Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
109
180
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƢƠNG GIANG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƢƠNG GIANG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu HÀ NỘI - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn H-¬ng Giang 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng 1.1. MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 7 Khái niệm thừa kế theo pháp luật và các trường hợp thừa kế theo pháp luật 7 1.1.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật 7 1.1.2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật 9 1.2. Tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật 11 1.2.1. Trước năm 1945 12 1.2.2. Từ năm 1945 đến nay 15 1.4. Quy định của một số quốc gia về thừa kế theo pháp luật 21 1.4.1. Pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Pháp 22 1.4.2. Pháp luật dân sự và thương mại Thái Lan 25 2.1. Chương 2: DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 29 Căn cứ xác định diện thừa kế theo pháp luật 29 2.1.1. Quan hệ hôn nhân 30 2.1.2. Quan hệ huyết thống 36 2.1.3. Quan hệ nuôi dưỡng 40 2.2. Hàng thừa kế theo pháp luật 46 4 2.2.1. Số lượng các hàng thừa kế và nguyên tắc phân chia người thừa kế theo các hàng thừa kế 47 2.2.2. Hàng thừa kế thứ nhất 49 2.2.3. Hàng thừa kế thứ hai 54 2.2.4. Hàng thừa kế thứ ba 56 2.3. Thừa kế thế vị 58 2.3.1. Khái niệm thừa kế thế vị và đặc điểm của thừa kế thế vị 58 2.3.2. Các trường hợp thừa kế thế vị 60 2.4. Di sản thừa kế theo pháp luật và chia di sản thừa kế 62 2.4.1. Di sản thừa kế theo pháp luật 62 2.4.2. Chia di sản thừa kế theo pháp luật 64 2.4.3. Những trường hợp mới phát sinh khi chia di sản thừa kế theo pháp luật 66 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 70 NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật 70 3.1.1. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật trong những năm gần đây 70 3.1.2. Nguyên nhân 79 3.1.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong các quy định về thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự hiện hành 82 Kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật 87 3.2. 3.2.1. Yêu cầu chung 87 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật 88 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Số lượng các vụ án về thừa kế được thụ lý, giải quyết ở 70 bảng 3.1 cấp sơ thẩm từ năm 2008-2012 3.2 Số lượng các vụ việc về thừa kế được thụ lý, giải quyết ở cấp phúc thẩm từ năm 2008-2012 7 71 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật dân sự (BLDS) nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâm. Ngay trong Hiến pháp - đạo luật gốc của hệ thống pháp luật Việt Nam, thừa kế được ghi nhận là một quyền cơ bản của công dân. Tại Điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định: "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân" [27]. Tiếp đó, Điều 27 Hiến pháp năm 1980 đã có sự kế thừa và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn: "…Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" [29]. Trải qua quá trình phát triển, Hiến pháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận và khẳng định "…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [31, Điều 58]. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992 và kế thừa quy định của BLDS năm 1995, chế định thừa kế được ghi nhận trong BLDS năm 2005 đã có sự thay đổi tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội và mang tính khả thi hơn. Những quy định về thừa kế trong BLDS năm 2005 được xem là kết quả vượt bậc của quá trình pháp điển hóa, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vấn đề thừa kế của công dân. Theo đó, chế định thừa kế được quy định bao gồm hai hình thức, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một trong những nét đẹp truyền thống về gia đình trong văn hóa Việt Nam chính là việc chuyển những thành quả của thế hệ đi trước dành tặng cho con cháu. Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tế thói quen lập di chúc của người Việt Nam vẫn chưa phổ biến do còn coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm giữa cha con, vợ chồng, anh em… Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp lập di chúc nhưng bản di chúc này lại không có giá trị pháp lý vì không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như vi phạm về chủ thể lập di chúc, hình thức di chúc, nội dung di chúc. Do đó, 8 phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong quá trình xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đã thực sự chuyển mình và có những thay đổi toàn diện và sâu sắc về mọi mặt của đời sống. Dưới ảnh hưởng của nền kinh tế mở đó đã tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội làm giàu cũng như tự khẳng định mình. Theo đó, tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú cả về giá trị, số lượng, chủng loại, trong đó không phải tài sản nào pháp luật cũng có quy phạm điều chỉnh hay có thể dự liệu hết được. Vấn đề thừa kế di sản cũng từ đó mà nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp thừa kế gặp phải không ít khó khăn, thậm chí phải xét xử nhiều lần ở nhiều cấp xét xử khác nhau gây tốn kém cả về thời gian và chi phí. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau là tiền đề cho việc áp dụng không nhất quán. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài "Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm luận văn thạc sĩ Luật học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật thừa kế đã có nhiều công trình, bài viết về vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng, có thể chia thành ba nhóm lớn như sau: - Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như Luận án tiến sĩ với nhan đề "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" đã được tác giả Phùng Trung Tập bảo vệ thành công năm 2002. Với đề tài này, tác giả đã nghiên 9 cứu, hệ thống hóa các quy định pháp luật thừa kế Việt Nam theo quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ để từ đó đánh giá nội dung những quy định về thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam. Hay Luận án tiến sĩ luật học "Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự" của Nguyễn Minh Tuấn đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển. Luận văn thạc sĩ luật học với tựa đề "Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam" của Lê Đức Bền cũng góp phần quan trọng làm rõ hơn các quy định về thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, những đề tài trên đều có phạm vi nghiên cứu rất rộng, mang tính khái quát cao. - Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo: ở nhóm này, trước tiên phải kể đến cuốn sách chuyên khảo "Luật Thừa kế Việt Nam" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, 2008 và cuốn "Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Minh Tuấn được xuất bản vào năm 2009. Ngoài ra, còn có một số giáo trình và sách bình luận khoa học Luật dân sự Việt Nam. Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật thừa kế chứ chưa hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên. - Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học… Trong đó phải kể đến bài viết "Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự" của Nguyễn Văn Mạnh, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 5 năm 2002; "Hoàn thiện quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự" của Phạm Văn Tuyết, đăng trên Tạp chí Luật học (số Đặc san), năm 2003; "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại" của Phùng Trung Tập, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24 năm 2005; "Di sản không có người thừa kế hoặc từ chối nhận di sản - vấn đề cần có hướng dẫn" của Đỗ Văn Chỉnh, 10 đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20, năm 2006; hay bài viết của tác giả Phùng Trung Tập "Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua", được đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2006. Đây thực sự là những công trình có giá trị lớn trong cả khoa học lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này hoặc đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung về chế định thừa kế qua các thời kỳ hoặc chỉ đi sâu vào phân tích một quan hệ thừa kế nhất định chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề thừa kế theo pháp luật hiện hành. Thừa kế theo pháp luật không phải là đề tài mới nhưng với sự thay đổi từng ngày từng giờ của các quan hệ xã hội, quan hệ tài sản đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Do đó, việc nghiên cứu kịp thời để có hướng đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ loại hình thừa kế di sản tuân theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, mà không phụ thuộc vào sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại. Đó chính là việc vừa hệ thống hóa các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Nam theo quá trình hình thành và phát triển từ năm 1945 đến nay, vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật này qua các thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam, từ đó một mặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quan trọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận cũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các qui định về thừa kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng.  Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: 11 - Những vấn đề lý luận liên quan đến các quy định về thừa kế theo pháp luật, bao gồm làm rõ khái niệm thừa kế theo pháp luật, phân tích tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật đồng thời có sự so sánh giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc để rút ra được đặc trưng của mỗi hình thức và để có thể nhìn nhận vấn đề thừa kế một cách toàn diện. - Xác định diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật. - Xác định điều kiện, các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị. - Tìm hiểu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật và một số công trình nghiên cứu cũng như những vụ việc cụ thể có liên quan đến vấn đề này.  Phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong một số văn bản pháp luật như: BLDS năm 2005; BLDS năm 1995; Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000; và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam. - Luận văn cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số nước điều chỉnh về thừa kế theo pháp luật, có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật thừa kế của Việt Nam, qua đó tham khảo, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những điểm phù hợp để bổ sung, hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học MácLênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực thừa kế. Ngoài ra, để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn còn vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về thừa kế theo pháp luật. Chương 2: Diện và hàng thừa kế theo pháp luật. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện những quy định về thừa kế theo pháp luật. 13 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 1.1. KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 1.1.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật Với tư cách là thực thể xã hội, con người đã để lại dấu ấn của mình trong thế giới hiện thực bằng toàn bộ sáng tạo của mình. Hoạt động lao động sản xuất không những là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội mà còn là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của con người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu vật chất của con người càng tăng. Để thỏa mãn nhu cầu đó, con người không ngừng cải biến tự nhiên, ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất. Nếu như tài sản có thể tồn tại lâu dài hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác thì ngược lại, con người theo quy luật tự nhiên, được sinh ra rồi sẽ chết đi. Bởi vậy, khi sống, con người khai thác công dụng của tài sản để thỏa mãn nhu cầu của mình, khi chết, tài sản của họ được dịch chuyển cho người còn sống là hoàn toàn phù hợp với lẽ tự nhiên. Quá trình dịch chuyển tài sản đó từ thế hệ này sang thế hệ khác được hiểu là việc thừa kế di sản. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì "Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống" [55] hay theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là "Sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu" [54, tr. 754]. Quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống được hình thành ở bất cứ xã hội nào, ngay từ thời sơ khai của xã hội loài người - chế độ cộng sản nguyên thủy. Nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người đã chỉ ra rằng quan hệ thừa kế xuất hiện như một tất yếu khách quan cùng với 14 quan hệ sở hữu. Khi thừa kế tài sản chưa có sự can thiệp của Nhà nước thì thừa kế đơn thuần chỉ là quan hệ xã hội mang tính kinh tế. Khi Nhà nước ra đời, thông qua các quy phạm pháp luật, Nhà nước đã điều chỉnh, tác động đến quá trình dịch chuyển tài sản nói trên bao gồm cả quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể được gọi chung là quyền thừa kế. Như vậy, khác với thừa kế xuất hiện ngay từ thời kỳ sơ khai, khi xã hội chưa có sự phân chia giai cấp, khái niệm quyền thừa kế chỉ xuất hiện khi có sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật. Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế có thể được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho người còn sống. Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế có thể được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó khi còn sống (bằng di chúc) hoặc theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định (thừa kế theo pháp luật). Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, pháp luật thừa kế của Việt Nam cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc do người này lập ra đều phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật. Do đó, song song với hình thức thừa kế theo di chúc, pháp luật còn quy định về hình thức thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể. Theo quy định tại Điều 674 BLDS năm 2005 thì "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định" [35]. Thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp và 15 các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên là theo hàng thừa kế. Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại. 1.1.2. Các trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật không chỉ phát sinh khi người để lại di sản không có di chúc mà còn có thể phát sinh trong nhiều tình huống khác. Qua mỗi giai đoạn phát triển, quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật ngày càng chặt chẽ, rõ ràng và toàn diện hơn. Theo quy định tại Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: Một là, không có di chúc. Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật, người để lại di sản đáp ứng yêu cầu về năng lực chủ thể trong việc lập di chúc nhưng lại không thực hiện quyền lập di chúc của mình. Hai là, di chúc không hợp pháp. Mặc dù người để lại di sản có lập di chúc nhưng di chúc này lại không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của pháp luật dẫn đến di chúc vô hiệu (không có giá trị pháp lý), di sản sẽ được chia theo pháp luật. 16 Ba là, những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp này, di chúc bị coi là vô hiệu căn cứ theo quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc tại khoản 2 Điều 667 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong trường hợp nếu chỉ có một trong số những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản hoặc một trong số các cơ quan, tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này vô hiệu và được chia thừa kế theo pháp luật. Bốn là, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Khi mở thừa kế nếu người thừa kế theo di chúc vi phạm khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 thì không có quyền hưởng di sản. Trường hợp người được chỉ định trong di chúc có quyền hưởng di sản nhưng từ chối nhận di sản thì di sản được chia theo pháp luật. Năm là, phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Trường hợp này xảy ra khi người để lại di sản có nhiều tài sản khác nhau nhưng lại chỉ định đoạt trong di chúc một phần tài sản trong khối di sản này. Khi đó, phần di sản không được thể hiện trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật. Sáu là, phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực. Theo tinh thần của khoản 4 Điều 667 BLDS năm 2005 thì trong trường hợp di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Điều này có nghĩa là di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo pháp luật còn các phần khác vẫn được chia theo di chúc. Bảy là, phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc như ng họ không có quyề n hư ở ng di sả n, từ chố i quyề n hư ở ng di sả n, chế t trư ớ c hoặc chết cùng thời điểm với người lập di 17 chúc. Khác với các quy định về thừa kế dưới thời phong kiến, những người thừa kế của người chết có nghĩa vụ phải nhận di sản và phải trả các khoản nợ của người chết để lại kể cả di sản không đủ để trả nợ, pháp luật hiện hành công nhận quyền thừa kế là một quyền năng dân sự và người thừa kế có quyền khước từ quyền hưởng di sản của mình. Theo quy định tại Điều 642 BLDS năm 2005 thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Bên cạnh đó, pháp luật thừa kế cũng ghi nhận những trường hợp không được quyền hưởng di sản tại Điều 643 BLDS năm 2005. Đó là những người vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Người để lại di sản không biết những hành vi nêu trên nên đã dành cho những người này một phần di sản nhất định. Khi đó, phần di sản của những người thừa kế này sẽ bị coi là vô hiệu và được chia theo pháp luật. Tám là, phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Điều kiện để một cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều này có nghĩa là vào thời điểm người để lại di sản chết mà cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động thì sẽ không được hưởng thừa kế. Đó là trường hợp pháp nhân bị giải thể hoặc phá sản, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân hoàn toàn chấm dứt nên pháp nhân không còn tồn tại trên thực tế. Việc xác định các trường hợp thừa kế theo pháp luật là vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật đồng thời tránh tình trạng để tài sản bị "đóng băng" gây lãng phí cho gia đình và xã hội. 1.2. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 18 Chế định thừa kế nói chung và hình thức thừa kế theo pháp luật nói riêng được quy định trong BLDS là sự kế thừa và phát triển các quy định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay. Ở mỗi thời kỳ đều có những đặc thù riêng. Việc nghiên cứu, phân tích tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay. 1.2.1. Trƣớc năm 1945 Thừa kế là một chế định quan trọng trong pháp luật Việt Nam. Do đó, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc đã có những quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng.  Quy định về thừa kế theo pháp luật trong Luật Hồng Đức Trong thời kỳ phong kiến, Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật được ban hành năm 1483 được coi là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam đồng thời là bộ luật có niên đại xưa nhất còn giữ được cho tới ngày nay. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại nhà Lê, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Trong Quốc triều hình luật, vấn đề thừa kế được quy định từ Điều 374 đến Điều 400 cũng bao gồm hai hình thức là thừa kế theo chúc thư và thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của Luật Hồng Đức, trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có chúc thư nhưng chúc thư vô hiệu thì di sản được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật gồm người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 374, 375, 376 thì di sản sẽ được chia theo nguyên tắc ưu tiên, trước hết là chia cho các con, không phân biệt con trai, con gái (hàng 1), nếu người chết không có con 19 thì cha mẹ (hàng 2) được hưởng di sản thừa kế. Trường hợp không còn cha mẹ, di sản được chuyển cho người thừa tự, do họ hàng quyết định. Luật Hồng Đức ghi nhận con nuôi cũng có quyền thừa kế di sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp "có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản đem chia cho con đẻ và con nuôi" và phần di sản được hưởng là "điền sản chia làm ba, con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần; nếu không có con đẻ mà con nuôi cùng ở với cha mẹ từ thuở bé, thì được cả; thuở bé không cùng ở thì con nuôi được hai phần, người thừa tự được một phần" [56, Điều 380]. Luật Hồng Đức quy định vợ, chồng không được thừa kế di sản của nhau ngoại trừ một số trường hợp để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ góa, chồng góa, chẳng hạn như trường hợp người vợ góa, chồng góa sống độc thân không có người nuôi dưỡng sẽ được hưởng một phần di sản của người chồng hoặc người vợ để sống hết đời và để thờ cúng. Tuy nhiên, nếu người vợ góa, chồng góa tái giá thì phải trả lại phần di sản được hưởng cho họ hàng của người chết. Theo Điều 388 Luật Hồng Đức "cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho con trai trưởng giữ…" [56]. Ở thời kỳ này do kinh tế chưa phát triển nên tài sản chủ yếu và có giá trị nhất là ruộng đất. Di sản của người để lại thừa kế gồm ba nguồn chính: phu điền sản (tài sản của chồng được hưởng từ tài sản của gia đình), thê điền sản (tài sản của vợ được hưởng từ gia đình vợ) và tần tảo điền sản (tài sản do vợ chồng làm ra). Quy định về thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo pháp luật trong Luật Hồng Đức là cơ sở để bảo vệ quan hệ trên dưới, tôn ti, trật tự của gia đình truyền thống đồng thời bảo vệ được quyền thừa kế của những người thừa kế.  Quy định về thừa kế theo pháp luật trong Luật Gia Long 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan