Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường tiểu học...

Tài liệu Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường tiểu học

.PDF
77
7649
128

Mô tả:

1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa giáo dục học, khoa sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt xin cảm ơn Tiến sĩ Vũ Công Hảo – người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi tới quý thầy cô trong Hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, Trường tiểu học Nam Thành Công nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. TÁC GIẢ 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong khi nghiên cứu luận văn, tôi đã kế thừa thành quả khoa học của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết ơn. Hà Nội ngày 06 tháng 09 năm 2010 Tác giả Đỗ Việt Nga 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 4 2. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................... 6 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 4. Đóng góp mới của luận văn.................................................................. 7 5. Cấu trúc của luận văn........................................................................... 7 NỘI DUNG ...................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: ĐẶC THÙ CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI .......................................................................................................... 9 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC................ 9 1.1. Đặc thù của môn văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học. 9 1.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu, trích dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 ...... 9 1.1.2. Đặc điểm và nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giảng dạy ...................................................... 14 1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy văn học nước ngoài ở trường Tiểu học ......................................................................... 25 1.2.1. Thuận lợi ..................................................................................... 25 1.2.2. Khó khăn ..................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC .................................... 30 2.1. Thực trạng dạy học văn ở trường Tiểu học .................................... 30 2.2. Tình hình giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong trường Tiểu học ....................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TIẾP CẬN VÀ GIẢNG DẠY ...................................................................................................................... 65 3.1. Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài từ bối cảnh lịch sử thời đại tác phẩm ra đời .......................................................................... 65 3.2. Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài theo đặc trưng thể loại .................................................................................................................. 67 3.3. Tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài trong liên hệ, so sánh với văn học dân tộc.................................................................................. 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Là một trong những bộ phận quan trọng và đặc sắc cấu thành chương trình Ngữ Văn được giảng dạy ở mọi cấp học, văn học nước ngoài luôn thu hút và tạo nên sự hấp dẫn lớn với người tiếp nhận. Đến với văn học nước ngoài, chúng ta như được đến với một miền đất lạ với bao điều mới mẻ về văn hóa, phong tục tập quán, với tư tưởng, quan niệm và đời sống tâm hồn của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Có thể nói, văn học nước ngoài có vị trí và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của văn hóa và văn học dân tộc. Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng không chỉ hướng tới việc tìm hiểu những đặc sắc của một nền văn hóa, văn học khác mà còn góp phần hiểu thêm về văn hóa, văn học của dân tộc mình. Nghiên cứu, tiếp nhận văn hóa, văn học nước ngoài, do đó, là cần thiết, và càng trở nên cần thiết trong giai đoạn tăng cường giao lưu, hội nhập hiện nay. 1.2. Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng là công việc không đơn giản. Để có thể khai thác được cái hay, cái đẹp và chiều sâu tư tưởng, tâm hồn của các dân tộc khác ẩn chứa trong các văn bản ngôn từ, người dạy (và cả người học) phải có sự hiểu biết rộng rãi về văn hóa, văn học của chính các dân tộc ấy. Bởi thế, người dạy văn học nước ngoài, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu văn bản tác phẩm cần giảng dạy, còn cần đọc nhiều tư liệu tham khảo xung quanh nó. Trong điều kiện hiện nay, việc tự tìm hiểu, tra cứu các tư liệu tham khảo về các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài không phải là dễ dàng. 1.3. Giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường nói chung, bậc Tiểu học nói riêng lâu nay chưa được chú ý đúng mức, dù cơ cấu và số lượng 5 tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở các cấp học đã thay đổi, nhiều hơn, có chọn lọc, có tính tới mục đích tiếp nhận và hiệu quả giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa là đủ nếu muốn nghiên cứu và so sánh để thấy rõ những tác động của nó với văn học dân tộc, với sự tiếp nhận của người học, người đọc. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các công trình nghiên cứu về văn học nước ngoài, đặc biệt các nền văn học lớn, các kiệt tác văn học của nhân loại… của các nhà nghiên cứu, phê bình Việt Nam không phải là ít, song ít có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài trong các nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học, thế nào cho có hiệu quả. Hầu hết các công trình, luận án, luận văn nghiên cứu về văn học nói chung, văn học nước ngoài nói riêng đều là các nghiên cứu chuyên sâu, thiên về lý luận, hoặc khái quát hoặc phân tích các phương diện giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm cụ thể chứ ít đề cập tới vấn đề trên. Các Hội thảo, Hội nghị khoa học, các bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường thời gian qua rất nhiều, song chủ yếu là ở bậc đại học, cao đẳng, trung học phổ thông… Cũng có một số bài viết đề xuất đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học như Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc… ở trường Tiểu học. Tuy không liên quan đến đề tài, nhưng các nghiên cứu này cũng thực sự là những tư liệu bổ ích cho chúng tôi, vì thực sự nguồn tư liệu tham khảo để thực hiện đề tài này quá ít ỏi. Hiện chỗ dựa chủ yếu của chúng tôi chỉ là cuốn sách "Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài" của GS. Phùng Văn Tửu. Đúng như tác giả cuốn sách đã viết: "... đây không phải là hướng dẫn giảng dạy men theo từng bài trong sách giáo khoa như kiểu "sách giáo viên" (...), nhưng vấn đề cảm thụ và giảng dạy bộ phận văn học này về mặt lý thuyết và ứng dụng vẫn luôn luôn khiến nhiều người quan tâm, không chỉ ở Trung học phổ thông, Trung học cơ 6 sở và hệ thống các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm nữa" (Lời nói đầu). Tuy không bàn đến việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình bậc Tiểu học, song các nguyên tắc tiếp cận và những điểm đáng lưu ý khi giảng dạy văn học nước ngoài nói chung và qua các tác phẩm cụ thể nói riêng mà giáo sư đã đúc kết trong cuốn sách thực sự là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài. Từ các lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học" để nghiên cứu, triển khai với mong muốn nắm bắt và truyền tải được đặc sắc của bộ phận văn học này cho các em học sinh ngay từ khi mới bước chân vào thế giới của văn chương, của tưởng tượng và sáng tạo. 2. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu và giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Những phương diện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. 2.3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, trên cơ sở đó, đề xuất các hướng tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này ở trường Tiểu học. 2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê, phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 theo thể loại, đề tài, nội dung… 7 - Phân tích thực trạng giảng dạy bộ phận văn học này trong nhà trường Tiểu học. - Đề xuất các hướng tiếp cận và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học. Trong mục đích của mình, chúng tôi không đặt ra vấn đề đổi mới về phương pháp, nên phần đề xuất các giải pháp chỉ chủ yếu tập trung vào các quan điểm, nguyên tắc tiếp cận và giảng dạy văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính được sử dụng: - Phương pháp tiếp cận hệ thống. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử. - Phương pháp so sánh loại hình. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác 4. Đóng góp mới của luận văn - Về phương diện lí luận: cung cấp một cái nhìn khái quát và cụ thể về thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy bộ phận văn học này từ các phương diện lý thuyết và đặc thù. - Về thực tiễn: Góp phần vào việc nâng cao năng lực cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn học nước ngoài nói riêng trong nhà trường Tiểu học hiện nay. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: 8 Chương 1. Đặc thù của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Chương 2. Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Chương 3. Tiếp cận và giảng dạy mảng văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học Phần cuối luận văn là Thư mục tài liệu tham khảo. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶC THÙ CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC 1.1. Đặc thù của môn văn học nước ngoài trong nhà trường Tiểu học Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Các tác phẩm văn học nói chung và văn học nước ngoài nói riêng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học đã góp phần trực tiếp vào việc hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ, trang bị kiến thức và bồi dưỡng tâm hồn đó cho các em 1.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu, trích dạy trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 Phần Văn học nước ngoài được đưa vào chương trình Tiểu học chủ yếu ở hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện, nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh và giúp các em có dịp được làm quen với các nền văn hoá, văn học khác trên thế giới, để từ đó, biết thêm nhiều điều mới lạ, biết cảm nhận và so sánh với văn học dân tộc mình, biết phân biệt phải trái, tốt xấu... theo tấm gương của các hình tượng văn học và ý nghĩa giáo dục của các tác phẩm. Số lượng các 10 tác phẩm được lựa chọn giới thiệu, giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 và cơ cấu tỉ lệ các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam được chúng tôi thống kê như sau: Bảng 1: Số lượng tác phẩm Lớp 1 TT Tên tác phẩm Tên tác giả (xuất xứ) Thể loại Phân môn dạy Truyện cổ tích Kể chuyện Truyện ngắn Kể chuyện 1 Cô bé trùm khăn đỏ 2 Mưu chú sẻ 3 Sư tử và chuột nhắt Truyện cổ tích Kể chuyện 4 Bông hoa cúc trắng Truyện cổ tích Kể chuyên 5 Mèo con đi học Thơ Tập đọc 6 Dê con nghe lời mẹ Truyện cổ tích Kể chuyện 7 Nói dối hại thân Truyện ngắn Tập đọc 8 Cô chủ không biết quý tình bạn Truyện cổ tích Kể chuyện 9 Hai tiếng kì lạ Truyện cổ tích Kể chuyện 10 Rùa và thỏ Truyện cổ tích Kể chuyện 11 Sói và sóc Truyện cổ tích Kể chuyện 12 Con quạ thông minh La Phông-ten Truyện ngắn Tập đọc 13 Quả sồi Xu-khôm-linxki Truyện ngắn Tập đọc Thể loại Phân môn dạy P.Vô-rôn-cô Lép Tôn-xtôi Lớp 2 TT Tên tác phẩm Tên tác giả (xuất xứ) 1 Phần thưởng Blai-tơn Truyện ngắn Tập đọc-kc 2 Mít làm thơ Nô-xốp Truyện vui Tập đọc-kc 3 Bím tóc đuôi sam Ku-rô-y-a-na-gi Truyện ngắn Tập đọc-kc 4 Chiếc bút mực Sva-rô Truyện ngắn Tập đọc-kc 5 Bàn tay dịu dàng Xu-khôm-linxki Truyện ngắn Tập đọc-kc 11 6 Bông hoa niềm vui Xu-khôm-linxki Truyện ngắn Tập đọc-kc 7 Hai anh em La-mác-tin Truyện ngắn Tập đọc-kc 8 Thêm sừng cho ngựa Truyện vui nước ngoài Tập đọc-kc 9 Ông Mạnh thắng Thần A-nhông Gió Truyện cổ tích Tập đọc-kc 10 Chim sơn ca và bông cúc trắng An-đéc-xen Truyện ngắn Tập đọc-kc 11 Bác sĩ Sói La Phông-ten Truyện ngụ ngôn Tập đọc-kc 12 Sư tử xuất quân La Phông-ten Thơ Tập đọc-kc 13 Cá sấu sợ cá mập Truyện vui nước ngoài Tập đọc-kc 14 Kho báu Ê-dốp Truyện ngụ ngôn Tập đọc-kc 15 Những quả đào Lép Tôn-xtôi Truyện ngắn Tập đọc-kc Thể loại Phân môn dạy Lớp 3 TT Tên tác phẩm Tên tác giả (xuất xứ) 1 Ai có lỗi A-mi- xi Truyện ngắn Tập đọc -kc 2 Người mẹ An-đéc-xen Truyện ngắn Tập đọc -kc 3 Bài tập làm văn Pi-vô-na-rô-va Truyện ngắn Tập đọc -kc 4 Lừa và ngựa Lép Tôn-xtôi Truyện ngắn Tập đọc 5 Các em nhỏ và cụ già Xu-khôm-linxki Truyện ngắn Tập đọc-kc 6 Đất quý, đất yêu Ê-ti-ô-pi-a Truyện dân gian Tập đọc-kc 7 Nhà ảo thuật Blai-tơn Truyện ngắn Tập đọc -kc 8 Buổi học thể dục A-mi-xi Truyện ngắn Tập đọc -kc 9 Người đi săn và con vượn Lép Tôn-xtôi Truyện ngắn Tập đọc -kc 10 Trên con tàu vũ trụ Ga-ga-rin Truyện ngắn Tập đọc 12 Lớp 4 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tên tác phẩm Tên tác giả (xuất xứ) Thể loại Phân môn dạy Người ăn xin Tuốc-ghê-nhép Truyện ngắn Một nhà thơ chân Truyện dân gian Truyện dân chính Nga gian Gà trống và cáo La Phông-ten Thơ Tập đọc Nỗi dằn vặt của An- Xu-khôm-lin- đrây-ca xki Truyện ngắn Tập đọc Kịch ngắn Tập đọc Truyện ngắn Tập đọc Truyện ngắn Tập đọc Tập đọc Ở vương quốc tương lai Mát-téc-lích Điều ước của vua Mi- Thần thoại Hi đát Lạp Trong quán ăn “Ba cá A-lếch-xây bống” Tôn-xtôi Rất nhiều mặt trăng Phơ-bơ Truyện ngắn Bác đánh cá và gã Truyện dân gian Truyện dân hung thần Ả- Rập Khuất phục tên cướp biển Xti-ven-xơn Kể chuyện Tập đọc Truyện ngắn Kể chuyện Huy-gô Truyện ngắn Tập đọc Quy-ra-xkê- chết vích luỹ Kể chuyện Truyện ngắn Những chú bé không Ga-vrốt ngoài chiến gian Tập đọc 13 Con sẻ Tuốc-ghê-nhép Truyện ngắn Tập đọc 14 Khát vọng sống Lơn-đơn Truyện ngắn Kể chuyện 15 Có một lần Gô-li-an-kin Truyện ngắn Tập đọc Xuýp Truyện ngắn Tập đọc 16 Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon 13 Lớp 5 TT Tên tác giả Tên tác phẩm (xuất xứ) Thể loại Phân môn dạy 1 Chuỗi ngọc lam Phun-toen-o-xlơ Truyện ngắn Tập đọc 2 Một vụ đắm tàu A-mi-xi Truyện ngắn Tập đọc 3 Thuần phục sư tử Truyện ngắn Tập đọc 4 Lớp học trên đường Truyện ngắn Tập đọc Truyện dân gian A-rập Héc-to-Ma-lô Bảng 2: Tỉ lệ tác phẩm văn học nước ngoài so với văn học Việt Nam thuộc hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện Lớp 1 2 3 4 5 Phân môn Tập đọc 6/71 16/124 16/108,5 22/62 6/62 Tỉ lệ 8,45% 13% 14,8% 35,5% 9,67% Kể chuyện 6/12 10/31 4/15,5 5/31 Tỉ lệ 50% 32% 25,8% 16% 14 (Trong bảng thống kê trên: Tử số chỉ số lượng bài văn học nước ngoài trong môn học ở mỗi lớp. Mẫu số chỉ số lượng bài học của môn học ở mỗi lớp). Trong phân môn Tập đọc: Tỉ lệ văn học nước ngoài tăng dần theo lớp, nâng dần mức độ nhận thức cho học sinh từ thấp đến cao, lớp 2 là 13% và lên đến lớp 4 là 35,5 %. Nhưng đến lớp 5 sở dĩ chỉ còn 9,67% là vì ở giai đoạn này chủ yếu là ôn tập. Trong phân môn Kể chuyện: Việc phân bố số tiết văn học nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 4 theo hướng giảm dần ở các lớp học lớn cụ thể là: lớp 1 là 35%, lớp 2 là 32%, lớp 3 là 25%, lớp 4 là 16 % và lớp 5 thì tiết kể chuyện bằng tác phẩm văn học nước ngoài không còn, bởi ở năm cuối Tiểu học, năng lực ngôn ngữ và trình độ nhận thức của các em đã được nâng cao, hơn nữa, cần dành thời lượng cho các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Ở lớp 3, sở dĩ có số tiết lẻ là vì mỗi tuần có 0,5 tiết kể chuyện được dạy ghép với bài Tập đọc - Kể chuyện ở hai tiết học đầu tuần. Trong loại bài học này, sau khi dạy tập đọc 1,5 tiết giáo viên dành 0,5 tiết để dạy kể chuyện. Ngoài ra, kể chuyện còn được dạy trong phân môn Tập làm văn. 1.1.2. Đặc điểm và nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu và giảng dạy 1.1.2.1. Về cấu trúc thể loại và phân môn giảng dạy Trong tổng số 58 tác phẩm văn học nước ngoài được lựa chọn giới thiệu và giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 mà chúng tôi đã thống kê ở trên, có 54 tác phẩm văn xuôi (đầy đủ hoặc trích đoạn), bao gồm từ truyện dân gian, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười đến các truyện ngắn hiện đại; 03 tác phẩm thơ, 01 tác phẩm kịch. Ngay trong các tác phẩm văn xuôi, số lượng các tác phẩm theo thể loại cũng không đồng đều, truyện cổ tích chiếm đa số đa số ở lớp 1; từ lớp 2 đến lớp 5, bên cạnh các truyện ngắn, có xen kẽ một số 15 truyện ngụ ngôn, truyện cười. Sự bố trí không cân đối về thể loại này xuất phát từ sự phù hợp với thực tiễn nhận thức của lứa tuổi Tiểu học. Ở lớp 1, các em đang cần phát triển ngôn ngữ, đang có nhu cầu khám phá thế giới của những điều kỳ diệu trong cổ tích; ở lớp 2 đến lớp 5, các em từng bước được làm quen với các thể loại phức tạp hơn, được tiếp xúc với các tác giả của nhiều nước, nhiều nền văn học; nội dung giáo dục của các câu chuyện cũng phức tạp và sâu sắc hơn. Sở dĩ thể loại thơ, kịch, ngụ ngôn và truyện cười được giới thiệu ít, bởi lẽ về thơ, thứ nhất, thật khó có được một bản dịch thơ hoàn hảo như chúng tôi đã nói ở trên, thứ hai, các em từ thuở trong bụng mẹ đã được nghe nhiều lời ru, nhiều khúc dân ca…, đã quen giọng điệu và hồn thơ dân tộc, hơn nữa, các bài thơ thiếu nhi của các nhà thơ trong nước trong chương trình cũng khá nhiều, thứ ba, sự phân biệt thơ hay hay không hay, khái niệm về thơ trong các em hầu như chưa có. Tương tự như thế, về phân môn giảng dạy, ở lớp 1, khi các em còn nhỏ, năng lực tư duy chưa phát triển, nhận thức về cái hay cái đẹp của văn chương hầu như chưa có, thì kể chuyện chính là hình thức phù hợp để bước đầu đưa các em vào thế giới của những điều kỳ diệu này. Các câu chuyện cổ tích, qua lời kể của các cô giáo, sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn lớn, kích thích sự tưởng tượng và niềm say mê tìm tòi khám phá của các em. Lớp 2 và lớp 3, khi vốn tiếng Việt của các em đã bớt nghèo nàn, bắt đầu có khả năng nhận thức, đánh giá các sự kiện, hiện tượng theo ý kiến riêng của mình thì việc để các em tự thể hiện những cảm nhận riêng qua việc tập đọc diễn cảm là cần thiết. Do vậy, giờ Kể chuyện (hoàn toàn do cô giáo đảm nhiệm) sẽ có thêm nội dung Tập đọc (do học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo). Tuỳ theo sự cảm nhận riêng của mình, các em sẽ thể hiện các cảm xúc khác nhau qua việc đọc, đồng thời với việc kể lại câu chuyện đã đọc theo đề nghị của cô giáo, tính tích cực hoạt động của các em được phát huy. Qua các hành động đọc diễn cảm và 16 kể lại câu chuyện, cô giáo có thể phát hiện, đánh giá được năng lực thụ cảm của mỗi học sinh, điều chỉnh và định hướng cho những cảm nhận ban đầu ấy. Đến lớp 4, đặc biệt lớp 5, vai trò mở cửa, dẫn dắt của cô giáo đã được giảm bớt, các em đã có thể tự bước vào thế giới huyền diệu của các tác phẩm văn chương theo cách của riêng mình. Vì là năm cuối cấp, chuẩn bị bước sang một cấp học mới, với những nội dung kiến thức cần tiếp nhận rộng hơn, sâu hơn, nên số tác phẩm văn học nước ngoài cũng được giảm thiểu, và thay bằng giờ Tập đọc - Kể chuyện là các giờ Tập đọc, thay bằng sự tiếp nhận có sự dẫn dắt của giáo viên là sự tiếp nhận chủ động của học sinh có sự điều chỉnh, gợi mở của giáo viên. Quan sát bố cục và sự sắp xếp các tác phẩm văn học nước ngoài theo lớp và phân môn như thế, phần nào có thể hình dung được ý đồ của các nhà biên soạn sách. Việc lựa chọn thể loại nào, tác phẩm nào, giảng dạy ở phân môn nào ở từng lớp, ngoài việc phải phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi, còn phải bảo đảm tính hài hoà, gắn kết với các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nước khác được giới thiệu và giảng dạy. 1.1.2.2. Về chủ đề tác phẩm Tính phù hợp lứa tuổi, trình độ nhận thức của đối tượng tiếp nhận luôn là tiêu chí tối cao cho việc lựa chọn tác phẩm để đưa vào chương trình dạy và học. Hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, bước đầu nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Tiểu học phụ thuộc vào yếu tố này. Dạy văn ở Tiểu học là dạy theo chủ điểm. Bởi thế, các nhà biên soạn, khi lựa chọn giới thiệu, giảng dạy các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài trong chương trình Tiểu học đều quan tâm trước hết đến ý nghĩa giáo dục của nó. Các khía cạnh khác như tính khái quát, tính nghệ thuật, tính hệ thống, tính lịch sử... của tác phẩm cũng quan trọng nhưng chưa cần thiết phải giới thiệu kỹ vì chúng quá trừu tượng với các em. Việc chọn các tác giả lớn hay nhỏ, 17 thuộc châu lục nào, sáng tác nhiều hay ít, tác phẩm thuộc thời đại nào cũng không phải là mục tiêu cần ưu tiên lựa chọn. Học sinh lớp 1 chưa cần biết tới Lep Tônxtôi, như một nhà tư tưởng, một đại văn hào, nhưng các em cần biết "Nói dối hại thân", học sinh lớp 2 chưa cần biết Xukhômlinxki là một trong số các nhà giáo dục Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX, nhưng truyện ngắn "Bàn tay dịu dàng" của ông đã giúp các em cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của các thầy, cô giáo với học trò... , và chính những điều đó khiến các em biết thế nào là tốt, thế nào xấu, cái gì cần học tập, noi theo, cái gì cần tránh xa. Vì thế, tuy có đủ cả tác phẩm cổ đại, hiện đại, cả đại diện của các châu lục, nhiều phong cách, thể loại khác nhau, có truyện ngắn được giới thiệu đầy đủ hay chỉ trích đoạn từ tiểu thuyết..., song tính hệ thống, bao quát của bộ phận này không được chúng tôi đặt ra ở đây. Chủ đề của các tác phẩm văn học nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 5 được chúng tôi thống kê như sau: Bảng 3: Chủ đề tác phẩm Lớp 1 TT Tên tác phẩm Chủ đề Khuyên dạy các bạn nhỏ phải biết nghe lời 1 Cô bé trùm khăn đỏ 2 Mưu chú sẻ Ca ngợi trí thông minh của sẻ con 3 Sư tử và chuột nhắt Ca ngợi trí thông minh của chú chuột nhắt. 4 Bông hoa cúc trắng Ca ngợi sự hiếu thảo của cô con gái nhỏ. 5 Mèo con đi học 6 Dê con nghe lời mẹ 7 Nói dối hại thân cha mẹ, không được ham chơi. Răn dạy các bạn nhỏ phải luôn chăm chỉ đi học. Khuyên các bạn nhỏ phải biết nghe lời cha mẹ. Răn dạy các bạn nhỏ không được nói dối. 18 8 9 Cô chủ không biết quý tình Khuyên các bạn nhỏ phải biết quý trọng tình bạn bạn. Hai tiếng kì lạ Ca ngợi trí thông minh của bạn nhỏ. Ca ngợi sự chăm chỉ cần mẫn của chú rùa, 10 Rùa và thỏ khuyên các bạn nhỏ không được kiêu ngạo như chú thỏ. 11 Sói và sóc 12 Con quạ thông minh 13 Quả sồi Ca ngợi trí thông minh của chú sóc nhỏ. Ca ngợi trí thông minh của con quạ, không lùi bước trước những khó khăn gian khổ. Khuyên răn các bạn nhỏ phải luôn chăm chỉ thì mới đạt được những ước mơ của mình. Lớp 2 TT Tên tác phẩm 1 Phần thưởng 2 Mít làm thơ Chủ đề Ca ngợi đức tính tốt bụng của bạn nhỏ, luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Khuyên răn các bạn nhỏ không được khoác lác, phải luôn chịu khó ham học hỏi. Khuyên răn bạn nhỏ không được trêu ghẹo 3 Bím tóc đuôi sam các bạn nhỏ trong lớp , phải biết đối xử tốt với bạn bè. 4 Chiếc bút mực 5 Bàn tay dịu dàng 6 Bông hoa niềm vui 7 Hai anh em Ca ngợi bạn nhỏ biết quan tâm và nhường nhịn cho bạn cùng lớp. Ca ngợi tình cảm yêu quý, quan tâm của thầy dành cho học trò của mình. Ca ngợi sự hiếu thảo của bạn nhỏ dành cho bố mẹ của mình. Ca ngợi tình cảm anh chị em trong gia đình 19 dành cho nhau. 8 Thêm sừng cho ngựa 9 Ông Mạnh thắng Thần Gió 10 Chim sơn ca và bông cúc trắng 11 Bác sĩ Sói 12 Sư tử xuất quân 13 Cá sấu sợ cá mập Ca ngợi sự hồn nhiên ngây thơ của em bé lần đầu tiên vẽ. Ca ngợi tài trí thông minh và sự kiên trì chịu khó của con người. Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết yêu quý thiên nhiên, cây cỏ, chim muông. Ca ngợi trí thông minh của chú ngựa đã không bị mắc mưu của sói. Ca ngợi tài điều binh khiển tướng của sư tử khi giao việc cho các con vật trong rừng. Chế giễu những kẻ không tự biết mình Khuyên dạy chúng ta phải biết chăm chỉ lao 14 Kho báu động bằng sức lực của hai bàn tay mình. Đó chính là kho báu lớn nhất của con người. Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bạn nhỏ, 15 Những quả đào phải biết quan tâm chia sẻ với người khác. Lớp 3 TT Tên tác phẩm 1 Ai có lỗi 2 Người mẹ Chủ đề Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết quan tâm chia sẻ vui buồn. Ca ngợi tình cảm của người mẹ dành cho con. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết làm 3 Bài tập làm văn những việc phù hợp với sức của mình. Đã nói là phải thực hiện. 20 Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống 4 Lừa và ngựa phải biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc. Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống 5 Các em nhỏ và cụ già phải biết quan tâm, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. 6 Đất quý, đất yêu 7 Nhà ảo thuật Ca ngợi tình cảm yêu quê hương của người dân vùng châu Phi. Ca ngợi khả năng nghệ thuật của con người. Ca ngợi tinh thần vượt khó của bạn nhỏ bị 8 Buổi học thể dục khuyết tật. Cho dù mọi khó khăn cũng phải vượt quá. 9 Người đi săn và con vượn 10 Trên con tàu vũ trụ Ca ngợi tình cảm của vượn mẹ dành cho vượn con. Ca ngợi tài năng của con người trong việc chinh phục vũ trụ Lớp 4 TT Tên tác phẩm Chủ đề Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bạn nhỏ, 1 Người ăn xin biết quan tâm chia sẻ vui buồn với người khác. 2 Một nhà thơ chân chính 3 Gà trống và cáo 4 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca Ca ngợi sự chân thành chính trực của nhà thơ cho dù có phải chịu sự trừng phạt. Ca ngợi tài trí thông minh của chú gà trống tránh được mưu của con cáo già gian ác. Khuyên răn các bạn nhỏ không được ham chơi, phải hoàn thành công việc được giao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan