Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung tâm gdnn...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung tâm gdnn – gdtx yên lạc

.DOC
38
9
59

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................2 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN...................................3 1. LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................................3 2. TÊN SÁNG KIẾN.................................................................................................................5 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN........................................................................................................5 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN...............................................................................5 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN..................................................................................5 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ................5 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN............................................................................5 7.1. Về nội dung của sáng kiến.................................................................................................5 7.1.1. Những điều kiện cho việc nghiên cứu............................................................................5 7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp.........................................................................................6 7.1.3. Một số kết quả chính......................................................................................................20 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến...............................................................................33 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (nếu có)..............................................33 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.......................................33 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN............................................................................................................................34 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.....................................................................................................................34 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân....................................................................................................35 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU.........................................................................35 PHỤ LỤC.................................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................38 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt THPT GDNN – GDTX QRTD HS GV NXB Nội dung chữ viết tắt Trung học phổ thông Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Quấy rối tình dục Học sinh Giáo viên Nhà xuất bản 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Quấy rối tình dục gây ra những tác động vô cùng lớn cho bản thân phụ nữ và trẻ em gái nói riêng và cho toàn xã hội nói chung - làm giảm hiệu quả công việc, học tập gây mất tự tin và ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của những người bị hại. Do đó, đảm bảo môi trường sống an toàn và đặc biệt cho đối tượng học sinh khỏi các nguy cơ bị quấy rối tình dục là một việc làm hết sức cấp thiết. Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giới trẻ đang sống trong mối quan hệ xã hội rất đa dạng và phức tạp. Giới trẻ hiện nay đang được hưởng rất nhiều tiện ích từ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là những hệ lụy, những tệ nạn xã hội mang lại, mà giới trẻ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì các bạn vẫn còn rất non nớt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nếu không quan tâm và can thiệp kịp thời thì các bạn rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin, cô lập.... Thời gian gần đây vấn đề trẻ em bị quấy rối, xâm hại trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Ở nước ta, thời gian gần đây, vấn đề quấy rối tình dục đang gây bức xúc trong xã hội. Loại tội phạm này ẩn xung quanh ta, chỉ cần có cơ hội là hành động bất chấp luân thường đạo lí, hậu quả của sự quấy rối tình dục để lại đối với nạn nhân, gia đình và xã hội là rất nặng nề. Đó là trường hợp của ông Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi, ở Vũng Tàu) bị gia đình các nạn nhân tố cáo tội dâm ô trẻ em hay vụ ca sĩ Phạm Anh Khoa bị nhiều đồng nghiệp nữ tố cáo tội quấy rối tình dục đã làm dậy sóng dư luận suốt thời gian qua. Mới gần đây hàng loạt vụ việc quấy rối tình dục xảy ra chính tại trường học mà nạn nhân là các bạn học sinh đã khiến dư luận xã hội rất quan tâm như vụ hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) Đinh Bằng My bị bắt vì có hành vi dâm ô các nam học sinh; vụ thầy giáo ở Bắc Giang dâm ô 13 nữ sinh; thầy giáo ở Lào Cai bị tố làm nữ sinh lớp 8 mang thai; thầy giáo ở Bình Thuận dâm ô với 8 học sinh tiểu học… Qua những vụ việc đó, phần nào phản ánh một thực trạng vi phạm về đạo đức ở một số người ngay cả những tầng lớp trí thức. Trên thực tế còn rất nhiều vụ việc mà các bạn và gia đình không khai báo do bị đe dọa, dùng tiền mua chuộc hoặc cảm thấy xấu hổ. Sự im lặng sẽ để lại hậu quả rất lớn về tâm lý, sức khỏe 3 cũng như tạo đà cho những lần xâm hại tiếp theo của kẻ xấu. Vấn đề quấy rối tình dục tại Việt Nam được ví như “phần chìm của tảng băng” mà những câu chuyện đọc được, nghe được chỉ là một phần rất nhỏ. Một thống kê của tổ chức Action Aid tại Việt Nam cho thấy có đến 87% phụ nữ và trẻ em gái tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng. Trong đó đối tượng nữ học sinh, sinh viên là nhóm dễ trở thành nạn nhân. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các bạn đã bắt đầu bộc lộ tâm lý giới tính, có cơ thể gợi cảm thu hút sự chú ý của người khác giới. Tâm lý tò mò về giới tính và thích khám phá bản thân và của người khác nhưng các bạn lại còn thiếu nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản. Các bạn chưa được trang bị nhiều những kiến thức giáo dục về giới tính và kỹ năng tự vệ khi bị quấy rối tình dục. Vì vậy, khi bị quấy rối, lạm dụng tình dục thì không nhận biết được hoặc không biết cách phòng vệ. Các bạn cần được nâng cao nhận thức về những biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục, biết nói không với những hành vi quấy rối tình dục và cách phòng vệ khi bị quấy rối. Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc là một ngôi trường nằm trong khối GDTX. Trong những năm qua, dù chất lượng đầu vào của học sinh đã được nâng lên đáng kể nhưng nhìn chung còn thấp so với các trường khác trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của nhiều bạn học sinh còn hạn chế nên hiện tượng bị quấy rối tình dục trong học sinh là không tránh khỏi. Học sinh với bản tính thật thà, hiền lành các bạn dễ bị lợi dụng trong các mối quan hệ khác giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm, sinh lí của các bạn. Mặt khác, điều kiện sống gia đình tuy không còn nhiều khó khăn nhưng một bộ phận các bạn lại sống trong những gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên các bạn còn thiếu những hiểu biết nhất định về vấn đề này. Vì vậy ở các bạn học sinh đang tồn tại một khoảng trống không hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liên quan đến quấy rối tình dục. Theo các chuyên gia bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, “Nguyên nhân chính khiến học sinh dễ bị tấn công tình dục là do thiếu kĩ năng tự bảo vệ bản thân, dễ tin vào lời nói của người khác, không có kĩ năng phân biệt những hành vi quấy rối tình dục và những hành vi khác…”. Xuất phát từ thực tế trên, để tìm hiểu thực trạng mức độ hiểu biết, kĩ năng phòng ngừa quấy rối tình của học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc hiện nay như thế nào. Gia đình, nhà trường, xã 4 hội và bản thân các bạn học sinh cần có những giải pháp gì để phòng ngừa quấy rối tình dục cho các bạn học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc từ đó hình thành những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ đức - trí - thể - mĩ? Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” làm đề tài nghiên cứu. 2. TÊN SÁNG KIẾN Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên: Nguyễn Thị Dung - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. - Số điện thoại: 0374 690 356. Email: [email protected] 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và thực nghiệm sáng kiến. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tâm lý xã hội và hành vi: Quấy rối tình dục là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội đặc biệt khi nạn nhân của hành vi này là trẻ em, học sinh - sinh viên. Theo quan niệm của xã hội Việt Nam, tình dục là vấn đề tế nhị, nhạy cảm nên việc giảng dạy những kỹ năng cơ bản hay kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục trong gia đình, nhà trường vẫn chưa thực sự được chú trọng. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiểu biết của học sinh tại Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc về quấy rối tình dục, tôi hi vọng sáng kiến sẽ giúp các em học sinh nâng cao được nhận thức, kĩ năng và đề ra được các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức nhằm hạn chế ảnh hưởng của vấn nạn này đối với mọi người và đặc biệt đối với học sinh. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ Từ tháng 8/2019 đến tháng 11/2019. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Những điều kiện cho việc nghiên cứu 5 Tôi lựa chọn Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc vì Trung tâm có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu: + Lãnh đạo Trung tâm luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục. + Trung tâm có khá đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết. + Giáo viên: Là giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. + Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ động, thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên. 7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp a. Bước 1: Đưa ra giả thuyết khoa học Thực trạng mức độ hiểu biết về quấy rối tình của học sinh trung tâm GDNN GDTX Yên Lạc hiện nay như thế nào? Quấy rối tình dục gây ra những hậu quả gì đến các bạn học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc? Gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân các bạn học sinh cần có những giải pháp gì để phòng ngừa vấn nạn quấy rối tình dục trong cuộc sống. b. Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm: Phân tích, đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết, vận dụng kĩ năng phòng chống quấy rối tình dục của học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân của thực trạng quấy rối tình dục trong học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Đề xuất các giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. c. Bước 3: Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc - Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ tháng 8/2019 đến tháng 11/2019. - Phạm vi không gian: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nhận thức về quấy rối 6 tình dục, đề xuất các giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. d. Bước 4: Xác định phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở thu thập thông tin từ các công trình khoa học, sách, báo được xuất bản và nghiên cứu chính thức về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trong trường học. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp các khái niệm về hành vi quấy rối tình dục, các biểu hiện và hậu quả của các hành vi quấy rối tình dục với nạn nhân; đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc nói riêng (tâm lý lứa tuổi thanh niên giai đoạn đầu) và thực trạng học sinh đang chịu tác động mạnh mẽ của vấn nạn quấy rối tình dục làm cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả của phương pháp điều tra là những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp. Trong đề tài này tác giả dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các câu hỏi khác nhau về nhiều mức độ để học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc trả lời các câu hỏi điều tra về thực trạng hiểu biết và kĩ năng phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về một vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong 7 quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ….. - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành những cuộc phỏng vấn với các bạn học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc về thực trạng quấy rối tình dục đang xảy ra trực tiếp trong lứa tuổi các bạn như thế nào, đồng thời tìm ra giải pháp tốt nhất đẩy lùi vấn nạn đó. e. Bước 5: Xác định cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu - Khái niệm về quấy rối tình dục Quấy rối tình dục xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, ở mọi nơi, mọi lúc. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều có quy định về quấy rối tình dục. Theo đạo luật Quyền công dân Liên bang năm 1964 của Mỹ, quấy rối tình dục là một trong các hình thức phân biệt giới tính. “Quấy rối tình dục là thực hiện các hành vi như dùng lời ve vãn tình dục, yêu cầu quan hệ tình dục trái ý muốn của người khác, dùng cử chỉ, lời nói gợi ý về tình dục mà thái độ phục tùng hay phản đối của cá nhân được gợi ý có liên quan đến quyền lợi, công việc, môi trường lao động của cá nhân đó”. Theo chỉ thị 2002/73 của Liên minh châu Âu, quấy rối tình dục được hiểu là: “Khi một thái độ có liên quan đến giới tính thể hiện ở hình thức có từ ngữ, không từ ngữ hay bằng cơ thể có mục đích hay có tác động làm tổn thương đến phẩm giá của một người hay tạo nên một môi trường mang nhiều dọa dẫm, thù địch, hạ thấp, lăng nhục, xúc phạm hay bối rối”. Thực tế, ở công sở hay bất cứ đâu người ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện tiếu lâm, bàn tán về các bộ phận trên cơ thể người khác. Mọi người cho rằng đấy là những câu nói đùa chứ không ý thức được rằng đó là biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục Rất nhiều người đã từng bị quấy rối tình dục ở các mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều chỉ biết âm thầm chịu đựng vì tâm lý mặc cảm, xấu hổ, sợ thị phi. Với văn hóa Á Đông, chủ đề sách nhiễu tình dục thường được coi là nhạy cảm để thảo luận công khai vì còn quá nhiều định kiến đối với các nạn nhân. Pháp luật hiện cũng chưa quy định, hướng dẫn cụ thể về hành vi “Quấy rối tình 8 dục”, mặc dù trong thực tế rất phổ biến và gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi đang rộ lên phong trào học kỹ năng tự vệ, dạy kỹ năng sống để nhận biết các hành vi quấy rối, xâm hại tình dục. Ở Việt Nam trích theo Bộ quy tắc ứng xử quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì: “Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu…” Như vậy, hai vấn đề mấu chốt để xác định quấy rối tình dục là thái độ của nạn nhân bị quấy rối tình dục và tính chất gợi dục của hành vi quấy rối. Một người chỉ bị buộc tội quấy rối tình dục khi hành vi quấy rối gây phiền hà cho người bị quấy rối hoặc khi nạn nhân đồng tình chỉ vì muốn khỏi bị đối xử tệ trong công việc, học tập… khi có những hành vi mang tính chất tình dục không mong muốn, không được chấp nhận thì đó là quấy rối tình dục. - Khái niệm quấy rối tình dục với học sinh THPT: Quấy rối tình dục với học sinh THPT là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm, tinh thần, sức khỏe của học sinh, đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với học sinh và tạo ra môi trường sống, học tập bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu. Trong đề tài, tôi sử dụng khái niệm này vào mục đích nghiên cứu của mình. Trong nhà trường THPT, môi trường giáo dục dù được xây dựng lý tưởng đến đâu cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị quấy rối tình dục. “Hành vi quấy rối tình dục không chỉ xuất phát từ người dạy mà còn có thể xuất phát từ người học, nạn nhân trong trường hợp này có thể là cả học sinh và giáo viên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy không chỉ nữ giới mà cả nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục nhưng phần lớn nạn nhân của quấy rối tình dục ở Việt Nam là nữ giới.” Các hành vi quấy rối tình dục có thể xảy ra bên trong và bên ngoài các nhà trường nhưng thường ở những nơi công cộng như: Đường phố, công viên, nhà vệ sinh hoặc các phương tiện công cộng. Rất nhiều các vụ quấy rối tình dục trong và ngoài nhà trường đã được báo chí đề cập và bị xử lý. Những vụ việc quấy rối tình dục sẽ làm môi trường học tập, tâm sinh lý của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhất là gây thiệt hại đến uy tín của đơn vị. Do vậy, phòng chống quấy rối tình dục không chỉ 9 cần thiết đối với mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ của nhà trường và xã hội. - Đặc điểm của hành vi quấy rối tình dục: Quấy rối tình dục có thể biểu hiện qua những hành động, lời nói mà đôi khi nhiều người ít nghi ngờ. Nhiều người thường xuyên nghe những câu nói đùa, nhận xét về giới tính, cơ thể của bản thân từ người khác giới. Nhưng họ không ngờ rằng đây là biểu hiện của quấy rối tình dục. Quấy rối tình dục là vi phạm đạo đức, là hành vi thiếu văn hóa, vì nó không phù hợp với các chuẩn mực ứng xử giữa người và người. Từ những câu tán tỉnh tục tĩu, đùa cợt quá trớn liên quan đến giới tính, những ánh mắt nhìn hau háu, sỗ sàng, thô lỗ chứng tỏ một sự thiếu văn hóa làm người xung quanh khó chịu. Những hành động đụng chạm thân thể cố ý, nhất là ở những vùng nhạy cảm tại nơi công cộng như trên xe buýt vào giờ cao điểm, trong cầu thang máy… cũng gây sự bực bội, tức giận, cảm giác khinh bỉ ở người phải chịu đựng. Đến những sự gạ gẫm, những hành vi sàm sỡ lúc vắng người, dùng tiền bạc hoặc những ưu đãi nào đó để mua chuộc. Tuy ở một số nước chưa coi là phạm pháp nhưng đủ để làm nạn nhân cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương, bị xúc phạm đến nhân phẩm. Nạn nhân luôn luôn “sống trong sợ hãi”, sợ bị đàm tiếu, sợ bị đánh ghen, sợ bị trả thù vì không chịu “chiều”, không đáp ứng mong muốn của người quấy rầy ở cương vị cao hơn mình, người đó nắm được điểm yếu của mình. Đến những vụ cưỡng đoạt, xâm hại tình dục, chiếm đoạt thân thể thì ở bất cứ nước nào cũng bị coi là một hành vi tội phạm, một bên chủ động và bên kia là “nạn nhân”, hay nói đúng hơn là “người bị hại”. “Người bị hại” thường yếu thế hơn về địa vị, đẳng cấp hoặc tài chính (là học sinh, là nhân viên cấp dưới, là người làm công, người nghèo phải lao động kiếm sống…), đó là lý do khiến họ phải chấp nhận, nên đa số các vụ quấy rối tình dục bị giấu diếm, ít khi bị phanh phui. Trích Bộ quy tắc ứng xử QRTD tại nơi làm việc biểu hiện cuả hành vi quấy rối tình dục gồm: Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, hay cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm. Những hành vi dạng này thường ít xảy ra nhưng thường bất ngờ làm cho người bị tấn công hốt hoảng, sợ hãi. Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện 10 cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục. Việc quấy rối tình dục bằng lời nói gây hậu quả nặng nề về tinh thần, tâm lý học sinh ám ảnh tâm hồn, ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ. Điều nguy hại là hành vi quấy rối này không để lại vết thương, dấu vết thực thể, bằng chứng cũng khó thu thập do nạn nhân không có phương tiện ghi âm, còn kẻ biến thái thì lợi dụng hoàn cảnh không có nhân chứng để hành động. Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay… Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục. Tuy nhiên, quấy rối tình dục bằng hành vi trực tiếp dễ nhận diện hơn, trong khi đó quấy rối tình dục bằng lời nói hoặc hành vi phi lời nói thường bị nhầm lẫn là chọc ghẹo hoặc tán tỉnh do vậy hầu hết nạn nhân khi bị quấy rối tình dục trong trường hợp này đều phớt lờ coi như không có chuyện gì xảy ra, chối bỏ xem nó là đùa vui, tán tỉnh hoặc né tránh không tiếp xúc. Những kẻ thường có hành vi quấy rối tình dục thường là những kẻ thuộc trong các đối tượng có biểu hiện: lợi dụng quyền lực, đe doạ, ép buộc; lợi dụng lòng tin để lôi kéo, lừa dối trẻ; lợi dụng hiểu biết còn non nớt của trẻ nhỏ; lợi dụng tâm lý mới lớn hoặc muốn làm người lớn; lợi dụng sự tò mò về giới tính, tình dục của trẻ mới lớn, thanh thiếu niên; doạ nạt công bố hình ảnh hoặc chuyện riêng tư của trẻ cho cha mẹ, người thân; doạ đăng tin bài, hình ảnh không hay về trẻ. Như vụ việc học sinh H.T.H, 13 tuổi, học lớp 8 của trường THCS Thượng Hà (Bảo Yên, Lào Cai) bị đối tượng Nguyễn Việt Anh là thầy giáo trong trường quấy rối tình dục đến mức mang thai. Và để dụ dỗ thầy giáo này đã mua cho H một điện thoại thông minh để làm phương tiện liên lạc. Chúng ta thấy đối tượng đã lợi dụng sự non nớt của một đứa trẻ mới lớn, dùng quyền lực, lợi dụng lòng tin của học trò nhiều lần dụ dỗ, quan hệ tình dục làm H có thai và đây là cách tương đối phổ biến trong thực tế. - Hậu quả của hành vi quấy rối tình dục: Tác động tiêu cực của quấy rối tình dục phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, 11 vào mức độ của sự quấy rối, vào thời gian dai dẳng mà “nạn nhân” phải chịu đựng. Khi những hành vi QRTD lặp đi lặp lại sẽ làm cho nạn nhân từ trạng thái xấu hổ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang mang, rơi vào khủng hoảng tinh thần và có những ám ảnh thường xuyên. Họ mất sự tự tin và lòng tin vào người khác. Dần dần mất thoải mái kèm sợ hãi sẽ tạo nên một yếu tố mới xen lẫn vào đời sống làm thay đổi tâm lý của họ. Sự chịu đựng, ấm ức, buồn tủi làm đầu óc họ bị căng thẳng, dẫn đến trầm cảm, bi quan, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng học tập và làm việc. Gần đây, rất nhiều câu chuyện được bộc lộ trên một số diễn đàn, lên án những hành vi quấy rối tình dục từ thời thơ ấu của nhiều nghệ sĩ, nhiều nạn nhân ở các cơ quan, công sở. Bởi lẽ, nỗi ám ảnh trong lòng họ đến lúc không thể im lặng khi những vụ quấy rối xảy ra ngày càng nhiều, nhất là những trẻ em gái. Hậu quả để lại tác động đến mọi mặt của cuộc sống nạn nhân: Sự thương tổn về mặt tinh thần: Nạn nhân cảm thấy mình bị xúc phạm đến nhân phẩm, các nạn nhân của QRTD có thể mắc các hội chứng suy nhược, đau đầu, mệt mỏi… Cộng thêm với sự im lặng, không phản ứng lại, thậm chí thỏa hiệp, để lại những ẩn ức không được giải tỏa nên những hội chứng trên càng thêm trầm trọng. Những triệu chứng trên thể hiện rõ ở phụ nữ hơn ở nam giới vì bản chất của họ vốn yếu đuối, ít đấu tranh, không muốn làm to chuyện mà chỉ âm thầm chịu đựng. Điển hình vào tháng 5/2017 nữ ca sĩ Thủy Tiên tiết lộ từng bị đánh đập và quấy rối tình dục khi lên 10 tuổi. Cô bị con trai nuôi của bà chủ nhà quấy rối nhiều lần, cô đã âm thầm chịu đựng suốt một thời gian dài. Nữ ca sĩ chia sẻ “Quãng thời gian đó tôi chỉ muốn chết thôi”. Khi hành vi QRTD thực hiện với những em nhỏ ở tuổi vị thành niên thì hành động xấu xa này càng đáng bị lên án, vì nó tạo ra một vết thương tinh thần sâu xa, làm chúng mất lòng tin vào tình yêu, vào con người và vào chính mình, có khi đeo bám suốt cả cuộc đời những nạn nhân trẻ tuổi. QRTD xảy ra ở trường học, bị coi là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà báo chí đã từng tố cáo những vụ “đổi tình lấy điểm”, còn gây ra những hiện tượng bỏ học, chuyển trường… Ở mức cao nhất, khi bị xâm hại tình dục, nhiều em đã trở nên chai lỳ, bất cần đời, nổi loạn hoặc trở thành những phần tử bất mãn xã hội. Ngoài tác động đến tâm lý, QRTD ảnh hưởng đến sức khỏe “người bị hại”. Những tác động tâm lý có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn chức năng sinh lý, lãnh cảm ở phụ nữ. Sự tổn hại về kinh tế cho nạn nhân: Khi người quấy rối là chính ông chủ của 12 công ty, là các quan chức cấp cao hơn trong công sở, là thầy giáo ở nhà trường, thì những hành động phản kháng của “nạn nhân” có thể dẫn đến những tác hại trực tiếp đến bản thân họ như bị trù dập, mất cơ hội thăng tiến, thậm chí dễ dàng mất việc làm, bị đuổi học tác động đến tương lai, cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Quấy rối tình dục còn gây ra những hậu quả xã hội. Tình trạng này dẫn đến việc thường xuyên nghỉ học, chuyên cần học tập suy giảm, lo lắng tiếp tục bị quấy rối, sợ hãi khi nghĩ lại tình huống xảy ra… có thể bỏ học, chuyển trường Tóm lại quấy rối tình dục là một "vấn nạn" đáng sợ ở nhiều nơi. Hành vi này có thể khiến nạn nhân gặp phải một loạt các tác động tiêu cực, bao gồm bối rối, sợ hãi, lo lắng và trầm cảm, hiệu suất học tập suy giảm. - Đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT nói chung và học sinh Trung tâm GDNN – GDTX nói riêng: Học sinh THPT nói chung và trung tâm GDTX nói riêng còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì: + Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên + Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các bạn kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. 13 Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. Học sinh trong các trung tâm GDNN - GDTX nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng thường đa dạng về hoàn cảnh gia đình và điều kiện học tập, về trình độ, về hiểu biết xã hội và vốn kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, phần lớn học sinh trong các cơ sở GDNN - GDTX có một số đặc điểm chung sau đây: - Học sinh trong các cơ sở GDTX có lòng tự trọng cao, dễ tự ái. Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải tôn trọng, tránh xúc phạm, chê bai. - Học sinh thường có tính bảo thủ cao. Do đó cần phải tìm hiểu quan niệm, kinh nghiệm đã có của người học để phân tích cho người học tự thấy được cái sai, cái chưa đúng, chưa đầy đủ trong nhận thức và hiểu biết trước đây của mình (thường thông qua ý kiến của nhóm, của lớp). - Học sinh thường tự ti, mặc cảm do học kém. Giáo viên cần phải thường xuyên khen thưởng, động viên kịp thời để khuyến khích người học. - Học sinh thường mệt mỏi, tư tưởng dễ bị phân tán. Vì những đặc điểm trên mà học sinh GDTX chỉ học tốt nhất khi: - Cảm thấy được tôn trọng, được đối xử bình đẳng. - Thấy ý kiến của mình được đề cao, chú ý lắng nghe. - Được tham gia, được phát biểu, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm. - Tự mình phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tự rút ra kết luận, không bị áp đặt. Học sinh chỉ nhớ: + 20% những điều được nghe. + 40% những điều nghe và thấy. + 80% những điều tự phát hiện, khám phá ra. - Tự mình thấy được cái chưa đúng, chưa chính xác, chưa đầy đủ trong nhận thức, kinh nghiệm trước đây của mình. - Cảm thấy tự tin, không còn cảm giác sợ sệt, ngại ngùng, xấu hổ. - Được động viên, khen thưởng kịp thời. - Được học trong không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái. - Nội dung học thiết thực, phù hợp và có thể vận dụng được ngay. - Giáo viên nhiệt tình, thông cảm, gần gũi. - Phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ hiểu, hấp dẫn. - Được trực quan, được thực hành, được củng cố thường xuyên. 14 Tóm lại, học sinh trong các cơ sở GDNN - GDTX có một số đặc điểm khác so với học sinh phổ thông. Học sinh trong các cơ sở GDNN - GDTX có nhiều khó khăn hơn trong học tập, ngoài những khó khăn khách quan, có thật, cũng có nhiều khó khăn do người học tự ti, mặc cảm ít chia sẻ hoặc do giáo viên có những nhận định, đánh giá sai lầm. Học sinh trong các cơ sở GDNN - GDTX vẫn có khả năng học tốt nếu phương pháp giảng dạy phù hợp, nếu giáo viên biết phát huy thế mạnh của họ và biết giúp họ khắc phục dần những nhược điểm, hạn chế đến mức không còn là những trở ngại đáng kể. - Đặc điểm về gia đình, xã hội hiện nay ảnh hưởng đến học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc trước nạn quấy rối tình dục: *Ảnh hưởng của gia đình: Thứ nhất, gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các bạn nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên. Tuy nhiên, dường như bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành thời gian dạy các bạn những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân mình. Với thực trạng hiện nay khi mà rất nhiều học sinh tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc một số gia đình có sự thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, thiếu cái nhìn thấu đáo về thế giới xung quanh. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành các kĩ năng chống lại các vấn nạn ngoài xã hội của các bạn; hướng dẫn, chỉ bảo là việc làm cần thiết của các bậc phụ huynh. Thứ hai, các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách và thái độ của học sinh. Gia đình là nơi giúp các bạn định hình và nhận ra rõ nhất mình đang làm gì và nên làm gì. Đứng trước vấn nạn quấy rối tình dục hiện nay nhiều bậc cha mẹ vẫn còn e ngại, thậm chí không dạy cho các bạn biết được những bộ phận nào trên cơ thể mà người khác không được động vào. Từ đó khiến các bạn thiếu các kỹ năng như kỹ năng phòng tránh, kỹ năng tự vệ hay kỹ năng phản kháng để chống lại các hành vi quấy rối. Họ cho rằng việc này rất nhạy cảm, khi trưởng thành hơn tự khắc các bạn sẽ biết. Thế nhưng chính điều đó đã khiến các bạn bị những “bóng đen” quấy rối một cách dễ dàng. Đôi khi các bậc cha mẹ còn có tâm lý e ngại ảnh hưởng đến danh dự gia đình, ảnh hưởng đến tương lai của con nên không tố giác các hành vi xâm hại, gián tiếp tiếp 15 tay cho quấy tình dục tiếp tục xảy ra. Ngoài ra tình trạng quá coi trọng đồng tiền, bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa, ly hôn, ly thân....cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn dễ trở thành nạn nhân của bạo lực, quấy rối tình dục. *Ảnh hưởng từ xã hội: Môi trường giáo dục: Chúng ta thấy rằng hoàn cảnh bên ngoài tác động vào cá nhân rất khác nhau, cùng với những sự tác động có mục đích, có tổ chức thì cũng có không ít những tác động tự phát, ngẫu nhiên của hoàn cảnh xã hội. Trong những tác động đó thì giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức nên nó là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Tại sao giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách, ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của học sinh? Sở dĩ như vậy là bởi các lý do sau: + Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. + Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản: Một em bé sinh ra không bị khuyết tật gì, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể thì một vài năm sau, chắc chắn em bé sẽ biết nói. Nhưng nếu không được học tập thì em sẽ không thể đọc sách, viết thư và càng không thể có những kỹ xảo nghề nghiệp. + Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. + Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả của công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc những người phạm pháp. + Khác với các nhân tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Điều đó có giá trị định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. 16 Thực tế giáo dục cũng đã chứng minh rằng: sự phát triển tâm lý của học sinh chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của giáo dục và dạy học. Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của giáo dục. Chính bởi giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, hình thành thái độ của con người với con người. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục đang quá chú trọng đào tạo kiến thức, chưa chú trọng nhiều đào tạo kĩ năng sống cho học sinh chưa thật sự quan tâm đến học sinh và vấn đề quấy rối tình dục hiện nay; nếu có quan tâm thì cách triển khai thực hiện vẫn không rõ ràng và hiệu quả. Thầy cô cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi dạy học trò những vấn đề nhạy cảm dẫn đến việc học sinh thiếu kỹ năng tự phòng vệ cho bản thân trước các mối nguy cơ đe dọa. Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục giới tính còn mang tính hạn chế, nhiều khi còn tình trạng qua loa, để cho các bạn tự đọc, tự tìm hiểu mà không có sự hướng dẫn, quản lý của giáo viên. Phương pháp tổ chức các nội dung giáo dục đặc thù và giáo dục ngoài giờ chính khoá của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về nội dung tài liệu, hình thức giáo dục... Giáo dục chỉ quan tâm tới chất lượng giảng dạy kiến thức, ít có thời gian đầu tư cho học sinh trải nghiệm, để được lắng nghe những chuyên gia tư vấn về những vấn đề nhạy cảm khó nói của học sinh mà trong đó quấy rối tình dục đã và đang là hiện tượng nhức nhối trong xã hội hiện nay. Các bạn học sinh còn có lỗ hổng rất lớn về những kiến thức, kĩ năng phòng ngừa quấy rối tình dục nên không nhận ra đó là hành vi quấy rối và cũng không biết cách xử lý khi bị tấn công tình dục. Các bạn âm thầm chịu đựng và lâu dần tùy mức độ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của các bạn sau này. Mạng xã hội: Thời gian vừa qua, mạng xã hội xuất hiện và bùng nổ khiến cho thói quen sử dụng internet của người dân, đặc biệt là giới trẻ thay đổi rất nhiều. Số lượng người đăng kí thành viên của các trang mạng xã hội ngày càng gia tăng nhanh chóng, thời gian họ dành cho những tiện ích trên những trang mạng này mỗi ngày nhiều hơn và họ hầu như không kiểm soát được. Nếu biết cách sử dụng thông minh chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các trang mạng xã hội đối với giới trẻ Việt hiện nay như Facebook, Yume, Zing, Yobanbe… 17 Tuy nhiên khi tham gia người sử dụng phải liên tục cập nhật thông tin, chăm chỉ đăng lên trang cá nhân những hình ảnh, cảm xúc, trạng thái hoạt động của mình... Nhưng việc đăng hình, trạng thái hoạt động hay cảm xúc của mình lên mạng xã hội, vô hình chung tạo điều kiện cho những kẻ xấu tấn công và các bạn học sinh có thể trở thành miếng mồi ngon của những kẻ xấu, những tội phạm quấy rối tình dục trên các trang mạng xã hội. Nhiều vụ lừa đảo, xâm hại diễn ra một cách dễ dàng bởi thủ phạm luôn nắm rõ được thông tin cá nhân, các hoạt động của các bạn học sinh khi lợi dụng vào tâm lý lứa tuổi mới lớn thích thể hiện cái tôi, nên đi đâu, làm gì cũng cập nhật trên mạng xã hội. Điều này rất nguy hiểm”. Mặt khác khi tham gia mạng xã hội các bạn dễ bị các đối tượng lừa gạt tình dục tấn công bằng cách kết bạn trên thế giới ảo, lừa gạt dụ dỗ các bạn gửi những tin nhắn gợi dục, những trang mạng với nội dung đồi trụy kiêu dâm hoặc các bạn có thể bị những “người bạn ảo” hẹn hò và tấn công tình dục. Sự bùng nổ của mạng Internet và phim ảnh ngoài luồng có tính chất khiêu dâm cùng với bản tính tò mò khi lên mạng đọc và xem những phim không lành mạnh như vậy các bạn đã tạo cơ hội cho những kẻ quấy rối tình dục trên mạng. f. Bước 6: Tiến hành khảo sát thực trạng hiểu biết và đề xuất giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho HS Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc - Thủ tục: (Mô tả chi tiết toàn bộ thủ tục và thiết kế thí nghiệm/thực nghiệm tiến hành để thu thập số liệu). + 24/8/2019: nảy sinh ý tưởng + 9/9 - 23/9/2019 : Nghiên cứu tổng quan về sáng kiến + 27/9 - 30/9/2019: Nghiên cứu tài liệu để thiết kế phiếu điều tra + 01/10 - 5/10/2019: Xây dựng phiếu điều tra + 7/10/2019: Phát phiếu điều tra và thu thập thông tin + 11/10 - 18/10/ 2019: Tổng hợp, phân tích số liệu + 19/10 - 21/11/2019: Viết báo cáo - Hình thức: Các em học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc (gồm cả nam và nữ, ở độ tuổi từ 15 - 18 tuổi) được mời tham gia trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra: Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm 18 GDNN – GDTX Yên Lạc. Bên cạnh đó tác giả cũng tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số học sinh. - Đánh giá rủi ro: Về tâm lí: Người tham gia có thể cảm thấy ngại, xấu hổ khi thừa nhận mình đã từng là nạn nhân của quấy rối tình dục. Để giảm thiểu rủi ro đó: + Phiếu điều tra không đòi hỏi học sinh cung cấp thông tin cá nhân (tên tuổi, địa chỉ...) + Tác giả thêm câu dẫn trong phiếu điều tra: “Quấy rối tình dục đã và đang là vấn nạn rất nhức nhối của xã hội và đáng quan tâm trong học sinh. Vậy, quấy rối tình dục là gì? Tại sao chúng ta lại bị quấy rối tình dục? Cần phải làm gì để phòng ngừa và đẩy lùi vấn nạn này trong cuộc sống của chúng ta. Xin bạn vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Các câu trả lời hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và được bảo mật.” => Mục đích của câu dẫn để các em thấy rằng, quấy rối tình dục là một vấn nạn trong cuộc sống, nó gây hậu quả rất lớn đến trẻ em và đặc biệt là các em ở lứa tuổi học sinh. Từ đó các em sẽ có thái độ hợp tác đóng góp ý kiến để nhằm tìm ra những giải pháp phòng ngừa vấn nạn này. Hơn nữa trong câu dẫn cũng đề cập tới nội dung là các câu trả lời hoàn toàn được bảo mật do đó các em sẽ không bị ngại ngùng, mặc cảm nếu không may đã từng là nạn nhân của quấy rối tình dục từ đó giúp thu thập thông tin chính xác hơn. Về thời gian: phát phiếu điều tra trong thời gian ngắn nên một số thông tin bị thiếu. Do đó tôi phải trao đổi, lấy ý kiến của các em học sinh vào các khoảng thời gian khác. - Thủ tục cho phép thu thập thông tin: + Gặp mặt cán sự 17 lớp: truyền đạt rõ mục đích phiếu điều tra, phát phiếu cho ban cán sự lớp về truyền đạt và thu thập thông tin tại các lớp trong giờ sinh hoạt tiết 2 ngày 7 tháng 10 năm 2019. Kết thúc giờ sinh hoạt, cán sự lớp thu lại phiếu điều tra cho tác giả. + Sự tham gia của các em học sinh trong trung tâm là hoàn toàn tự nguyện, nếu câu hỏi chưa được trải nghiệm các em có thể bỏ qua. - Phân tích dữ liệu: + Tổng hợp số liệu điều tra theo từng câu hỏi, từng đáp án + Tính tỉ lệ từng đáp án của từng câu hỏi. + Vẽ biểu đồ thể hiện kết quả. 19 + Phân tích, nhận xét biểu đồ để rút ra nhận xét cho từng vấn đề. Từ đó, có câu trả lời chính xác cho giả thuyết nghiên cứu. 7.1.3. Một số kết quả chính a. Kết quả nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu về thực trạng mức độ hiểu biết, kĩ năng phòng chống quấy rối tình dục, tâm – sinh lí học sinh THPT nói chung và Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng. Từ thực tế của học sinh trường mình, tôi tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 200 học sinh về vấn nạn quấy rối tình dục đối với học sinh trong cuộc sống của các bạn. Kết quả khảo sát cho thấy 85% học sinh đã gặp phải hành vi này trong cuộc sống. Đa số học sinh chưa tự xử lý được vấn đề này, thậm chí nó khiến các bạn bị xấu hổ, ám ảnh, không thoải mái, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả sức khỏe và tinh thần của các bạn. Phản ứng chủ yếu của nạn nhân quấy rối tình dục là thụ động, im lặng chịu đựng. Một số ít dám đương đầu và tố cáo hành vi này. Một bạn học sinh nữ giấu tên đã chia sẻ: “Mình đang học lớp 11, bố mẹ đi làm ăn xa và mình ở nhà với bà ngoại. Mình đã từng là nạn nhân của quấy rối tình dục. Vào một buổi chủ nhật, mình ở nhà học bài, còn bà ra ngoài đồng đi làm. Đang học bài nghe tiếng gọi, mình chạy ra thì thấy chú M một người hàng xóm đang xông thẳng vào nhà và nói là muốn sang gặp bà để trao đổi mấy việc. Mình lấy nước mời chú và nói bà không có nhà. Biết mình đang ở nhà một mình anh ta chuyển sang ngồi cùng ghế với mình, nói chuyện, khen mình xinh đẹp và còn nói là ước gì anh ta trẻ thêm 20 tuổi nữa. Anh ta còn cho đưa mình xem đoạn phim trong điện thoại anh ta. Sau khi xem được một đoạn thì biết là phim sex nên mình đã từ chối và đưa trả lại điện thoại. Ngay lập tức anh ta chộp lấy tay, kéo lại và ôm chầm lấy mình và nói là “ Cháu rất đẹp để chú ôm cháu cái nào”. “Mình đã rất hoảng sợ và vùng lên chạy đi, mình không dám kể với ai và từ đó đến nay mình luôn bị ám ảnh và sợ hãi mỗi khi phải ở nhà một mình” câu chuyện của bạn nữ kể có lẽ là một trường hợp riêng mà một số bạn học sinh trong Trung tâm gặp phải trong cuộc sống. Nếu các bạn học sinh không được giáo dục nâng cao nhận thức và kĩ năng cần thiết phòng ngừa quấy rối tình dục thì các bạn dễ trở thành nạn nhân và phải chịu những tổn thương rất lớn về cả sức khỏe và tinh thần. b. Kết quả thực nghiệm ở Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan