Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 thpt...

Tài liệu Skkn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 thpt

.DOC
17
2585
78

Mô tả:

I/PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần tới sức khỏe mới thành công”. Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn Thể dục, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT. Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố Nhanh- Mạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ Trang 1 thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động. Môn chạy là một môn hoạt động phong phú và đa dạng nó rất gần gũi với con người. Ngay từ khi sinh ra lớn lên biết đi rồi đến chạy rồi xuất hiện những trò chơi dưới dạng các bài tập này. 2. Điểm mới của đề tài : Chạy cự ly ngắn là nội dung đơn giản cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến hành (bàn đạp, đồng hồ, dây đích). Chạy cự ly ngắn 100m, đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn: xuất phát - chạy lao sau xuất phát - chạy giữa quãng và về đích. Ngoài ra chạy ngắn là nội dung được rất nhiều học sinh yêu thích. Bởi là môn thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh và khéo léo và tâm lý muốn khẳng định mình so với tập thể của học sinh. Đi đôi với việc giảng dạy, huấn luyện chúng ta biết kết hợp với hình thức kiểm tra đánh giá có như thế mới giúp cho giáo viên nắm vững được những cái mà học sinh chưa hoàn thiện được qua đó kịp thời giúp đỡ các em mở rộng, đào sâu, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Hơn nữa, tố chất nhanh là tố chất vô cùng quan trọng nhất trong các tố chất. Đó là tố chất nhằm thúc đẩy các tố chất khác cùng phát triển Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với những kiến thức của bản thân trong những năm học tập, rèn luyện và giảng dạy tại trường cũng như mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 THPT”. Trang 2 II/ PHẦN NỘI DUNG 1.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Mục đích, yêu cầu: Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này, trên cơ sở nghiên cứu những phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh của trường, từ đó lựa chọn phương pháp tập luyện, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và hoàn thành tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác huấn luyện. Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn. 1.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đã đề ra, đề tài cần giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu những bài tập để nâng cao thành tích môn chạy cự li 100m cho học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên QB. - Áp dụng những bài tập đã nghiên cứu vào tập luyện và đánh giá hiệu quả trong thực tiễn tập luyện có so sánh đối chứng. 1.3. Thực trạng của đề tài: Như chúng ta đã biết môn Thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí… Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy ngắn có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác. Sức nhanh nói chung và sức nhanh khi di chuyển nói riêng đều rất cần thiết cho các hoạt động sống. Tập luyện chạy 100m có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó hình thành các phẩm chất ý chí và đạo đức của con người, góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em. Chạy 100m là một hoạt động có chu kỳ nó biểu hiện năng lực di động của con người với tốc độ nhanh nhất. Tần số và độ dài bước chạy là hai Trang 3 thành phần quyết định tốc độ chạy. Tuy nhiên, nếu cố bước dài sẽ làm giảm tần số, mặt khác nếu cố tăng tần số và độ dài bước chạy phải hợp lý không để chúng cản phá lẫn nhau mới có tốc độ cao. - Chạy ngắn gồm các cự ly sau: 60m, 80m, 100m, 200m, 400m, trong đó chạy 80m là một nội dung bắt buộc theo phân phối chương trình trong giờ học thể dục cấp THPT và chạy 100m là nội dung mà giải điền kinh và hội khỏe Phù Đổng tỉnh tổ chức thi đấu. Trong những năm học trước, trường THPT Chuyên có tham gia thi đấu giải điền kinh và hội khỏe phù đổng, trong đó có môn chạy cự ly 100m, nhưng thành tích của các em không được tốt. Nguyên nhân là do thời gian tập luyện ít. Hơn nữa, phương pháp tập luyện chưa phù hợp. Vì vậy, trong năm học 2013 - 2014, muốn học sinh thi đấu đạt kết quả cao, tôi thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, người giáo viên cần phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, nắm vững kỹ thuật và nâng cao thành tích. Qua khảo sát chất lượng 10 em học sinh lớp 10 Toán năm học 2013 - 2014, kết quả môn chạy cự ly 100m thu được như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát điều tra Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Họ và tên Trần Công Bằng Phan Thanh Dũng Mai Đức Duy Nguyễn Lương Hùng Trần Đức Long Ngô Bình Minh Nguyễn Minh Ngọc Võ Tiến Phong Hồ Anh Tiến Phạm Anh Tuấn Thành tích 13”2 13”5 13”4 13”00 13”6 12”9 13”7 13”1 13”6 13”3 2.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.1. Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 100m cho 10 học sinh lớp 10 Toán: Trang 4 Trong quá trình giảng dạy điền kinh của trường, tôi đã áp dụng hai phương pháp: phương pháp sử dụng một số trò chơi và phương pháp tập luyện với các bài tập chuyên môn. + Người thừa thứ 3 + Lò cò tiếp sức + Chuyển tiếp sức, chuyển vật + Chạy tiếp sức + Chạy đuổi tiếp sức + Ai nhanh hơn + Bóng chuyền 6 - Phương pháp tập luyện với các bài tập chuyên môn + Các bài tập chạy với cường độ lớn, với thời gian, quãng đường ngắn (như chạy tốc độ cao 30m, 40m, 50m) + Chạy tăng tốc 30m, 40m, 50m, 60m + Xuất phát cao, chạy lao 20 – 25m + Xuất phát thấp, chạy lao 20 – 25m, chạy giữa quãng 50 – 60m + Chạy đạp sau + Hoàn thiện kĩ thuật 2.2. Áp dụng những bài tập đã nghiên cứu vào tập luyện và đánh giá hiệu quả trong thực tiễn tập luyện có so sánh đối chứng. Để kết quả ban đầu đạt được kết cao hơn nữa, tôi đã áp dụng 16 buổi tập như sau: 8 buổi đầu tôi áp dụng tập luyện chủ yếu là phương pháp trò chơi, 8 buổi sau tôi cho tập luyện bằng các bài tập chuyên môn. * Phương pháp 1: Phương pháp với các bài tập chơi trò chơi. Buổi tập thứ nhất - Bài tập phát triển chung (4LX8N) Động tác tay ngực Động tác lườn Động tác bụng Động tác vặn mình Động tác toàn thân - Tập xoay các khớp ( 2L8N) Xoay cổ chân kết hợp với cổ tay, xoay khớp vai, xoay khớp gối Trang 5 Ép dây chằng dọc, ép dây chằng ngang - Tập bài tập chuyên môn ( 2 - 3 lần) Chạy nâng cao đùi, Chạy đạp sau, Chạy lăng chân ra sau - Thể lực phát triển chung: chạy ngược chiều theo tín hiệu (4 lần) - Chơi trò chơi: người thừa thứ 3 Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi - Thả lỏng Buổi tập thứ 2 - Bài tập phát triển chung 6 động tác: Tay, lườn, bụng, vặn mình, chân, toàn thân ( 4L8N) - Bài tập chuyên môn và các động tác bổ trợ ( 2 – 3 lần) Xoay các khớp Chạy bước nhỏ Chạy nâng cao đùi Chạy lăng chân ra sau - Trò chơi: chạy tiếp sức Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi - Chạy nhanh 100m (2 lần) - Thả lỏng Buổi tập thứ 3 - Bài tập chuyên môn và các động tác bổ trợ (2 – 3 lần) Xoay các khớp, Chạy bước nhỏ, Chạy nâng cao đùi, Chạy lăng chân ra sau - Trò chơi: lò cò tiếp sức Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi - Chạy nhanh 100m (2 lần) - Thả lỏng Buổi tập thứ 4 - Bài tập phát triển chung và chuyên môn ( như buổi tập thứ nhất) - Trò chơi: Chạy tiếp sức chuyển vật Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi - Chạy nhanh 100m (2 lần) Trang 6 - Thả lỏng Buổi tập thứ 5 - Bài tập phát triển chung 6 động tác như buổi tập thứ nhất (4LX8N) - Bài tập chuyên môn - Trò chơi: Chạy thoi tiếp sức (Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi) - Đứng tại chỗ tập đánh tay 3 lần - Chạy nhanh 100m (2 lần) - Thả lỏng Buổi tập thứ 6 - Bài tập phát triển chung và chuyên môn - Tập xuất phát cao: 3 lần - Theo 3 hiệu lệnh : “vào chỗ” ; “ sẵn sàng” ; “ chạy” - Tập xuất phát thấp: 5 lần Theo 3 hiệu lệnh: “vào chỗ” ; “ sẵn sàng” ; “ chạy” - Trò chơi: chạy đuổi tiếp sức (Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi) - Chạy nhanh 100m (1 lần) - Thả lỏng Buổi tập thứ 7 - Bài tập phát triển chung và chuyên môn - Tập xuất phát thấp: 3 lần - Chạy tăng tốc: 3 lần - Trò chơi: Ai nhanh hơn (Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi) - Chạy nhanh 100m (2 lần) - Tập phản xạ thi đấu - Thả lỏng Buổi tập thứ 8 - Bài tập phát triển chung và chuyên môn - Tập xuất phát thấp: 3 lần - Chạy bước nhỏ: 3 lần Trang 7 - Chạy nâng cao đùi: 3 lần - Trò chơi: bóng chuyền 6 Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho học sinh chơi - Kiểm tra đánh giá kết quả chạy 100m (1 lần) - Thả lỏng * KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Sau 8 buổi tập luyện bằng phương pháp trò chơi, tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích chạy 100m của 10 em học sinh lớp 10 Toán, kết quả thu được ở bảng 2: Bảng 2: Kết quả sử dụng phương pháp trò chơi Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Họ và tên Thành tích ban đầu Thành tích sau tập 13”2 13”5 13”4 13”00 13”6 12”9 13”7 13”1 13”6 13”3 luyện 13” 13”3 13”2 12”8 13”4 12”7 13”4 12”9 13”4 13”00 Trần Công Bằng Phan Thanh Dũng Mai Đức Duy Nguyễn Lương Hùng Trần Đức Long Ngô Bình Minh Nguyễn Minh Ngọc Võ Tiến Phong Hồ Anh Tiến Phạm Anh Tuấn Nhìn vào bảng 2 ta thấy kết quả tập luyện bằng phương pháp trò chơi cũng đạt được thành tích đáng kể so với kết quả ban đầu. Nhưng qua tham khảo ý kiến của các bạn đồng nghiệp và qua tham khảo một số tài liệu ghi thành tích đạt được của các VĐV trong những năm trước thi đấu trong khuôn khổ Hội Khoẻ Phù Đổng, tôi nhận thấy việc huấn luyện chạy cự ly 100m cho học sinh kết quả chưa cao: Vì vậy trong 8 buổi tập tiếp theo tôi đã sử dụng phương pháp luyện tập với các bài tập chuyên môn Phương pháp 2: Phương pháp tập luyện với các bài tập chuyên môn ( thực hiện 8 buổi sau) Buổi tập thứ 1 - Tập các bài tập phát triển chung 6 động tác (4LX8N) - Tập xoay các khớp Trang 8 Xoay khớp cổ tay kết hợp với cổ…., xoay cánh tay, xoay khớp hông, xoay khớp gối , ép dây chằng dọc, ép dây chằng ngang. - Tập các bài tập chuyên môn Chạy bước nhỏ: 3 lần Chạy nâng cao đùi: 3 lần Chạy đạp sau: 3 lần - Tại chỗ đánh tay: 3 lần - Chạy tăng tốc độ 40m : 3lần Xuất phát cao chạy nhanh 50m : 2 lần Theo theo 3 hiệu lệnh : “vào chỗ” ; “ sẵn sàng” ; “ chạy” - Thả lỏng Buổi tập thứ 2 - Tập các bài tập phát triển chung 6 động tác(4LX8N) - Tập xoay các khớp - Tập các bài tập chuyên môn Chạy bước nhỏ: 3 lần Chạy nâng cao đùi: 3 lần Chạy đạp sau: 3 lần - Xuất phát cao chạy nhanh 50m: 2lần - Chạy tăng tốc 50m : 2lần - Chạy nhanh 100m: 1 lần - Thả lỏng Buổi tập thứ 3 - Tập các bài tập phát triển chung 6 động tác (4LX8N) - Tập xoay các khớp - Tập các bài tập chuyên môn Chạy bước nhỏ: 3 lần Chạy nâng cao đùi: 3 lần Chạy đạp chân ra sau: 3 lần - Chạy biến tốc độ theo tiếng còi: 3 lần - Xuất phát thấp không có bàn đạp Trang 9 - Theo theo 3 hiệu lệnh : “vào chỗ” ; “ sẵn sàng” ; “ chạy” - Xuất phát cao chạy lao: 3 lần - Chạy nhanh 100m: 1 lần - Thả lỏng Buổi tập thứ 4 - Tập các bài tập phát triển chung 6 động tác(như buổi tập thứ nhất) - Tập xoay các khớp - Tập các bài tập chuyên môn Chạy bước nhỏ: 3 lần Chạy lăng chân ra sau: 3 lần Chạy đạp sau: 3 lần - Học cách đóng bàn đạp - Tập xuất phát thấp có bàn đạp: 3 lần - Chạy tốc độ cao 50 – 60m: 2 lần - Xuất phát thấp chạy lao 30m: 2 lần - Chạy nhanh 100m: 1 lần - Thả lỏng Buổi tập thứ 5 - Tập các bài tập phát triển chung 6 động tác - Tập xoay các khớp - Tập các động tác chuyên môn - Đi nhanh chuyển sang chạy 40m: 2 lần - Tại chỗ tập đưa ngực hoặc vai đánh đích - Xuất phát thấp có bàn đạp – chạy lao 30m : 2 lần - Chạy nhanh 100m: 1 lần - Thả lỏng Buổi tập thứ 6 - Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân tập - Tập các động tác phát triển chung( 6 động tác) - Tập xoay các khớp - Tập các động tác chuyên môn Trang 10 Chạy bước nhỏ : 3 lần Chạy lăng chân ra sau : 3 lần Chạy đạp sau: 3 lần Chạy tăng tốc 50m : 2 lần - Xuất phát thấp có bàn đạp – chạy lao 30m : 2 lần - Tập phản xạ thi đấu - Chạy nhanh 100m: 2lần - Thả lỏng Buổi tập thứ 7 - Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân tập - Tập các động tác phát triển chung( 6 động tác) - Tập xoay kỹ các khớp - Tập các động tác bổ trợ chuyên môn Chạy bước nhỏ : 2 lần Chạy nâng cao đùi: 2 lần Chạy lăng chân ra sau : 2 lần Chạy đạp sau: 2 lần Chạy 10m và đánh đích - Xuất phát – chạy lao- chạy giữa quãng 50 - 60m : 2 lần - Xuất phát – chạy lao- chạy giữa quãng – về đích 50 – 60m: 1 lần - Hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m : 2 lần - Thả lỏng Buổi tập thứ 8 - Tập các động tác phát triển chung( 6 động tác) - Tập xoay các khớp - Tập các động tác bổ trợ chuyên môn - Xuất phát – chạy lao 20 – 25m: 2 lần - Hoàn thiện kĩ thuật chạy cự ly 100m: 2 lần - Tập phản xạ thi đấu - Kiểm tra chạy cự ly 100m * KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Trang 11 Sau 8 buổi tập luyện bằng phương pháp sử dụng các bài tập chuyên môn, tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích chạy 100m của 10 em học sinh lớp 10 Toán để đánh giá kết quả trong thực tiễn tập luyện kết quả thu được như sau: Bảng 3: Kết quả sử dụng phương pháp các bài tập chuyên môn Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 * Ghi Họ và tên Thành tích ban đầu Thành tích sau tập 13” 13”3 13”2 12”8 13”4 12”7 13”4 12”9 13”4 13” luyện 12”7 13” 12”8 12”5 13” 12”6 13” 12”7 13”1 12”7 Trần Công Bằng Phan Thanh Dũng Mai Đức Duy Nguyễn Lương Hùng Trần Đức Long Ngô Bình Minh Nguyễn Minh Ngọc Võ Tiến Phong Hồ Anh Tiến Phạm Anh Tuấn chú: Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng một giáo án theo chương trình chuẩn. - Kết quả ban đầu: là kết quả tập luyện (lần 1) bằng phương pháp chơi trò chơi. - Kết quả sau tập luyện: là kết quả tập luyện (lần 2) bằng phương pháp sử dụng các bài tập chuyên môn. - Qua bảng 3 ta thấy: Kết quả sử dụng phương pháp chơi trò chơi thấp hơn kết quả sử dụng phương pháp tập luyện các bài tập chuyên môn. Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đi đến một số nhận xét như sau: - Thành tích chạy 100m của 10 em học sinh lớp 10 Toán của trường THPT Chuyên có thể đạt kết quả tốt nếu như được áp dụng các bài tập và chế độ tập luyện thường xuyên hợp lý. - Nhìn vào bảng 3 chứng tỏ rằng: việc áp dụng phương pháp sử dụng các bài tập chuyên môn mà đề tài đã nghiên cứu trong 4 tuần, với tổng số 8 buổi tập ưu việt hơn và hoàn toàn có khả năng nâng cao thành tích chạy 100m. Qua áp dụng đề tài “Một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 THPT”, với những kết quả bước đầu đạt được, tôi rút ra bài học kinh Trang 12 nghiệm để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và trao đổi với mong muốn cùng nhau tiến bộ, nâng cao tay nghề, hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường. PHẦN KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu trên tôi đi đến một số kết luận và kiến nghị như sau: 1.Kết luận: - Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật môn điền kinh nói chung và kỹ thuật chạy 100m nói riêng, việc tìm ra các phương pháp tập luyện, từ đó lựa chọn ra phương pháp tập luyện là hoàn toàn cần thiết. Có như vậy mới nâng cao được thành tích của quá trình giảng dạy. - Hai phương pháp tôi đã sử dụng thì phương pháp sử dụng các bài tập chuyên môn được tôi nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng đó đem lại hiệu quả hơn trong việc hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích chạy 100m cho các em học sinh THPT chuyên QB. Trang 13 2.Kiến nghị. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình giảng dạy tại trường THPT Chuyên QB cho phép tôi có một số kiến nghị sau: - Trong quá trình giảng dạy môn chạy 100m nói riêng và môn điền kinh nói chung, giáo viên cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp thu và thực hiện kỹ thuật của các em như: + Đảm bảo các nguyên tắc tập luyện thể thao. + Đảm bảo yêu cầu sân bãi, dụng cụ. + Không ngừng cải tiến phương pháp giáo dục và huấn luyện. - Muốn công tác giáo dục thể chất được phát triển và có chất lượng tốt thì phải được sự quan tâm trực tiếp hơn nữa của các cấp, ban ngành. - Đối với học sinh tham gia tập luyện thì cần được sự quan tâm động viên hơn nữa của nhà trường về vật chất cũng như tinh thần, để giúp các em tích cực, hứng thú, ham thích môn học tạo thuận lợi cho việc nâng cao thành tích. - Với kết quả nghiên cứu trên, tôi hy vọng phương pháp mà tôi lựa chọn và áp dụng vào việc nâng cao thành tích cho các em sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng quá trình tập luyện chạy 100m. Vì thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phương tiện kĩ thuật chuyên môn phục vụ cho việc nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn ! Quảng Bình, ngày 10 tháng 05 năm 2014 Người viết Trang 14 Phạm Đăng Hải NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Trang 15 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG ………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………….. MỤC LỤC I/PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………….1 1.Lý do chọn đề tài ……………………………………………………1 2. Điểm mới của đề tài …………………………………………………..2 II/ PHẦN NỘI DUNG …………………………………………3 1.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………3 1.1.Mục đích, yêu cầu …………………………………………………....3 1.2. Nhiệm vụ …………………………………………………………....3 1.3. Thực trạng của đề tài ………………………………………………..3 Trang 16 2.NỘI DUNG ĐỀ TÀI ………………………………………………… .5 2.1. Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 100m cho 10 học sinh lớp 10 Toán ……………………5 2.2. Áp dụng những bài tập đã nghiên cứu vào tập luyện và đánh giá hiệu quả trong thực tiễn tập luyện có so sánh đối chứng ……………5 PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………..14 TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH THỂ DỤC DÀNH CHO GIÁO VIÊN LỚP 10 - 11 -12. SÁCH HUẤN LUYỆN ĐIỀN KINH ,nhà xuất thể thao. SÁCH TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG, nhà xuất bản thế thao. SÁCH LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP TDTT. SÁCH SINH LÝ - SINH CƠ TDTT. Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan