Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết ở bộ môn tiếng anh thcs...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết ở bộ môn tiếng anh thcs

.DOC
14
215
104

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1. Lý do chọn đề tài. Tiếng Anh là một trong những môn đặc thù vừa mới, vừa khó đối với học sinh bậc THCS mà nhất là hiện nay trong xu thế hội nhập Quốc tế thì Tiếng Anh đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn với tư cách là một phương tiện giao tiếp phổ thông và là một nhịp cầu tri thức. Ngày nay rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai và đưa môn Tiếng Anh vào chương trình giảng dạy ở các bậc học. Bởi vậy việc học và dạy môn Tiếng Anh ở các trường phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng càng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn trước mắt mà môn học yêu cầu Do trường THCS Tam Thanh là một đơn vị thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Quan Sơn với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hoá của người dân còn thấp....Nhiều học sinh còn chưa biết nói, đọc, viết thành thạo cả tiếng phổ thông. Không những thế các em còn rất nhút nhát, thụ động, thiếu tích cực trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài để tìm tòi, sáng tạo ra những cái hay, cái mới. Các em chỉ biết ngoan ngoãn tiếp nhận kiến thức trong sách giáo khoa và những nội dung trí thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp. Đối với bộ môn Tiếng Anh mà tôi đang trực tiếp giảng dạy ở trường THCS Tam Thanh thì việc truyền đạt được hết nội dung trong sách giáo khoa để các em tiếp thu được ở mức độ cơ bản nhất đã là rất khó khăn và vất vả. Không những thế, để dạy cho học sinh nắm vững được kỹ năng viết thành thạo câu, đoạn văn, bài luận quả là một bài toán hết sức nan giải. Bởi vậy, tôi luôn băn khoăn, trăn trở và không ngừng học hỏi, tìm tòi ra các phương pháp dạy học mới và có hiệu quả cao. Một trong những vấn đề được đặt ra đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh là phải nắm bắt được tâm lý, mức đọ tiếp thu kiến thức của học sinh để phân 1 loại từng đối tượng học sinh. Đồng thời giáo viên phải tìm ra được một số quy luật hệ thống hoá kiếm thức trọng tâm của từng tiết dạy để học sinh có thể hiểu được bài ngay tại lớp. Bên cạnh đó giáo viên phải biết gây nên sự hứng thú, sôi nổi để phát huy được tính tích cực, sáng tạo và chủ động của học sinh. Để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước và từ những thực tế của địa phương, của trường học nơi tôi đang công tác đã thôi thúc tôi nghiên cứu và tìm ra đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết ở bộ môn Tiếng Anh THCS” 2. Mục đích nghiên cứu Trong bộ môn Tiếng Anh, dạy kỹ năng viết là một trong những khâu then chốt với nhiều loại hình bài tập đa dạng và phong phú. Muốn viết tốt thì đòi hỏi học sinh phải nắm vững được vốn từ, cấu trúc ngữ pháp và có những ý tưởng sáng tạo. Không những thế để một tiết dạy viết đạt hiệu quả cao nhất thì giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cần có những phương pháp sáng tạo đồng thời cũng phải tuân thủ theo trình tự các bước của một bài dạy kỹ năng viết. Bởi vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết ở bộ môn Tiếng Anh THCS” 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết ở bộ môn Tiếng Anh THCS 4. Thời gian nghiên cứu và giới hạn của đề tài a. Thời gian nghiên cứu: + Từ ngày 10 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11 năm 2010 tham khảo tài liệu + Từ ngày 02 tháng 12 đến ngày 05 tháng 01 năm 2011 lập dàn ý cho đề tài + Từ ngày 10 tháng 02 đến ngày 28 tháng 04 năm 2011 viết bài * Giới hạn đề tài: Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh THCS 5. Phương pháp nghiên cứu 2 Đọc sách và các tư liệu tham khảo: Phương pháp dạy từ vựng và ngữ pháp; phương pháp dạy các kỹ năng; SGK Tiếng Anh 6,7,8,9; sách nâng cao;tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm Dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu thực trạng kĩ năng viết ở trường THCS II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: Mục tiêu giáo dục trong thời kỳ hiện nay là tập trung vào việc phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh. Để đạt được mục tiêu này phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm chủ thể hoạt động dạy học, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay trong trường THCS là rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp thông qua bốn kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết giúp học sinh có khả năng nhận biết và giải quyết các vấn đề một cách khoa học trong học tập cũng như ứng dụng vào cuộc sống một cách hợp lí. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình dạy và học tôi nhận thấy: Kĩ năng viết là một trong những kĩ năng khó nhất trong các kĩ năng. Nó đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng, hiểu các cấu trúc ngữ pháp, các ý tưởng để lập dàn ý khi viết bài. Kĩ năng viết giúp cho học sinh tái hiện lại những gì đã được học, giúp các em thực hành sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và đồng thời cũng luyện chữ viết cho các em. Kĩ năng viết phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Nó phản ánh kết quả của quá trình nghe, nói, đọc, ngữ pháp, từ vựng của học sinh thể hiện được mặt mạnh, mặt yếu. Đồng thời nó cũng giúp cho giáo viên dễ dàng nhận thấy lỗi sai của học sinh hơn là khi nói. Từ thực tế 3 trên, tôi không ngừng nghiên cứu, học tập, thực nghiệm những phương pháp, thủ thuật dạy viết để tìm ra cách dạy có hiệu qủa nhất trong từng tiết dạy như: - Giúp học sinh nắm được tầm quan trọng của kĩ năng viết. - Rèn luyện cho học sinh có tính tư duy độc lập. - Giúp học sinh lòng yêu thích môn học, khắc phục tâm lí không thích học môn Tiếng Anh đặc biệt là kĩ năng viết. - Giúp cho giáo viên hiểu sâu hơn về dạy kĩ năng viết, thủ thuật dạy viết. 4 B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khảo sát về thực trạng việc dạy và học kĩ năng viết được thực hiện ở một số nội dung sau: - Kiểm tra vở ghi chép, vở bài tập, bài kiểm tra của học sinh còn thấy sai nhiều lỗi chính tả, sai ngữ pháp, lắp ghép các mẫu câu còn tùy tiện hiểu theo ý Tiếng Việt. Bố cục bài viết chưa rõ ràng, phần mở bài, thân bài và kết luận. Đặc biệt như ở một số mẫu câu như đơn, thư viết theo lối người Anh các em còn bỡ ngỡ và hay nhầm lẫn. Trong giờ dạy viết một số học sinh có tâm lí ngại viết hoặc viết một cách sơ sài, chưa thực sự hào hứng viết bởi tâm lí sợ viết sai ngữ pháp hoặc sai cách dùng từ, hạn chế về từ vựng, nếu hoạt động nhóm thì phụ thuộc vào học sinh khá giỏi. - Trong các giờ kiểm tra học sinh thường viết bài viết sau cùng hoặc thậm chí còn bỏ luôn. - Thời gian 45 phút cho một tiết dạy không đủ cho các em vì có nhiều nội dung dạy trước khi viết. Vì vậy tôi cho rằng thật cần thiết tạo cho học sinh một niềm say mê, hứng thú với môn học, thiết kế một kiểu bài phù hợp với trình độ của học sinh biết khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh kết hợp nhuần nhuyễn kĩ năng viết với các kĩ năng nghe, nói, đọc hay cấu trúc ngữ pháp và từ vựng. Để thực hiện được điều này tôi đưa ra một số giải pháp sau: II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Các hình thức bài tập và hoạt động viết: Trước hết giáo viên phải nắm được các hình thức bài tập và hoạt động viết để có thể sử dụng vào việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Sau đây là một số dạng bài tập: 1- Ghép từ (copying) 5 2- Ghép lại câu (copying) 3- Chép lại đoạn văn (copying) 4- Viết chính tả từ, câu, đoạn văn (dictation) 5- Viết câu trả lời ( answer the question) 6- Xây dựng bài hội thoại có hướng dẫn (constructing dialogue) 7- Bài tập điền từ vào chỗ trống (gap fill) 8- Viết đoạn văn có thay đổi thông tin (rewriting the passage) 9- Xây dựng câu, mở rộng câu dựa vào gợi ý (sentence building, expanding) 10- Viết câu hỏi theo gợi ý (idea frames) 11- Viết tương tự theo mẫu (parapell writing) 12- Viết lời đề nghị, lời nhắn (messages, notes) 13- Viết thư (writing letter) 14- Viết danh sách, liệt kê ( list making) 15- Viết phỏng vấn (interview) 16- Viết sắp xếp lại câu cho đúng thứ tự (ordering) 17- Viết ý chính, động não (brainstorming) 18- Viết tái tạo (reproducing) 19- Viết bài văn (composition) Qua đó giúp cho giáo viên bám sát vào mục tiêu bài học và quyết định nên dùng loại hình nào cho phù hợp với bài dạy viết. 2- Các dạng bài viết theo mẫu, viết có hướng dẫn và viết có sáng tạo: Đối với học sinh THCS kĩ năng viết chủ yếu viết từ và viết câu bao gồm viết có hướng dẫn và viết có sáng tạo nhưng chủ yếu là viết có hướng dẫn. a) Viết có hướng dẫn (controlled writing) 6 Loại bài tập này chủ yếu ở SGK lớp 6,7 bao gồm cấp độ viết từ, câu, tập hợp câu dưới hình thức nối các câu trả lời với nhau thành một chủ đề hay một đoạn văn. Các dạng bài tập viết còn đơn giản chưa phong phú chỉ tập trung nhiều vào các loại bài tập điền từ vào chỗ trống, điền thông tin vào tờ khai, điền thông tin vào bảng biểu … Loại này có những thuận lợi là tạo cảm giác tự tin, tạo cơ hội để học sinh thực hành viết câu. Điểm không thuận lợi là nhàm chán với học sinh khá giỏi. b) Viết sáng tạo Viết sáng tạo là hoạt động viết khó đối vời học sinh THCS nên cần sự hỗ trợ và hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Các bài viết sáng tạo có thể ở các cấp độ và dạng bài tập sau: Cấp độ: Từ - Câu – Đoạn văn Dạng bài tập viết: - Ghép từ riêng lẻ thành câu có nghĩa. - Sử dụng từ nối để ghép các câu khác nhau thành đoạn văn có nghĩa. - Đặt câu với các từ riêng lẻ rồi sắp xếp theo trật tự logic để tạo thành đoạn văn. - Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề - Viết miêu tả. Vì thế giáo viên nên chuẩn bị kĩ lưỡng để giúp học sinh thực hiện các bài viết một cách hiệu quả. Học sinh cũng cần phải chuẩn bị các bước sau: - Từ vựng, đặt câu với từ. - Ghép các từ gợi ý thành câu hoàn chỉnh. - Thảo luận ý chính cần viết, động não suy nghĩ để nảy sinh những ý tưởng hay. - Viết dàn ý, sắp xếp ý chính theo logic. Giáo viên nên gợi mở ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cho học sinh nắm một cách cụ thể. 7 3. Các bước tiến hành một tiết dạy: Một bài dạy kĩ năng viết bao gồm 3 phần: Trước khi viết (pre-writing), trong khi viết (while-writing) và sau khi viết (post-writing). Mỗi phần đều được tiến hành với mục đích khác nhau và thủ thuật dạy cũng khác nhau. a) Trước khi viết (pre-writing): - Đây là phần không thể thiếu trong quá trình dạy kĩ năng viết vì học sinh sẽ gặp không ít khó khăn khi làm một bài tập viết đặc biệt là bài viết tự do. - Giáo viên có thể cho học sinh nói, trao đổi thông tin cần thiết cho bài tập viết, chuẩn bị những ý tưởng, từ ngữ, cấu trúc câu, thì của động từ.. và quan trọng nhất là lập dàn ý. Các hình thức thảo luận có thể là việc trả lời cho các câu hỏi gợi mở của giáo viên hay học sinh được viết dưới dạng ghi chép. Các hoạt động giáo viên cần tổ chức: - Chuẩn bị ý tưởng, thông tin, cấu trúc bài viết. - Dạy trước cấu trúc ngữ pháp và từ vựng cần thiết. - Lập dàn ý với những bài viết sáng tạo. b) Trong khi viết (while-writing) Các thủ thuật mà giáo viên thường dùng trong khi viết (while-writing) là: - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo cấp độ: Câu - Từ - Đoạn văn. - Những bài viết thường được thực hiện sau khi nghe, đọc, sau khi học các cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt sau khi nói. - Những bài tập này có thể thực hiện tại lớp, hoặc về nhà sau khi được giáo viên hướng dẫn kĩ. - Những bài tập này được làm dưới nhiều hình thức do cá nhân hay theo cặp hoặc nhóm. c) Sau khi viết (post-writing) Sau khi viết có nhiều hoạt động như: Đọc hay kể lại nội dung câu chuyện, nhắc lại tiến trình viết hay những thông tin bắt buộc phải có trong một bài viết, 8 hoạt động phổ biến nhất là chữa bài cho học sinh. Tuy nhiên còn có nhiều thủ thuật mà giáo viên có thể áp dụng như: - Học sinh trao đổi bài làm và so sánh bài viết với nhau. - Trình bày kết quả viết, học sinh nhận xét. - Trình bày kết quả viết, giáo viên nhận xét. Các cách này mang tính giao tiếp hơn nhưng giáo viên phải năng động hơn bởi chúng có các ưu điểm sau: - Học sinh có thể sửa bài từ học sinh khác. - Học sinh có thể góp ý sửa lỗi cho nhau. - Học sinh cảm thấy thoải mái, dễ chịu tiếp thu khi bạn khác sửa lỗi cho mình. Vì vậy giáo viên phải linh hoạt vận dụng tùy thuộc vào đối tượng học sinh cũng như nội dung bài dạy. Cách sửa lỗi cho học sinh: - Giáo viên thu vở để chấm bài, sửa các lỗi vào vở học sinh, hoặc sửa những lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải. - Giáo viên phát hiện lỗi, đánh dấu và yêu cầu học sinh tự sửa, giáo viên kiểm tra - Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi bài cho nhau để sửa bài. - Giáo viên viết đáp án lên bảng (hoặc sử dụng bảng phụ ), học sinh tự sửa. 4) Phương pháp dạy kĩ năng viết ở từng khối lớp: a) Khối 6,7. Các bài tập trong sách phần lớn nhằm củng cố vốn ngữ liệu đã học và đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh tiếp thu bài học. Giáo viên nên tạo nhiều tình huống để hoạt động viết của học sinh trở nên có mục đích, có nghĩa chứ không chỉ những bài tập chép máy móc thụ động . - Một số bài tập phần viết chỉ là phương tiện trả lời, thể hiện ở mức độ hiểu bài như" Listen. Then write … in your exercise book; Answer. Then write the answer in your exercise book; Complete the table in your exercise book...". 9 Những loại bài tập này nên được thực hiện qua lời nói trước, phần viết có thể làm ở nhà sau đó sẽ sửa lại trên lớp. b) Khối 8,9. Nhìn chung các bài tập viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a, thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Phần b là phần học sinh phải thực hiện các bài viết theo yếu cầu đề ra có hướng dẫn hoặc gợi ý sau đó là bài viết mở rộng mang tính sáng tạo và tự do. Để thực hiện được bài này, giáo viên cần thực hiện tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài đọc, sau đó mới giải thích yêu cầu bài viết. Cần làm rõ tình huống và yêu cầu của bài viết, nên cho các gợi ý nếu thấy cần thiết. Để làm tốt phần gợi ý giáo viên nên khai thác sự đóng góp phát biểu của học sinh trước khi thực hiện cá nhân. Một số bài viết có thể xây dựng bài nói trước, sau đó học sinh viết cá nhân có thể tại lớp hay ở nhà. Tóm lại để có một tiết dạy viết đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải nắm vững phương pháp, thủ thuật một bài viết, các dạng bài tập dành cho viết, thể loại để thiết kế một bài dạy hợp lí và hướng dẫn tốt cho học sinh thực hiện bài viết đó. III. K ẾT QUẢ TH ỰC HIỆN a) Kết quả. Năm học 2010 – 2011, tôi được phân công giảng dạy bộ môn Tiếng Anh khối 6,7,8,9. Qua thực tế giảng dạy và theo dõi sự tiếp thu của học sinh, tôi nhận thấy học sinh đã biết viết một cách sinh động, linh hoạt và sáng tạo. Đồng thời các em đã tích cực, chủ động, hứng thú và say mê trong những tiết dạy kỹ năng viết. Qua việc so sánh đối chiếu kết quả học tập của học sinh ở các khối lớp, tôi thu đựơc kết quả cụ thể như sau: 10 a) Trước khi áp dụng đề tài kết quả khối 6 (40) 7 (55) 8 (48) 9 (43) Giỏi khá Trung bình (%) (%) (%) yêu cầu (%) (52.5%) (40%) (35.4%) (25.6%) 8 12 18 20 3 (7.5%) 7 (12.7%) 3 (6.3%) 4 (9.3%) 8 (20%) 14 (25.5%) 10 (20.8%) 8 (18.6%) 21 22 17 11 Chưa đạt (20%) (21.8%) (37.5%) (26.5%) b) Sau khi áp dụng đề tài Kết quả Khối 6 (40) 7 (55) 8 (48) 9 (43) Giỏi khá Trung bình (%) (%) (%) yêu cầu (%) (30%) (32.7%) (37.4%) (27.8%) 4 (10%) 5 (.1%) 9 (18.8%) 10 (23.3%) 8 (20%) 12 (21.8%) 6 (12.5%) 7 (16.3%) 16 (40%) 20 (36.4%) 15 (31.3.8%) 14 (32.6%) 12 18 18 12 Chưa đạt IV. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ - Giáo viên nên chuẩn bị bài dạy một cách kĩ lưỡng, công phu, áp dụng các dạng bài tập viết một cách linh hoạt hiệu quả, gợi mở, hướng dẫn chi tiết, đưa ra nhiều tình huống viết để học sinh nắm bắt và lựa chọn cho bài viết, phù hợp với mọi đối tượng học sinh. - Bao quát lớp tốt, nhắc nhở hay chỉ dẫn các em trong quá trình thực hiện bài viết. - Sử dụng bảng phụ ghi các từ gợi ý hoặc câu gợi ý giúp học sinh hiểu rõ hơn và tránh mất thời gian trên lớp. - Sửa những lỗi sai kịp thời như từ vựng, cấu trúc câu, ngữ nghĩa giúp học sinh hiểu và ghi nhớ. - Biểu dương những bài viết hay nhằm khơi dậy khả năng sáng tạo, tư duy trong khi viết. 11 - Giáo viên cần tăng cường kiểm tra vở ghi chép của học sinh để có biện pháp nhắc nhở, uốn nắn kịp thời có đánh giá nhận xét cụ thể bài viết. C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I.KẾT LUẬN: 12 Trên đây là một số kinh nghiệm về thủ thuật dạy kĩ năng viết trong Tiếng Anh cho học sinh THCS mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào từng tiết dạy. Tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn, kết qủa học tập của học sinh khả quan hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thực hiện đúng theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo II. ĐỀ XUẤT - Đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy như tranh ảnh, băng đĩa, bảng phụ, sách tham khảo … . - Tạo sân chơi bổ ích cho việc học Tiếng Anh. - Thường xuyên tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi và giáo viên giỏi để học sinh, giáo viên có cơ hội tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những cái hay, cái mới. B ên c ạnh đó sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và không ngừng đóng góp vào công cuộc đổi mới giáo dục ở nước nhà. Là một giáo viên tôi liôn mong ước mang đến cho các em những giờ học thật sự hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi điều kiện cho các em học thật tốt. Từ đó nâng cao chất lượng học tập của bộ môn ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên trên đây chỉ là một số kinh nhiệm nhỏ trong quá trình dạy kĩ năng viết rất mong lãnh đạo các cấp và đồng nghiệp đóng góp chân thành để tôi hoàn thiện tốt hơn trong việc dạy kĩ năng viết trong chương trình SGK môn Tiếng Anh THCS. Ng ười thực hiện Nguyễn Văn Bình M ỤC L ỤC A.Phần mở đầu 13 I. Nh ững vấn đề chung.................................................................................trang 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................trang 1 2. Mục đích nghi ên cứu................................................................................trang 2 3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................trang 2 4. Thời gian nghiên c ứu và giới hạn của đề tài............................................trang 2 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................trang 3 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn.........................................................................trang 3 1. Cơ sở lý luận.............................................................................................trang 3 2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................trang 3 B. Phần nội dung I. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.............................................................trang 5 II. Các phương pháp thực hiện......................................................................trang 5 III. Kết quả thực hiện..................................................................................trang 10 IV. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế........................................trang 11 C. Kết luận và đề xuất I. Kết luận....................................................................................................trang 13 II. Đề xuất...................................................................................................trang 13 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan