Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hộ...

Tài liệu Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp huyện yên thế, tỉnh bắc giang)

.PDF
94
446
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ HOA TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI TƢƠNG TÁC XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ HOA TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI TƢƠNG TÁC XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số : 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trƣờng Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S Đào Thanh Trường. Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và các số liệu, thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đào Thanh Trường, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh Luận văn của mình. Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo HĐND, UBND huyện Yên Thế; cấp uỷ, chính quyền huyện Yên Thế; tập thể Văn phòng HĐND&UBND huyện Yên Thế; phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Thế; các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Yên Thế, THPT Bố Hạ, THPT Mỏ Trạng; đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 11 4. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 11 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 12 5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 12 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 12 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 13 8. Khung phân tích ........................................................................................ 16 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 17 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 18 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................. 18 1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 18 1.1.1. Khái niệm “ Điện thoại di động” và “Điện thoại thông minh” ......... 18 1.1.2. Khái niệm “Học sinh trung học phổ thông” ...................................... 19 1.1.4. Khái niệm “Tác động” ......................................................................... 20 1.1.5. Khái niệm “Tương tác xã hôị ”............................................................ 20 1.1.6. Biến đổi tương tác xã hội ..................................................................... 23 1.2. Lý thuyết tiếp cận ................................................................................... 24 1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội ...................................................................... 24 1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa ........................................................................... 25 1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ............................................................ 27 1.2.4. Lý thuyết hệ thống ................................................................................ 28 Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 30 Chƣơng 2. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn........................................................................... 31 2.1. Vài nét về địa bàn điều tra .................................................................... 31 1 2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội huyện Yên Thế .............................................. 31 2.1.2. Một số đặc điểm của các trường trung học phổ thông trên địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................... 31 2.2. Thực trạng sử dụng điêṇ thoa ̣i thông minh ......................................... 35 2.2.1. Số học sinh sử dụng điê ̣n thoaị thông minh ....................................... 35 2.2.2. Loại điê ̣n thoa ̣i thông minh được học sinh trung học phổ thông sử dụng................................................................................................................. 37 2.2.3. Thời gian sử dụng ................................................................................ 40 2.2.3. Thời điểm sử dụng ............................................................................... 42 2.2.5. Chức năng thường sử dụng ................................................................. 43 2.2.6. Mục đích sử dụng điê ̣n thoaị thông minh........................................... 45 2.2.7. Chi phí sử dụng .................................................................................... 48 Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 49 Chƣơng 3. Biến đổi tƣơng tác xã hội của học sinh trung học phổ thông trong quá trin ̀ h sử dụng điện thoại thông minh......................................... 50 3.1. Nhận định của học sinh về tác động của việc sử dụng điêṇ thoa ̣i thông minh đến tƣơng tác xã hội ............................................................................. 50 3.1.1. Tác động dương tính ............................................................................ 50 3.1.2. Tác động âm tính ................................................................................ 53 3.1.3. Tác động ngoại biên ............................................................................. 58 3.2. Biến đổi tƣơng tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ............. 60 3.2.1. Biến đổi trong hệ triết lý của học sinh học sinh trung học phổ thông ....... 60 3.2.2. Biến đổi trong hệ quan điểm của học sinh học sinh trung hoc̣ phổ thông .......................................................................................... 62 3.2.3. Biến đổi trong hệ khái niệm của học sinh học sinh trung học phổ thông .......................................................................................... 65 3.2.4. Biến đổi trong hệ chuẩn mực của học sinh học sinh trung học phổ thông .......................................................................................... 66 2 3.3. Một số biện pháp từ quan điểm của gia đình và nhà trƣờng và học sinh trung ho ̣c phổ thông .............................................................................. 70 Tiểu kết chƣơng 3:......................................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 73 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 77 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 ĐTDĐ Điện thoại di động 3 ĐTTM Điện thoại thông minh DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng thời gian sử dụng ĐTTM/1 ngày của học sinh THPT Bảng 2.2. Mục đích sử dụng ĐTTM của học sinh THPT Bảng 3.1. Ưu điểm khi sử dụng ĐTTM của học sinh THPT Bảng 3.2. Nhược điểm khi sử dụng ĐTTM của học sinh THPT Bảng 3.3. Kiểm định Chi-bình phương về mối liên hệ giữa sử dụng điện thoại thông minh và mục đích sử dụng Bảng 3.4. Kiểm định Chi-bình phương về mối liên hệ giữa sự thay đổi hình thức giao tiếp khi học sinh sử dụng điện thoại thông minh DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 2.1. Số học sinh THPT sử dụng ĐTTM Biểu đồ 2.2. Giá trị điện thoại học sinh THPT đang sử dụng Biểu đồ 2.3. Hãng điện thoại học sinh THPT đang sử dụng Biểu đồ 2.4. Thời điểm sử dụng ĐTTM nhiều nhất của học sinh THPT Biểu đồ 2.5. Các chức năng của điện thoại được học sinh THPT sử dụng hàng ngày Biểu đồ 2.6. Số tiền sử dụng điện thoại/tháng của học sinh THPT 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang hàng ngày hàng giờ thay đổi tư duy nhân loại. Các thành quả khoa học và công nghệ đã làm cho loài người xích lại gần nhau hơn để tiếp nhận những gì mới lạ đến từ ngoài lãnh thổ. Trong đó phải kể đến những thành tựu của công nghệ viễn thông, những thành tựu này đã mang đến cho thế giới những thay đổi lớn lao, tạo những thuận lợi ngày càng to lớn cho sự phát triển của con người. Ở nước ta, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống của người dân nói chung và người dân ở nông thôn nói riêng ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của công nghệ viễn thông làm ĐTDĐ đã và đang trở thành phương tiện thông tin khá phổ biến đối với người dân, kể cả những người dân ở vùng sâu vùng xa. Nếu như trước đây ĐTDĐ chỉ giành cho tầng lớp giàu có, thì hiện nay, ĐTDĐ đã trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân. Mọi đối tượng trong xã hội ngày nay đều có thể sử dụng ĐTDĐ từ thành thị đến nông thôn, từ cán bộ, công nhân viên chức đến những người nông dân, những học sinh, sinh viên... ĐTDĐ giúp con người trao đổ i thông tin nhanh và tiện du ̣ng , đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại... Các loại ĐTDĐ ngày càng đa dạng, đa chức năng, bên cạnh những điện thoại thông thường với các chức năng chủ yếu là nghe gọi thì hiện nay, ĐTTM cũng đã khá phổ biến với nhiều các dịch vụ đa dạng hơn. Nghe gọi dường như không còn là chức năng quan trọng nhất của ĐTTM, nhiều chức năng thông minh khác được tích hợp và được sự đón nhận đặc biệt của giới trẻ như ghi âm, chụp hình, kết nối mạng internet, nghe nhạc và xem phim…Cùng với chiếc ĐTTM, người dùng có thể tiếp cận với một lượng thông tin khổng lồ, đa dạng và tham gia vào một mạng lưới xã hội rộng lớn. Học sinh THPT thuộc lứa tuổi thanh niên. Đây là lứa tuổi được xem là thế hệ rường cột của quốc gia, là nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thanh niên luôn mang trong mình tính đa dạng của thế hệ đang lớn lên, là biểu tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ, giàu hoài bão, ước mơ, thích tiếp xúc với cái mới, cái lạ và luôn nhanh nhạy trong tiếp thu những thành quả của khoa học và công nghệ. Theo nghiên cứu của Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2009 ghi nhận ngẫu nhiên trên 10.000 thanh thiếu niên tại 63 tỉnh/thành Việt Nam, có đến 80% thanh thiếu niên sử dụng điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng (riêng khu vực thành thị chiếm 97%) [38]. ĐTDĐ đã trở nên phổ biến và gần gũi, gắn liền trong đời sống hàng ngày đến mức nhiều học sinh hiện nay coi điện thoại như một “vật bất li thân”. 5 ĐTDĐ, đặc biệt là ĐTTM với sự phát triển lớn mạnh của nó đã có những tác động lớn đến đời sống của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của học sinh, hỗ trợ học sinh trong các tương tác xã hội, giúp mở rộng mối quan hệ giao tiếp,...việc sử dụng ĐTTM đang tạo ra những biến đổi tiêu cực trong chính đời sống xã hội của học sinh. Học sinh THPT là lứa tuổi đang có những thay đổi lớn cả về thể chất và tư duy, vì thế cần có những định hướng đúng đắn, phù hợp tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa và toàn diện cho các em. Nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của việc sử dụng ĐTDĐ đến học sinh THPT ở nông thôn là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi tƣơng tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” nhằm làm sáng tỏ những tác động của mối quan hệ này và chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực của nó đến các mối quan hệ xã hội của học sinh, từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp. Cùng với sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế nói chung, của khoa học và công nghệ nói riêng, chắc chắn xu hướng sử dụng ĐTTM sẽ tiếp tục tăng, những vấn đề giải quyết trong đề tài sẽ trở nên hết sức cần thiết và đòi hỏi có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về vấn đề này trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Nước ngoài Cùng với sự phát triển của khoa học, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu đảm bảo sức khỏe được quan tâm không chỉ là sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần. Trong điều kiện đó nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu xem tác động của ĐTDĐ đến đời sống xã hội của người sử dụng như thế nào. Nhiều nghiên cứu về những nhân tố dẫn đến sự thay đổi trong đời sống xã hội đã chỉ ra vai trò của ĐTDĐ, phương tiện thông tin liên lạc mới hiê ̣n nay …. Một số nghiên cứu điển hình như: Cuốn The Cell Phone's Impact on Society (Kết nối ĐTDĐ: Tác động của ĐTDĐ trong xã hội) của Rich Ling (2004) được đánh giá là một cuốn sách mà bất cứ ai quan tâm đến việc đánh giá các tác động xã hội của việc sử dụng ĐTDĐ cần nghiên cứu và tìm hiểu. Cuốn sách của Ling, thông qua những mô tả chi tiết và phân tích của một số nghiên cứu, cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc có giá trị vào việc tác động của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi động lực xã hội của người dân trong đời sống công cộng, chỉ ra cách ĐTDĐ đã làm thay đổi cách mọi người giao tiếp. ĐTDĐ không chỉ là một sự đổi mới kỹ thuật đơn giản hoặc mốt xã hội, 6 không chỉ là một sự xâm nhập vào xã hội thượng lưu. Cuốn sách này, dựa trên nghiên cứu trên toàn thế giới liên quan đến hàng chục ngàn cuộc phỏng vấn và quan sát theo ngữ cảnh, nhìn vào tác động của điện thoại trên cuộc sống hàng ngày của chúng ta. ĐTDĐ đã ảnh hưởng cơ bản khả đến năng tiếp cận của chúng ta, an toàn và an ninh, phối hợp hoạt động xã hội và kinh doanh, và sử dụng nơi công cộng. Dựa trên nghiên cứu tiến hành trong hàng chục quốc gia, cuốn sách sâu sắc và thú vị này xem xét sự tương tác một lần bất ngờ giữa con người và ĐTDĐ, và giữa con người và thời gian. Các cuộc thảo luận hấp dẫn và dự báo về tương lai của điện thoại sẽ cung cấp cho các nhà thiết kế ở khắp mọi nơi một thực tế, quá trình thông tin hơn, và cung cấp cho các nhà nghiên cứu những ý tưởng mới. Cuốn sách gồm 8 chương với các nội dung hấp dẫn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ĐTDĐ và con người. Trong đó trọng tâm của Chương 5 đề cập đến việc thông qua ĐTDĐ, thanh thiếu niên được tạo điều kiện xã hội cho các tương tác của họ. Thông qua quan điểm văn hóa, Ling nhấn mạnh việc ĐTDĐ được sử dụng bởi thanh thiếu niên để tạo ra một xã hội năng động và có mạng lưới chặt chẽ, cho phép các thành viên có thể liên lạc với các thành viên khác của nhóm "bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào – cho bất cứ lý do nào". Trong chương này ông cũng cho rằng có lẽ nhóm thanh thiếu niên, nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác, đã sử dụng ĐTDĐ để duy trì và phát triển mạng xã hội. Đề tài nghiên cứu: “Tác động của ĐTDĐ trên đời sống xã hội của giới trẻ” của Marilyn Campbell (2005) thuộc trường đại học công nghệ Queensland đã chỉ ra vị trí quan trọng của ĐTDĐ trong cuộc sống của thanh niên hiện nay. Tác giả khẳng định, ĐTDĐ trong thực tế đã chuyển từ một công cụ công nghệ thành một công cụ xã hội. ĐTDĐ có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến các mối quan hệ bạn bè thanh niên, các mối quan hệ gia đình và tổ chức của trường. Tác động tích cực như ĐTDĐ là động lực dẫn đến thay đổi trong gia đình, về các vấn đề như đảm bảo an toàn cho con cái và giúp bố mẹ giám sát, quản lý; từ góc độ của cha mẹ dẫn đến sự thay đổi trong đàm phán tự do cho những người trẻ và một số tác động tiêu cực như: phát sinh những khó khăn tài chính, phụ thuộc vào ĐTDĐ cho các vấn đề an toàn và xâm nhập vào cuộc sống của các thế hệ trẻ; làm gián đoạn bài học; hành vi gian lận và bắt nạt nảy sinh thông qua ĐTDĐ… Cuốn sách Magic in the Air: Mobile Communication and the Transformation of Social Life (Ma thuật trong không khí: truyền thông di động và các chuyển đổi của cuộc sống xã hội) của James Everett Katz (2006) là phân tích trên phạm vi rộng nhất của thông tin di động từ trước cho đến nay. Nó phản ánh các khía cạnh xã hội của tác động của ĐTDĐ làm nổi lên vai trò của ĐTDĐ trong cuộc sống hàng ngày. 7 Katz phát hiện ra rằng ĐTDĐ cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng, và rằng một số những lợi ích này là tinh tế. Ông cũng khẳng định ĐTDĐ không hoàn toàn tích cực. Sau khi xem xét các ông vạch ra một số bước để cải thiện tác động tiêu cực của ĐTDĐ. Katz cũng thảo luận về việc sử dụng và lạm dụng ĐTDĐ trong môi trường giáo dục, nơi ông tìm thấy rằng việc sử dụng điện thoại gây ra sự mất tập trung của học sinh trong lớp học; còn là phương tiện giúp học sinh gian lận trong các kỳ thi... Cha mẹ không còn phản đối việc con cái của họ có ĐTDĐ trong lớp học, thay vào đó họ đang gây sức ép yêu cầu nhà trường thay đổi quy định cho phép học sinh có điện thoại trong lớp học. Katz thấy rằng giáo viên đang ngày càng tham gia các cuộc gọi ở giữa lớp, thậm chí làm gián đoạn bài giảng của mình để trả lời những cuộc gọi quan trọng. Có thể thấy đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về tác động của việc sử dụng ĐTDĐ đến đời sống của con người, mặt tích cực và tiêu cực của những tác động này. Những nghiên cứu này là những tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu tiếp sau về điện ĐTDĐ. Tuy nhiên các nghiên cứu mang tính bao quát, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng trên một bình diện rộng, vì thế chưa chỉ ra những biến đổi cụ thể đối với đối tượng riêng, trên một phương diện nhất định nào đó. Dựa trên những kết quả của những nghiên cứu trước đó, tác giả luận văn thực hiện đề tài nhằm đưa ra những nhận định cụ thể về tác động của việc sử dụng ĐTTM đối với một đối tượng cụ thể là học sinh THPT, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp lý cho đối tượng mà nghiên cứu đề cập đến. 2.2. Trong nước Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong đó tri thức và thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá trị cao. Với những thành tựu về công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, internet, khi công nghệ tự động phát triển, Internet cùng với truyền hình, ĐTDĐ đã tạo ra đời sống văn hoá mới. Những tác động của ĐTDĐ đến đời sống xã hội của con người đang nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó có xã hội học. Cùng với sự phát triển của loài người, sự lớn mạnh và thành công của khoa học và công nghệ mang đến sự tiện lợi và thoải mái cho cuộc sống của chúng ta tuy nhiên đi kèm với đó luôn là những tác động tiêu cực 8 mà nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Sự tác động của việc sử dụng ĐTDĐ đến học sinh cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhà nước ta cũng tiến hành những cuộc điều tra lớn có liên quan đến ĐTDĐ như cuộc Tổng điều tra hiện trạng phổ cập điện thoại, internet năm 2010. Thực hiện Quyết định số 420/QĐ-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông, một đợt điều tra tổng thể được triển khai quy mô, toàn diện. Đây là cuộc điều tra có phạm vi rộng, qui mô lớn, thu thập thông tin đến từng hộ gia đình, từng thôn bản và các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng trên toàn quốc. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đến hết tháng 3/2010, số thuê bao điện thoại trên cả nước ước đạt 137,6 triệu thuê bao, tăng 57,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,7 triệu thuê bao cố định, tăng 31% và 117,9 triệu thuê bao di động, tăng 63,3%. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm đánh giá hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe – nhìn trong toàn quốc, tổng kết tình hình thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006 – 2010 để tiếp tục xây dựng chương trình này 2011-2015 và làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phát triển thông tin và truyền thông trong thời gian tới, hình thành dữ liệu Chính phủ điện tử của Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra không đi sâu vào đánh giá tác động của ĐTDĐ đến các nhóm xã hội nhưng nó đã vẽ ra một bức tranh tổng thể về sự phát triển của ĐTDĐ qua đó cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nghiên cứu sau này về ĐTDĐ. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 2 năm 2010 (Savy 2) với sự tham gia của trên 10044 thanh thiếu niên từ 14 đến 25 tuổi tại 63 tỉnh thành trên cả nước, trong kết quả báo cáo thanh thiếu niên Việt Nam với việc tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng đã cho thấy sự khác biệt trong mức độ tiếp cận và sở hữu các phương tiện thông tin đại chúng trên các khía cạnh giới tính, khu vực sống, dân tộc, mức sống… Trong đó thì ĐTDĐ cũng được xem là một trong các phương tiện truyền thông, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt trong việc sở hữu ĐTDĐ của hộ gia đình thanh thiếu niên, điều này phụ thuộc và mức sống của hộ gia đình, 97,8% hộ gia đình có mức sống cao sở hữu ĐTDĐ trong khi đó chỉ có 47,7% hộ có mức sống thấp có sở hữu ĐTDĐ. Điều này cho thấy cơ hội tiếp cận ĐTDĐ của thanh thiếu niên trong các gia đình có mức sống khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu không đánh giá tác động hay mối quan hệ giữa ĐTDĐ và thanh niên mà chỉ ra một khía cạnh sở hữu của hộ gia đình thanh niên về ĐTDĐ. Tuy nhiên thông 9 qua phương pháp đánh giá mức độ sử dụng cũng như tác động của các phương tiện truyền thông khác như ti vi, radio, sách báo…đến thanh niên trong nghiên cứu đã đưa ra những phương pháp, cách thức nghiên cứu có thể sử dụng một cách hợp lý. Trong năm 2011, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) đã tiến hành nghiên cứu “Điện thoại di động và thanh niên”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Cấu phần định lượng được thực hiện qua mạng internet với sự tham gia của gần 2935 thanh niên đang sinh sống tại 63/64 tỉnh của Việt Nam, với độ tuổi từ 18 – 25, là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, và thuộc các nhóm tình dục khác nhau như tình dục khác giới, đồng tính nam, đồng tính nữ. Cấu phần định tính được thực hiện với 38 phỏng vấn sâu với các bạn thanh niên tại Hà Nội. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thực hiện việc phân tích quảng cáo ĐTDĐ, các tin nhắn, hình ảnh, các đoạn phim lưu trong điện thoại của các bạn thanh niên. Nghiên cứu này với những phát hiện thú vị nêu trên đã đem đến một góc nhìn mới về mối liên hệ giữ ĐTDĐ với vấn đề giới, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; về vai trò của ĐTDĐ trong việc giúp thanh niên thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình trong tình yêu, trong đời sống tình dục hay tìm kiếm thông tin về tình yêu, tình dục, mở rộng mạng lưới các mối quan hệ xã hội của thanh niên; về những rủi ro tiềm ẩn của ĐTDĐ đối với đời sống tinh thần của thanh niên và cách thức các bạn trẻ ứng phó với các rủi ro này, cũng như cho thấy khả năng tiềm ẩn của ĐTDĐ như là một kênh thông tin quan trọng trong việc thúc đẩy các vấn đề liên giới, tình dục và sức khỏe. Nghiên cứu “ĐTDĐ và thanh niên” đã đặt viên gạch nền móng và đánh dấu mốc quan trọng làm tiền đề, đòn bẩy cho các nghiên cứu tiếp theo về vai trò của công nghệ với giới, tình dục và sức khỏe. Có thể thấy cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, những tác động của ĐTDĐ đến đời sống sức khỏe cũng như đời sống xã hội đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các nhà nghiên cứu xã hội. Thông qua các nghiên cứu các tác giả đã vẽ ra bức tranh khá chân thực phản ánh những tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng ĐTDĐ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào giành riêng để nghiên cứu về ĐTTM và những tác động của nó. ĐTDĐ với khả năng của nó đã đánh dấu sự tiến bộ lớn trong nỗ lực áp dụng khoa học và công nghệ vào đời sống của con người, với sự tiến bộ vượt bậc của ĐTTM cùng những tính năng ngày càng tiện ích hơn, đặc biệt kết nối giữa điện thoại và internet đã giúp kết nối trở nên không giới hạn, chắc chắn sẽ có những tác động lớn đến đời sống xã hội hiện nay. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân đặc 10 biệt là người dân nông thôn đang được nâng cao, sự tiếp cận với thành quả của khoa học kĩ thuật ngày càng gần hơn, từ đó mà những tác động của những thành quả này đến đời sống của họ cũng sâu sắc và to lớn hơn. ĐTTM đại diện cho thành tựu của khoa học và công nghệ đang có những tác động không nhỏ đến đời sống của người dân nông thôn, trong đó nhóm thanh niên học sinh THPT được đánh giá là nhóm có sự tiếp cận và chịu tác động khá lớn. Với những đặc điểm của lứa tuổi trưởng thành, thanh niên rất dễ chịu sự tác động của công nghệ vì sự nhanh nhạy, tò mò, ưa khám phá và thích nghi nhanh với công nghệ của chúng. Tuy nhiên những tác động riêng đối với nhóm đối tượng này lại chưa được đặt ra nghiên cứu riêng. Vì vậy cần thiết có những nghiên cứu riêng về những tác động đối với nhóm đối tượng này, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay đang có sự chuyển mình lớn về các điều kiện kinh tế, xã hội, sự hội nhập và quốc tế hóa trở thành một xu hướng tất yếu trong đời sống. Tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đối tượng học sinh THPT để nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận định cho nhóm đối tượng này. Chỉ ra sự cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo về nhóm những đối tượng liên quan. Ở Việt Nam, tác giả luận văn chưa tìm thấy bất cứ một nghiên cứu lý thuyết và thực tế nào trùng với nội dung nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đánh giá khái quát tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT. Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị trong việc sử dụng ĐTTM để có những tác động tích cực đến sự biến đổi trong tương tác của học sinh trong mối quan hệ với nhà trường và gia đình. 4. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài xác định mục tiêu cụ thể sau đây: - Mục tiêu thứ 1 là: Tìm hiểu thực trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu. - Mục tiêu thứ 2 là: Đánh giá tác động của viê ̣c sử du ̣ng ĐTTM đến sự biến đổi trong tương tác xã hội của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu. - Mục tiêu thứ 3 là: Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi trong tương tác xã hội của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu. 11 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh THPT, phụ huynh học sinh THPT, giáo viên các trường THPT trên địa bàn. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu tại 3 trường là THPT trên địa bàn huyê ̣n Yên Thế , tỉnh Bắc Giang , bao gồm: THPT Yên Thế, THPT Bố Hạ, THPT Mỏ Trạng. Trong đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm học sinh THPT đang sử dụng ĐTTM, từ đó làm sáng rõ tác động xã hội của ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội của ho ̣c sinh THPT trên địa bàn . Trong giới hạn nghiên cứu đề tài của mình , chúng tôi chỉ nghiên cứu sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT trong mối quan hệ giữa học sinh với gia đình và mối quan hệ của học sinh với nhà trường. Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2015. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT ở nông thôn hiện nay như thế nào? - Việc sử dụng ĐTTM có những tác động như thế nào đến sự biến đổi trong tương tác xã hội của học sinh THPT ở nông thôn? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Học sinh THPT sử dụng ĐTTM để phục vụ nhu cầu giải trí nhiều hơn các mục đích khác. - Việc sử dụng ĐTTM của học sinh THPT có sự tác động (âm tính, dương tính, ngoại biên) đến tương tác xã hội của ho ̣c sinh , dẫn đến sự thay đổi về hình thức tương tác trong quá trình sử dụng ĐTTM. 12 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tác động của việc sử dụng ĐTTM bằng cách thu thập thông tin định tính và thông tin định lượng. 7.1. Phương pháp thu thập thông tin. 7.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có Vận dụng phương pháp này, tác giả luận văn đã đọc và phân tích các tài liệu có liên quan đến tác động của việc sử dụng ĐTTM từ các thông tin đã được công bố của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ thể là: - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Thế năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Thế năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 - Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Yên Thế - Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 của trường THPT Yên Thế, THPT Mỏ Trạng, THPT Bố Hạ. - Các văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan - Trang thông tin của huyện Yên Thế, phòng Giáo dục huyện Yên Thế, sở Giáo dục tỉnh Bắc Giang - Tạp chí xã hội học, các trang báo điện tử - Các sách chuyên ngành đã được công bố, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ có chủ đề liên quan đã được bảo vệ. 7.1.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng trong luận văn với tư cách là phương pháp thu thập thông tin bổ sung nhằm thu thập thông tin về những hoạt động diễn của học sinh THPT trong phạm vi trường học. Nội dung quan sát: - Tiến hành quan sát việc sử dụng ĐTTM của học sinh trong giờ học - Quan sát việc sử dụng điện thoại của học sinh trong giờ ra chơi 13 Địa điểm quan sát: - THPT Yên Thế: 01 lớp khối 12 - THPT Mỏ Trạng: 01 lớp khối 11 - THPT Bố Hạ: 01 lớp khối 10; 01 lớp khối 12 Thời gian quan sát: Tác giả luận văn tiến hành quan sát từ khi bắt đầu buổi học đến khi kết thúc buổi học tại trường, quan sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015. 7.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được vận dụng để tìm hiểu nhận thức và quan điểm cá nhân của người được phỏng vấn về việc sử dụng ĐTTM, những tác động của việc sử dụng này, kiến nghị nhằm hạn chế những tác động tiêu cực. Phỏng vấn được thực hiện dựa trên một bản hướng dẫn phỏng vấn sâu cho từng đối tượng cụ thể (phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5). Với địa bàn nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu (8 nam, 08 nữ) đối với các đối tượng cụ thể: Phỏng vấn giáo viên (6 cuộc); phụ huynh học sinh (6 cuộc); học sinh THPT (4 cuộc). 7.1.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.1.4.1. Điều tra bằng bảng hỏi đơn giản Tác giả tiến hành điều tra thăm dò nhằm lọc ra danh sách đối tượng của nghiên cứu của đề tài là những học sinh THPT đang sử dụng ĐTTM. Tác giả thống kê toàn bộ 2983 học sinh của 03 trường THPT trên địa bàn, từ đó lọc ra những học sinh đang sử dụng ĐTDD, học sinh đang sử dụng ĐTTM bằng cách sử dụng bảng hỏi đơn giản (phụ lục 1). Danh sách học sinh đang sử dụng ĐTTM thu được, được thống kê lại theo từng lớp học. Tại thời điểm điều tra tháng 4 năm 2015, kết quả điều tra thu được tổng số học sinh THPT đang sử dụng DTDĐ là 2213 học sinh, trong đó đang sử dụng ĐTTM là 887 học sinh. 7.1.4.2. Điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc nhằm thu thập thông tin mô tả về hiện trạng sử dụng ĐTTM của học sinh THPT hiện nay, đo lường một số biến đổi trong tương tác xã hội của học sinh. 14 Đề tài sử dụng bảng hỏi cấu trúc (phụ lục 2) để thu thập các thông tin định lượng. Bằng phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, căn cứ trên danh sách 887 học sinh sử dụng ĐTTM theo các lớp từ khối 10 đến khối 11, khối 12 đã có sau khi điều tra thăm dò. Đề tài lấy 250 học sinh trong số 887 học sinh đang sử dụng ĐTTM để tiến hành điều tra thu thông tin, với khoảng cách k = 887/250 = 3.5 người. Như vậy cứ cách 3 học sinh, đề tài lựa chọn 1 học sinh vào mẫu nghiên cứu, cho đến khi đủ 250 mẫu. Trong quá trình tiến hành điều tra, chúng tôi tiến hành thay thế mẫu trong trường hợp học sinh đó không có mặt ở trường, tại thời điểm điều tra. Mẫu lựa chọn thay thế là học sinh liền kề ngay sau học sinh vắng mặt đó trong danh sách mẫu. Sau khi tiến hành thu thập thông tin, kết quả thu được là 250 bảng hỏi, như vậy kích thước mẫu thu được đã tuyệt đối với kích thước mẫu đã dự kiến. Cơ cấu mẫu thu được như sau: STT 1 2 3 Tiêu chí Giới tính: Nam Nữ Dân tộc: Kinh Tày Nùng Cao Lan Hoàn cảnh gia đình: Giàu có Khá giả Trung Bình Nghèo Số lƣợng 136 114 131 67 34 18 % 54.4 45.6 52.4 26.8 13.6 7.2 31 86 112 21 12.4 34.4 44.8 8.4 7.2. Phương pháp xử lý thông tin Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý các thông tin định lượng. 15 8. Khung phân tích Điều kiện KT - XH Giới tính Các chính sách của Đảng và nhà nước về ĐTDD Tác động của việc sử dụng ĐTTM đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT Dân tộc Khối học Mức sống của gia đình Tương tác với gia đình Tương tác với nhà trường Sơ đồ tương quan giữa các biến số là một khung tiếp cận hệ thống toàn diện, mục đích của sơ đồ là biến phụ thuộc, đây là vấn đề nghiên cứu tác động của việc sử dụng ĐTTM đến biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT hiện nay. Các biến số độc lập được xác định nhằm giải thích các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc, ở đây có 2 nhóm biến độc lập: (1) Đặc điểm, thông tin chung của học sinh THPT; (2) Đặc điểm của gia đình và nhà trường. Các biến số độc lập tác động, là những yếu tố ảnh hưởng đến biến số phụ thuộc: biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT hiện nay. Biến phụ thuộc: Biến đổi tương tác xã hội của học sinh THPT hiện nay Biến độc lập: + Đặc điểm nhân khẩu của học sinh THPT + Đặc điểm của gia đình và nhà trường 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan