Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ thuật chạy cự li ngắn ch...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ thuật chạy cự li ngắn cho học sinh thcs

.DOC
9
1750
89

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các môn thể thao thì điền kinh là một môn thể thao cơ bản và có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất ở các nhà trường phổ thông. Với nội dung rất phong phú và đa dạng ngày nay điền kinh đã trở thành một môn mũi nhọn, phong trào tập luyện và thi đấu điền kinh phát triển khắp nơi, thu hút mọi người tham gia tập luyện. Trong các nội dung của môn điền kinh thì chạy cự li ngắn là một nội dung học sinh rất hứng thú và say mê tập luyện. Từ một phương pháp di chuyển của người cổ đại, chạy ngắn dần trở thành một phương tiện rèn luyện tốc độ tuyệt vời trong giáo dục thể chất và là một môn thể thao có sức hấp dẫn lạ kỳ. Nhằm đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học thể dục thể thao trong chương trình giáo dục thể chất THCS nói riêng và hệ thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy rèn luyện sức nhanh có một vị trí quan trọng . Nó giúp con người không chỉ rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn mà cả tính năng động trong mọi công việc. Song làm thế nào để giúp các em rèn luyện sức nhanh đạt hiệu quả cao lại là vấn đề trăn trở của không ít giáo viên. Qua thực tế giảng dạy đối với học sinh trường trung học cơ sở tôi nhận thấy thành tích chạy ngắn của các em chưa cao, nắm bắt kĩ thuật còn chưa chính xác. Từ thực tế đó với kiến thức kinh nghiệm của bản thân trong những năm giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ thuật chạy cự li ngắn cho học sinh THCS ”. 1 B. NỘI DUNG Đối với mỗi giáo viên nói chung, giáo viên thể dục nói riêng muốn thực hiện tốt công tác giảng dạy đạt được mục đích yêu cầu trên trước tiên người giáo viên phải có kiến thức về kĩ thuật chạy cự li ngắn, lập kế hoạch, chuẩn bị phương tiện giảng dạy, sân bãi, biên soạn giáo án cho từng giờ lên lớp, cho toàn bộ chương Chạy cự li ngắn, chuẩn bị thực hiện làm mẫu chuẩn, đẹp để học sinh khắc sâu được kiến thức. 1. Lập kế hoạch: Với bất kì công việc nào nếu chúng ta không có kế hoạch sẽ khó đạt được thành công. Xác định được tầm quan trọng của nó. Qua nghiên cứu phân phối chương trình, qua thực tế giảng dạy năm học nào tôi cũng lập kế hoạch giảng dạy môn chạy ngắn một cách cụ thể, dễ hiểu nhất. Với kế hoạch đề ra và yêu cầu cần đạt từ đó tôi bám sát kế hoạch để thực hiện giảng dạy. Sau mỗi chương, mỗi bài đều có thể thực hiện kết quả của công việc đã làm qua đó so sánh với việc thực hiện như vậy có kết quả cao hơn không? Nếu đạt như mục tiêu đề ra tôi bổ sung vào kế hoạch những nội dung, yêu cầu cao hơn. 2 Chính vì vậy việc chuẩn bị kế hoạch tốt giúp cho người dạy có cơ cở để phấn đấu đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. 2. Chuẩn bị phương tiện giảng dạy: Với mỗi bài dạy phương tiện giảng dạy tạo cho giáo viên, học sinh có đồ dùng thực hiện tốt mục tiêu của bài. Ví dụ: Học sinh chạy ngắn thường sử dụng: Bàn đạp, đồng hồ bấm giây, dây đích, tranh ảnh, cờ…. Những phương tiện này bổ trợ nâng cao kĩ thuật, thành tích cho học sinh. Chính vì vậy có những giờ học tốt việc chuẩn bị phương tiện giảng dạy là hết sức cần thiết, nó tạo cho người giáo viên tổ chức giờ học được phong phú, học sinh thêm hứng thú học tập. + Chuẩn bị sân bãi: Chuẩn bị sân bãi cũng hết sức quan trọng nó tạo cho các giờ tập luyện được an toàn, đảm bảo được cự ly vận động, đội hình tập luyện phù hợp với đặc trưng bộ môn. Ngoài những chuẩn bị như trên cho một giờ lên lớp công tác biên soạn giáo án là cực kì quan trọng. Với tôi việc biên soạn giáo án cho từng giờ lên lớp là công việc hàng đầu. Để có giáo án tốt đạt hiệu quả, nâng cao được thành tích, kĩ thuật, kĩ năng cho học sinh tôi thường xuyên học hỏi ở đồng nghiệp, sách vở, tài liệu có liên quan đến bộ môn: Nghiên cứu đổi mới phương pháp sao cho học sinh tập luyện đạt hiệu quả cao. 3. Với môn chạy cự li ngắn việc lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp, đạt hiệu quả tôi thường sử dụng các phương pháp sau: 3 - Xây dựng hệ thống câu hỏi trao đổi với học sinh những thông tin về kĩ thuật, thành tích. - Trực quan gián tiếp ( tranh, ảnh) - Làm mẫu trực tiếp những động tác mới, khó. - Luyện tập lặp lại. - Luyện tập nâng cao dần cho học sinh đại trà, luyện tập cho học sinh khá giỏi. - Tổ chức trò chơi thi đấu. - Sửa sai giúp đỡ học sinh yếu kém. - Chia nhóm luyện tập. - Phân nhóm quay vòng. - Tập lần lượt và tập đồng loạt. Với mục tiêu giáo viên tổ chức, điều khiển giờ dạy, học sinh tích cực tư duy tìm hiểu kiến thức: Trên cơ sở đã được học từ lớp dưới, qua sách báo. Qua truyền hình, truyền thanh… giáo viên lựa chọn những câu hỏi tạo cho học sinh tính tích cực tư duy trả lời các câu hỏi xây dựng khái niệm kĩ thuật mới, qua đó giúp các em có thể nắm vững động tác, kĩ thuật ngay tại lớp. Ngoài ra giáo viên sử dụng tranh ảnh kĩ thuật tạo cho học sinh có hình ảnh kĩ thuật chuẩn qua đó các em có thể thực hiện theo tranh động tác cần học. Giáo viên chỉ cần phân tích ngắn gọn, làm mẫu ít do đó học sinh được tập nhiều. Với những động tác khó giáo viên vừa làm mẫu trực tiếp chậm, vừa giảng giải qua đó học sinh dễ tiếp thu và thực hiện đạt hiệu quả. 4 Việc chia nhóm giúp học sinh tự giác tích cực tập luyện, phát huy được đội ngũ cán sự, tổ trưởng làm việc tạo cho các em có những tình huống để tự quản, tự đánh giá, tham gia đánh giá. Khi dạy học môn chạy cự li ngắn theo phân phối chương trình phân chia kĩ thuật dạy làm bốn giai đoạn: - Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng. - Dạy kĩ thuật xuất phát thấp - Dạy kĩ thuật xuất phát thấp- chạy lao. - Dạy kĩ thuật về đích. Sau khi dạy bốn giai đoạn của kĩ thuật chạy cự li ngắn mới dạy hoàn chỉnh toàn bộ kĩ thuật. Muốn học sinh có kĩ thuật chạy đúng chạy đạt tốc độ cao trước tiên phải giúp học sinh xây dựng cảm giác làm việc của cơ bắp trong từng giai đoạn. Vì vậy các bài tập bổ trợ kĩ thuật của từng giai đoạn phải được tập luyện nhiều lần qua đó mới tạo cho việc tập kĩ thuật đạt hiệu quả. + Ngoài các bài tập bổ trợ kĩ thuật để phát triển sức nhanh, phản xạ tốt tôi nhận thấy đưa các trò chơi phát triển sức nhanh, các động tác bổ trợ thể lực phát triến sức mạnh tốc độ, tần số bước chạy và phản xạ nhanh cho các em là hết sức cần thiết. Các trò chơi còn tạo không khí vui vẻ cho giờ học, giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết…. Với môn chạy cự li ngắn tôi chọn các trò chơi: - Chạy tiếp sức. - Chạy tiếp sức chuyển vật. - Lò cò tiếp sức. 5 - Hoàng Anh, Hoàng Yến.. Học bổ trợ các tư thế xuất phát: Đứng mặt hướng chạy xuất phát, vai, lưng hướng chạy xuất phát, ngồi xuất phát…. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ, đứng tại chỗ đánh tay… ( tăng dấn cự li, tần số và độ dài bước chạy). Với các em đại trà việc dạy kĩ thuật, tập luyện nâng cao thành tích với lượng vận động phù hợp nâng dần từ nhẹ đến nặng. Với các em có thành tích, có tố chất cần nâng cao hơn lượng vận động, kĩ năng qua đó rèn luyện thêm phục vụ cho thi đấu. Với các em cá biệt (bệnh nhẹ, yếu sức khỏe) lượng vận động nhẹ nhàng. 4. Các bước giảng dạy kĩ thuật chạy cự li ngắn: * Xây dựng khái niệm, nêu thành tích kỉ lục của trường, của huyện tỉnh, quốc gia… * Dạy kĩ thuật chạy giữa quãng: - Các động tác bổ trợ. - Kĩ thuật đánh tay. - Chạy tăng tốc độ từ 20- 30m. - Chạy lặp lại từ 40- 60m. - Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50- 60m) - Trò chơi chạy tiếp sức. * Dạy kĩ thuật xuất phát thấp: - Kĩ thuật đóng bàn đạp ( giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp) - Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng” 6 - Tự xuất phát không có khẩu lệnh. - Xuất phát thấp với các tín hiệu chạy khác nhau “ tiếng hô, tiếng còi..” * Dạy xuất phát thấp- chạy lao: - Xuất phát thấp- chạy lao 30- 40m. - Bổ trợ tư thế thân người sau xuất phát. - Kĩ thuật đánh tay sau khi rời khỏi bàn đạp. * Dạy kĩ thuật về đích và đánh đích: - Giới thiệu và thị phạm động tác. - Tại chỗ thực hiện kĩ thuật đánh đích bằng ngực hoặc vai. - Chạy chậm 6- 10m làm động tác đánh đích bằng ngực hoặc vai. - Chạy tăng tốc từ 15 – 30m làm động tác đánh đích. * Dạy hoàn chỉnh kĩ thuật: - Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại). - Chạy 40m, 60m xuất phát thấp với toàn bộ kĩ thuật ( từ 80 – 100% tốc độ tối đa). - Chạy 60m- 100m với toàn bộ kĩ thuật. - Sửa chữa động tác sai. - Giới thiệu luật chạy cự li ngắn. - Thi đấu và kiểm tra ở cự li chính thức. * Lựa chọn đội hình tập luyện: - 2 hàng, 4 hàng ngang. - 2 hàng, 4 hàng dọc. - Các trò chơi tùy theo từng đội chơi lựa chọn đội hình khác nhau. * Trong quá trình giảng dạy việc rèn luyện kĩ năng và nâng cao thành tích cần được quan tâm: 7 - Cho học sinh tập lặp lại nhiều lần kĩ thuật xuất phát thấp. - Tại chỗ đánh tay. - Xuất phát thấp kết hợp chạy lao. - Chạy giữa quãng duy trì tốc độ cao. - Kĩ thuật về đích. * Tổ chức thi đấu kiểm tra: - Trong qúa trình giảng dạy đối với mỗi tiết học tôi luôn có những yêu cầu thi đấu giúp học sinh nắm được luật, hình thức thi đấu, thành tích của bản thân để phấn đấu tích cực tập luyện. Đôi khi cho học sinh phân nhóm quay vòng: Một nhóm học nội dung này, một nhóm học nội dung khác sau đó đổi lại. Để thực hiện tốt việc tập luyện bằng hình thức phân nhóm, đội ngũ cán sự cần được tập huấn trước giúp cho giáo viên không vất vả khi tổ chức giờ học, nâng cao ý thức tự học cho học sinh. C. KẾT LUẬN Vận dụng: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ thuật chạy cự li ngắn” vào giảng dạy môn chạy cự li ngắn trong trường THCS qua nhiều năm tôi nhận thấy kết quả rất khả quan. Học sinh yêu thích bộ môn hơn, tích cực tập luyện hơn sức khỏe được nâng lên rõ rệt, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, tham gia tích cực vào mọi hoạt động của nhà trường, chất lượng học tập bộ môn được nâng cao, đội tuyển điền kinh của nhà trường tham gia thi đấu đạt kết quả cao. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự tham khảo và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 8 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan