+ Không những Ban giám hiệu là những người quản lý, giúp giáo viên định
hướng được công việc cần thực hiện, cần tuân thủ mà còn là người bạn cùng sát
cánh với mình trong công tác giáo dục và giảng dạy. Luôn xây dựng mối quan hệ,
đoàn kết, thân ái, gần gũi, chan hòa, chia sẽ, với giáo viên.
+ Luôn khuyến khích, động viên giáo viên trong các hoạt động. Luôn đề cao
tiêu chí dạy vì học sinh không tự tạo áp lực nặng nề cho tiết dạy và nhất là không
phải dạy để đối phó . Người CBQL phải thể hiện được mình là chỗ dựa của người
giáo viên theo hướng tích cực và động viên, giáo viên luôn sẵn sàng bày tỏ những
khó khăn, vướng mắc của mình để kịp thời giúp đỡ giải quyết.
+ Giúp cho giáo viên nhận thức rõ: Ở tiểu học kiến thức khoa học không
nhiều, không phải là tất cả mà điều quan trọng nhất là dạy cho học sinh cách lĩnh hội
kiến thức đó như thế nào? Đây là yếu tố cốt lõi nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của
giáo viên về phương pháp dạy học mới.
+ Yêu cầu đối với giáo viên đứng lớp phải xác định đúng mục đích yêu cầu
của từng bài học ( đảm bảo nhẹ nhàng ), cân nhắc để lựa chọn các phương pháp dạy
học phù hợp để tổ chức cho học sinh được hoạt động một cách tự nhiên không gò ép
và thông qua các hoạt động của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự
lĩnh hội kiến thức, hình thành và rèn luyện được kĩ năng và như vậy hoạt động dạy
học chắc chắn sẽ đạt được chất lượng tốt và thực sự có hiệu quả.
Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu năm học, BGH đã họp và bàn bạc,
thống nhất phân công giáo viên chủ nhiệm lớp:
+ Khi phân công, Ban giám hiệu cần nắm được điểm mạnh, điểm hạn chế từng
giáo viên để xếp lớp cho phù hợp với khả năng, năng lực .
+ Bố trí trong các tổ khối giáo viên đều tay. Xếp lớp, phòng học cũng được
nghiên cứu dựa trên yếu tố người có kinh nghiệm kế bên giáo viên mới ra trường,
giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế để kịp thời hướng dẫn giúp đỡ.
b. Đối với Tổ:
- Chọn đồng chí giáo viên có năng lực nhất trong tổ làm tổ trưởng. Tổ
trưởng là người gương mẫu, nhiệt tình biết quy tụ được các thành viên trong tổ
mình, dìu dắt tổ mình cùng hoạt động, tất cả các thành viên là những anh chị em
không những cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi mà còn là nơi giúp nhau cùng tiến bộ, cùng
nâng cao tay nghề.
- Tổ khối lập kế hoạch thao giảng, dự giờ theo từng tháng, từng tuần và
luôn đi sát để hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên trong khối được học tập
kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao giảng,… .
- Xây dựng người Tổ trưởng biết việc và phải luôn năng động, biết cách tổ
chức sinh hoạt trong khối để hoạt động khối đồng bộ với hoạt động chung của trường
và mang tính thiết thực là nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi thành viên trong tổ.
- Làm thế nào biến buổi sinh hoạt tổ khối thành nhu cầu thật sự đối với
giáo viên. Muốn thế, trong các sinh hoạt khối cần có nội dung thật cụ thể, thật thiết
thực.
c. Xây dựng đội ngũ ý thức tự bồi dưỡng:
- Đứng trước một yêu cầu cấp thiết của Ngành hiện nay là đổi mới nội
dung và phương pháp giảng dạy thì vấn đề tự bồi dưỡng, tự nâng cao nhận thức của
giáo viên vô cùng quan trọng, nhận thức về việc đổi mới có thông thì việc thực hiện
3