Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài ô nhiễm môi trường môn sinh học lớp 9...

Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài ô nhiễm môi trường môn sinh học lớp 9

.DOC
15
13
70

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN LẠC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI TỰ CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY BÀI “ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” MÔN SINH HỌC LỚP 9 Trường THCS Đại Tự- Yên Lạc- Vĩnh Phúc. Đại Tự, năm 2018 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. I .Lí do chọn đề tài. Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật.Nó gồm tất cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên đời sống của con người và sinh vật. Xã hội ngày càng phát triển nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số,về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường sống của mìnhlàm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Nếu không nhận biết và có những cách làm đúng đắn thì cuộc sống của con người nói riêng và môi trường nói chung sẽ bị hủy diệt. Hiện nay có rất nhiều những hoạt động bảo vệ môi trường và ý thức của đại đa số người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên. Để góp phần vào hoạt động bảovệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra biện pháp giúp các em học sinh lớp 9 sau khi học song BÀI 54,55 “ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” sẽ biết vận dụng kiến thức của các môn học trong trường phổ thông để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. Chuyên đề giúp HS mở rộng và củng cố thêm một số kiến thức của các môn học khác như Toán học, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Âm nhạc …. Thực hiện chuyên đề còn giúp HS rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết và có thái độ sống đúng đắn, phù hợp góp phần tự hoàn thiện bản thân, phát triền xã hội. Chuyên đề còn góp phân làm tăng hứng thú của HS đối với môn Sinh học. II. Mục đích và nhiệm vụ. 1. Mục đích. Gây được hứng thú và phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh nhận thức đầy đủ, toàn diện nội dung kiến thức bài học. Vì vậy việc tích hợp kiến thức của một số môn học khác có liên quan với nội dung bài học vào bài học sẽ giúp các em khắc sâu, mở rộng vốn kiến thức. Từ đó các em có được hứng thú học tập và phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm cho học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Nhiệm vụ. Nghiên cứu một vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài: Tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ môn, thái độ, tư tưởng của học sinh với bộ môn. Đề xuất một số giải pháp góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh khi vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học. PHẦN II. NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục, đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học, đảm bảo việc nâng cao chất lượng đào tạo. Ở bộ môn Sinh học hiện nay là chất lượng giảng dạy và học tập môn chưa cao, ít học sinh thực sự yêu thích môn học. Đa số các em học tập theo kiểu bắt buộc, miễn cưỡng dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng, cần thiết. Trong những năm gần đây việc dạy học tích hợp liên môn đã được triển khai và thực hiện rộng khắp các cấp học. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. II. Cơ sở thực tiễn. Xuất phát từ thực tiễn ở bộ môn Sinh học hiện nay là chất lượng chưa cao, ít học sinh thực sự yêu thích môn học.Qua nghiên cứu, tìm tòi chúng tôi mạnh dạn vận dụng những kiến thức học hỏi được vào bài giảng bằng cách tích hợp một số môn học khác, có liên quan đến nội dung bài học vào bài giảng để bài giảng thêm sinh động và gây hứng thú học tập, tăng tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là một chương gồm 2 bài trong chương III của chương trình Sinh Học lớp 9 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra. Thứ hai: Đối với bộ môn Sinh học các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề môi trường và có tích hợp giáo dục môi trường vào môn học. Ví dụ: Bài 2, bài 3, bài 11, bài 21… đặc biệt Bài 46: “Thực vật góp phần điều hòa khí hậu” và Bài 47: “Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước”. Trong chương trình Sinh học 7 và 8 cũng vậy. Ví dụ: Bài 22: “Vệ sinh hệ hô hấp” trong chương trình Sinh học 8 các em đã được nghiên cứu rất kỹ về vấn đề môi trường đối với sức khỏe con người Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Vật lí, Hóa học… các em đã được tìm hiểu về kiến thức môi trường được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Sinh học để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Vídụ: Nếu như học sinh lớp 6, lớp 7 hay 8 mà kết hợp với kiến thức môn Hóa học vào môn Sinh học sẽ gặp nhiều khó khăn. Như vậy đối với bậc THCS chỉ có học sinh lớp 9 mới có thể kết hợp được kiến thức của các môn học để giải quyết một vấn đề nào đó trong môn học một cách thuận lợi nhất. III. Mục tiêu của chuyên đề 1.Về kiến thức - Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh. - Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như: + Hạn chế ô nhiễm không khí + Hạn chế ô nhiễm nguồn nước + Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật + Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn + Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn. + Tích hợp một số kiến thức của các môn học khác như Toán học, Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Âm nhạc … để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. CỤ THỂ Phần I.Khái niệm ô nhiễm môi trường ngoài khái niệm trong sách giáo khoa giáo viên yêu cầu các em nhớ lại và cung cấp thêm khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường đã được học ở môn Công nghệ và cho các em xem một đoạn phim ngắn nói về tình hình ô nhiễm môi trướng để các em hiểu sâu hơn về vấn đề này Phần II Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Cần giúp các em vận dụng kiến thức môn Hóa học để nắm bắt được các loại khí thải có hại như: CO, SO2, CO2, NO2… Từ đó hiểu được nguồn gốc phát sinh các loại khí thải đó và hậu quả của các loại khí thải tác động làm băng tan, gây hiệu ứng nhà kính (Tích hợp kiến thức môn Địa lí), liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế ử địa phương. + Ô nhiễm do chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học cần phải vận dụng tối đa các kiến thức Hóa học và Công nghệ để biết và tìm hiểu nguồn gốc của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp, các chất độc hóa học như điô xin, DDT…. (Liên môn Lịch sử)… + Ô nhiễm do chất phóng xạ cần giúp học sinh vận dụng kiến thức môn Vật lí, Hóa học để giúp học sinh hiểu được chất phóng xạ là gì, hậu quả của viện rò rỉ chất phóng xạ ở các nhà máy điện nguyên tử và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân. + Ô nhiễm do chất thải rắn cần phải vận dụng các kiến thức về hóa học, địa lý để biết được nguồn gốc của các chất thải rắn, hậu quả của việc thải các chất thải rắn ra môi trường +Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.Vận dụng chủ yếu kiến thức sinh học để giải quyết Phần III. Hạn chế ô nhiễm môi trường. Cần giúp các em vận dụng kiến thức vật lý để nắm được nguyên lý hoạt động của việc sử dụng nguồn năng lượng gió ( cối xay gió ) và năng lượng ánh sáng mặt trời. Nắm được chu trình hoạt động của sơ đồ xử lý nước thải ở các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời ứng dụng kiến thức môn Công nghệ để tìm hiểu các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, xây dựng mô hình trồng rau sạch an toàn và hiệu quả… hoặc đối với biên pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cần kết hợp với kiến thức môn Vật lí để giúp các em hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục hạn chế ô nhiễm tiếng ồn. 2.Về kĩ năng + Kĩ năng bài học. -Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, phân tích kênh hình, liên hệ thực tế. + Kĩ năng sống. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, để biết được các tác nhân gây hại cho môi trường - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực - Kĩ năng kiên định, phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường 3. Về thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. IV. Đối tượng dạy học: * Đối tượng dạy học của dự án là học sinh khối lớp: 9 - Số lớp thực hiện: 3 lớp V. Thiết bị dạy học, học liệu Đối với bài 54 và bài 55: “Ô nhiễm môi trường” * Giáo viên: - Bài giảng, máy tính, máy chiếu. - Chuẩn bị tranh, ảnh, băng hình về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường - Tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và trên thế giới - Kiến thức về Vật lí, Hóa học, Công nghệ. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Đối với bài 54 và 55: “Ô nhiễm môi trường”.Bài này học sinh được học 2 tiết. Ngoài các bước lên lớp và sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh diễn ra bình thường. Giáo viên cần giúp học sinh kết hợp kiến thức các môn Vật lí, Hóa học, Công nghệ… vào từng phần trong bài học. * Học sinh. - Tài liệu học tập, thơ ca nói về tình hình môi trường ở Việt Nam và trên thế giới. - Ôn tập các kiến thức về môi trường, các tác động của con người vào môi trường theo từng thời kì phát triển của xã hội. VI. Các hoạt động dạy học. Minh họa : Tiết 57; Ô nhiễm môi trường. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? 3. Tiến trình bài học: GV Giới thiệu vào bài qua một vài hình ảnh và tếến hành các ho ạt đ ộng d ạy h ọc. Hoạt động 1. Ô nhiễm môi trường là gì? I. Ô nhiễm môi trường là gì? Quan sát các hình ảnh sau và dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, hãy cho biết: ô nhiễm môi trường là gì? - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. -Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ? + Do hoạt động của con người + Do hoạt động của tự nhiên HS xem đoạn phim ngắn về “Động đất, sóng thần ở Nhật’ làm ô nhiễm môi trường rất nặng nề. II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. HĐ2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy Từ kiến thức Hóa học: Hãy kể tên các chất khí thải gây độc? 1. Giao thông vận tải: - Ô tô - Xe máy - Tàu hỏa - Xăng, dầu - Xăng, dầu Nêu tác hại của mỗi khí ? Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào? - Than đá 2. Sản xuất công - Xăng, dầu nghiệp: - Máy cày, bừa, gặt - Máy dệt Hậu quả Mưa axit, gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.( Tích hợp môn Hóa học và Địa lí) Liên hệ: Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu ở gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí? Em sẽ làm gì trước tình hình đó? 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: 3. Sinh hoạt: Than, củi, gỗ, khí - Đun nấu đốt - Chế biến thực - Rác thải, bã phẩm lên men Các khí thải độc hại như CO, SO2, CO2, NO2… do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường không khí. 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: Vận dụng kiến thức hóa học và thực tế kể tên những loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường? Quan sát hình ảnh về nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: - Các loại thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ, diệt nấm…dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. - Các hóa chất độc hại được phát tán và tích tụ: + Hóa chất (dạng hơi): " nước mưa " đất " tích tụ trong đất " ô nhiễm mạch nước ngầm. + Hóa chất (dạng hơi): " nước mưa" ao, hồ, sông, suối, biển " tích tụ trong nước. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc +Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể hóa học thường tích tụ ở những môi trường sinh vật. nào? Mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó? Lịch sử: Ngoài thuốc bảo vệ thực vật, trong chiến tranh chống Mĩ, nhân dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của loại chất độc hóa học nào? Máy bay Mỹ rải chất độc màu da cam (điôxin) xuống chiến trường Việt Nam. Và hậu quả để lại. 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ: 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ: Liên hệ kiến thức Lịch sử, thông tin thời Năng lượng nguyên tử và các chất sự: Hãy nêu những vụ thảm họa phóng xạ mà em biết trong lịch sử loài người? HS quan sát một số hình ảnh. Chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào? phóng xạ từ các công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, những vụ thử và sử dụng vũ khí hạt nhân…có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư. Con đường phát tán chất phóng xạ vào cơ thể người? 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn: 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn: - Thế nào là chất thải rắn? Chất thải rắn có những loại nào? Có gây tác hại tới con người như khí thải, hóa chất, chất phóng xạ hay không? - Thử nêu những hiểu biết của em về chất thải rắn? HS quan sát hình ảnh. 5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: đồ nhựa, giấy vun, bông kim y tế, vôi, gạch vụn…Có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động xây dựng, y tế, sinh hoạt gia đình… 5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: - Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải (phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật…). HS quan sát hình ảnh. Sinh vậtt gây bệnh có nguồn gốc từ đâu ? Từ kiến thức Sinh học 7, cho biết: 1. Nguyên nhân của bệnh giun, sán? 2. Cách phòng tránh bệnh sốt rét? 3. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị? - Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị: do các thói quen sinh hoạt của con người: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn… HS quan sát hình ảnh. Liên hệ.Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường? 4. Củng cố bài học. Chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau : Câu 1: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây: A. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ. B. Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người C. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất. D. Cả a; b; c đều đúng Câu 2 : Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu ? A. Đất, nước B. Nước, không khí C. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật D. Không khí, đất Câu 3 : Biện pháp nào sau đây được xem là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ? A. Trồng nhiều cây xanh B. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường C. Bảo quản và sử dụng hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật D. Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài cũ. - Làm hoàn chỉnh các bài tập: 1, 2, 3, 4 trang 165 SGK. - Chuẩn bị tiết 58, bài Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (t.t.) phần III – Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: - Tiến hành kiểm tra trên HS trong và sau khi học chuyên đề. - Cách thức: + Kiểm tra bằng các câu hỏi phát vấn trong bài và phần củng cố. + Kiểm tra ngẫu nhiên 10 HS: ( 15 phút) Câu hỏi: Câu 1: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm môi trường đã gây hậu quả như thế nào đối với cuộc sống người dân ở địa phương em?Có cách nào khắc phục được không? Câu hỏi 2: Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái ở địa phương em ? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là tốt lên hay xấu đi? Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó? Kếết quả kiểm tra: Tổng số HS Kết quả kiểm tra Giỏi 10 Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 3 30 4 40 3 30 0 0 VIII. Ý nghĩa của bài học: Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em gải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,hiệu quả nhất. Đồng thời nhóm chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn,sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được,hiểu rõ được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và từ đó tự mình tìm ra được những biện pháp khắc phục những nguyên nhân đó. Qua bài học các em cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường Giúp các em tự tìm hiểu được tính hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ các kiến thức đã học của các môn học như: Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Địa lí… các em có thể phân tích được nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ đó tự mình có thể đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn PHẦN III. KẾT LUẬN Để dạy học theo chủ đề tích hợp ở nhà trường phổ thông, phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về các môn học liên quan. Kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp vào nội dung bài học có liên quan. Để tìm được các biện pháp thích hợp, hợp lí, đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo tổ chức các hoạt động dạy học. Bản thân chúng tôi tuy đã cố gắng nhưng mới chỉ nêu được một vài nội dung tích hợp và đã thực hiện trong quá trìng dạy học. Chắc hẳn vẫn còn nhiều nội dung tích hợp hay hơn, mang tính khả thi. Rầt mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Dự án không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Nhóm chuyên môn : Sinh học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan