Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thuyết minh đồ án tốt nghiệp xây dựng tuyến đường a-b...

Tài liệu Thuyết minh đồ án tốt nghiệp xây dựng tuyến đường a-b

.DOC
293
214
128

Mô tả:

CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT  5.1 PHƯƠNG ÁN VỊ TRÍ TUYẾN ĐƯỜNG, THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ CỦA TUYẾN ĐƯỜNG, CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CỦA TỪNG ĐOẠN TUYẾN 5.1.1 PHƯƠNG ÁN VỊ TRÍ TUYẾN ĐƯỜNG a) Những căn cứ để xác định bình đồ Để vạch tuyến trên bình đồ ta cần phải dựa vào các căn cứ sau: - Tình hình địa hình, địa mạo của khu vực tuyến đi qua. - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 20000, mức chênh cao 5 m. - Cấp hạng kỹ thuật của đường. - Nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực tuyến đi qua trong tương lai. - Tham khảo bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi... trong vùng. b) Xác định các điểm khống chế của tuyến Điểm khống chế là những điểm tuyến bắt buộc phải đi qua hoặc phải tránh. Đó là những điểm đầu, điểm cuối và những điểm ở giữa như là chỗ giao nhau với đường ôtô cấp hạng cao hơn, những điểm giao nhau với dòng nước lớn, những chỗ thấp nhất của dãy núi, những chỗ tận dụng được đoạn đường đã có... Chiều dài giữa hai điểm tính theo đường chim bay khoảng 3392.066 m. Dựa vào những điểm khống chế đã được xác định ta bắt đầu tiến hành vạch tuyến trên bình đồ. c) Nguyên tắc và cách vạch tuyến trên bình đồ  Các nguyên tắc khi vạch tuyến trên bình đồ. Khi vạch tuyến trên bình đồ cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo xe chạy an toàn và êm thuận. - Đảm bảo tốt các yêu cầu về kinh tế và quốc phòng. - Đảm bảo giá thành xây dựng là rẻ nhất và không cần phải sử dụng các biện pháp thi công phức tạp. - Đảm bảo cho việc duy tu bảo dưỡng sau này được thuận lợi.  Cách vạch tuyến trên bình đồ. Dựa vào các căn cứ, các điểm khống chế và các nguyên tắc trên. Ta dùng compa đi độ dốc đều 4% (ta dùng độ dốc nhỏ hơn độ dốc tối đa để sau này còn điều chỉnh vị trí các đỉnh). Các đường đồng mức cách nhau 10m, do vậy mở khẩu độ compa là 10mm. Sau đó, ta xê dịch các đỉnh sao cho giảm bớt được điểm gãy mà vẫn đảm bảo độ dốc dọc không quá 6%. 5.1.2 THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ CỦA TUYẾN ĐƯỜNG a) Chọn bán kính đường cong trên bình đồ Tuyến đường thiết kế là thuộc loại đường đồi cho nên tuyến phải đổi hướng nhiều lần để giảm tối thiểu khối lượng đào đắp nhưng sự đổi hướng nhiều lần lại làm tăng mức độ quanh co của tuyến.Chính vì vậy trên tuyến ta cần phải bố trí các đường cong. Việc lựa chọn bán kính đường cong cần phải dựa vào các yếu tố sau: - Đảm bảo sự an toàn và êm thuận khi xe chạy vào đường cong vì lực ly tâm có xu hướng làm cho xe bị trượt hoặc lật đổ. - Giảm thiểu khối lượng đào đắp. - Việc bố trí đường cong cũng làm tăng sự chú ý của lái xe vì đường thẳng nếu dài quá sẽ làm cho điều kiện lái xe trở nên đơn điệu, người lái xe sinh ra chủ quan, phản xạ kém dễ gây tai nạn. Đường cong trên bình đồ bố trí theo cung tròn, đặc trưng của đường cong tròn là bán kính R và góc chuyển hướng . Đường cong tròn gồm các điểm chủ yếu sau. + Điểm tiếp đầu: TĐ + Điểm tiếp cuối: TC

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng