Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Tích hợp kiến thức liên môn...

Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn

.DOC
18
305
90

Mô tả:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Một số tài liệu tham khảo: - SGK sinh học 9, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam ấn hành năm 2011. - Giáo dục học đại cương, Nhà Xuất Bản Đại Học Huế. Một số chữ cái viết tắt: - CNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóa - GD: giáo dục - GV: giáo viên - HS: học sinh - THCS: trung học cơ sở - SGK: sách giáo khoa - SKKN: sáng kiến kinh nghiệm 1 I. TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: 1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Để vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội, phải phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững, đào tạo những con người “ vừa hồng, vừa chuyên” yêu nước thiết tha. Xu hướng của sự phát triển giáo dục hiện nay ở các nước trên thế giới là hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh loài người, biết làm kinh tế, biết quản lý. Trong chiến lược giáo dục các nước đều thể hiện tư tưởng làm cho giáo dục đáp ứng được những thay đổi của xã hội, của thời đại. Trong bối cảnh đó, để nước ta nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, các môn học trong nhà trường nói chung và trong bộ môn sinh học nói riêng đã được đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học điều đó đã phát huy được tầm quan trọng của bộ môn sinh học. HS do phải học nhiều môn, nên việc HS học trước quên sau, nhầm lẫn giữa các kiến thức, ghi nhớ không đầu đủ, thiếu ý, ... và đặc biệt là chưa có sự liên hệ nhanh và rõ giữa các kiến thức đã được học qua ở các môn, nguyên nhân là do chưa có cách cho các em hiểu và ghi nhớ các kiến thức một cách lôgic, chưa có sự vận dụng các kiến thức, phối hợp chúng với nhau để cùng giải quyết một vấn đề, tình huống nào đó trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập. Nhiều năm qua, giáo dục nước ta không ngừng thực hiện các biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Có rất nhiều các biện pháp đổi mới được thực hiện, đổi mới từ quản lí, phương pháp dạy học, đến cả đổi mới kiểm tra đánh giá,… 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH Sinh học nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm 2 của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn thế, HS phải biết kết hợp các kiến thức đã học lại với nhau, tìm mối liên hệ giữa chúng,tự phát hiện ra cách giải quyết một vấn đề mới, kiến thức đang tìm hiểu, nghiên cứu. Sinh học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức rất trừu tượng và những kiến thức rất thực tế có thể tìm thấy khi quan sát sinh vật xung quanh và trong thực tế đời sống. Mặc khác, sinh học được sự bổ trợ của nhiều môn học khác nhau như: Hóa học, Toán học, Lịch sử, Địa lý, Thể dục thể thao,.... Thế nên, dạy học cần tích hợp kiến thức ở các môn học lại với nhau để HS để dàng tiếp thu kiến thức mới, đồng thời khắc sâu kiến thức đã học ở các môn khác. Và còn có thể vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học vào giải quyết một tình huống cụ thể. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường THCS và trường phổ thông. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC ”. 3 II. TÍNH KHOA HỌC. 1. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI: Trong chương trình môn Sinh học ở trường THCS, HS có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (trong sinh học 9 giải toán di truyền, tính số nucleotit của ADN,....); môn Hóa học để giải quyết về vấn đề liên kết hóa học, đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường, tính chất hóa học của các vật chất sinh học có trong các tổ chức cơ thể sống; môn Vật lý để giải quyết về đặc tính, tính chất vật lý của các chất, các tia, vấn đề về năng lượng, trao đổi chất trong cơ thể hay để giải thích dễ dàng cơ chế tác động của các chất đến sự sống; môn Địa lý để hiểu về các vấn đề về dân số, khí hậu giúp học sinh dễ dàng giải thích cơ chế của sự thích nghi, tiến hóa, mối quan hệ giữa sinh học và môi trường. Chính vì thế trong nhiều năm học qua bản thân đã nhận thấy cần phải có sự liên hệ kiến thức một số môn học khác để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức bài mới. Tuy vậy, thời điểm đó chưa có hướng dẫn nào, cũng như bản thân chưa tiếp cận được với phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Nên việc dạy học thời điểm đó việc tích hợp còn khá mờ nhạt, chưa rõ ràng. Tôi nhận thấy so với các môn học trong nhà trường hiện nay thì môn Sinh học có nhiều cơ hội hơn trong việc xác định và xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học được hiểu là HS có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của của nhiều môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Sinh học là môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm, là môn khoa học của sự sống, kiến thức của môn sinh học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội… Trong dạy học môn Sinh học có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức BVMT, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi 4 trường, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe 2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: a. ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU: - GV phải có định hướng xây dựng từ trước một hệ thống nội dung kiến thức bài học cần tích hợp, cụ thể ở từng bài cần tích hợp nội dung gì, môn học nào (kiến thức đó HS đã được học qua). Chính vì thế, các địa chỉ cần tích hợp sẽ chính xác. - HS cũng sẽ tự tìm hiểu, liên hệ kiến thức môn học khác có liên quan để chuẩn bị cho bài học mới, có thêm cơ hội xem lại kiến thức đã học, khắc sâu thêm kiến thức đó. - HS hình thành được khả năng tự liên hệ, vận dụng kiến thức đã học ở các môn khác nhau để giải quyết yeu cầu bài học, hay một tình huống thực tế nào đó. b. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC, TIẾN HÀNH: b1. GV trang bị, nâng cao năng lực dạy học tích hợp liên môn: - Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn, phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Sinh ở từng khối lớp để xác định được các nội dung cần dạy học liên môn. Qua nghiên cứu, tôi biết được rằng: Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay: - Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. 5 - Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung. - Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của những môn học khác nhau. - Tích hợp “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học trong việc giải quyết các tình huống khác nhau. Tùy vào nội dung kiến thức cần đạt được mà GV lựa chọn, thông thường là chọn tích hợp đa môn hoặc liên môn. b2. Xây dựng hệ thống mạch kiến thức cần tích hợp và địa chỉ tích hợp cụ thể: - Giáo viên các môn liên quan được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học… Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tìm hiểu nội dung môn học khác mà cần tích hợp vào bài học. Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn liên quan để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Có thể, liên hệ trực tiếp với GV bộ môn để tiện trao đổi tìm hiểu thêm thông tin. VD: Trong sinh học 9, xác định các nội dung bài học cần thực hiện tích hợp. - Bài Đột biến gen: xác định nội dung tích hợp là các tác nhân vật lí hóa học gây đột biến gen, phải tránh các tác nhân gây đột biến, đồng thời hạn chế làm tăng thêm các tác nhân hóa học như: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, rác thải,.... - Bài Tác động của con người đối với môi trường: xác định nội dung tích hợp là các thời kì phát triển của xã hội loài người,... - Bài Ô nhiễm môi trường: xác định nội dung tích hợp là tính chất vật lý của nước, thành phần hóa học của không khí,... môn GDCD về giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi,.... 6 - Bài Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương: HS phải vận dụng nhiều kiến thức để vừa quan sát tình hình thực tế nơi thực hành vừa tìm ra giải pháp tối ưu nhất để hạn chế ô nhiễm nếu có. b3. Tổ chức thực hiện: - Biết tích hợp vừa đủ kiến thức các môn liên quan, tránh trùng lặp, nặng nề. - Phát huy tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Đặc biệt khi tích hợp giáo dục về môi trường, an toàn giao thông. - Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực hiện được mục tiêu bài học và phải thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh. Bài Ô nhiễm môi trường: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường không khí. Trước hết GV yêu cầu HS xác định thành phần không khí gồm nhữ chất khí nào? (Kiến thức môn hóa học)  Gồm: 78% khí nitơ, 20% khí ôxi, 2% khí khác và hơi nước. GV hỏi thêm các loại khí khác ở đây là khí gì?  Argon, CO2, hiđro, neon, heli, metan,.... GV: Như vậy không khí bị ô nhiễm khi nó có lẫn các chất khí gì?  HS theo dõi thông tin SGK trả lời. Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước. Trước hết GV yêu cầu HS xác định tính chất hóa học của nước.  Nước là hợp chất không màu, không mùi, không vị. Được cấu tạo từ hai nguyên tố là hiđro và ôxi, có công thức là H2O. GV: Nước có biểu hiện gì cho chúng ta biết là nước bị ô nhiễm?  Nước có màu sắc khác, có mùi hôi thối, có lẫn một số chất khác như rác, ... ........... 7 Bài Thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương: Ở bài này yêu cầu đặc ra khá cao đối với HS, các em phải quan sát tình trạng ở địa phương mà cụ thể là khu vực được phân công rồi từ đó cùng thảo luận đánh giá mức độ ô nhiễm. Sau cùng là đưa ra giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm đó sao cho có hiệu quả nhất. Như vậy, các em phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học lại với nhau như Hóa học để đánh giá mức độ ô nhiễm, Vật lý để dự đoán các tình huống xãy ra, mức độ phát tán,.. GDCD để đưa ra các giải pháp phù hợp như đã được học,.... Do đặc thù của địa phương nằm trải dài dọc theo kênh Vịnh Tre, nên việc chia nhóm làm việc theo từng đoạn: - Từ khu dân cư kênh 8 đến cầu kênh 9. - Khu vực trường THCS Thạnh Mỹ Tây. - Khu vực chợ Long Châu. - Từ cầu kênh 11(Cầu Mười Thăng) đến cầu kênh 12. Các nhóm sẽ tùy chọn khu vực thực hành sao cho thuận lợi với tình hình của nhóm mình nhất (Gần nhà). Tuy nhiên tôi chủ động chọn nhóm hoạt động tốt nhất cho thực hành tại khu vực trường THCS Thạnh Mỹ Tây. Sau kkhi cho các nhóm thực hiện, tổ chức báo cáo trước lớp. (Do bài thực hành này 2 tiết nên rất dễ chủ động thời gian.) - Nhóm 1: Tường trình kết quả tìm hiểu tình hình môi trường ở khu vực khu dân cư kênh 8 đến cầu kênh 9. “ Sau khi tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở khu dân cư kênh 8, nhóm tôi nhận thấy môi trường trong khu dân cư bị ô nhiễm ở mức độ nhiều. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước với nguyên nhân chủ yếu là bụi, rác, nước sinh hoạt, nước thải từ các chuồng gia súc, ... Hoàn toàn do nhiều hoạt động của con người tạo ra như: đổ rác bừa bãi, đi xe gắn máy làm bay lên nhiều bụi, nước thải sinh hoạt, nước thải chuồng gia súc không được sử lí mà thải trực tiếp ra môi trường, … đặc biệt là dọc bờ kênh Vịnh Tre đoạn kênh 9 có nhiều nhà ở, vì thế môi trường nước ở khu vực này là khá ô nhiễm. Do những hộ này không có nhà tiêu hợp vệ sinh, rác và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp xuống sông. 8 Từ những nhận định trên, nhóm tôi xin đề ra một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường: - Trồng cây xanh nhiều hơn trong khu dân cư. - Đổ rác đúng nơi quy định. - Tuyên truyền việc giữ vệ sinh chung cho bà con trong khu dân cư.” - Nhóm khác hỏi: Vậy vấn đề bụi thì nhóm bạn đề xuất biện pháp gì? => Nhóm 1 trả lời: Hiện nay do tình hình đường xá bị hư hỏng nhiều, trong khu dân cư thì đường cát nên việc bụi thì chưa thể giải quyết ngay được mà chỉ hạn chế bằng nhiều cách: tưới ướt đường, trồng nhiều cỏ phủ chổ đất trống để hạn chế bụi. - Nhóm khác hỏi: Còn việc những nhà dân sống dọc bờ kênh thì đề xuất biện pháp gì? => Nhóm 1 trả lời: Việc này thì ở địa phương ta có chủ trương di dời nhà các hộ dân đó vào khu dân cư, điều đó là nhằm hạn chế ô nhiễm nước. - GV nhấn mạnh: Đúng, đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và định cư lâu dài cho những hộ gia đình này. Vì thế, nếu gia đình các em có thuộc diện này thì cũng cố gắng thuyết phục gia đình vì đây là việc làm phù hợp, vì mục đích bảo vệ môi trường. - Nhóm 2: Tường trình kết quả tìm hiểu môi trường ở khu vực trường THCS Thạnh Mỹ Tây. “ Sau khi tìm hiểu tình hình môi trường ở khung viên trường, nhóm tôi nhận thấy môi trường khá trong lành, nhưng vẫn còn nhiều rác trong sân trường và trong các gốc lớp học, bụi nhiều vào các giờ ra chơi. Nguyên nhân chủ yếu là do việc xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng nơi quy định, còn một số thì khạc nhổ bừa bãi. Còn trong giờ chơi, các bạn học sinh đùa giởn quá mức chạy nhảy, mà sân thì chưa được lót gạch hết nên làm bay lên nhiều bụi. Biện pháp đề xuất: + Các lớp phải tiến hành vệ sinh sạch sẻ lớp học, đổ rác đúng nơi. + Không xả rác bừa bãi, mà phải bỏ rác vào thùng rác. + Giờ chơi các bạn nên hạn chế chạy giởn vì vừa mệt mà còn làm bay lên nhiều bụi. + Không khạc nhổ bừa bải. + Đề xuất nhà trường lót gạch hoặc lót đal toàn bộ sân để hạn chế bụi.” 9 - Nhóm khác hỏi: Nhóm bạn có biện pháp nào giúp sân trường mình hạn chế rác? - Nhóm 2 trả lời: Điều này phụ thuộc vào học sinh chúng ta, thứ nhất là nên nâng cao nhận thức cho học sinh, mỗi học sinh tự ý thức về việc này. Thứ hai về phía nhà trường, tôi đề xuất nên bố trí thêm nhiều thùng rác hơn, có thể treo thêm nhiều khẩu hiệu như: “ Không Xả Rác Bừa Bải”, “ Hãy Bỏ Rác Đúng Nơi Quy Định”, … ở những nơi học sinh thường đến như: căn tin, ghế đá, cầu thang. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm với những bạn học sinh xả rác bừa bãi trong sân trường, việc này đòi hỏi đội cờ đỏ phải làm việc nhiều hơn để ghi nhận những trường hợp vi phạm. - Nhóm 3: Tường trình kết quả tìm hiểu môi trường ở khu vực chợ Long Châu. “ Nhóm chúng tôi tường trình kết quả của mình: Qua tìm hiểu tình hình môi trường ở khu vực chợ Long Châu chúng tôi nhận thấy rằng môi trường ở đây đặc biệt ô nhiễm nhất là không khí và nước. Nổi bật nhất là ở khu vực chợ cá và chợ rau. - Chợ cá: nước thải từ khu vực chợ cá bị ứ động lai tại các đường thoát nước, một phần thấm xuống nền chợ làm bóc mùi hôi tanh rất khó chịu. Đồng thời, việc này diển ra hàng ngày nên mùi hôi càng ngày càng nhiều tạo nên mùi đặc trưng của chợ cá. - Chợ rau: rau thối, bọc nilon, rác đủ thứ, … chưa được thu gom kịp thời làm ô nhiễm môi trường ở đây. Đề xuất biện pháp: - Khai thông hệ thống thoát nước, đảm bảo nước thải được thoát hết. - Bố trí người vệ sinh chợ mỗi buổi chiều. - Các chủ bán rau nên chủ động thu gom rác, rau thối, … về đúng chổ để tiện cho xe thu gom rác, vì hiện nay đã có xe thu gom rác vào tới trong xã Thạnh Mỹ Tây.” - Nhóm khác hỏi: Về rác thì hiện nay đã có xe thu gom rác, cho cả chợ và toàn xã mình. Nhưng về nước thải từ chợ cá nếu thoát ra sông thì ô nhiễm sông, vậy nhóm 3 có đề xuất gì về vấn đề này không? - Nhóm 3 trả lời: (Sau 1 phút thảo luận) Lẽ ra là phải có một hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Nhưng có thể là do không có đủ kinh phí nên chưa xây dựng được. Nhóm tôi đề xuất biện pháp là có thể xử lý nước thải này bằng vôi bột hoặc một số loại hóa chất có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn rồi mới thải ra sông. 10 ……… Ở bài này do các em học sinh thảo luận và giải quyết những vấn đề thực tế tại địa phương, những vấn đề mà các em gặp trực tiếp hàng ngày, nay các em tự trình bày và giải quyết sao cho thích hợp nhất. Điều này giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương mà quan trọng nhất là tại nơi ở, tại trường học của mình. Trong bài này GV giáo dục nhiều ý thức của học sinh về bảo vệ cảnh quan và môi trường trong trường học, các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực về vấn đề này. Đặc biệt là GV còn góp phần tuyên truyền một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, góp phần nâng cao nhận thức người dân về những vấn đề trên. Bài Hoạt động hô hấp. (Sinh học 8) Để HS dễ dàng hiểu được nội dung Trao đổi khí ở phổi và tế bào, GV nhắc lại kiến thức Vật lý về sự khuếch tán: GV nêu câu hỏi: Sự khuếch tán của chất khí thực hiện như thế nào?  Theo hiện tượng khuếch tán của chất khí thì chất khí sẽ khuếch tán (di chuyển) từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Trao đổi khí ở phổi: Yêu cầu HS xác định nồng độ cao, thấp của chất khí CO 2 và O2 trong phế nang và máu ở mao mạch phổi, từ đó xác định chiều khuếch tán của các khí này. Trao đổi khí ở tế bào cũng tương tự. Bài Vệ sinh hệ hô hấp: GV giới thiệu hình ảnh, thành tích một số vận động viên Việt Nam có thành tích cao trong các kì Sea Game. Giới thiệu về cách luyện tập của các vận động viên đã tiến hành từ bé, thường xuyên và nâng dần sức chịu đựng. Từ đó HS hình thành rõ hơn các nguyên tắc, các cách rèn luyện hệ hô hấp. 11 3. NHỮNG TỒN TẠI NẨY SINH: Qua thực tế giảng dạy các em học sinh ở trường tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học môn Sinh học vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các tiết học. Các em vẫn đang theo xu hướng trong chờ sự truyền đạt từ phía GV, điều này gây rất nhiều khó khăn cho phương pháp dạy tích hợp liên môn. Bên cạnh đó thì GV THCS hầu hết được đào tạo chuyên sâu đơn môn, mặc dù có được đào tạo thêm môn thứ hai, tuy vậy trong thực tế thì dạy đơn môn phần nhiều. Do đó mà việc tích hợp cũng khá vất vả. a. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn là: - Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở HS, những năng lực rõ ràng: tính toán, đo đạt, vận dụng kiến thức,.... - Làm cho HS biết cách sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp HS hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống. - Giúp người học xây dựng được mối quan hệ giữa các khái niệm đã học, gắn kết chúng lại với nhau trong chuỗi kiến thức của mình. Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn: - Lấy người học làm trung tâm. - Định hướng, phân hóa năng lực người học. - Dạy và học các năng lực thực tiễn. 12 b. CƠ SỞ THỰC TIỂN: Hiện nay, các nước đã và đang áp dụng phương pháp tích hợp liên môn nhiều trong dạy học và đã có được những kết quả khả quan, từ đó ta có được kinh nghiệm dạy học dự án là hình thức tích hợp liên môn ở một số nước trên thế giới. Thực tế giáo dục Việt Nam: quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học ở nhiều cấp học. Chương trình Sinh học THCS có nhiều tiềm năng, cơ hội để xác định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học hoặc với các môn khoa học liên quan như Toán, Lý, Hóa... 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: * Đối với bản thân tôi: Năng lực dạy học tích hợp liên môn của bản thân được nâng cao, đã xác định được rõ ràng hơn mục tiêu, các bước tiến hành, xác định được các địa chỉ tích hợp kiến thức sao cho phù hợp nhất. * Đối với HS: - Ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm. - Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút ra kiến thức điều này giúp các em hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu. - Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể giúp các em tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học sẽ tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học trông chờ ở các em. 13 - Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo… * Đối với nhà trường: Góp phần cùng với nhà trường thực hiện được kế hoạch năm học, mục tiêu giáo dục đề ra. Thực hiện xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Bên cạnh đó HS còn thấy được vai trò của mình trong việc giữ vệ sinh môi trường tại nơi ở cũng như trong nhà trường * Kết quả cụ thể về chuyên môn: kết quả kiểm tra viết 15 phút lần 2 HKII của HS khối 9 thu được khá khả quan Năm Số học học 2012- sinh 2013 20132014 Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL Kém 72 25 34,7% 19 26,4% 27 37,5% 1 1,4% 0 74 48 64,9% 10 13,5% 16 21,6% 0 TL 0 III. TÍNH THỰC TIỄN. 14 1. Tác dụng của SKKN: Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Sinh học là môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm, là môn khoa học của sự sống, kiến thức của môn sinh học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội… Trong dạy học môn Sinh học có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức BVMT, giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, hậu quả của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe… Chính vì thế dạy học tích hợp liên môn đã được nhiều GV trong tổ chuyên môn Hóa – Sinh – KTNN đánh giá khá cao: Mức độ đánh giá Rất thích, sẽ áp Tổng số GV dụng trong Thích những năm học Không thích tới 10 9 90% 1 10% 0 Thu thấp ý kiến khảo sát về mức độ hứng thú của HS với phương pháp dạy học tích hợp liên môn: Tổng số HS 84 Mức độ đánh giá Rất thích 76 90,47% Thích 8 9,53% Không thích 0 2. PHẠM VI TÁC DỤNG: - Chương trình giảng dạy Sinh học trung học cơ sở: 15 + Sinh học 8: Giải phẩu và sinh lý người. + Sinh học 9: Di truyền học và Sinh thái học Trong đó đặc biệt, sinh học 9 với các bài dạy về môi trường, vai trò của con người rất dễ áp dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, có thể áp dụng ở hầu hết các môn học khác. 3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - GV phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Sinh ở từng khối lớp để xác định được các nội dung cần dạy học liên môn. - Xây dựng được các chủ đề, các nội dung dạy học tích hợp liên môn, các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh. Các nội dung, các chủ đề tích hợp liên môn cần đảm bảo các nguyên tắc sau : + Đảm bảo tính hệ thống, chọn lọc nhưng có sự thống nhất, đồng bộ giữa các môn liên quan. + Có tính thực tế: Phù hợp với năng lực, thời gian và điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện nay… + Đảm bảo nội dung các môn học liên quan, tạo điều kiện cho học sinh gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống đồng giúp các em mở rộng các kĩ năng, rèn luyện và phát triển được các năng lực chung và riêng . - Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên quan” để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. - Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học. IV. KẾT LUẬN: 16 Dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn Sinh học là có hiệu quả đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học trong nhà trường. *. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Trong quá trình thực hiện, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: - Đối với tổ, nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng tích hợp dạy học liên môn bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức. - GV cần quan tâm tích hợp vào xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng nâng cao năng lực người học bằng phương pháp tích hợp liên môn - Đồng thời tăng cường tổ chức cho học sinh thi về vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các đồng chí đồng thời cũng mong các đồng chí tích cực vận dụng sáng tạo, có hiệu quả không phải chỉ ở môn sinh mà ở tất cả môn học trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn !. Thạnh Mỹ Tây, ngày 16, tháng 12, năm 2014. Người viết Lê Thành Công MỤC LỤC Danh mục chữ cái viết tắc, tài liệu tham khảo…………………….Trang 1 17 I. Tính mục đích của đề tài………………………………………….Trang 2 II. Tính khoa học 1. Thực trạng của đề tài……………………………………………..Trang 4 2. Các biện pháp tiến hành………………………………………….Trang 5 3. Những tồn tại nảy sinh……………………………………………Trang 12 4. Kết quả đạt được…………………………………………………..Trang 13 III. Tính thực tiển 1. Tác dụng của đề tài………………………………………………..Trang 15 2. Phạm vi tác dụng…………………………………………………..Trang 16 3. Những bài học kinh nghiệm………………………………………Trang 16 IV. Kết luận…………………………………………………………...Trang 17 Mục Lục……………………………………………………………….Trang 18 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan