Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non hoa...

Tài liệu Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non hoa hồng – huyện mộc châu – tỉnh sơn la

.PDF
62
9697
150

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÒ THỊ HÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG – HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÒ THỊ HÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG – HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục mầm non KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Lường Thị Định Sơn La, năm 2016 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn ThS. Lường Thị Định – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các cô giáo trường Mầm non Hoa Hồng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp các số liệu, tài liệu về trường để em hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khảo thí khoa học và Kiểm định chất lượng, thư viện trường Đại học Tây Bắc, toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non cùng các bạn sinh viên lớp K53 ĐHGD Mầm non C đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu. Sơn La, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Lò Thị Hà THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN A. CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa CĐSPMN Cao đẳng sư phạm mầm non ĐHSPMN Đại học sư phạm mầm non TCSPMN Trung cấp sư phạm mầm non TCVĐ Trò chơi vận động BT Bình thường SDD Suy dinh dưỡng BP Béo phì TC Thấp còi B. BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng theo dõi sức khỏe trẻ 24 - 36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa Hồng - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La (2015 - 2016)……………………..…..30 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lich ̣ sử nghiên cứu vấ n đề ................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu..................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 6. Giả thuyế t khoa ho ̣c........................................................................................... 4 7. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 4 8. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 6 1.1. Sơ lược về thiết kế trò chơi vận động ............................................................ 6 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi......................................... 7 1.1.3. Vai trò của trò chơi vận động đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi ...................... 8 1.1.4. Ý nghiã của viê ̣c thiết kế trò chơi vâ ̣n đô ̣ng cho trẻ 24 - 36 tháng tuổ i .......... 11 1.1.5. Phân loại TCVĐ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi .............................................. 12 1.2. Đă ̣c điể m tâm lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổ i .................................................. 16 1.3. Đă ̣c điể m sinh lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổ i ................................................. 21 1.3.1. Đặc điểm của hệ vận động và sự phát triển vận động đối với hệ vận động ...... 21 1.3.2. Đặc điểm của hệ thần kinh và vai trò của sự phát triển vận động đối với hệ thần kinh .............................................................................................................. 22 1.3.3. Đặc điểm của hệ tuần hoàn và vai trò của sự phát triển vận động đối với hệ tuần hoàn......................................................................................................... 23 1.3.4. Đặc điểm của hệ hô hấp và vai trò của sự phát triển vận động đối với hệ hô hấp…. ............................................................................................................. 24 1.4. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ............................ 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON ......................................................................................................... 29 2.1. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 29 2.1.1. Khảo sát thực tiễn ...................................................................................... 29 2.1.2. Phân tích kết quả điều tra .......................................................................... 30 2.2. Căn cứ để thiết kế ra một số trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi . 35 2.2.1. Căn cứ vào sự phát triển vận động của trẻ 24 – 36 tháng tuổi. ................. 35 2.2.2. Căn cứ vào hoạt động trong ngày và hoạt động phát triển vận động cho trẻ ...36 2.2.3. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình tăng trưởng và phát triển của trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường Mầm non Hoa Hồng.....................................................................................37 2.2.4. Căn cứ vào nội dung hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non ....................................................................................... 38 2.3. Các bước thiết kế TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong khóa luận .............. 39 2.4. Thiết kế một số TCVĐ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi theo chủ đề ở trường mầm non……. .............................................................................................................. 44 2.4.1. Trò chơi: Tàu hỏa đi vào đường hầm ........................................................ 44 2.4.2. Trò chơi: Thuyền cập bến ......................................................................... 45 2.4.3. Trò chơi: Bắn máy bay .............................................................................. 46 2.4.4. Trò chơi: Đua xe ô tô ................................................................................ 46 2.4.5. Trò chơi:Chở hàng về kho......................................................................... 47 2.4.6. Trò chơi “Xe đạp xuống dốc” ................................................................... 47 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 51 1. Kết luận ........................................................................................................... 51 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 51 2.1. Đối với giáo viên .......................................................................................... 51 2.2. Đối với cán bộ quản lý Giáo viên mầm non ................................................ 52 2.3. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non ............................................. 52 2.4. Đối với các cấp quản lí ................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trẻ em là những mầm xanh là những chủ nhân tương lai đất nước, là lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của cha ông để lại, gánh vác mọi công việc xây dựng Tổ quốc vì vậy trẻ em cần được quan tâm một cách đặc biệt nhất là về mặt giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là “ Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 5 tuổi”. Vì vậy cần giáo dục trẻ một cách bài bản có hệ thống tạo cơ sở để phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,… nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. 1.2. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ, biết phối hợp động tác, giữ thăng bằng và kỹ năng định hướng trong không gian,…nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng thời giáo dục cho trẻ những phẩm chất đạo đức – ý chí lành mạnh. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả người giáo viên mầm non phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học và thiết kế ra những trò chơi vận động (TCVĐ) phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bởi TCVĐ có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ, nó phù hợp với lối học “học mà chơi chơi mà học” của trẻ. Khi trẻ tham gia vào các TCVĐ thì sẽ được vận động tích cực một cách nhẹ nhàng không bị gò bó, gượng ép. 1.3. Tuy nhiên việc thiết kế TCVĐ cho trẻ còn nhiều hạn chế đặc biệt là trẻ lứa tuổi 24 – 26 tháng. Đầu tiên là hạn chế về sự phát triển sinh lý của trẻ, trẻ ở lứa tuổi này có hệ xương còn non yếu, xương còn nhẹ, nhiều xương ống, trong xương còn chiếm nhiều phần sụn, xương chưa dính đến nhau,…do vậy dễ bị cong vẹo, sai khớp. Thứ hai là hạn chế về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn chưa đa dạng phong phú; lớp học, sân chơi dành cho các TCVĐ còn hạn hẹp. Thứ ba là giáo viên chưa thật sự đầu tư thời gian vào việc thiết kế trò chơi vận động cho trẻ, giáo viên còn phụ thuộc vào sách vở sử dụng những trò chơi có sẵn trong 1 khi đó trẻ 24 – 36 tháng tuổi là trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mọi mặt nhất là mặt thể chất vì vậy trẻ cần được tham gia vào các TCVĐ mới phù hợp với sự phát triển của trẻ. Từ những lý do trên, đề tài “ Thiết kế trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Hoa Hồng – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La” đã được lựa chọn để nghiên cứu thành khóa luận. 2. Lich ̣ sử nghiên cứu vấ n đề Nghiên cứu sự phát triển về thể chất của trẻ là một vấn đề không còn mới mẻ mà nó đã có từ rất lâu nhưng những nghiên cứu về vấn đề này cho đến tận bây giờ nó vẫn luôn là sự lựa chọn nóng cho các nhà nghiên cứu. Qua nhiều thời đại giáo dục thể chất nhất là những TCVĐ, hoạt động vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ vẫn luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: giáo dục học, tâm lý học, triết học,… và đã đạt được những thành tựu to lớn. Có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục học trên khắp thế giới cùng tham gia nghiên cứu về sự phát triển thể lực và TCVĐ cho trẻ như: nhà giáo dục lỗi lạc K.D.Usixci (1824 – 1870) người Nga, đề cao vai trò của thể lực và TCVĐ của trẻ ở ngoài trời; nhà triết học, nhà xã hội học, nhà sư phạm G.Spencer (1820 – 1903) tác giả của học thuyết “ sức dư thừa” cho rằng chơi (vận động) chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, tinh thần vui vẻ hơn. Ngoài các tác giả trên ta có thể kể đến một số tác giả như: P.Ph Lexgap, G.Rútxô, I.G. Pestalozi, các nhà tâm lý, nhà giáo dục học Macxit, …cũng đã có những tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù những nghiên cứu này tuy khác nhau về phương pháp nhưng lại luôn tìm hiểu chung về một vấn đề là thể chất và TCVĐ cho trẻ. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển thể lực nhất là những vấn đề liên quan đến vận động, TCVĐ cũng đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về vấn đề này. Tác giả Phùng Thị Tường – Đặng Lan Phương với cuốn sách: Trò chơi vận động và bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 2 - 6 tuổi. 2 Nhóm tác giả Nguyễn sinh Thảo – Nguyễn Thị Tuất với cuốn sách: Các hoạt động phát triền vận động của trẻ mầm non. Tác giả Tạ Thúy Lan – Trần Thúy Loan nghiên cứu sự phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non. Tác giả Trần Đông Lâm nghiên cứu về TCVĐ cho trẻ mẫu giáo. Tác giả Đặng Hồng Phương nghiên cứu về phương pháp hình thành kỹ năng vận động cho trẻ mầm non. Ngoài những tác giả nêu trên thì vẫn còn rất nhiều tác giả với rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu này đều dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ em cũng như điều kiện của vùng miền nơi trẻ sinh sống để thiết kế ra các trò chơi, đề xuất ra các biện pháp nhằm góp phần giúp trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phát triển thể chất của trẻ qua các giờ học ở trường mẫu giáo nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Tìm hiể u và hệ thống hóa mô ̣t số cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn liên quan đế n khóa luận. 3.2.2. Thiế t kế một số TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi theo chủ đề ở trường mầm non. 4. Đối tượng, khách thể và địa bàn nghiên cứu 4.1. Đố i tượng nghiên cứu Tìm hiểu việc thiết kế trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 4.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu 4.2.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển thể chất cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non. 4.2.2. Địa bàn nghiên cứu 3 Trường mầm non Hoa Hồng – huyện mộc Châu – tỉnh sơn La gồm: 10 giáo viên, 2 lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi (mỗi lớp 30 trẻ) 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu sách, tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó, đọc và hệ thống hóa, chọn lọc những tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho khóa luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi với một số giáo viên ở trường mầm non về thực trạng nhận thức và trình độ đào tạo của giáo viên liên quan đến việc thiết kế TCVĐ cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 5.2.2. Quan sát giờ học phát triển thể chất, quan sát và ghi chép lại những TCVĐ thường dùng ở trường mầm non mà giáo viên sử dụng nhằm phát triển thể chất cho trẻ. 5.2.3. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: thống kê số liệu thu thập được sau khỏa sát để có những nhận định, đánh giá thực trạng một cách khoa học chính xác. 6. Giả thuyế t khoa ho ̣c 6.1. Trò chơi vận động dành cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi còn rất ít. 6.2. Thực tiễn GV chưa thực sự quan tâm đến TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 6.3. Nếu thiết kế được một số TCVĐ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 sẽ giúp giáo viên tổ chức giảng dạy hiệu quả hơn từ đó trẻ hứng thú và tích cực tham ra vận động hơn. 7. Đóng góp của khóa luận 7.1. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc thiết kế TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 7.2. Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung 6 TCVĐ mới cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi vào kho tài liệu dạy học cho giáo viên mầm non, và nhằm giúp giáo viên tổ chức chức TCVĐ cho trẻ thường xuyên hơn nói riêng và nhằm giúp trẻ 4 24 – 36 tháng tuổi vận động dễ dàng thông qua các TCVĐ, từ đó nâng cáo chất lượng giáo dục phát triển thể lực nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. 7.3. Khóa luận hoàn thành sẽ được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Tây Bắc, sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non nói riêng, cho những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phầnm mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Cơ sở thực tiễn và thiết kế một số TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi theo chủ đề ở trường mầm non. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Sơ lược về thiết kế trò chơi vận động 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Thiết kế là gì? Theo George, Trưởng khoa Đồ họa trường Đại học Luân Đôn thì “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới. Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó”. Nghĩa là: Khi nhắc đến thiết kế chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những cái mới mẻ, chưa từng được công bố, chưa ai khám phá hay chưa có một ai biết đến,... Nó hoàn toàn là sản phẩm của sự sáng tạo xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nó xuất hiện là để nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu của xã hội và nó phù hợp với sự phát triển của xã hội. 1.1.1.2. Trò chơi vận động là gì? Trò chơi vận động là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. TCVĐ là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. TCVĐ dành cho trẻ mầm non thường là những trò chơi có chủ đề. Nội dung chơi thường phản ánh về hiện tượng thiên nhiên, xã hội, các hành động của con vật... do đó, TCVĐ mang tính hiện thực. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng các vận động cần thiết. Cho nên, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Ví dụ: Trong trò chơi vận động Mèo đuổi chuột, quy tắc chơi quy định là chuột chạy trốn, Mèo đuổi chuột. Nhưng chuột và mèo chạy trốn và đuổi như thế nào là do các cháu tự thảo thuận, điều này thể hiện rõ ở trẻ. Do vậy trò chơi vận động mang tính sáng tạo. 6 Sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ các tình huống trong khi chơi là những điều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tự giác tham gia vào trò chơi một cách say sưa. Giáo viên cần chú ý đến đặc điểm này, vì nếu để trẻ chơi thoải mái đến quá sức chịu đựng của mình thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 1.1.1.3. Trò chơi vận động theo chủ đề là gì? Trò chơi vận động theo chủ đề là những trò chơi được thiết kế ra theo từng chủ đề nhằm giúp trẻ khắc sâu những kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu. Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật thì các trò chơi vận động được thiết kế sẽ là những trò chơi mô phỏng hay bắt chước lại dáng đi của các loài động vật từ đó trẻ biết được đặc điểm dáng đi, cách thức di chuyển của các loài động vật mà trẻ được học (chẳng hạn như dáng đi của con mèo, con chó, con lợn là đi bằng bốn chân dạng bò; con gà, con vịt là đi bằng hai chân dạng đi đứng,...) 1.1.2. Đặc điểm của TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi Cũng như các trò chơi khác của trẻ ở trường mầm non, TCVĐ thường do người lớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi. Nội dung chơi chứa đựng các nhiệm vụ rèn luyện, hoàn thiện các vận động cơ bản và các tố chất thể lực. Dựa và đặc điểm phát triển của trẻ mà TCVĐ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi có những đặc điểm sau: Thứ nhất là TCVĐ phải đơn giản về cách chơi, dễ thực hiện, đồ dùng đồ chơi được sử dụng trong trò chơi phải có sẵn hoặc có thể tự làm được từ những nguyên liệu có sẵn ở địa phương, vùng miền. Thứ hai là mỗi TCVĐ phải có ba điểm liên quan chặt chẽ với nhau (nội dung chơi, hành dộng chơi, luật chơi): - Nội dung chơi là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện. Đó là những vận động cơ bản phù hợp với lứa tuổi và thể hiện dưới dạng hành vi con vật mà trẻ biết: con gà, con chuột, con mèo,... hoặc những phương tiện xã hội: đoàn tàu, ô tô, tàu thủy,... Nội dung vận động được hình tượng hóa như vậy sẽ lôi cuốn sự hứng thú, tích cực của trẻ và tiếp cận dễ dàng hơn. - Hành động chơi là những hệ thống động tác (thao tác) vận động mà trẻ phải thực hiện trong quá trình chơi. Hệ thống các động tác vận động thường có 7 lời ca, tiếng hát có vần nhịp đi kèm: trẻ vừa hát vừa chạy nhảy, vừa hát vừa bò,... - Luật chơi là những quy ước, quy định mà trẻ phải tuân theo trong khi chơi. Luật chơi ở đây không gò đứa trẻ vào một khuôn mẫu cứng nhắc xong nó trở thành động cơ thúc đẩy trẻ vận động tích cực. Thứ ba là trong TCVĐ, mọi trẻ đều được tham ra. Có hoạt động tập thể nên có sự ganh đua. Trong đó yếu tố thắng thua đã kích thích tính tích cực vận động của trẻ. Nói đúng hơn, kết quả chơi đã kích thích tính tích cực vận động. Song điều lý thú hơn là dù thắng hay thua, mọi trẻ đều vui vẻ thoải mái, không hề buồn bã. 1.1.3. Vai trò của trò chơi vận động đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi Ở trường mầm non, TCVĐ được sử dụng một cách tối đa, nó vừa là nội dung học tập trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học vận động, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, được trẻ rất yêu thích, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện.Trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của trẻ sảng khoái, một yếu tố quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ, vì tinh thần sảng khoái, thỏa mãn sẽ làm cho thể lực được phát triển tốt hơn. Khi tham ra trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động một cách tích cực, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu... góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ và TCVĐ còn ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Trò chơi vận động là một nội dung quan trọng trong giáo dục thể chất. Vì vậy trò chơi vận động có những vai trò sau: Bảo vệ sức khỏe: Ở độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi, cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi trường. Trẻ phải chịu nhiều hoàn cảnh của môi trường, trẻ dễ mắc nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, một trong những vai trò quan trọng của TCVĐ là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ nhằm đảm bảo sự phát triển thể lực toàn diện. 8 Rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh: mặc dù sức chống đỡ ban đầu của cơ thể trẻ còn yếu ớt, nhưng vẫn có thể rèn luyện được bằng cách sử dụng các hệ thống biện pháp thích hợp. Chẳng hạn dạo chơi nơi không khí thoáng mát, sử dụng các TCVĐ phù hợp với lứa tuổi,… việc sử dụng các TCVĐ đối với độ tuổi này có vai trò đặc biệt bởi vì, khi trẻ tham gia chơi TCVĐ thì sự tiêu hao nhiệt tăng lên nhiều do đó phải chú ý thiết kế trò chơi vận động phù hợp với sức trẻ và độ tuổi. Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý: Vai trò này rất quan trọng bởi vì các quá trình cốt hóa của hệ xương trong thời gian này mới chỉ phát triển, hệ cơ còn tương đối yếu, hệ vận động dễ bị biến dạng. Chế độ vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển vận động của trẻ. Trò chơi vận động tạo cho trẻ khái niệm về tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi,… tập thói quen với việc giữ tư thế hợp lý trọng mọi hoạt động. Khi trẻ chuyển từ bò sang đi, điều quan trọng là củng cố các nhóm cơ chủ yếu giữ tư thế thẳng đứng, các cơ bàn chân và cẳng chân để ngăn ngừa bàn chân bẹt. Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật: Khi vận động của trẻ bị hạn chế sẽ gây nên sự phát triển chậm chạp đáng kể của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và các hệ cơ quan khác của cơ thể. Hoạt động vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và các chức năng của cơ thể như tăng cường năng lực co bóp, lưu thông máu, điều hòa thần kinh tim được cải thiện, bộ máy hô hấp cũng được hoàn thiện. Vai trò giáo dưỡng: Nhờ có tính thích nghi của hệ thần kinh, những kĩ năng vận động được hình thành dễ dàng ở trẻ em. Trẻ sử dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống hàng ngày để di động, dần dần thành thói quen vận động. Những thói quen vận động giúp trẻ tiết kiệm được sức di chuyển trong không gian, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan bên trong cơ thể, tăng cường khả năng nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ biết bò thì nó tự bò đến các đồ vật mà nó thích và làm quen với chúng… Tập luyện đúng đắn với các động tác của bài tập vận động cũng như 9 các động tác trong trò chơi vận động sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cơ bắp dây chằng, khớp, hệ xương. Tạo ra khả năng lặp lại các động tác với số lần nhiều hơn và ảnh hưởng tốt tới hệ tim mạch, hô hấp cũng như việc phát triển các tố chất thể lực (sự nhanh nhẹn, khéo léo, sự mạnh mẽ bền bỉ). Vai trò giáo dục: Trò chơi là phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ: Là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa những biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chủ yếu của trò chơi là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện đó là những vận động cơ bản phù hợp với lứa tuổi và được thể hiện dưới dạng hành vi vận động mà trẻ biết tất cả những điều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn. Là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới. Trong một số trường hợp khi tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ, thú vị với thế giới xung quanh. Là phương tiện phát triển các quá trình tâm lý nhận thức của trẻ (cảm giác, tri giác,trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ). Ví dụ: Khi trẻ tham gia trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi suy nghĩ của mình với các bạn, nói và thực hiện theo yêu cầu của người lớn… Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về thao tác, hành động chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với trẻ khác trong nhóm khác… Qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển (vốn từ được phong phú, kĩ năng giao tiếp được phát triển). Trò chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em khi tham gia trò chơi đứa trẻ trải nghiệm được thái độ, tình cảm đạo đức và tập được các hành vi ứng xử trong khi chơi đối với các bạn trong khi chơi, trẻ được thử sức hành động như người lớn, qua đó dần dần hình thành hành vi thái độ cho bản thân, thực hiện hành động chơi phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của trò chơi. Trò chơi là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ: Khi tham gia trò chơi trẻ cảm nhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về mầu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh của trò chơi. 10 Trò chơi là phương tiện giáo dục lao động cho trẻ em: Khi tham gia trò chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận được những biểu tượng về lao động, về ý nghĩa xã hội tính hợp tác của trẻ. Trong quá trình chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ được hướng dẫn một số phẩm chất đạo đức cần thiết cho người lao động tương lai (tính mục đích, tính sáng tạo…). Như vậy trò chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất. 1.1.4. Ý nghiã của viê ̣c thiết kế trò chơi vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổ i Ở trường mầm non, TCVĐ vừa là phương tiện để dạy trẻ vận động, vừa là hình thức tổ chức giáo dục thể chất một cách tích cực, thoải mái, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất một cách dễ dàng, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ. Trong quá trình giáo dục thể chất, trò chơi vận động là phương tiện hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ: bò, chạy, nhảy, ném, bắt… Đồng thời qua trò chơi này, những phẩm chất thể lực cơ bản cũng được hình thành: sự nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, mạnh dạn… Nhờ sự vận động một cách tích cực, hứng thú mà quá rình trao đổi chất của trẻ được tăng cường, hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa hoạt động tích cực hơn; hoạt động của hệ thần kinh được linh hoạt, bền bỉ hơn, cơ bắp phát triển mạnh mẽ. TCVĐ góp phần phát triển sự tập trung chú ý, trí nhớ, tư duy tưởng tượng và cảm xúc cho trẻ em. Để tham gia trò chơi, trẻ phải tập trung nghe cô giáo giới thiệu nội dung chơi, luật chơi, làm cho tri giác, trí nhớ có chủ định của trẻ được phát triển. Khi tham gia trò chơi, trẻ tích cực sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ chơi, tình huống chơi trong hoàn cảnh tưởng tượng nhờ đó mà tư duy, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển. Những trò chơi vận động có kèm lời ca, tiếng hát mô tả hành động làm cho ngôn ngữ trẻ được phát triển. Trong khi thể hiện hành động chơi, nhất là hành động chơi theo vai (vai quạ, vai gà con, vai gà mẹ…) và kết thúc chơi (ai thắng, ai thua…) mang lại niềm vui vô bờ bến, qua đó xúc cảm, tình cảm của trẻ được phát triển (trẻ lo lắng, chạy thật nhanh khi “quạ” đuổi; vui 11 sướng khi chạy đến bên mẹ không bị bắt…). Khi tham gia TCVĐ, các biểu tượng về thế giới xung quanh: đặc điểm hoạt động lao động của người lớn, cách thức đi của con vật, của phương tiện giao thông… được mở rộng và củng cố. TCVĐ còn ảnh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ. Trong khi chơi trẻ thể hiện hành vi, đạo đức, tính cách của mình, trẻ phải tuân theo quy tắc (luật) của trò chơi. Những quy tắc đó điều khiển hành vi của trẻ, tạo điều kiện để trẻ hợp tác với nhau trong khi chơi, hình thành ở trẻ tính trung thực, lòng dũng cảm, tính kiên trì… Thực tế cho hay rằng, trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non, người ta thường tổ chức trò chơi vận động hoặc ít ra là đưa ra yếu tố chơi vào các bài tập thể dục, các vận động cơ bản để trẻ thực hiện một cách có hứng thú. TCVĐ còn là phương tiện để chống mệt mỏi, căng thẳng của trẻ trong hoạt động học tập. Trong quá trình chơi trò chơi vận động, không những sự căng thẳng thần kinh được giảm bớt mà cơ thể trẻ còn được “nạp thêm” năng lượng, tăng cường khả năng tập trung trong hoạt động. Do vậy, người ta thường sử dụng trò chơi vận động để chuyển tiếp giữa các hoạt động. 1.1.5. Phân loại TCVĐ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi Dựa vào các tiêu chí khác nhau, nên chúng ta có thể phân loại trò chơi vận động theo các cách khác nhau: + Phân loại trò chơi theo hình thức tổ chức hình thức tổ chức, bao gồm: Trò chơi tập thể, toàn lớp, nhóm tổ và cá nhân. + Theo lượng vận động, bao gồm: Trò chơi lượng vận động lớn, vừa và nhỏ + Theo năng lực vận động cơ bản, bao gồm: Trò chơi đi bộ, chạy, nhảy, ném, bò, trườn, trèo. + Theo việc giáo dục tố chất thể lực, bao gồm: Trò chơi sức mạnh, sức bền, tốc độ, linh hoạt. + Theo tình huống chơi, bao gồm: Trò chơi có nhiều tình huống, không có tình huống. + Theo việc sử dụng dụng cụ trong trò chơi, bao gồm: Trò chơi tay không và trò chơi có dụng cụ. 12 + Theo dụng cụ khác nhau, bao gồm: Trò chơi với bóng, vòng, dây, gậy gỗ, cầu thăng bằng,… + Theo tính chất của trò chơi và chủ đề thể hiện trong trò chơi, bao gồm 2 nhóm: TCVĐ có luật đơn giản và trò chơi vận động mang tính chất của các trò chơi thể thao, gọi là trò chơi vận động mang tính thể thao. Trong các cách phân loại TCVĐ nêu trên thì cách phân loại cuối cùng là phù hợp với trẻ mầm non vì nó bao trùm hết các trò chơi vận động trong chương trình giáo dục vận động cho trẻ. - Nhóm trò chơi vận động có luật đơn giản Nhóm trò chơi này bao gồm các TCVĐ khác nhau về nội dung, phương pháp tổ chức trẻ, mức độ phức tạp của luật chơi và đặc điểm của nhiệm vụ vận động. Vì vậy, người ta chia nhóm trò chơi vận động này thành những nhóm nhỏ, bao gồm: Trò chơi vận động có chủ đề, trò chơi vận động không có chủ đề, trò chơi vận động vui nhôn giải trí. + Trò chơi vận động có chủ đề Trò chơi loại này được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm vận động của trẻ, những hiểu biết và những ấn tượng của chúng về cuộc sống xung quanh như: Nghề nghiệp của người lớn, các phương tiện giao thông, các hiện tượng thiên nhiên và một số con vật. Những đặc điểm vận động của các hiện tượng trên là cơ sở để xây dựng nội dung và quy tắc của trò chơi. Trò chơi vận động có chủ đề có nội dung và quy tắc chơi. Chủ đề là quy tắc của trò chơi sẽ xác định tính chất vận động của trẻ trong khi chơi. Có trường hợp trẻ phải chạy nhấc cao đầu gối bắt chước con ngựa, trong trường hợp khác trẻ phải nhảy như con thỏ, có lúc lại phải biết leo lên thang giống như các chú công an cứu hỏa,… Như vậy, trò chơi vận động có chủ đề, các vận động của trò chơi bao giờ cũng mang tính bắt chước. Trẻ tham gia chơi phải bắt đầu vận động, dừng lại hoặc thay đổi vận động cho phù hợp với quy tắc của trò chơi. Quy tắc và nội dung chơi có liên quan chặt chẽ với nhau. Quy tắc xác định hành vi và mối quan hệ qua lại của các trẻ tham gia chơi. 13 Ví dụ: Trong trò chơi mèo đuổi chuột, mèo và chuột có quan hệ với nhau. Mèo chạy chậm, chuột có thể chạy chậm và ngược lại. Trò chơi vận động có chủ đề có các vai chơi, nó tạo ra khả năng tác động đến trẻ thông qua hình tượng nhân vật trẻ đóng vai và thông qua các quy tắc mà tất cả trẻ chơi phải tuân theo. Các hành động của các vai chơi có mối liên quan chặt chẽ với nhau như: Nhưng mèo ngủ - chim đi kiếm ăn, mèo thức - chim bay về tổ trong trò chơi Mèo và chim sẻ. Trong một số trò chơi vận động có chủ đề thì hoạt động của người chơi lại được xác định bởi bài ca, đồng ca hay ca dao,… Trong khi chơi trò chơi vận động có chủ đề, trẻ được vận động một cách tự nhiên, sử dụng nhiều vận động khác nhau và lặp lại nhiều lần các vận động đó. Nhóm trò chơi vận động có chủ đề phần lớn là những trò chơi tập thể, số lượng trẻ chơi có thể khác nhau, từ 5 đến 25 trẻ và điều đó cho phép nhà giáo dục sử dụng loại trò chơi này với các lứa tuổi khác nhau, trong những điều kiện với những mục đích khác nhau. Tóm lại, trò chơi vận động có chủ đề là những trò chơi có luật. Chủ đề tạo điều kiện để trẻ nhớ lại và thực hiện theo những động tác nhất định. Quy tắc chơi hướng tới việc chính xác hóa quá trình chơi và quan hệ trong khi chơi. + Trò chơi vận động không có chủ đề Trong nhóm trò chơi này có các loại trò chơi rất khác nhau về mặt tổ chức: Loại dành cho nhiều trẻ chơi cùng một lúc như đuổi bắt, thì chạy nhanh,…; loại dành cho từng nhóm nhỏ, ít trẻ tham gia như các trò chơi với dụng cụ (ví dụ trò chơi: Ném vòng vào cổ chai, ném bóng vào rổ…) và có những loại trò chơi trong đó trẻ chơi thi đấu với nhau như chạy tiếp sức, chuyền bóng tiếp sức,… Trò chơi vận động không có chủ đề là những trò chơi không có hình ảnh để trẻ bắt chước. Các phần quy tắc chơi, vai chơi và hành động chơi đều có liên quan với nhau. + Trò chơi vận động không có chủ đề loại đuổi bắt: Loại trò chơi này rất gần với trò chơi vận động có chủ đề, chỉ khác là không có hình ảnh nhân vật để trẻ bắt chước, ngoài ra những phần còn lại đều 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan