quả qua quá trình khảo sát những học sinh trong một lớp sau khi thực hiện tiết dạy có sử dụng sáng kiến và tiết dạy không sử dụng sáng kiến tôi nhận thấy rằng:  Số lượng các em cảm thấy thích thú hơn khi vừa học bài mới vừa biết những kỹ năng sống cần thiết: 45/45 ( 100%).  Giáo viên Hóa học cần quan tâm, lưu ý cho học sinh khi tiếp cận hàng ngày với những hóa chất là cần thiết ( 45/45) ( 100%).  Trước đây những kinh nghiệm sống, hiểu biết về thế giới xung quanh chủ yếu em có được từ □ Cha, mẹ ( 28/45) □ Thầy cô ( 16/45) □ Internet, báo, đài ( 26/45) □ Nguồn khác ( 9/45)  Khi giáo viên lồng ghép một số kiến thức thực tế có tính giáo dục liên quan đến bài học dẫn đến: □ Nội dung trở nên cồng kềnh ( 1/45) □ Không ảnh hưởng đến nội dung bài dạy ( 43/45) □ Có ảnh hưởng nhưng ít (1/45) 7  Em đã từng một lần uốn tóc, nhuộm tóc, sơn móng tay hoặc mua đồ mới về sử dụng mà chưa qua giặt giũ không? □ Đã từng ( 44/45) □ Chưa ( 0/45) □ Không nhớ rõ ( 1/45) □ Đã rất nhiều lần ( 29/45)  Trước đó mỗi khi sử dụng những sản phẩm bằng nhựa như túi nilon, chai lọ để đựng thực phẩm em thường nghĩ gì? □ Thật tiện lợi và thẫm mỹ ( 11/45) □ Chú ý đến bảo vệ môi trường, không vứt bừa bãi ( 19/45) □ Không quan tâm ( 7/45) □ Không tốt cho sức khỏe nếu lạm dụng hoặc tái sử dụng ( 8/45)  Khi thầy cô chỉ giảng bài như sách giáo khoa, ít hay không nói đến những vấn đề có khác liên quan thì cảm nghĩ của mình về môn Hóa học: □ Cũng bình thường như những môn khác ( 5/45) □ Khó ( 37/45) □ Dễ ( 3/45)  Các kiến thức thực tế gần gũi mà thầy cô đã cập nhật giúp các em biết bảo vệ mình tốt hơn thì □ Đa số mọi người đã biết ( 0/45) □ Ít người biết ( 31/45) □ Đã từng nghe nói nhưng trước đó còn mơ hồ ( 14/45) Sau khi thực hiện vào thực tiễn cũng như qua phiếu khảo sát học sinh tôi nhận thấy kết quả như sau: - Lồng ghép thích hợp các nội dung liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người trước nhiều hóa chất tiếp xúc hàng ngày là thật sự cần thiết. Thật sự các em đã chưa quan tâm nhiều đến những mối nguy tìm ẩn phía sau các sản phẩm dùng hàng ngày. Gia đình và thầy cô cũng ít khi đề cập tới. 8 - Thái độ của các em đối với môn Hóa học dần dần thay đổi, một số em từ lâu cảm giác ngán ngại vì kiến thức khô khan thì nay có tâm lí thoải mái hơn, hào hứng hơn khi biết rằng tiết học tới đây mình biết thêm vài điều bổ ích trong cuộc sống. Từ đó các em cảm nhận được cái hay của mỗi môn học, môn học nào cũng quan trọng. - Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, nhiều học sinh chủ động quan tâm hơn đến những vấn đề bảo vệ sức khỏe bản thân và người khác. Tuyên truyền hiểu biết cho những người xung quanh từ đó hiệu quả giáo dục được lan rộng. - Đương nhiên để có một tiết dạy thành công thì người giáo viên phải có nhiều phương pháp khác, không chỉ đơn giản lồng ghép phần này phần kia. Người thầy với tâm huyết của mình sẽ có cách truyền đạt kiến thức đến học sinh hiệu quả nhất. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: PHIẾU KHẢO SÁT Câu 1. Suy nghĩ của em về một bài giảng có lồng ghép nhiều kiến thức cảnh báo khi sử dụng những hóa chất có thể gây hại đến sức khỏe bản thân? □ Thích thú. □ Mệt mỏi. Câu 2. Giáo viên Hóa học cần quan tâm, rèn luyện vài kỹ năng sống hàng ngày qua cách xử trí khi tiếp cận nhiều chất gây ảnh hưởng xấu là □ Cần thiết. □ Không cần thiết. Câu 3. Những kinh nghiệm sống, hiểu biết về thế giới xung quanh chủ yếu em có được từ □ Cha, mẹ □ Thầy cô □ Internet, báo, đài □ Nguồn khác 9 Câu 4. Khi giáo viên lồng ghép một số kiến thức thực tế có tính giáo dục liên quan đến bài học dẫn đến: □ Nội dung trở nên cồng kềnh □ Không ảnh hưởng đến nội dung bài dạy □ Có ảnh hưởng nhưng ít Câu 5. Em đã từng một lần uốn tóc, nhuộm tóc, sơn móng tay hoặc mua đồ mới về sử dụng mà chưa qua giặt giũ không? □ Đã từng. □ Chưa. □ Không nhớ rõ. □ Đã rất nhiều lần. Câu 6. Trước đây mỗi khi sử dụng những sản phẩm bằng nhựa như túi nilon, chai lọ để đựng thực phẩm em thường nghĩ gì? □ Thật tiện lợi và thẫm mỹ. □ Chú ý đến bảo vệ môi trường, không vứt bừa bãi. □ Không quan tâm. □ Không tốt cho sức khỏe nếu lạm dụng hoặc tái sử dụng . Câu 7. Khi thầy cô chỉ giảng bài như sách giáo khoa, ít hay không nói đến những vấn đề có khác liên quan thì cảm nghĩ của mình về môn Hóa học: □ Cũng bình thường như những môn khác. □ Khó. □ Dễ. Câu 8. Các kiến thức thực tế gần gũi mà thầy cô đã cập nhật thì □ Đa số mọi người đã biết □ Ít người biết □ Đã từng nghe nói nhưng trước đó còn mơ hồ Bến Tre, ngày 16 tháng 3 năm 2018 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan