Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thi hành án dân sự liên quan đến phật giáo qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Thi hành án dân sự liên quan đến phật giáo qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế

.PDF
124
285
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THỊ THU HẰNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO QUA THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Công Bình HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN HỒ THỊ THU HẰNG MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Bảng chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ............................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ......................... 5 6. Tính mới và đóng góp của việc nghiên cứu đề tài ............................... 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO VÀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO ...................................... 7 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ......................... 7 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam ......................... 7 1.1.2. Chính sách của Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo ........................ 15 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO ............................................................................ 21 1.2.1. Đặc điểm Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ................... 21 1.2.2. Các yêu cầu trong thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo .......... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO Ở THỪA THIÊN - HUẾ ....31 2.1. THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THỪA THIÊN - HUẾ .. 31 2.1.1. Các yếu tố tự nhiên - xã hội có ảnh hưởng đến công tác thi hành án dân sự ở Thừa Thiên - Huế............................................................ 31 2.1.2. Tổ chức cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Thừa Thiên - Huế .......... 35 2.1.3. Hoạt động thi hành án dân sự ở Thừa Thiên - Huế ............................ 39 2.2. THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO Ở THỪA THIÊN - HUẾ ............................................. 42 2.2.1. Thực trạng Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế ......................................... 42 2.2.2. Đặc điểm thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế ......48 2.2.3. Hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế .....54 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO Ở THỪA THIÊN - HUẾ........................................................ 89 3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.......................................................................... 89 3.1.1. Về hoàn thiện các quy định thủ tục thi hành án ................................. 89 3.1.2. Về hoàn thiện các quy định cưỡng chế thi hành án dân sự ................ 95 3.1.3. Về hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm minh đối với Tăng, Ni, Phật tử vi phạm pháp luật................................................................. 101 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ........................................................................ 102 3.2.1. Về tổ chức cán bộ ............................................................................. 102 3.2.2. Về tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan và tổ chức ................ 107 3.2.3. Về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ............................. 109 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CQTHADS : Cơ quan thi hành án dân sự CHV : Chấp hành viên GHPGVN : Giáo hội phật giáo Việt Nam GHPGVNTN : Giáo hội phật giáo Việt Nam Thống nhất HĐND : Hội đồng nhân dân LTHADS : Luật Thi hành án dân sự năm 2008 MTTQ : Mặt trận Tổ quốc QĐTHA : Quyết định thi hành án THA : Thi hành án THADS : Thi hành án dân sự TAND : Tòa án nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Công tác thi hành án (THA) nói chung và thi hành án dân sự (THADS) nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động Nhà nước và đời sống xã hội. Về phương diện nhà nước, THA là một trong những phương thức thực hiện quyền lực nhà nước về tư pháp, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước. Đối với đời sống xã hội, THA góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân, tạo ra niềm tin vững chắc của quần chúng nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước và bảo đảm trật tự trị an xã hội. Khi nói đến công tác THADS, hầu hết mọi người đều có một quan điểm chung, đây là một công tác hết sức khó khăn và phức tạp. Chính điều này đã làm cho hiệu quả THADS thường đạt kết quả thấp. Bên cạnh đó, khối lượng công việc đồ sộ và tính phức tạp của nó ngày càng tăng đã dẫn đến số vụ việc tồn đọng chưa giải quyết ở các cơ quan thi hành án ngày một tăng làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật và ảnh hưởng đến tình hình chính trị tại địa phương. Vì vậy, vấn đề này không những thường xuyên được quan tâm đề cập tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp mà cũng được quan tâm ngay cả tại các kỳ họp của Quốc hội. Các cấp có thẩm quyền cần phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế pháp luật về THADS, kiện toàn tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự (CQTHADS) trong cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là vấn đề cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Cho đến nay, hệ thống các CQTHADS đã được thành lập trên 63 tỉnh, thành và đã điều hành thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, nét đặc thù riêng của hoạt động THADS là nó có sự phụ thuộc rất lớn vào điều kiện 1 phát triển, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng địa phương cụ thể. Chúng ta biết rằng, khả năng thi hành pháp luật trên thực tế phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, sự nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan…Từ những vấn đề đó, trong quá trình tổ chức THADS, CQTHADS có thể cá thể hóa việc áp dụng pháp luật cho từng đối tượng cụ thể. Tất nhiên khi áp dụng các chế tài dân sự thường dẫn đến những hậu quả phức tạp, xáo trộn về hoạt động trong đời sống xã hội, vì thế công tác THADS phải có sự gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hơn thế nữa tỉnh Thừa Thiên - Huế là một trong những địa bàn được xem là vùng trọng điểm tôn giáo của cả nước. Ở đây, có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo. Tính riêng Phật giáo, theo số liệu thống kê, tín đồ theo đạo Phật lớn nhất trong dân cư, chiếm 60% dân số toàn tỉnh (quy y và không quy y). Hiện nay, cán bộ làm công tác THADS vẫn chưa tìm hiểu kỹ hệ thống tổ chức của Phật giáo và thật sự chưa nhận thức được tầm ảnh hưởng của giáo hội mà đứng đầu là Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh đến các tăng ni, phật tử đối với công tác THADS. Do đó, trong quá trình tổ chức THADS đối với các vụ việc có liên quan đến Phật giáo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa thật sự đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật và hiệu quả công tác THADS chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm, mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, nhất là công tác thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, tác giả chọn đề tài: “Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế” để làm Luận văn Thạc sỹ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thi hành án dân sự là một lĩnh vực tương đối rộng và phức tạp. Vì vậy, 2 thời gian qua đã có một số công trình và bài viết trên các tạp chí về THADS, như: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án”, mã số 96-98-207/ĐT do Cục quản lý thi hành án dân sự Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại”, mã số 95-98-114/ĐT do Viện nghiên cứu khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” do Viện nghiên cứu khoa học pháp lí thuộc Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện năm 2003; và công trình nghiên cứu khác, như: Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Công Long (2000): “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”; Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thanh Thủy (2001): “Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự”; Luận văn thạc sĩ luật học của Trần thị Bích Thủy: “Đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án dân sự thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ luật học của Cù Hoàng Hanh (2008): “Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Lý (2010): “Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình”; Hoàng Thọ Khiêm (2006): “Đổi mới tổ chức cơ quan thi hành án”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Triển khai áp dụng Luật thi hành án dân sự trong công tác đào tạo nghiệp vụ thi hành án” do TS Lê Thu Hà, trưởng khoa đào đạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác làm chủ nhiệm; “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự”, của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 05/2010; “Công tác cán bộ thi hành án dân sự - Một số vấn đề từ thực tiễn” của Đinh Duy Bằng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 09/2010; “Vướng mắc trong hoạt động thi hành án dân sự” 3 của Ngọc Biên, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 09/2011; “Một số khó khăn sau hai năm áp dụng Luật Thi hành án dân sự” của Lạc Phong, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 02/2012; “Nguyên nhân của tình trạng án dân sự tồn đọng” của Hoàng Thế Anh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 06/2012; Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự của Học viện tư pháp và một số bài viết trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Tin thi hành án dân sự,…Đây là những công trình nghiên cứu công phu, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính chung trên phạm vi cả nước còn vấn đề về thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo từ thực tiễn ở một địa phương cụ thể thì chưa được nghiên cứu và đề cập đến. Thế nhưng, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về THADS cũng như thực trạng của công tác THADS nói chung và công tác THADS liên quan đến Phật giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ đó tìm ra nguyên nhân và những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan THADS trong giai đoạn hiện nay Để thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về THADS như khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của CQTHADS ở Việt Nam; khảo sát thực trạng của công tác THADS ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, phát hiện những vấn đề tồn tại, vướng mắc, tìm ra nguyên nhân và đề xuất được 4 những giải pháp cơ bản cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác THADS nói chung và công tác THADS liên quan đến Phật giáo nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận cơ bản về THADS, các quy định pháp luật Việt Nam về THADS và thực tiễn tổ chức THADS của các CQTHADS tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tổ chức và hoạt động THADS là lĩnh vực rộng, phức tạp có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản về THADS, các vấn đề liên quan đến quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Phật giáo, các quy định của pháp luật THADS hiện hành và thực tiễn thực hiện chúng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong đó, tập trung nghiên cứu những vấn đề THADS có liên quan đến Phật giáo. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp. Các phương pháp được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp thực tiễn. Trong đó, phương pháp thực tiễn là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài nhằm qua thực tiễn làm rõ những vấn đề về THADS liên quan đến Phật giáo. 6. Tính mới và đóng góp của việc nghiên cứu đề tài Đây là công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đầu tiên về THADS liên quan đến Phật giáo. Việc nghiên cứu đã đưa ra và luận giải được một số quan 5 điểm về THADS nói chung và THADS liên quan đến Phật giáo nói riêng; những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của CQTHADS. Qua đó, việc nghiên cứu bổ sung, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về THADS. Trên cơ sở lý luận soi rọi vào thực tiễn THADS, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp nói chung và THADS nói riêng, việc nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp chủ yếu về hoàn thiện và thực hiện pháp luật THADS, đổi mới tổ chức và hoạt động THADS nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề về Phật giáo và thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo Chương 2: Thực trạng thi hành án dân sự ở Thừa Thiên - Huế và thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế Chương 3: Một số kiến nghị rút ra từ thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo ở Thừa Thiên - Huế 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO VÀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT GIÁO 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam Phật giáo là một tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vào khoảng đầu Công nguyên. Truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã hoà nhập thích nghi và kết hợp với đời sống tâm linh, văn hoá của người dân Việt Nam nên có những đặc điểm riêng biệt làm cho Phật giáo ở Việt Nam trở nên linh hoạt, phong phú. Phật giáo Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế; có truyền thống yêu nước, gắn bó, cùng đồng hành với dân tộc trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước; góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Văn hoá, đạo đức Phật giáo thấm đẫm trong tâm tưởng phần lớn con người Việt Nam, đã góp phần tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Lật lại những trang sử của dân tộc, chúng ta biết rằng dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đạo Phật chỉ được xem là một hội đoàn (Đạo dụ số 10 của Cựu Hoàng Bảo Đại ký vào ngày 6/8/1950 trên một chiếc tàu của thực dân Pháp cắm neo tại vịnh Hạ Long) [2, tr.487]. Do vậy, hoạt động và quy mô tổ chức của Phật giáo thời bấy giờ rất lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất, đòi hỏi cần phải có một tổ chức Phật giáo ra đời để tập hợp lực lượng Tăng Ni, Tín đồ. Tình hình đó diễn tiến qua những phong trào chấn hưng Phật giáo của các bậc cao tăng thạc đức có uy tín từ những thập niên 30, 40 của thế kỷ trước. Tuy vậy, vấn đề truyền bá chánh pháp, xây dựng tổ chức Giáo hội, tập hợp quần chúng tín đồ của Phật giáo chỉ thực sự lớn mạnh sau khi 06 tập đoàn lớn của 7 Phật giáo 3 miền Bắc - Trung - Nam (03 tập đoàn tăng già và 03 tập đoàn cư sỹ) cử đại biểu về họp tại Chùa Từ Đàm - Huế để bàn việc thống nhất Phật giáo. Sau 4 ngày họp, từ ngày 06-09/5/1951, Hội nghị đã đồng thanh quyết nghị thành lập “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (Huế) được suy tôn làm Hội chủ [ 46, tr.14]. Năm 1954, sau Hiệp định Geneve được ký kết, đất nước bị chia đôi. Miền Nam sống trong vùng tạm chiếm của Mỹ - Ngụy. Cùng chung số phận của đất nước, tổ chức Phật giáo của hai miền cũng khác nhau. Tổng hội Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ thuộc ở miền Nam trên danh nghĩa tuy còn 06 tập đoàn nhưng thực chất đã bị sứt mẻ rất nhiều vì chỉ còn hoạt động từ vĩ tuyến 17 trở vào. Tại miền Bắc vào những năm 1960, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam đã được thành lập để tập hợp Tăng Ni, Phật tử, trụ sở đóng tại Chùa Quán Sứ ở Hà Nội do Hòa thượng Thích Trí Độ làm hội trưởng. Ở miền Nam, dưới chế độ gia đình trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã thực thi chính sách kì thị tôn giáo, dựa hẳn vào Công giáo và ra tay đàn áp, chèn ép các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo. Chính sách kì thị tôn giáo của Ngô Đình Diệm thể hiện ở việc thực thi Đạo dụ số 10 của Bảo Đại ngày 6/8/1950. Đạo dụ này ưu đãi Công giáo và cho phép kiềm chế các tôn giáo khác: “Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất năm 1950 nhưng Đạo dụ số 10 do ông ký vẫn được chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành, bởi vì Đạo dụ này không ràng buộc Công giáo vào thể chế hiệp hội và cho phép kiềm chế các tôn giáo khác” [34, tr.17]. Lễ Phật đản năm 1963, Ngô Đình Diệm đã trấn áp Phật giáo Huế bằng các phương tiện xe tăng, lựu đạn, hàng rào thép gai…. Trước pháp nạn đó, Phật giáo Huế cùng Tăng Ni, tín đồ Phật giáo cả nước không chịu khuất phục mà anh dũng đấu tranh với chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, bảo vệ phật pháp và cứu đời. Noi gương Thượng tọa Thích Quang Đức và nhà sư Nguyên Hương, các đại đức Thanh Tuệ, đại đức Tiêu 8 Diêu đã liên tiếp tự thiêu tại Huế để chống chính sách kỳ thị tôn giáo, tàn nhẫn với nhân dân của nhà họ Ngô. Phong trào này từ Huế lan tỏa khắp miền Nam và trên thế giới ngày càng quyết liệt, phong trào đấu tranh Phật giáo bùng lên mạnh mẽ đã hòa cùng cách mạng cả nước đánh sập ngụy quyền Ngô Đình Diệm. Sau khi thắng lợi, những vị đứng đầu các tổ chức hệ phái Phật giáo ở miền Nam đã đi đến thống nhất quyết định triệu tập một Đại hội để thành lập một tổ chức Phật giáo chung. Từ ngày 31/12/1963 đến ngày 04/01/1964 Đại hội thống Nhất phật giáo miền Nam được tổ chức tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn đã thông qua Hiến chương gồm có 11 Chương, 32 Điều và lấy tên tổ chức này là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” (GHPGVNTN) lãnh đạo Phật giáo miền Nam thay “Tổng hội Phật giáo Việt Nam.” GHPGVNTN tập hợp bởi 11 tổ chức hệ phái Phật giáo ở miền Nam, bao gồm: Giáo hội Tăng già Nguyên thủy, Giáo hội Tăng già Trung phần, Giáo hội Thiền định đạo tràng, Giáo hội Tăng già Nam Việt, Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Giáo hội Tăng sĩ THERAVADA (Khơ-me), Hội Phật giáo Nguyên thủy, Hội Phật học Việt Nam, Giáo phái THERAVADA, Hội Phật giáo Việt Nam Trung phần, Hội Việt Nam Phật giáo. Nhân sự khóa đầu của GHPGVNTN gồm có hai Viện đó: là Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được suy tôn làm Tăng Thống, Thượng tọa Thích Trí Quang được suy tôn làm Chánh Thư ký Viện Tăng Thống. Còn Thượng tọa Thích Tâm Châu được suy tôn làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Trụ sở của GHPGVNTN đặt tại Việt Nam Quốc Tự [ 34, tr.18]. Sau khi thành lập được ít ngày, sự thống nhất đã bị rạn nứt giữa Thượng tọa Thích Tâm Châu- Viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang- Chánh Thư ký Viện Tăng Thống. Mối rạn nứt ngày càng lớn giữa phái Thượng tọa Thích Tâm Châu với phái Thượng tọa Thích Trí Quang. Giáo phái Theravada đòi rút khỏi GHPGVNTN. Do mối mâu thuẫn 9 ngày càng tăng, ngày 08/9/1966 Thượng tọa Thích Tâm Châu gửi đơn cho Hòa thượng Thích Tịnh Khiết xin từ chức Viện trưởng. Ngày 15/9/1966, Thượng tọa Thích Tâm Châu lại trở về đem theo 200 cảnh sát đến Việt Nam Quốc Tự và ngày 21/9/1966 Thượng tọa Thích Tâm Châu gửi thư xin rút đơn từ chức. Ngày 21/9/1966 Đại hội Phật giáo Thống nhất được tổ chức tại Sài Gòn (thành phố Hồ chí Minh). Lập trường của Vĩnh Nghiêm (miền Bắc di cư vào Nam) theo phái Thượng tọa Thích Tâm Châu, Giáo phái Theravada, Tỉnh hội Phật giáo Gia Định tuyên bố: Giáo hội chẳng cần bầu nữa, Đại hội đã xét bầu lại Viện Hóa Đạo. Nhiều vụ lộn xộn, nhiều ý kiến bất đồng do chủ mưu Thượng tọa Thích Tâm Châu gây hấn phá vỡ hội nghị này. Ngày 26/9/1966, Đại hội Phật giáo Thống nhất họp, nhiều cãi vã, lộn xộn, xô xát nhau, có nhiều tiếng súng bắn chỉ thiên. Gần sáng ngày 27/9/1966, Tăng Ni bị khối Tâm Châu là Vĩnh Nghiêm gây rối vác cuốc đánh chư Tăng. Trước tình cảnh đó, Đại hội lui về Chùa Ấn Quang và bầu Thượng tọa Thích Thiện Hoa làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Thượng tọa Thích Trí Quang từ chức Chánh Thư ký Viện Tăng Thống. Đồng thời quyết định văn phòng Viện Hóa Đạo tạm đặt tại Chùa Ấn Quang, đường Sư Vạn Hạnh. Những mâu thuẫn tiếp tục kéo dài và căng thẳng, Thượng tọa Thích Tâm Châu ra thông báo vẫn giữ chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo, trụ sở đặt tại Chùa Ấn Quang (sau quen gọi là phái Ấn Quang). Ngày 28/10/1966 Tăng Thống Thích Tịnh Khiết ra lệnh triệu tập Đại hội Phật giáo để giải quyết vấn đề hai Viện Hóa Đạo nhưng không đạt kết quả. Ngày 24/12/1966, Thượng tọa Thích Tâm Châu đề nghị sửa Hiến chương Phật giáo và Hiến chương mới của GHPGVNTN phái Việt Nam Quốc Tự được chính quyền Ngụy Sài Gòn phê duyệt với Sắc luật 23/67. Sau khi lập xong Hiến chương mới (23/67) Thượng tọa Thích Tâm Châu tuyên bố từ chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Việt Nam Quốc Tự, cử 10 Thượng tọa Thích Thiện Tường làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự và cử Lục Cả Lâm Em giữ chức Tăng Thống. Ngày 02/01/1967, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Theravada quyết định rút khỏi GHPGVNTN. Ngày 11/9/1967, Tăng thống Thích Tịnh Khiết triệu tập trưởng phái đoàn các tổ chức giáo phái (11 tổ chức) tham gia sáng lập GHPGVNTN họp bàn kháng nghị việc Hiến chương 23/67 nhưng không thành công. Do vậy, Hiến chương 23/67 vẫn được thi hành. Ngày 28/10/1967 phái GHPGVNTN (Ấn Quang) trở về Việt Nam Quốc Tự. Lễ xuất phát về lại Việt Nam Quốc Tự bị cảnh sát đến bao vây và cô lập chùa Ấn Quang nhằm ngăn ngừa không cho tới chiếm Việt Nam Quốc Tự. Cuộc trở về này bất thành. Sau khi Thượng tọa Thích Thiện Tường từ chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự, Thượng tọa Minh Thành được cử lên thay thế một thời gian đã ký giấy trao trả Việt Nam Quốc Tự cho GHPGVNTN (Ấn Quang) vào ngày 04/5/1970. Ngày 05/5/1970 phái Ấn Quang đến tiếp nhận Việt Nam Quốc Tự thì bị chống trả và nổ ra thảm sát tại đây, đốt cháy toàn bộ mặt tiền Viện Hóa Đạo làm cho một số người bị chết và bị thương. Thời gian này, khối thống nhất trong phái GHPGVNTN (Ấn Quang) cũng tiếp tục rạn nứt. Sau khi Thượng tọa Thiện Hoa viên tịch tháng 01/1972 nghi ngờ lớn lại nổ ra trong việc tranh chấp vị trí lãnh đạo. Do đó, Đại hội kỳ V của GHPGVNTN (Ấn Quang) diễn ra vào ngày 10 đến 12/12/1973 gặp nhiều trở ngại bất thành, vì nổi lên sự vận động tranh chấp của Thượng tọa Thiện Minh và Thượng tọa Huyền Quang với phái của Thượng tọa Thích trí Quang để nắm giữ quyền lãnh đạo chủ chốt Giáo hội này dẫn đến Đại hội kỳ V tan vỡ. Ngày 08/01/1974, GHPGVNTN cử người ra Huế mời Hòa thượng Tăng thống Thích Giác Nhiên vào Sài Gòn để dàn xếp nhưng cuộc dàn xếp này không thành, Thượng tọa Thiện Minh và Thượng tọa Huyền Quang 11 không chịu từ chức và mặc cả như sau: Nếu muốn được giáo chỉ ổn thỏa bổ nhiệm Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Viện trưởng Viện Hóa Đạo nhiệm kỳ 1974-1975 thì phải dành cho hai Thượng tọa Thiện Minh và Huyền Quang chức Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Sau Đại hội V của GHPGVNTN, sự rạn nứt tiếp tục nảy sinh và chống đối nhau, 11 tổ chức hệ phái khi đứng ra thành lập GHPGVNTN hầu như vẫn giữ nguyên tổ chức, hệ phái của mình cho đến 30/4/1975. Mặc dù bị chi phối bởi những khuynh hướng tiêu cực nhưng tuyệt đại đa số Tăng Ni và Phật tử gắn bó với dân tộc, tiếp tục duy trì truyền thống yêu nước, tham gia vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, từ đó GHPGVNTN vẫn hoạt động ở Việt Nam, tiếp tục thực hiện Phong trào Chấn hưng Phật giáo trong điều kiện đất nước hoàn toàn thống nhất đông đảo Tăng Ni, Phật tử có tâm nguyện thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo thành một giáo hội. Ngày 25/4/1976, tổng tuyển cử chung cho cả nước đã được tổ chức, mở đầu một kỷ nguyên mới. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên dải non sông gấm vóc từ Lạng Sơn đến Minh Hải, thống nhất trong cơ chế chính trị và tổ chức nhà nước. Đây là cơ hội tốt nhất trọng lịch sử Phật giáo Việt Nam chưa từng có. Các vị tôn túc, các vị đứng đầu trong chín hệ phái tổ chức Phật giáo trong cả nước đều nhất trí tổ chức Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam [34, tr.25]. Ngày 19/9/1981 Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính phủ) ký Quyết định 621/V8 cho phép Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam tiến hành tổ chức Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam. Tháng 11-1981, Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái trong cả nước gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 12 Thống nhất, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt. Hội nghị đã nhất trí thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và đường hướng hoạt động "Đạo pháp Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Kết quả cao nhất có tính quyết định sự thành công lớn của Hội nghị là đã được Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 83-BT ngày 29/12/1981 cho phép thành lập Giáo hội phật giáo Việt Nam (GHPGVN), phê chuẩn văn kiện, hiến chương Giáo hội (gồm lời nói đầu và 11 chương, 46 điều). Công nhận tư cách pháp nhân của Giáo hội phật giáo Việt Nam và thành phần lãnh đạo hai Hội đồng tại Trung ương Giáo hội. Đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 6 nhiệm kỳ Đại hội: - Nhiệm kỳ I (1981 -1987) là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở với 50 thành viên Hội đồng Chứng minh, 50 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 28 Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội, 06 Ban ngành hoạt động. - Nhiệm kỳ II (1987-1992) là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo chương trình nội dung 6 điểm của Giáo hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với 60 thành viên Hội đồng Chứng minh, 60 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập 33 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội, 08 Ban ngành hoạt động. - Nhiệm kỳ III (1992- 1997) là giai đoạn tiếp tục phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh các mặt hoạt động của 10 Ban Ngành, Viện từ Trung ương đến địa phương trong thời kỳ tiếp tục đổi mới và mở cửa của đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thành lập 41 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội, với 75 thành viên Hội đồng Chứng minh, 70 thành viên Hội đồng Trị sự. 13 - Nhiệm kỳ IV (1997-2002) thành lập 45 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, với 65 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 thành viên Hội đồng Trị sự. Đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối của thế kỷ 20 để vững vàng bước sang thế kỷ 21. - Nhiệm kỳ V (2002-2007) là nhiệm kỳ đầu của thế kỷ 21, với 52 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, 85 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 thành viên Hội đồng Trị sự chính thức và 24 thành viên Hội đồng Trị sự dự khuyết. - Nhiệm kỳ VI (2007-2012) kiện toàn cơ chế tổ chức, triển khai nội dung hoạt động theo tinh thần Hiến chương đã tu chỉnh, gồm 03 cấp hành chánh Giáo hội, với 58 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, 97 thành viên Hội đồng Chứng minh, 147 thành viên Hội đồng Trị sự chính thức và 48 thành viên Hội đồng Trị sự dự khuyết. Trong nhiệm kỳ này, Giáo hội đã công nhận 06 Hội Phật tử Việt Nam tại các nước Châu Âu như: Cộng hòa Liên Bang Nga, Đức, Séc, Hungary, Ba Lan và Ucraina [37, tr.2]. Những kỳ Đại hội là những chặng đường phát triển của GHPGVN. Giáo hội đã từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực ngày càng thể hiện sự thống nhất về mặt tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có sự liên hệ chặt chẽ, điều hành và hướng dẫn Phật sự trong toàn Giáo hội. Hiện nay có 58 đơn vị Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trên 63 tỉnh thành trong cả nước và có trên 10 triệu tín đồ; khoảng 44.000 chức sắc, nhà tu hành; gần 16.000 cơ sở thờ tự, 4 học viện Phật giáo [55, tr.3]. Về tổ chức, Giáo hội được xây dựng theo cơ cấu: Cấp Trung ương có Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự, với 11 ban chuyên môn như: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng ni, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hoá, Ban Kinh tế - Tài chính, Ban Từ thiện Xã hội, Ban Phật giáo Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Văn phòng. 14 Dưới cấp Trung ương là các Ban Trị sự tỉnh, thành hội và Ban Đại diện huyện (quận) và Đại diện ở xã (phường). Đơn vị cơ sở của GHPGVN là các chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường. 1.1.2. Chính sách của Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo 1.1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý xã hội và điều hành đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Năm 1990, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24NQ/BCT ngày 16/11 về công tác tôn giáo chỉ rõ "Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". Năm 1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37-CT/BCT ngày 02/7 về Công tác tôn giáo trong tình hình mới nêu rõ chủ trương cần tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 24 nhằm làm tốt hơn công tác tôn giáo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục phát triển các quan điểm của Nghị quyết số 24 và cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội IX. Tư tưởng của Nghị quyết số 25 được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: - Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan