Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn một số phương pháp giải bài tập đồng phân trong hóa hữu cơ...

Tài liệu Skkn một số phương pháp giải bài tập đồng phân trong hóa hữu cơ

.DOC
26
1816
74

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỒNG PHÂN TRONG HÓA HỮU CƠ i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ -HỘI CHỦ NGHĨA Độc lập Tự do - Hạnh phúcVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỒNG PHÂN PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỮU ĐỒNG TRONG PHÂN TRONG HÓA CƠ HỮU CƠ Họ và tên: Bùi Thị Nhung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Hoa Thám Quảng Bình, tháng 01 năm 2019 ii MỤC LỤC MỤC LỤC..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................iv Phần 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 1.2. Điểm mới của đề tài....................................................................................................1 Phần 2: NỘI DUNG.................................................................................................3 2.1. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẦN GIẢI QUYẾT.........................................................................................................................3 2.1.1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................3 2.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỒNG PHÂN TRONG HÓA HỮU CƠ”...............................................................................5 2.2.1. Tóm tắt lí thuyết đồng phân...............................................................................5 2.2.1.1. Khái niệm....................................................................................................5 2.2.1.2. Phân loại.....................................................................................................5 2.2.2. Một số phương pháp giải bài đồng phân trong hóa hữu cơ...............................6 2.2.2.1. Cách 1: Áp dụng các công thức tính nhanh số đồng phân của các hợp chất hữu cơ......................................................................................................................6 2.2.2.2. Cách 2: Viết các đồng phân dựa vào yêu cầu của bài tập...........................9 2.2.2.3. Một số lưu ý..............................................................................................10 2.2.3. Bài tập vận dụng..............................................................................................13 2.2.4. Đáp án..............................................................................................................19 Phần 3: KẾT LUẬN................................................................................................20 3.1. Ý nghĩa của đề tài sáng kiến kinh nghiệm..............................................................20 3.2. Kiến nghị, đề xuất.....................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................21 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Viết tắt học sinh HS giáo viên GV trung học phổ thông THPT hợp chất hữu cơ HCHC công thức phân tử CTPT công thức cấu tạo CTCT điều kiện tiêu chuẩn đktc dung dịch dd hướng dẫn HD tuyển sinh đại học TSĐH tuyển sinh cao đẳng TSCĐ trung học phổ thông quốc gia THPTQG giáo dục và đào tạo GD & ĐT iv Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, đặc biệt là trong quá trình ôn luyện cho học sinh thi tốt nghiệp, Đại học và Cao đẳng, bài tập đồng phân của hợp chất hữu cơ là một chuyên đề hay và khá quan trọng nên các bài tập về chủ đề này thường có mặt trong các kì thi lớn của quốc gia. Dạng bài tập đồng phân thường gặp là tìm số đồng phân của hợp chất hữu cơ hoặc tìm số công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ thỏa mãn đề bài. Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay thì việc giải nhanh các bài toán Hóa học là yêu cầu hàng đầu của người học; yêu cầu tìm ra được phương pháp giải toán một cách nhanh nhất, đi bằng con đường ngắn nhất không những giúp người học tiết kiệm được thời gian làm bài mà còn rèn luyện được tư duy và năng lực phát hiện vấn đề của người học. Trong thực tế tài liệu về chuyên đề bài tập đồng phân của hợp chất hữu cơ ít nên nguồn tư liệu để giáo viên nghiên cứu còn hạn chế, điều này dẫn đến việc cung cấp kiến thức và kĩ năng giải các bài tập đồng phân cho học sinh chưa được nhiều. Vì vậy, khi gặp các bài tập tìm số đồng phân của các hợp chất hữu cơ các em thường lúng túng trong việc tìm ra đáp án đúng. 1.2. Điểm mới của đề tài Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo thêm tài liệu cộng với sự tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm luyện thi tốt nghiệp THPT và các kì thi Đại học, Cao đẳng tôi đã đưa ra hai phương pháp giải dạng bài tập đồng phân. Sau thời gian giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh về chuyên đề này tôi đã nhận được sự phản ánh tích cực từ phía các em. Các em cho rằng đây là một chuyên đề hay, dễ hiểu, có nhiều phương pháp giải ngắn gọn để tìm ra kết quả. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số phương pháp giải bài tập đồng phân trong hóa hữu cơ” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình với hy vọng đề tài 1 này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của các em học sinh 12 và cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp. 2 Phần 2: NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẦN GIẢI QUYẾT 2.1.1. Cơ sở lí luận Bài tập đồng phân là một dạng bài tập xuyên suốt trong các chương của hóa hữu cơ. Vì khi tìm hiểu về một loại hợp chất hữu cơ (như ankan, anken, ancol,...) học sinh sẽ được tìm hiểu về dãy đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo, tính chất vật lí và tính chất hóa học của hợp chất đó. Trong sách giáo khoa hóa học, phần đồng phân các tác giả thường giới thiệu về các loại đồng phân của hợp chất hữu cơ sau đó đưa ra một ví dụ minh họa. Thực tế, bài tập đồng phân rất đa dạng, từ những bài dễ học sinh có thể biết ngay đáp án đúng đến những bài phức tạp, học sinh phải tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ rồi sau đó tìm số đồng phân. Vì vậy, để làm tốt dạng bài tập này học sinh cần có tài liệu để tham khảo và rèn luyện nhiều về kỹ năng viết đồng phân hoặc áp dụng công thức tính số đồng phân. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm giảng dạy cho học sinh THPT, đặc biệt là luyện thi học sinh 12 tôi nhận thấy khi giải bài tập đồng phân trong hóa hữu cơ thường gặp các trường hợp sau:  Trường hợp 1: Học sinh không viết được công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ do không nắm được thuyết cấu tạo hóa học. Rơi vào trường hợp này là một số học sinh có tư duy nhận thức yếu hoặc ham chơi, lười học không nắm được bài.  Trường hợp 2: Học sinh biết được số đồng phân /số công thức cấu tạo thỏa mãn do học thuộc bài hoặc học thuộc các công thức giải nhanh và đưa ra áp dụng.  Trường hợp 3: Học sinh viết được công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ nếu bài toán yêu cầu rõ viết đồng phân của loại hợp chất gì. Trường hợp này thường gặp là các học sinh có học lực trung bình và trung bình khá. Ví dụ 1: X là ancol có công thức phân tử là C3H8O. Số đồng phân cấu tạo của X là 3 A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Đối với bài này nhiều em đã định hướng được ancol là hợp chất có nhóm OH liên kết trực tiếp với C no, hơn nữa C 3H8O thuộc loại ancol no, đơn chức, mạch hở nên trong phân tử này chỉ có các liên kết đơn. Mặt khác, với loại ancol này thì sẽ có hai loại đồng phân là đồng phân mạch cacbon và đồng phân về vị trí nhóm OH. Khi đã suy nghĩ được như vậy thì học sinh sẽ viết được các đồng phân cấu tạo của ancol theo yêu cầu của đề bài. Cụ thể: CH3-CH2-CH2OH ; CH3-CH(OH)-CH3 => Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là 2 (đáp án A)  Trường hợp 4: Đa số các học sinh khá giỏi làm tốt các bài tập xác định số đồng phân hoặc số công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ thỏa mãn những tính chất mà giả thiết đã đặt ra. Những bài tập này người ra không yêu cầu rõ viết đồng phân của loại hợp chất hữu cơ gì, chỉ đưa ra một số tính chất của chất đó rồi đặt câu hỏi “Số đồng phân cấu tạo /Số công thức cấu tạo thỏa mãn là” Ví dụ 2: Hợp chất A mạch hở có công thức phân tử là C 3H6O2 và có phản ứng với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đối với bài tập này, nhiều em đã định hướng được A là axit cacboxylic (có nhóm COOH) hoặc este (có nhóm –COO-) và cả hai loại hợp chất này đều thuộc loại no, đơn chức. Khi đã định hướng được như vậy thì học sinh sẽ viết được các công thức cấu tạo thỏa mãn và trả lời được câu hỏi “Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là” Cụ thể: Đồng phân axit: CH3-CH2-COOH Đồng phân este: H-COO-CH2-CH3 ; CH3-COO-CH3 => Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là 3 (đáp án C) Lưu ý rằng đối với trường hợp 2 và 3 các em cũng có thể gặp sai sót đó là viết không hết số đồng phân của hợp chất dẫn đến việc lựa chọn đáp án đúng sai. Điều này rất 4 đáng tiếc. Vì vậy để hạn chế những sai sót đó trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đưa ra nhiều bài tập trắc nghiệm khách quan (40 câu) với nhiều mức độ để các em có cơ hội rèn luyện kĩ năng giải dạng bài tập này. 2.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỒNG PHÂN TRONG HÓA HỮU CƠ” 2.2.1. Tóm tắt lí thuyết đồng phân 2.2.1.1. Khái niệm Đồng phân là hiện tượng các chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. Ví dụ: Hai chất CH3CH2OH (etanol) và CH3OCH3 (đimetyl ete) là hai chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử C2H6O nên chúng là đồng phân của nhau. 2.2.1.2. Phân loại Trong chương trình phổ thông, đồng phân được chia làm hai loại: đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể. a, Đồng phân cấu tạo * Khái niệm: Đồng phân cấu tạo là những chất có công thức cấu tạo khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. * Phân loại: có 4 loại - Đồng phân mạch cacbon: do sự khác nhau về mạch cacbon (mạch nhánh, mạch không nhánh, mạch vòng, mạch không vòng). - Đồng phân vị trí của liên kết bội: liên kết đôi C=C, liên kết ba C≡C. - Đồng phân nhóm chức: do sự khác nhau về nhóm chức, chức ancol - ete, anđehit - xeton, axit - este, phenol - ancol thơm - ete thơm, … - Đồng phân vị trí của nhóm chức: vị trí nhóm –OH, -NH2, NO2, … Ngoài ra, đối với các hợp chất có vòng như hợp chất thơm, còn có đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm thế trong vòng benzen: đồng phân ortho, meta, para. b, Đồng phân lập thể * Khái niệm: Đồng phân lập thể là những đồng phân có công thức cấu tạo như nhau nhưng khác nhau về sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân tử. 5 * Đồng phân hình học cis-trans Đối với chương trình phổ thông, hợp chất có đồng phân hình học là hợp chất có liên kết đôi C=C và hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử liên kết với C liên kết đôi phải khác nhau. Nếu mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C thì gọi là đồng phân cis, khác phía là đồng phân trans. 2.2.2. Một số phương pháp giải bài đồng phân trong hóa hữu cơ Để làm tốt dạng bài tập này nói riêng và các bài tập khác nói chung, cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài. Thường có 2 cách để làm bài này: 2.2.2.1. Cách 1: Áp dụng các công thức tính nhanh số đồng phân của các hợp chất hữu cơ Cách này yêu cầu người làm cần nhớ được công thức. Ưu điểm lớn nhất của nó là tiết kiệm thời gian, tuy nhiên không có nhiều bài tập viết đồng phân thuộc dạng này. Dưới đây là một số công thức hay gặp để tính nhanh số đồng phân của HCHC. a, Số đồng phân ancol đơn chức no CnH2n+2O Số đồng phân ancol CnH2n+2O = 2n-2 (với 1 < n < 6) Ví dụ 1: Số đồng phân ancol đơn chức no có công thức phân tử là C 3H8O; C4H10O và C5H12O lần lượt là bao nhiêu ? A. 2, 4 và 8. B. 2, 3 và 6. C. 2, 4 và 6. D. 3, 4 và 8. HD giải Số ancol C3H8O = 23-2 = 2. Số ancol C4H10O = 24-2 = 4. Số ancol C5H12O = 25-2 = 8 (Đáp án A) b, Số đồng phân anđehit đơn chức no CnH2nO Số đồng phân anđehit CnH2nO = 2n-3 (với 2 < n < 7) Ví dụ 2: Có bao nhiêu anđehit đơn chức no có công thức phân tử lần lượt là C 4H8O; C5H10O và C6H12O ? A. 3, 4 và 8. B. 2, 3 và 6. C. 2, 4 và 6. 6 D. 2, 4 và 8. HD giải Số anđehit C4H8O = 24-3 = 2 Số anđehit C6H12O = 26-3 = 8 c, Số đồng phân axit cacboxylic đơn chức no CnH2nO Số anđehit C5H10O = 25-3 = 4 (Đáp án D) 2 Số đồng phân axit cacboxylic CnH2nO2 = 2n-3 (với 2 < n < 7) Ví dụ 3: Có bao nhiêu axit cacboxylic đơn chức no có cùng công thức phân tử lần lượt là C4H8O2 và C5H10O2 ? A. 3 và 4. B. 2 và 3. C. 2 và 4. D. 3 và 5. HD giải Số axit C4H8O2 = 24-3 = 2 ; Số axit C5H10O2 = 25-3 = 4 (Đáp án C) d, Số đồng phân este đơn chức no CnH2nO2 Số đồng phân este CnH2nO2 = 2n-2 (với 1 < n < 7) Ví dụ 4: Có bao nhiêu este có công thức phân tử lần lượt là C3H6O2 và C4H8O2 ? A. 3 và 4. B. 2 và 4. C. 2 và 3. D. 3 và 5. HD giải Số este C3H6O2 = 23-2 = 2;Số este C4H8O2 = 24-2 = 4 (Đáp án B) e, Số đồng phân amin đơn chức no CnH2n+3N Số đồng phân amin CnH2n+3N = 2n-1 (với n< 5) Ví dụ 5: Có bao nhiêu amin đơn chức no có công thức phân tử lần lượt là C 2H7N; C3H9N và C4H11N ? A. 3, 4 và 8. B. 2, 3 và 6. C. 2, 4 và 6. HD giải Số amin C2H7N = 22-1 = 2 Số amin C3H9N = 23-1 = 4 Số amin C4H11N = 24-1 = 8 (Đáp án D) f, Số trieste tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axit béo Số trieste  7 n 2 (n  1) 2 D. 2, 4 và 8. Ví dụ 6: Đun nóng hỗn hợp gồm glixerol và 2 axit béo X, Y (xúc tác H 2SO4 đặc) sẽ thu được tối đa bao nhiêu trieste ? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. HD giải Số trieste = 22  2  1 2 6 (Đáp án C) g, Số đồng phân ete đơn chức no CnH2n+2O Số ete CnH2n+2O  (n  1)(n  2) 2 (2  n  6) Ví dụ 7: Số đồng phân ete công thức phân tử C3H8O và C5H12O lần lượt là bao nhiêu ? A. 1 và 6. B. 2 và 6. C. 1 và 5. D. 2 và 5. HD giải Số ete C3H8O =  3  1  3  2  2 1 ; Số ete C5H12O =  5  1  5  2  6 2 (Đáp án A) h, Số đồng phân xeton đơn chức no CnH2nO Số xeton CnH2nO  (n  2)(n  3) 2 (3  n  7) Ví dụ 8: Có bao nhiêu đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C4H8O và C6H12O ? A. 2 và 6. B. 1 và 6. C. 1 và 5. D. 2 và 5. HD giải Số xeton C4H8O =  4  2   5  3 2 1 ; Số xeton C6H12O =  6  2   6  3 2 6 (Đáp án B) i, Số đồng phân peptit tạo bởi n gốc α-amino axit khác nhau là n! Ví dụ 9: Số đồng phân tripeptit (có đủ cả X, Y, Z) được tạo ra từ 3 α-amino axit X, Y, Z là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. HD giải Số đồng phân tripeptit = 3! = 1x2x3 = 6 đồng phân. (Đáp án C) 8 2.2.2.2. Cách 2: Viết các đồng phân dựa vào yêu cầu của bài tập Cách này áp dụng khi không thể giải quyết bài tập theo cách 1. Để làm cách này học sinh cần định hướng được hợp chất mà đề bài yêu cầu thuộc loại hợp chất gì, no hay không no (nếu không no thì phân tử có liên kết gì, số liên kết π bằng bao nhiêu); đơn chức, đa chức hay tạp chức …Thường bài tập hay yêu cầu viết các đồng phân mạch hở hoặc hợp chất vòng benzen (hợp chất thơm) nhưng cũng nên cẩn thận có khi cả hợp chất mạch vòng. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần nắm vững các loại đồng phân của hợp chất đó. Ví dụ 1: Hợp chất X thơm, có công thức phân tử C 7H8O và có phản ứng với Na. Số đồng phân của X thõa mãn tính chất trên là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. HD giải: (HS cần xác định được hợp chất thơm là hợp chất có vòng benzen và sẽ có đồng phân về vị trí tương đối trong nhân thơm. Mặt khác, X chỉ có 1 nguyên tử O mà lại có phản ứng với Na, như vậy X phải có nhóm –OH; tức là X là phenol hoặc ancol thơm ) Các đồng phân: o-HOC6H4CH3 ; m-HOC6H4CH3 ; p-HOC6H4CH3 ; C6H5CH2OH => Có 4 đồng phân (đáp án A) Ví dụ 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có đồng phân hình học ? A. CH2=CH-CH3 B. CH3-CH=CH-CH2-CH3 C. CHCl=CH2 D. CH3-CBr=C(CH3)2 HD giải: (Dựa vào điều kiện để có đồng phân hình học thì ta thấy các đáp án A, C, D đều không thõa mãn, chỉ có đáp án B thõa mãn) => Chọn đáp án B Ví dụ 3: Hợp chất X có công thức phân tử C 5H8O2, khi thủy phân X trong môi trường axit thì thu được các sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của X 9 thõa mãn tính chất trên là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. HD giải: (Theo bài ra thì X là este của axit fomic dạng HCOOCH=CRR’) Các đồng phân của X: HCOOCH=CHCH2CH3 ; HCOOCH=C(CH3)2 => Chọn đáp án C Ví dụ 4: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. (TSĐH khối A-2014) HD giải: (Với dạng bài này, giả thiết không cho CTPT cụ thể của X nên học sinh phải tự cho CTPT phù hợp với đề bài rồi viết các CTCT thỏa mãn yêu cầu). Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Trường hợp 4 Công thức phân tử CH4O C2H6O C3H8O C3H8O2 Công thức cấu tạo thỏa mãn CH3OH CH3-CH2OH CH3-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH)-CH3 HOCH2-CH2-CH2OH 2.2.2.3. Một số lưu ý  Đối với một số bài tập đồng phân làm theo cách thứ 2, nếu học sinh biết số công thức cấu tạo của gốc hiđrocacbon thì sẽ có cách làm rất nhanh. Gốc hiđrocacbon R CH3 – C 2 H5 – Số CTCT 1 1 C 3 H7 – 2 Công thức cấu tạo CH3 – CH3 – CH2 – CH3 – CH2 – CH2 – CH3 - CH CH3 C 4 H9 – 4 CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – 10 Tên gốc metyl etyl propyl isopropyl butyl CH3 - CH -CH2 - isobutyl CH3 CH3 - CH2 - CH - secbutyl CH3 CH3 CH3 - C - tertbutyl CH3 Ví dụ 5: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8 và có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Số đồng phân của X thõa mãn tính chất trên là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. HD giải: (Theo đề bài thì X là ankin có liên kết ba đầu mạch, dạng CH≡C-C 3H7 nên X có 2 đồng phân vì gốc C3H7 có 2 CTCT) Các đồng phân: CH≡CCH2CH2CH3 CH≡CCH(CH3)2 => Có 2 đồng phân (đáp án D) Ví dụ 6: Số đồng phân amin bậc 2 của C5H13N là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. HD giải: (HS cần xác định được C5H13N là amin no, đơn chức, mạch hở và đồng phân amin bậc 2 thì phải có dạng R1-NH-R2 ; trong đó R1, R2 là gốc hiđrocacbon)) Có 2 dạng: CH3-NH-C4H9 (có 4 đồng phân vì gốc C4H9 có 4 CTCT). C2H5-NH-C3H7 (có 2 đồng phân vì gốc C3H7 có 2 CTCT).  C5H13N có 6 đồng phân amin bậc 2. Cụ thể, các đồng phân: CH3NHCH2CH2CH2CH3 CH3NHCH(CH3)CH2CH3 CH3NHCH2CH(CH3)2 CH3NHC(CH3)3 11 CH3CH2NHCH2CH2CH3 CH3CH2NHCH(CH3)2 => Có 6 đồng phân (đáp án C)  Cần phân biệt 2 dạng bài tập “Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn là” và “Số công thức cấu tạo thỏa mãn là”. Nếu dạng tìm số công thức cấu tạo thỏa mãn thì có thể các chất đó không phải là đồng phân tức là không có cùng công thức phân tử. Ví dụ 7: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. (TSCĐ khối A,B – 2013) HD giải: Sơ đồ: trigixerit + 3NaOH → C3H5(OH)3 + C17H33COONa + C17H35COONa + C15H31COONa Các đồng phân thỏa mãn là: C17H 33COO -CH2 C17H33COO-CH2 C17H35COO-CH2 C17H35COO-CH C15H31COO-CH2 C15H31COO-CH C17H35COO-CH2 C17H33COO-CH C15H31COO-CH2  Có 3 đồng phân thỏa mãn (Đáp án B) Ví dụ 8: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri stearat và natri panmitat. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. HD giải: Sơ đồ: trigixerit + NaOH → C3H5(OH)3 + C17H35COONa + C15H31COONa Các CTCT thỏa mãn là: C17H 35COO -CH2 C17H35COO-CH2 C15H31COO-CH2 C15H31COO-CH2 C17H35COO-CH C15H31COO-CH2 C15H31COO-CH C17H35COO-CH2 C15H31COO-CH C17H35COO-CH2 C17H35COO-CH C15H31COO-CH2 12  Có 4 CTCT thỏa mãn (Đáp án A) 2.2.3. Bài tập vận dụng Câu 1: Có bao nhiêu chất hữu cơ C4H8O2 có khả năng tác dụng với NaOH ? A. 4 B. 6 C. 7 D. 5 Câu 2: Hợp chất X là dẫn xuất của benzen, có công thức phân tử C 7H9N. Số đồng phân của X thỏa mãn là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 3: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân (kể cả đồng phân hình học) ? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 4: Hợp chất X mạch hở, có công thức phân tử C 4H4, tác dụng với H2 tạo ra butan. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 5: Hợp chất X mạch hở, có công thức phân tử C5H6 và có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 6: Hợp chất X có công thức phân tử C 6H10 và có phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH3. Số đồng phân của X thỏa mãn tính chất trên là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 7: Số đồng phân amino axit của C4H9NO2 là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 8: Hợp chất A có CTPT là C 4H8 và có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức no, mạch hở A được CO 2, H2O và N2; trong đó nCO2 : nH 2O 2 : 3 . Số đồng phân cấu tạo của A là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 10: Ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu ancol là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 (TSĐH khối A-2013) 13 Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 1,12 lit CO 2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Số đồng phân của X là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 12: Có bao nhiêu amin bậc 3 là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N ? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. (TSĐH khối A-2014) Câu 13: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. (TSĐH khối B-2013) Câu 14: Khi đun nóng hỗn hợp gồm ancol metylic, ancol etylic và ancol isopropylic (có xúc tác H2SO4 đặc, 1400C) thì số ete thu được có công thức phân tử C4H10O là A. 4. B. 2. C. 6. D. 3. Câu 15: Số công thức cấu tạo có công thức phân tử C8H10O, chứa vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. (TSĐH khối B-2014) Câu 16: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C 4H8O và có phản ứng với Na. Số đồng phân cấu tạo bền của X thỏa mãn tính chất trên là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 17: Hợp chất X có công thức phân tử C5H12O và bị oxi hóa bởi CuO khi đun nóng tạo ra xeton. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 18: Tổng số đồng phân (kể cả đồng phân hình học cis – trans) của C3H5Br là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 19: Chất X có công thức phân tử C4H8Cl2, khi thủy phân X trong môi trường kiềm thu được hợp chất có phản ứng tạo phức với Cu(OH) 2. Số đồng phân của X thỏa mãn tính chất trên là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 20: Số đồng phân của C4H9Cl là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 11: 14 Câu 21: Trong số các đồng phân là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O, có bao nhiêu đồng phân X thỏa mãn điều kiện: A. 4. 0 xt ,t , P X   Y     polistiren  H 2O ? B. 1. C. 2. D. 3. Câu 22: Chất X có công thức phân tử C5H10O và có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân của X thỏa mãn tính chất là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 23: Chất X mạch hở có công thức phân tử C 4H8O và phản ứng với H2 tạo thành ancol bậc 1 tương ứng. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 24: Số đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 25: Số đồng phân amin bậc 1 có cùng công thức phân tử C3H9N là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. (TSĐH khối A – 2012) Câu 26: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là A. 9. B. 6. C. 4. D. 2. (TSĐH khối B – 2012) Câu 27: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. (TSĐH khối B – 2012) Câu 28: Số ancol bậc I là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là A. 8. B.1. C. 4. D. 3. (TSCĐ khối A,B – 2012) Câu 29: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. (TSĐH khối A – 2011) Câu 30: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. 15 Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí H 2 bằng số mol X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân thỏa mãn các tính chất trên ? A. 3. B. 10. C. 7. D. 9. (TSĐH khối A – 2011) Câu 31: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. (TSĐH khối A – 2011) Câu 32: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng các sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thõa mãn các tính chất trên là A. 4. B. 2. C. 5. D. 6. (TSĐH khối B – 2011) Câu 33: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là A. 7. B. 8. C. 9. D. 5. (TSĐH khối B – 2011) Câu 34: Chất A có CTPT C4H6O2 và có phản ứng hòa tan CaCO3. Số đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 35: A là một hợp chất thơm, có công thức phân tử C7H6O2 và có phản ứng với NaOH. Số đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn tính chất trên là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 36: Este X có công thức phân tử C4H6O2 khi thủy phân thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn tính chất trên là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 37: Thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X thì thu được alanin, valin với tỉ lệ mol 3:1. Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 38: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit X thì thu được glyxin, alanin, valin với tỉ lệ mol 1:1:1. Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là A. 9. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 39: Trong số các chất C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan