Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích hợp kiến thức liên môn qua môn tiếng anh 9 unit 6“environment...

Tài liệu Tích hợp kiến thức liên môn qua môn tiếng anh 9 unit 6“environment

.DOC
43
48358
227

Mô tả:

Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai Trường THCS Kiều Phú --------------------------- HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA UNIT 6: “ENVIRONMENT” MÔN: TIẾNG ANH 9 Các môn được tích hợp: Hóa, Địa, Sinh và Giáo dục công dân Năm học: 2014 - 2015 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai - Trường THCS Kiều Phú - Địa chỉ: Thôn Du Nghệ - Thị trấn Quốc Oai – Huyện Quốc Oai – Thành Phố Hà Nội. Điện thoại: 04 33 843204; Email: [email protected] - Thông tin về nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền Ngày sinh: 26/07/1973 Môn: Tiếng Anh Điện thoại: 0916075679; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh Ngày sinh:24/02/1961 Môn: Hóa học Điện thoại: 0966599986; Email: [email protected] 2 TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN QUA UNIT 6: “ENVIRONMENT” MÔN: TIẾNG ANH 9 I. Mục đích của dạy học tích hợp Chương trình dạy học truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội dung. Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời… Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục hiện đại được thiết kế theo quan điểm kết hợp giữa môn học này và các môn học khác. Giúp học sinh hiểu biết được giáo dục hiện tại. Vậy qua bài “Environment” để học sinh hiểu rõ hơn được môi trường xung quanh chúng ta đang diễn ra như thế nào? Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến ai? Cái gì? Và hành động thiết thực của con người hiện nay là phải làm gì? Là học sinh các em cần phải làm gì? Như vậy phần cuối bài liên quan đến môn giáo dục công dân, để các em hiểu được mình đã làm gì để gây ra ô nhiễm môi trường và hiện nay điều cần thiết nhất đối với con người trên toàn cầu và cụ trhể hơn nữa là chính các em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường. Liên hệ với kiến thức môn Hóa và Địa nhằm giúp học sinh nắm bắt được các chất gây ra ô nhiễm là những chất nào, và ở những vùng như thế nào thì bị ô nhiễm nhiều hay ít. Liên hệ với kiến thức môn Sinh để các em thấy được khi chúng ta gây ra ô nhiễm thì bản thân chúng ta phải nhận hậu quả gì. Vận dụng kiến thức liên môn: Anh – Anh, Anh – Hóa, Anh – Địa, Anh – GDCD, Anh - Sinh để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào tình huống thực tại, và đặc biệt là công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ.. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn chuẩn xác, và có sự hiểu biết về hóa học, địa lý và vấn đề thực trạng của môi trường đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. II: PHÂN CHIA TIẾT DẠY: Trong bài này tôi chỉ nói vấn đề mà xã hội đang quan tâm và lo lắng nhiều nhất đó là môi trường, cả đơn vị bài 6 tiếng Anh 9 đều liên quan đến môi trường và liên quan nhiều đến môn hóa học, địa lý nó được chia thành 5 tiết và tôi đã lồng ghép với môn hóa học và các môn khác như sau: + Tiết 1: Getting started – Listen and read: 3 - Getting started: Tiết này giới thiệu về vấn đề ô nhiễm chung trên toàn thế giới và có các loại ô nhiễm sau:  Ô nhiễm rác thải  Ô nhiễm không khí  Ô nhiễm nước Ngoài ra còn phản ánh nạn chặt phá rừng, và đánh cá bằng thuốc nổ - Listen and read: Đoạn hội thoại phát động phong trào nhặt rác và phân loại rác thải. + Tiết 2: Speak: học sinh thảo luận, luyện nói về vấn đề bảo vệ môi trường. + Tiết 3: Listen and Language focus: học sinh nghe bài nói về ô nhiễm nguồn nước, và làm bài tập liên quan đến vấn đề ô nhiễm. + Tiết 4: Read: Học sinh đọc bài và hiểu được vấn đề là việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ra cái gì. Và là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì chính các em phải làm khi ở trường cũng như ở nhà để bảo vệ môi trường. + Tiết 5: Write: Học sinh nghiên cứu bức thư phàn nàn về việc gây ra ô nhiễm của một nhà máy. Hiểu cách viết thư phàn nàn, sau đó việc một bức thư cho chính quyền địa phương về việc gây ô nhiễm của nhà máy, công ty và những người xung quanh. Trong bài dạy này tôi chỉ đề cập đến tiết đầu tiên: Getting started – Listen and read, và các tiết sau tôi cũng sử dụng phương pháp dạy tích hợp. III: Đối tượng dạy học: - Học sinh khối 9: lớp 9A - Số lượng: 38 em - Học sinh lớp 9A là học sinh yếu nhất trong 3 lớp 9 của trường. Có em học giỏi, có em học khá, nhiều em học trung bình và yếu. Đặc biệt là các em rất hiếm khi xung phong phát biểu xây dựng bài. Hay e dè, nói nhỏ. IV. Ý nghĩa của bài học: Qua hình ảnh có thật về ô nhiễm môi trường hiện nay ở trên thế giới, cũng như ở trong nước và đặc biệt là nơi các em đang sinh sống, qua các chất độc mà các em biết được từ môn hóa, để thấy được tác hại của nó đến mức như thế nào với con người, con vật và thực vật vì hiện nay có rất nhiều thứ bệnh mà chúng ta không thể tìm được thuốc chữa. Từ đó các em có những suy nghĩ đúng đắn cho việc bảo vệ môi trường, nói ra suy nghĩ của mình qua thảo luận nhóm, đứng lên phát biểu, và bài kiểm tra 15 phút. V. Thiết bị dạy học và học liệu: - Sách giáo khoa tiếng Anh 9 4 - sách giáo viên tiếng Anh 9 Sách học tốt tiếng Anh 9 Sách giáo khoa Hóa 8, 9 Sách giáo viên Hóa 8, 9 Tài liệu liên quan tới môi trường Tìm kiếm các hình ảnh liên quan đến việc ô nhiễm môi trường trên Google Sử dụng Power point để soạn giảng Phần mềm sách giáo khoa tiếng Anh 9 Máy tính Máy chiếu Loa đài VI. Hoạt động và tiến trình dạy học: Tiết 1: GETTING STARTED – LISTEN AND READ 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Brainstorming: giáo viên yêu cầu học sinh nói về các vấn đề ô nhiễm mà ở thành phố của các em hay chính thủ đô Hà Nội đang phải trải qua: Air pollution dirty street Environment all problems in our city + possible answers: the destruction of the forests; rubbish/ garbage/ trash; smoke from cars, motorbikes...; smoke from factories …. 3. Bài mới: A- Getting started: - Trước tiên giáo viên chiếu 6 bức tranh và yêu cầu học sinh quan sát tranh. Sau đó giới thiệu các cụm từ liên quan đến các vấn đề về môi trường, cho học sinh đọc các cụm từ đó. Rồi yêu cầu học sinh nối. garbage dump water pollution dynamite fishing air pollution deforestation spraying pesticides 5 Sau khi học sinh nối xong, giáo viên hỏi học nghĩa của các cụm từ: và các loại gây ra ô nhiễm và lúc này giáo viên xử dụng kiến thức hóa học để giải thích: - Với bức tranh a gọi là loại ô nhiễm nào? What kind of environmental problem is this? 6 - Học sinh trả lời: air pollution - Sau khi học sinh trả lời xong. Giáo viên giải thích thêm:  Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương(smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời. Giáo viên vừa giải thích thêm vừa chiếu thêm một số hình ảnh về ô nhiễm không khí: 7 Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO 2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. 8 Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Đối với sức khỏe con người Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái     Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. - Bức tranh b cũng hỏi học sinh như bức tranh a: 9 - Học sinh trả lời: Spraying pesticides: - Giáo viên hỏi gây ra ô nhiễm gì: What happens when we spray pesticides?  Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. - Chiếu thêm một số hình ảnh khác nữa: 10 11 - Bức tranh c giáo viên hỏi: What is this? - Học sinh trả lời: Garbage dump. - Giáo viên trình chiếu thêm một số hình ảnh về rác thải: 12 13 14 - Giáo viên hỏi tiếp: Where is garbage from? - Học sinh trả lời. - Giáo viên giải thích thêm: + “Rác thải có những loại sau: “Rác thải sinh hoạt, rác thải văn phòng, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế, rác thải y tế …” “Vậy các em hiểu thế nào gọi là rác thải” “What is garbage?” 15 - Giáo viên giải thích tiếp về rác thải: 1 - Rác thải sinh hoạt hay còn gọi là chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ rất dễ gây ô nhiễm môi trường sống, nên có thể nói rác sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường. 2- Rác thải văn phòng: Rác thải văn phòng là các văn phòng phẩm không còn sử dụng được nữa. - Tranh d. “What is this picture about?” 16 - Học sinh trả lời: “water pollution” - Giáo viên hỏi thêm: “Why is water polluted?” - Học sinh trả lời. - Giáo viên giải thích thêm qua những hình ảnh: Nigeria là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi. Ngành công nghiệp ngầm được cho là trị giá hàng trăm triệu USD/năm. 17 - Giáo viên giải thích thêm: Như các em thấy đây là ngành sản xuất mang nhiều lợi nhuận nhất nhưng lại gây ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất. Hàng ngàn con cá chết chồng chất lên nhau ở Rio de Janeiro (Brazil). Cá chết bởi nồng độ oxy giảm do ô nhiễm. Con bồ nông nâu với bộ lông vũ ướt sũng bởi dầu tràn trong một hồ bơi sau thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico. 18 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan