Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của đông châu nguyễn hữu tiến...

Tài liệu Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của đông châu nguyễn hữu tiến

.PDF
92
169
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………&………. NGUYỄN THỊ THU TRANG SỰ NGHIỆP BIÊN KHẢO, TRƢỚC THUẬT CỦA ĐÔNG CHÂU NGUYỄN HỮU TIẾN (Khảo sát qua tờ Nam Phong tạp chí) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ………&………. NGUYỄN THỊ THU TRANG SỰ NGHIỆP BIÊN KHẢO, TRƢỚC THUẬT CỦA ĐÔNG CHÂU NGUYỄN HỮU TIẾN (Khảo sát qua tờ Nam Phong tạp chí) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS.Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, minh bạch và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trang LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS. TS Trần Ngọc Vƣơng, người đã truyền nhiệt huyết nghiên cứu, tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chƣơng 1. ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ ............ 7 1.1. Những tác giả tiêu biểu của phái cựu học ............................................... 7 1.2. Những tác giả tiêu biểu của phái tân học ................................................ 9 Chƣơng 2. SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NGUYỄN HỮU TIẾN . 17 2.1. Nhà nho Nguyễn Hữu Tiến và nghề báo .............................................. 17 2.1.1. Con đường đến với nghề báo .......................................................... 17 2.1.2. Nguyễn Hữu Tiến với chuyên mục “Tồn cổ lục” trên Nam Phong tạp chí ........................................................................................................ 19 2.2. Các công trình biên khảo của Nguyễn Hữu Tiến.................................. 22 2.3. Nguyễn Hữu Tiến và công việc dịch thuật ........................................... 28 2.4. Sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến ............................................................ 51 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 55 Chƣơng 3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG CHÂU NGUYỄN HỮU TIẾN CHO BÁO CHÍ VÀ VĂN CHƢƠNG ĐẦU THẾ KỶ XX ................................... 57 3.1. Vai trò của “Nhà báo” Đông Châu ....................................................... 57 3.2. Đóng góp của Nguyễn Hữu Tiến cho văn chương giai đoạn giao thời 63 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 74 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong khoảng thời gian chuyển giao cũ mới đầu thế kỉ XX, Nguyễn Hữu Tiến (biệt hiệu Đông Châu) cùng Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học… là những nhà Nho cuối mùa, những con người xuất thân từ cựu học không thể thành danh với sự nghiệp khoa bảng cũng không cam chịu cúi đầu làm nô bộc cho chế độ. Báo chí đối với họ đã trở thành sự nghiệp của cả cuộc đời. “Chính họ sẽ là những người tiến hành “tổng kiểm kê văn học truyền thống trên báo chí”, hoạt động tích cực trong địa hạt biên khảo, dịch thuật.” [19, 146]. Tên tuổi của Nguyễn Hữu Tiến gắn liền với các công trình biên khảo, dịch thuật. Đặc biệt sự nghiệp của ông cũng đáng chú ý ở chỗ gắn liền với hoạt động báo chí thời kì đó, đây cũng là công việc Nguyễn Hữu Tiến dành gần như trọn vẹn quãng thời gian hoạt động chữ nghĩa của cuộc đời mình. Ông làm biên tập cho Nam phong tạp chí, là người chuyên về dịch thuật các sách chữ Hán ra Việt vănvà là người ở lại với Nam phong tới giờ phút cuối cùng, chứng kiến toàn bộ đời sống, sự phát triển và lụi tàn của tạp chí này. Chính vì vậy vai trò của ông với Nam phong tạp chí là vô cùng quan trọng. Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam có sự giao thoa Âu – Á, Đông – Tây do công cuộc cai trị của thực dân. Do đó sự va chạm giữa các nền văn minh đương nhiên xảy ra. Trong khung cảnh ấy nền văn chương học thuật truyền thống có vai trò ra sao, được vận dụng và tác động như thế nào trong chủ định, chủ trương “giao hòa” đó? Thông qua Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến chúng tôi muốn tìm một cách trả lời cho vấn đề trên. Mặc dù công lao của Nguyễn Hữu Tiến đối với Nam phong tạp chí nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung đầu thế kỷ XX không nhỏ nhưng những công trình, bài viết về ông lại khá ít ỏi. Ông mới được đề cập sơ lược 1 qua các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, được nhắc đến chủ yếu để điểm danh trong danh sách các nhà nho thuộc phái cựu học chuyển sang làm báo chứ chưa được nghiên cứu dưới góc độ như một tác giả độc lập. Vì vậy với đề tài Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến (khảo sát qua Nam phong tạp chí) người viết muốn tìm hiểu những đóng góp của tác giả này choNam Phong nói riêng và nền văn học quốc ngữ Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Như trên đã đề cập, cho đến nay những công trình nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn Hữu Tiến còn nhiều hạn chế. Ở các cuốn Nhà văn hiện đại (1998), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1945 (2000), Văn học Việt Nam 1900 – 1945 (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (2004)…Nguyễn Hữu Tiến được đề cập tới ít nhiều với tư cách là nhà văn thuộc phái cựu học hoặc với vai trò là biên tập viên tích cực cho tạp chí Nam Phong.Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch trong bài viết Báo chí và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (2000) đã đánh giá rất cao về Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến khi tổng quan về văn học Quốc ngữ trên báo chí ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Hữu Tiến đã cùng các nhà nho khác như Nguyễn Văn Ngọc, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Khôi… tiến hành cuộc tổng duyệt văn chương truyền thống và bảo tồn bằng cách chuyển dịch sang chữ Quốc ngữ, Phạm Xuân Thạch viết “Tuy nhiên đáng chú ý hơn cả là hoạt động dịch thuật của Nam Phong tạp chí. Ra đời vào tháng 7/ 1917, xuất bản mỗi tháng một số bằng hai thứ chữ Quốc ngữ và Hán tự, tờ tạp chí đã có một chương trình cụ thể trong việc bảo tồn văn chương truyền thống. Dưới sự lãnh đạo của Phạm Quỳnh Nam Phong tạp chí đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các nhà Nho mà tiên phong phải kể đến Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Hữu Tiến… Đồng thời nhiều tác phẩm văn chương Trung Đại đã 2 được dịch sang chữ Quốc ngữ, mà trong đó ngoài thơ còn có cả những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật quan trọng như Thượng kinh ký sự (do Nguyễn Trọng Thuật dịch năm 1923) hay Vũ Trung tùy bút (do Nguyễn Hữu Tiến dịch năm 1927). Có thể nói công cuộc bảo tồn vốn cổ được tiến hành trên Nam phong tạp chí có hệ thống và hiệu quả hơn so với Đông Dương tạp chí. Và trên phương diện này công lao của tờ tạp chí với Quốc văn không phải là nhỏ”. [22, 154]. Trong bài viết của mình nhà nghiên cứu đánh giá Nguyễn Hữu Tiến là nhà dịch thuật và biên khảo xuất sắc. Trên báo Văn nghệ Hoàng Yên Lưu có bài viết “Nguyễn Hữu Tiến và việc bảo tồn văn hóa cổ”. Tác giả nhận định “Nguyễn Hữu Tiến được coi là cây bút uy tín và nhiệt tâm, bền lòng dùng ngòi bút bảo tồn tinh hoa văn học và văn hóa cũ trước trào lưu văn hóa Tây phương du nhập ào ạt vào đất nước ta những năm đầu thế kỷ XX”. Trong bài viết của mình Hoàng Yên Lưu ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Hữu Tiến cho công việc biên khảo, dịch thuật trên Nam Phong và đánh giá Đông Châu đã dành trọn cuộc đời, nhiệt tình trong việc xây dựng chữ Quốc ngữ và văn học chữ Quốc ngữ. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã viết những dòng chân xác “Ông là nhà văn cho chúng ta biết về tư tưởng học thuật nước Tàu nhiều hơn cả những nhà văn lớp cũ. Những bài khảo cứu biên tập và dịch thuật của ông đăng rất đều trên tạp chí Nam Phong đều là những bài về lịch sử, về phong tục, về văn minh, luân lý và tôn giáo, văn chương nước Tàu; Ông lại nghiên cứu và dịch thuật rất công phu riêng về học thuyết Khổng Mạnh và các bực danh nho Trung Hoa trong các tác phẩm Mạnh Tử quốc văn giải thích, Lịch sử sự nghiệp Tư Mã Quang, Gương đức dục của Lương Khải Siêu…Những bài biên tập và dịch thuật của Nguyễn Hữu Tiến thật rất nhiều và rất công phu; nếu những bài ấy thu gom lại, sẽ là những bộ sách giáo khoa có giá trị về văn minh học thuật Đông Phương. Trong lúc Hán học tàn cục này những sách 3 của ông lại càng quý lắm, vì chỉ trong vài mươi năm nữa là không có người làm nổi những việc ông đã làm”. Trong mục lục phân tích Nam Phong học giả Nguyễn Khắc Xuyên cũng có cùng nhận xét vai trò quan trọng của Nguyễn Hữu Tiến: “Như các nhà khảo cứu văn học Việt Nam đã nhận xét về Đông Châu, nếu với nền Pháp văn thịnh hành ở nước ta, người ta ít chú trọng tới những bài giới thiệu thái tây của Phạm Quỳnh, thì với nền Hán học suy vong, người ta càng cần đến những bài dịch thuật và khảo cứu về học thuật và tư tưởng nước Tàu. Phải chăng đó là khía cạnh có thể trường tồn của Nguyễn Hữu Tiến”. Như vậy nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xuyền đã cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của Đông Châu trên Nam Phong khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Điều hòa tân cựu, thổ nạp Á – Âu” Phạm Quỳnh đã đề ra khi thành lập Nam Phong. Trong luận văn Sự hình thành và phát triển của một số thể văn xuôi quốc ngữ trên Nam phong tạp chí của Nguyễn Thị Hồng Nhung thì Đông Châu được tác giả điểm qua với tư cách là một trong những tác giả nhiệt tình, tích cực nhất của tờ tạp chí này. Tóm lại, những nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Hữu Tiến là những phục dựng ban đầu chân dung một trí thức cựu học còn rất sơ lược. Chính vì thế mà một số đóng góp của ông cho văn học dân tộc vẫn còn có thể và cần phải tìm hiểu kĩ hơn, đặc biệt là việc tìm hiểu sự nghiệp báo chí của ông. Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sự nghiệp biên khảo, trước thuật của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến” nghiên cứu để làm sang tỏ hơn về nhà báo Đông Châu và những đóng góp của ông cho báo chí và văn chương giai đoạn giao thời. 4 3. Mục đích nghiên cứu Khảo sát toàn bộ sự nghiệp dịch thuật, biên khảo cũng như những sáng tác văn chương của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến trên Nam Phong tạp chí người viết muốn hướng tới các mục tiêu sau: - Tìm hiểu về tiểu sử con người, sự nghiệp và vị trí của Đông Châu trên Nam Phong. - Nhìn lại văn nghiệp của Nguyễn Hữu Tiến theo các mảng: dịch thuật, biên khảo, sáng tác. - Nghiên cứu kĩ và khẳng định ý nghĩa những sáng tác của ông đã bị bụi thời gian che lấp. - Tiến hành so sánh Đông Châu với một số tác giả cùng thời để khẳng định rõ vai trò, sự nghiệp của ông trên tờ báo Nam Phong. - Tiến tới nghiên cứu những đóng góp của ông đối với sự phát triển văn học dân tộc, nhất là văn học Việt Nam trong giai đoạn giao thời. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tư liệu: Chúng tôi tập chung khảo sát sự nghiệp biên khảo, trước thuật của Nguyễn Hữu Tiến trên 210 số báo của Nam phong tạp chí trải dài từ năm 1917 – 1934. - Phạm vi vấn đề: Qua Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến có thể soi chiếu những vấn đề rộng lớn hơn là Nam phong tạp chí, đồng thời hiểu được lịch sử, tiến trình của báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Hơn nữa từ sự nghiệp cá nhân của tác giả chúng ta có thể thấy được bối cảnh xã hội giai đoạn đầu thế kỷ XX, sự thay đổi học thuật, hạn vận của Nho học và sự lựa chọn các giá trị truyền thống của Việt Nam đầu thế kỷ XX để tồn tại và phát triển. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn dùng cách tiếp cận văn học sử làm phương pháp bao trùm. 5 - Để cụ thể hóa phương pháp đó các thao tác được sử dụng là: thống kê; khảo sát; tổng hợp kết hợp phân tích, lý giải để làm nổi bật con người và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Tiến.Thao tác so sánh (đồng đại, lịch đại) cũng là không thể thiếu, đặc biệt là đối tượng nghiên cứu trong khuôn khổ của Nam phong tạp chí nói riêng, không khí văn học – báo chí đương thời, đồng thời cố gắng khu biệt đối tượng để nhận diện những đóng góp riêng cũng như những hạn chế của tác giả. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có những chương và mục chính như sau Chƣơng 1. Đội ngũ tác giả trên Nam Phong tạp chí 1.1. Những tác giả tiêu biểu của phái cựu học 1.2. Những tác giả tiêu biểu của phái tân học Chƣơng 2. Sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Hữu Tiến 2.1. Nhà nho Nguyễn Hữu Tiến và nghề báo 2.1.1. Con đường đến với nghề báo 2.2.2. Nguyễn Hữu Tiến với chuyên mục “Tồn cổ lục” trên Nam phong tạp chí 2.2. Các công trình biên khảo của Nguyễn Hữu Tiến 2.3. Nguyễn Hữu Tiến và công việc dịch thuật 2.4. Sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến Chƣơng 3. Đóng góp của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến cho báo chí và văn chƣơng đầu thế kỷ XX 3.1. Vai trò của “Nhà báo” Đông Châu 3.2. Đóng góp của Nguyễn Hữu Tiến cho văn chương giai đoạn giao thời 6 NỘI DUNG Chƣơng 1. ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ 1.1. Những tác giả tiêu biểu của phái cựu học Trong suốt 17 năm tồn tại và phát triển, Nam phong tạp chí đã tập hợp cho mình một đội ngũ văn nghệ sĩ giàu tài năng và hết sức đa dạng: Tân học cũng lắm, cựu học cũng nhiều. Đại diện tiêu biểu của phái cựu học là Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Mạnh Bổng… Họ là những người bắc chiếc cầu nối liền quá khứ với hiện tại, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Đại diện tiêu biểu nhất của phái này có lẽ là Nguyễn Hữu Tiến (biệt hiệu Đông Châu). Ông làm biên tập cho tạp chí Nam Phong, là người chuyên dịch thuật các sách chữ Hán ra Việt văn và là người ở lại với Nam Phong đến giờ phút cuối cùng. Đông Châu cũng là một nhà lí luận phê bình sắc sảo, nhiều tác phẩm do ông làm công tác biên khảo có giá trị đến tận ngày nay. Ông là người góp phần lớn vào việc bảo tồn cổ học, điều hòa tân cựu trong gia đoạn giao thời mưa Âu – gió Á. Bên cạnh Nguyễn Hữu Tiến phái cựu học còn có sự góp mặt của Nguyễn Trọng Thuật (biệt hiệu Đồ Nam hay Đồ Nam Tử) – “nhà bỉnh bút của tạp chí Nam Phong”, tác giả của tiểu thuyết Quả dưa đỏ đã từng gây xôn xao dư luận một thời. Nói đến Nguyễn Trọng Thuật chúng ta thường nghĩ đến cuốn tiểu thuyết tiên phong của văn học sử Việt Nam nhưng thực ra sự nghiệp của tác giả còn vẻ vang hơn thế nhiều, tuy không phong phú bằng Đông Châu. Về văn học Việt Nam tác giả đã bàn về thơ hay văn ngụ ngôn (Nam Phong, số 116). Chính ông cũng đã soạn một số thơ theo thể đó. Ông cũng nói về Truyện Kiều, về gia đình, giáo dục… Về vấn đề sử địa ông cũng góp được nhiều bài như: Cụ Lãn Ông từ số 69, Nguyễn Trường Tộ, danh nhân Hải Dương từ số 151, Ngũ Hành Sơn… Về tôn giáo ông đã bàn về sách khóa hư 7 (Nam Phong, số 189) và nhất là phật giáo tân luận (từ số 208). Về tác phẩm dịch người ta phải kể đến Xuân Thu tả truyện (từ số 127). Nguyễn Trọng Thuật đã bày tỏ ý kiến trong vấn đề tân cựu, mới cũ, cái học xưa và nay. Chúng ta biết rằng vào năm 1930, bắt đầu đặt vấn đề quốc học. Trong mấy năm đầu trào lưu mới thắng thế, phái cựu học chịu yên phận để nhường bước. Nhưng sau một số năm thấy trong đám tân học chưa sáng kiến hay có một phương pháp tiến thủ khả quan nào cho nên phái cựu học khởi công phản kháng, đúng hơn lên tiếng cảnh cáo. Trong bài Cùng ai trong ban Tây học (Nam Phong, số 182) Đồ Nam kết án: “Bất kì Nho học, Tây học, nếu là cái học hủ bại thì đều đáng trách cả. Cho nên tác giả đã đề nghị một chương trình học mà cho đến nay chúng ta đọc lại vẫn thấy có giá trị thời sự. Sau cùng có bài nói trắng ra cái học từ chương khuôn sáo của phái Tây học ngày nay đã được đăng trong số 192, vào đầu năm 1934. Có lẽ đây là chóp đỉnh cuộc tranh luận Tân Cựu đã ngấm ngầm hay công khai khởi sự từ vài năm trước. Theo tác giả thì không có hy vọng ở phái Tây học, bởi vì ngày xưa, học nô lệ thiếu sáng kiến, nhưng được đạo lí, còn ngày nay có lẽ lại đi vào lối xưa mà kém đạo lí. Nguyễn Bá Học – “nhà văn đi tiên phong về truyện ngắn lối mới ở nước ta” (Vũ Ngọc Phan), là nhà cách tân “đại tài” thể truyện ngắn của văn học truyền thống, xây dựng lên những đoản thiên tiểu thuyết hấp dẫn, mang màu sắc hiện đại. Nguyễn Bá Học chỉ viết cho Nam Phong trong một thời gian ngắn nhưng ông đã gây cho mình tên tuổi trong nhóm những tác giả tiêu biểu của phái cựu học. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, các tác phẩm của Nguyễn Bá Học lưu tâm nhiều từ nền luân lý cũ đang dần dần tan rã trong buổi giao thời. Mở đầu truyện cũng như trong khi kể thường xen những câu ngụ ý răn đời, giảng giải, luận bàn. Nhân vật thường là “con nhà quan” hay “con nhà có gia thế” gặp cảnh nhà sa sút hoặc được nuông chiều, trở nên hư đốn hoặc bị gia đình ruồng rẫy mà kiếm kế lập thân. Mặc dù vậy, cũng có một 8 số nét hiện thực, phê phán xã hội đương thời, có cái nhìn xót xa của người chứng kiến và bất phục tùng. Các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Bá Học: Câu chuyện gia đình (Nam Phong, số 10), Chuyện ông Lý Trắm (Số 13), Có gan làm giàu (23), Câu chuyện nhà sư (số 26), Chuyện cô Chiêu Nhì (Số 43), Câu chuyện một tối tân hôn (số 46)… Nguyễn Mạnh Bổng (hiệu Mân Châu) cũng là một trong những cộng tác viên tích cực của Nam Phong, chuyên đảm trách phần khảo cứu, lược thuật. Sáng tác của Nguyễn Mạnh Bổng thường thiên về lối phục cổ, đề cao đạo đức Nho gia. Các tác phẩm chính của Nguyễn Mạnh Bổng: Vì nghĩa quên tình (1921), Cái giống đa tình (1921), Tây Hồ Phan Chu Trinh (1926), Anh hàng phở lấy vợ cô đầu (1927), Tiểu sử Tưởng Giới Thạch (1927)…Văn phong của Nguyễn Mạnh Bổng chau chuốt, bóng bảy, cuốn hút người đọc. 1.2. Những tác giả tiêu biểu của phái tân học Đại diện tiêu biểu của phái tân học bao gồm: Phạm Quỳnh, Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Phạm Duy Tốn… Tác giả đầu tiên phải nhắc đến là Phạm Quỳnh – chủ bút của Nam Phong.Ông chủ bút họ Phạm là người đóng vai trò quan trọng nhất, vừa là “con mắt”, vừa là “linh hồn” của tờ tạp chí này. Phạm Quỳnh lấy hiệu là Thượng Chi và Hồng Nhân, là người viết nhiều nhất trên Nam Phong.Nguyễn Tiến Lãng đã nói rất đúng về Phạm Quỳnh rằng: “Cho nên trước đây cái tên Nam Phong gần như lẫn với tên Thượng Chi, đó cũng là đích đáng vậy.” (Nam Phong, số 199) Địa vị của trong báo Nam Phong và trong văn học sử nước nhà đều đã được các tác giả công nhận như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Thiếu Sơn… và sau này là Chu Đăng Sơn và Trần Việt Sơn trong Luận đề về nhóm Nam Phong tạp chí (Thăng Long, Sài Gòn,1960)và Nguyễn Duy Diễn trong Luận đề về Nam Phong tạp chí (Khai Trí, Sài Gòn, 1961). Phạm Quỳnh đã viết rất nhiều đề tài khác nhau, từ triết học sang văn học, từ chính trị đến xã 9 hội, kinh tế, ngôn ngữ… Như nhiều tác giả đã nhận thấy, giá trị trường cửu của Thượng Chi không ở những bài giới thiệu, học thuật, tư tưởng Âu Châu, nhất là Pháp quốc mà ở chính những bài khảo cứu văn học, ngôn ngữ, văn tự nước nhà. Dĩ nhiên trong khi dịch thuật những tác phẩm nước ngoài, dịch giả đã chịu tìm tòi những danh từ, ngữ vựng để có thể diễn đạt được trong tiếng mẹ đẻ của mình, điểm đó chúng ta cũng đã nhận thấy. Sự làm giàu cho Tiếng Việt là một trong những sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh.Vũ Ngọc Phan cũng nhận xét Phạm Quỳnh là người chủ trương học thuyết “Đọc sách Tây để thâu thái lấy cái tư tưởng, lấy tinh hoa văn hóa Âu Tây, để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của người mà dung hòa cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc mà vẫn có cơ tiến hóa được” Ông là người có kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực, xuất thân Tây học nhưng ông rất am hiểu văn hóa, văn học truyền thống, vì vậy các bài viết của ông cũng hết sức phong phú, đa dạng, từ dịch thuật sáng tác đến khảo cứu, lí luận phê bình… Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng kể, không chỉ cho văn học đương thời mà cho cả quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.Ngay từ số 1 (tháng 7 năm 1917), mục “Văn học Bình luận” đã được thiết kế với bài bình luận đầu tiên của Phạm Quỳnh: Một bộ tiểu thuyết mới: “Nghĩa cái chết”, phê bình tiểu thuyết của nhà văn Pháp Paul Bourget. Sau khi phân tích tác phẩm, tác giả đã hé lộ mục đích của việc bình luận văn học: “Cái mục đích chúng tôi trong những bài bàn này là muốn giới thiệu những sách văn chương hay của Âu Châu cho người nước ta biết… Cho hay cái quốc văn ta mới nở còn non nớt chưa đủ sức mà ra vẫy vùng trong bể ngôn luận. Bởi vậy mà ta phải luyện cho nó cái tư cách ấy. Bài này cũng tức là một bài luyện tập như thế”. Liền mấy số tiếp sau là các bài: Nghĩa gia tộc (số 2,tr.89-92), Bình phẩm sách mới:tập thơ Một tấm lòng của Đoàn Như Khuê (số 2, tr.123125); Bàn về bộ tiểu thuyết Vua bể của Eugène Menchior De Vogue (số 10 3, tr.159-167); Mộng hay mỵ, bình luận về tậpGiấc mộng con của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (số 7, tr.23-25) và Pháp văn tiểu thuyết bình luận: Phục thù cho cha của Paul Bourget, tất cả cũng đều là của tác giả Phạm Quỳnh. Ông quả là một chủ bút uyên bác, “có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì” [39, 462]. Ngòi bút Phạm Quỳnh thường vượt ra ngoài phạm vi bình luận tác phẩm cụ thể để hướng tới khái quát các vấn đề của lí luận văn học, chẳng hạn, nhân Bàn về bộ tiểu thuyết Vua bể, ông đề cập đến đề tài của một tác phẩm tiểu thuyết: “Cái phạm vi của tiểu thuyết thật là không có nhất định: có khi rất hẹp, mà có khi rất rộng; có khi chỉ chủ một người, chỉ khu trong một nhà, một xóm, có khi gồm cả thế giới” (số 3, tr.159); về bút pháp miêu tả trong tiểu thuyết: “Phàm tiểu thuyết hay phải tả được cái tình trạng trong xã hội cùng cái tâm lý trong người ta. Muốn tả cái tình trạng hiển nhiên, phải có nét bút tài hoa, nhời văn xán lạn, mới diễn được hết những cảnh phiền phức trong đời người, muốn giải cái tâm lý u âm, phải có con mắt sáng suốt, trí nghĩ thâm trầm mới gỡ được hết những mối phân vân trong tâm trí. Hai đằng đều phải có tài mới được, nhưng cái tài trên lưu lộ ra ngoài, mà cái tài dưới uẩn súc ở trong. Lộ ra ngoài thì dễ đẹp, ẩn ở trong mới cảm sâu”. Những chỉ dẫn này đối với người sáng tác vào thời điểm bấy giờ hẳn có rất nhiều bổ ích! Tác giả thứ hai trong phái cựu học chúng tôi muốn điểm tên là Đông Hồ (Lâm Tấn Phác). Ông là nhà thơ của xứ Nam Kỳ nhưng lại viết rất nhiều bài rất có giá trị cho Nam Phong – tờ báo của xứ Bắc. Theo tâm sự của Đông Hồ chính Nam Phong đã đánh thức nơi ông niềm say mê với quốc văn và quốc ngữ: “Nằm nhà buồn buồn, tôi lấy mấy quyển sách ra xem thì là mấy tập Nam Phong cũ. Tôi giở từng số, xem qua một lượt. Tôi gặp bài thơ Le Lac của Lamartine dịch ra quốc ngữ của cô Lê Cẩm Nhung và của ông Nguyễn Văn Bông. Tôi để ý đọc, chỉ đọc những bài quốc ngữ thôi, vì bài chữ Tây thì tôi đã 11 thuộc lòng (…) thìra quốc văn có thể diễn nổi những cảnh sắc sáng sủa của thơ Tây, và cũng có thể diễn nổi những ý tứ thâm trầm, những tư tưởng cao thượng của thơ Tàu. Tôi tỉnh ngộ, thấy rằng nước ta còn có chữ, giống ta còn có tiếng nói. Quốc văn ta có nghèo hèn, kém cỏi gì đâu. Tôi bỏ Pháp văn, quay ra chuyên tâm học chữ quốc ngữ. Cái duyên của tôi với Nam Phong cũng bắt đầu từ đó, mà cái cảm tình của tôi với tiếng nước nhà đằm thắm mặn mà cũng bắt đầu từ đó.” Từ năm 1923 Đông Hồ đã nổi tiếng trên Nam Phong với nhiều bài khảo cứu, tùy bút, kí sự như: Thăm đảo Phú Quốc, Linh Phượng Kí, Phú Đông Hồ, Hà Tiên Mạc thị sử… Với các tác phẩm đó, có thể nói Đông Hồ đã trở thành sử gia của họ Mạc và linh hồn của đất Hà Tiên. Bài kí Thăm đảo Phú Quốc với những trang viết về cảnh hành hình nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã gây nhiều xúc động trong lòng độc giả. Bên cạnh Giọt lệ thu của Tương Phố, tác phẩm Linh Phượng kí của ông cũng đã làm thổn thức một thế hệ thanh niên thời đó. Tác phẩm là bài văn khóc vợ rất bi thiết mà Phạm Quỳnh đã có mấy lời giới thiệu: “Nước Tàu kia có bài văn khóc cháu của Hàn Thoái Chi, nước Nam ta há lại không có tập văn khóc vợ của Lâm Trác Chi đó ư?”Hà Tiên Mạc thị sử, theo như nhận định của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, lại là một công trình khảo cứu rất công phu về họ Mạc, dòng họ có công khai phá vùng đất Hà Tiên, Vũ Ngọc Phan cho rằng “Đông Hồ đã chịu ảnh hưởng về đường tả thực, nhưng ông cũng giữ được cái giọng thanh tao của lối thơ cũ. Đó cũng là một điều đặc sắc vậy.” [23, 149] Phạm Duy Tốn, một nhà văn – trí thức tân học khác của Nam Phong mà tên tuổi luôn được nhiều người nhắc tới như một người tiên phong trong việc sáng tác các “Đoản thiên tiểu thuyết”, được coi là những tác phẩm đầu tiên của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại: Sống chết mặc bay, Con người sở khanh… Nhà văn đã trở thành một trong những người mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này. Thay 12 vì viết những tác phẩm văn xuôi theo khuôn khổ truyền thống Scharfer cho rằng ông đã “Mở cánh cửa sổ đến một thế giới khác, thế giới không chỉ bao gồm trí thức và các tầng lớp trên, mà cả nông dân và những người kéo xe cần lao.” Các nhà phê bình thời bấy giờ so sánh Phạm Duy Tốn với Nguyễn Bá Học, một nhà văn cùng thời cũng viết về các truyện ngắn. Truyện của Nguyễn Bá Học dù cũng được coi là văn mới, nhưng vẫn được viết theo phong cách trang trọng và cổ điển. Như Thanh Lãng đã chỉ ra “Nguyễn Bá Học muốn duy trì những nền nếp đạo đức nho giáo cổ truyền và cổ súy cho điều đó thông qua những tác phẩm của mình, còn Phạm Duy Tốn muốn cải cách xã hội, nên các tác phẩm của ông thường có khuynh hướng hòa nhập vào xã hội hiện thực rất rõ ràng, sâu sắc”.Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918. Tác phẩm được giới thiệu ấn tượng với người đọc dưới tiêu đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của Phạm Quỳnh, câu truyện trải dài suốt ba cột báo. Trong lớp thanh niên Tây học đầu thế kỷ XX, Nguyễn Tiến Lãng nổi tiếng trẻ tuổi tài cao. Ở tuổi 13 (1922), đã cộng tác với Tạp chí Hữu Thanh của Ngô Ðức Kế, phụ trách phiên dịch các bản văn Pháp ra tiếng Việt và viết những bài khảo cứu dựa theo tài liệu tiếng Pháp, dưới bút hiệu Nguyễn Ðảo Sinh. 17 tuổi viết cho An Nam Tạp Chí của Tản Ðà rồi Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh... 21 tuổi đã làm cho Phan Khôi "ngự sử văn đàn" nổi giận (trong An Nam Tạp Chí, số 39, phát hành ngày 30/4/1932, Vân Bằng có viết bài nhan đề Tôi thất vọng vì Phan Khôi, có ý chỉ trích Phan Khôi đã "thất lễ" với Nguyễn Tiến Lãng).Phạm Quỳnh đã trao cho ông tờ Nam Phong khi vào Huế nhận chức thượng thư.Nguyễn Tiến Lãng viết nhiều thể loại: dịch thuật, truyện ngắn, cổ tích, phê bình, biên khảo... nhưng chính ông cũng nhận 13 thấy rằng "những sáng tác bằng Pháp văn của tôi đã làm lu mờ các sáng tác bằng Việt văn". Thật vậy, phần Việt văn đăng trên các báo những năm 30-40 ít được in thành sách, trừ tập truyện ngắnTiếng ngày xanh do nhà xuất bản Hương Sơn, Hà Nội, in năm 1939 (Rừng Trúc tái bản ở Paris, 1979). Tiếng ngày xanh, ngày nay xem lại văn phong đã có những nét lỗi thời, trong khi những sáng tác tiếng Pháp vẫn giữ nguyên chất thơ trong sáng, tính hiện đại và thành thực.Tìm đọc những tác phẩm của Nguyễn Tiến Lãng không dễ dàng, phần lớn đều đã tuyệt bản, để giúp độc giả có một cái nhìn chung về phong cách văn chương Nguyễn Tiến Lãng, chúng tôi xin ghi lại một vài nhận định từ phía những người đã đọc văn ông hoặc nghe tham luận của ông: Cuốn Amour d'Annam (Hoa Tiên) dịch truyện thơ Hoa Tiên sang tiếng Pháp do Nhà xuất bản Ðắc Lập, Huế, in năm 1939, là một tác phẩm giá trị, Lucien Thiollier trong lời phi lộ cuốn La colline des Abricotiers - Mai Lĩnh cho rằng: dịch giả đã hội tụ được cả âm điệu lẫn hình ảnh trong thơ Hoa Tiên, chuyên chở những tình cảm cao thượng lẫn tiết tháo của tâm hồn Việt trong bản dịch tiếng Pháp và làm nổi bật thi tài Nguyễn Tiến Lãng. Bài tham luận Mariage de la plume et du pinceau - Kết hợp bút văn và bút vẽ đọc tại Ðại học Ðông Dương, Hà Nội năm 1936 (được cử tọa Pháp thời ấy coi như một áng văn trác tuyệt), Nguyễn Tiến Lãng đã nói lên quan điểm văn học và tư tưởng của mình. Dùng nghệ thuật thi ca của một nhà thơ phương Tây giao hòa với nghệ thuật hội hoạ của một hiền triết phương Ðông để họa nên những bức tranh tư tưởng mà Ðông Tây hòa hợp, An Nam mở ngỏ trái tim mình, chờ đón những nhịp đập đồng điệu từ những chân trời khác...Truyện ngắn đầu tiên làm nổi danh Nguyễn Tiến Lãng trên văn đàn làEurydice, viết tại Yên Bái tháng 12 năm 1931. Eurydice đoạt giải nhất kỳ thi truyện (concours de contes) của báo Indochine năm 1932, (ông Pujarniscle giáo sư Pháp văn của Nguyễn Tiến Lãng tại trường Bưởi đoạt giải nhì). Thời ấy danh từtruyện ngắn (nouvelle) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan