Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại...

Tài liệu Tiếp nhận thơ văn nguyễn công trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại

.PDF
101
76
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ PHƯƠNG LAN TIẾP NHẬN THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ QUA NGUỒN SỬ LIỆU VÀ GIAI THOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ THỊ PHƯƠNG LAN TIẾP NHẬN THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ QUA NGUỒN SỬ LIỆU VÀ GIAI THOẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Trần Nho Thìn Thái Nguyên – 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Phương Lan ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn học – Xã hội Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Giáo sư, Tiến sĩ Trần Nho Thìn đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Phương Lan iii Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là nhân vật kiệt xuất của Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một người say mê hoạt động. Trong suốt hành trình sống, nhà thơ luôn canh cánh bên lòng một tâm niệm: “Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông” iv Đền thờ Nguyễn Công Trứ tại Nghi Xuân – Hà Tĩnh v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 1 1.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13 3.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 14 3.3. Những vấn đề cơ bản triển khai ............................................................... 14 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 14 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 14 4.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 15 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 16 NỘI DUNG ..................................................................................................... 17 CHƯƠNG 1: CHÍ NAM NHI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG THƠ VĂN VÀ TRONG NGUỒN SỬ LIỆU, GIAI THOẠI................................... 17 1.1. Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ trong thơ văn .................................. 17 1.1.1. Khảo sát ngôn từ về Chí nam nhi trong thơ, hát nói của Nguyễn Công Trứ ................................................................................................................... 17 1.1.2. Mục tiêu phục vụ của kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ ..................................... 22 1.2. Người nam nhi - Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời thực qua nguồn sử liệu, giai thoại .................................................................................................. 27 1.2.1. Hoạt động thực tiễn của người anh hùng Nguyễn Công Trứ ..................... 27 vi 1.2.2. Nguyễn Công Trứ với vai trò một nhà quân sự .................................... 29 1.2.3. Nguyễn Công Trứ với vai trò một nhà kinh tế .................................... 32 1.2.4. Nguyễn Công Trứ với vai trò một nhà chính trị .................................. 35 1.3. Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ trong nguồn giai thoại .................... 39 CHƯƠNG 2: NHÀ NHO TÀI TỬ NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG THƠ VĂN VÀ TRONG NGUỒN SỬ LIỆU, GIAI THOẠI.................................. 43 2.1. Lý luận về nhà nho tài tử và chất tài tử trong thơ văn Nguyễn Công Trứ ......................................................................................................................... 43 2.1.1. Lý luận về nhà nho tài tử....................................................................... 43 2.1.2. Chất tài tử trong thơ văn Nguyễn Công Trứ ......................................... 47 2.2. Chất tài tử của Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời thực qua nguồn sử liệu, giai thoại ................................................................................................. 60 2.2.1. Nguyễn Công Trứ - nhà nho đa tài ....................................................... 60 2.2.2. Nguyễn Công Trứ - nhà nho đa tình ..................................................... 62 CHƯƠNG 3: CẢM THỨC VỀ NHÂN TÌNH THẾ THÁI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG THƠ VĂN VÀ TRONG NGUỒN SỬ LIỆU, GIAI THOẠI ............................................................................................................. 68 3.1. Cảm thức về nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ trong thơ văn ..... 68 3.2. Cảm thức về nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ qua nguồn sử liệu ......................................................................................................................... 75 3.2.1. Sự ghen ghét, đố kỵ với tài năng của giới quan lại ............................... 75 3.2.2. Đường lối trị nước: ban ân-gia uy của vương triều Nguyễn ................. 76 3.3. Cảm thức về nhân tình thế thái của Nguyễn Công Trứ trong giai thoại .. 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn “Tiếp nhận thơ văn Nguyễn Công Trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại” được tiến hành nghiên cứu dựa trên những cơ sở khoa học như sau: Thứ nhất về lý luận văn học: Như chúng ta đều biết để hiểu đúng, hiểu sâu sắc văn bản văn học cần phải kết hợp tìm hiểu các yếu tố nội văn bản và ngoại văn bản. Trong đó các yếu tố nội văn bản là ngôn từ, kết cấu, hình tượng…xuất hiện trong văn bản. Các yếu tố ngoại văn bản là tác giả (tiểu sử, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội, nghề nghiệp…), là hoàn cảnh lịch sử, xã hội …Hai loại nhân tố này có quan hệ qua lại biện chứng không thể coi nhẹ. Lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam trong khoảng 50 năm trở lại đây chứng kiến sự dao động quan điểm phê bình giữa hai cực nói trên. Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật, coi hiện thực khách quan có vai trò quyết định đến sáng tác, một thời kỳ dài cho đến mãi những năm 1980, các công trình nghiên cứu thường bắt đầu bằng việc trình bày hoàn cảnh lịch sử xã hội, nhất là đấu tranh giai cấp như bối cảnh trong đó tác phẩm ra đời. Nghĩa là sự nhấn mạnh đặt vào các yếu tố ngoại văn bản. Nếu nhà nghiên cứu nào chỉ viết thuần túy về ngôn từ, kết cấu, hình tượng mà không đề cập đến giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm thì nhà nghiên cứu đó bị phê phán là kẻ chạy theo hình thức. Ở một thái cực khác, trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, thi pháp học xuất hiện và nhanh chóng chiếm địa vị quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình ở Việt Nam. Thi pháp học thực chất có nhiều điểm gặp gỡ với chủ nghĩa hình thức, chỉ tập trung sự quan tâm vào các yếu tố nội văn bản, tức là đóng khung sự chú ý vào văn bản, gạt bỏ các yếu tố ngoại văn bản như tiểu sử tác giả, hoàn cảnh lịch sử xã hội, thậm chí nhà nghiên cứu R Barthes tuyên bố “tác giả đã chết”. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc tuyệt đối hóa vai trò của người đọc. Nghiên cứu văn bản dựa trên các yếu tố nội văn bản là hướng nghiên cứu đi rất sâu vào ngôn từ, hình tượng, 2 kết cấu mà xem nhẹ thậm chí bỏ qua các yếu tố ngoài văn bản. Hướng nghiên cứu này xác định: Nhiệm vụ chủ yếu của nghiên cứu giảng dạy văn học là nghiên cứu ngôn ngữ của văn bản và cách tổ chức văn bản. Thi pháp học nhấn mạnh đến “thế giới nghệ thuật” của văn bản, tức là bản thân cấu trúc khép kín của văn bản, không cần liên hệ đến thế giới khách quan bên ngoài văn bản. Đến với thế giới nghệ thuật của văn bản, phân tích ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, cấu trúc văn bản, thể loại…tức là các yếu tố nằm trong văn bản (nội văn bản). Vì vậy, các nhà nghiên cứu thi pháp thường không quan tâm đến các yếu tố bên ngoài văn bản (bối cảnh lịch sử, tiểu sử tác giả, thân thế-sự nghiệp bị coi nhẹ). Nếu đọc Thi pháp thơ Tố Hữu, Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử, dễ thấy nhà nghiên cứu hầu như không dành cho hoàn cảnh lịch sử xã hội hay tiểu sử tác giả một địa vị nào. Trong các công trình theo thi pháp học, hệ thống vấn đề thường là “quan niệm nghệ thuật về con người” (tức là quan niệm về con người trong văn bản tác phẩm), “không gian nghệ thuật”, “thời gian nghệ thuật” (tức không gian và thời gian trong tác phẩm). Các yếu tố của đời sống hiện thực xã hội không có vai trò gì trong nghiên cứu thi pháp. Một lý luận khác trong thời gian gần đây được chú ý ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả tiếp nhận văn bản, đó là lý thuyết tiếp nhận. Người đọc với tầm đón đợi của riêng mình có thể và có quyền tạo nghĩa cho văn bản. Tác giả không có vai trò gì, không có quyền gì đối với nghĩa của văn bản tác phẩm. Lý thuyết tiếp nhận có nhiều điểm gặp gỡ với chủ nghĩa hình thức và thi pháp học vì đều không coi trọng tác giả. Hai khuynh hướng trên thực chất là hai thái cực có xu hướng tuyệt đối hóa hoặc là các yếu tố ngoài văn bản, tuyệt đối hóa tiểu sử tác giả, tuyệt đối hóa hoàn cảnh xã hội, lịch sử hoặc là tuyệt đối hóa các yếu tố nội văn bản. Một phương pháp khoa học tiếp cận văn bản cần dựa vào cả hai yếu tố một cách cân bằng. Như vậy, việc nhấn mạnh vai trò của người đọc với “tầm đón đợi” là đúng nhưng nếu chỉ coi trọng vai trò của người đọc, vai trò của văn bản mà phủ nhận vai trò của tác giả - người tạo ra văn bản thì e rằng phiến diện, cực đoan. Tác giả cũng có những chân trời chờ đợi riêng tức là có những quan niệm đạo đức và thẩm mỹ 3 riêng. Quá trình sáng tác là quá trình chuyển hóa những tư tưởng, những quan niệm thẩm mỹ, cách nhìn nhận về con người, cuộc đời của tác giả vào tác phẩm văn học. Nếu tác phẩm sống mãi với thời gian thì tác giả cũng không bao giờ chết. Tác giả là một trong những yếu tố quan trọng của văn học. Chúng ta không thể xem tác giả văn bản là con số không được. Mọi sự cắt nghĩa đều bị cái được cắt nghĩa qui định: Đó là những yếu tố nội văn bản như ngôn từ, thể loại, cấu trúc, bộ phận,chỉnh thể và những yêu tố ngoại văn bản như thân thế, cuộc đời, giai thoại... Việc đọc, lĩnh hội một tác phẩm văn học chỉ đạt đến mức lý tưởng nhất khi và chỉ khi chúng ta biết hòa hợp giữa chân trời chờ đợi của người đọc và của tác giả nghĩa là người đọc tiếp cận đúng ý đồ sáng tác và tư tưởng tác giả muốn gửi gắm. Mặt khác, những yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử của tác giả (cuộc đời hành trạng, lời nói, cử chỉ…), hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế văn hóa cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận văn bản. Mỗi một sự kiện văn học đều nảy sinh, tồn tại, phát triển trên một cơ sở kinh tế xã hội nhất định. Khi chúng ta tiến hành nghiên cứu tìm hiểu một xu hướng, một trào lưu hay cụ thể một tác giả, một tác phẩm văn học thì trước tiên phải gắn với hoàn cảnh lịch sử mà nó phát sinh và tồn tại, nắm được những nét chính trong tiểu sử của tác giả thì mới có những nhận xét, đánh giá đúng về ẩn ý của tác phẩm. Nói cách khác tác phẩm là một hiện tượng xã hội, một hình thái văn hóa của xã hội cũng ra đời, phát triển tồn tại trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, mang dấu ấn xã hội lịch sử mà nó nảy sinh, phát triển. Tác giả cũng là một con người cụ thể của xã hội, của thời đại nhất định là sản phẩm của xã hội, thời đại đó chính vì vậy cũng bị xã hội và thời đại đó quy định. Như vậy, muốn hiểu và cảm thụ một tác phẩm văn học đúng, đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử đúng đắn. Bởi việc tìm hiểu cụ thể đó góp phần cắt nghĩa được chính xác giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ví như, để cắt nghĩa những bài thơ của các thiền sư - những bài thơ được sáng tác trong giai đoạn cuối đời (trong lúc hấp hối) – đó là lời chiêm nghiệm trong cả cuộc đời của một con người chúng ta cần tìm hiểu về thời đại, luận giải những vấn đề chính trị, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý con người đặc biệt là cuộc sống cá nhân của các thiền sư điều đó góp phần luận giải được sâu sắc, giá trị, ý nghĩa của các bài thơ 4 thiền. Hay để cắt nghĩa cái khắc khoải trong thơ Hồ Xuân Hương – chúng ta phải thấu hiểu được bi kịch trong cuộc đời người con gái tài sắc (…) để đồng cảm rằng: thơ Xuân Hương là nước mắt Xuân Hương, nụ cười Xuân Hương, tiếng nói Xuân Hương. Và cũng như vậy để cắt nghĩa trọn vẹn giá trị thơ Nguyễn Công Trứ ta cần tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh thời đại, đặc biệt cần lưu ý tới các tài liệu viết về thân thế, cuộc đời Nguyễn Công Trứ. Hiện nay, xu thế chung trong nghiên cứu, phê bình văn học là sự triển khai nghiên cứu có kết hợp cả hai yếu tố trên. Giới nghiên cứu, phê bình đã nhận thức được vai trò quan trọng của cả các yếu tố nội văn bản và ngoại văn bản. Bất cứ một sáng tác văn học nào cũng chịu sự chi phối của đời sống hiện thực, chịu sự chi phối của bản thân tác giả, người sống trong thế giới hiện thực, trong các mối quan hệ xã hội và tìm thấy cảm hứng sáng tạo từ cuộc sống xã hội hiện thực . Đồng thời, tác phẩm văn học là một thế giới riêng, sản phẩm của tư duy nghệ thuật chủ quan riêng, có cuộc sống riêng, với từ ngữ, hình tượng riêng. Luận văn của chúng tôi thể hiện mong muốn kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu hình thức và nghiên cứu nội dung. Thứ hai về cơ sở thực tiễn: Với tính hình tư liệu hiện nay, có thể khẳng định rằng trong số các tác giả văn học trung đại, Nguyễn Công Trứ là tác giả mà tiểu sử được phản ánh một cách phong phú, đa dạng, sống động nhất qua các nguồn sử liệu và giai thoại văn học. Nguồn sử liệu và giai thoại này đã được giới nghiên cứu vận dụng để giải thích thơ văn Nguyễn Công Trứ có hiệu quả. Tuy nhiên, gần đây, nhà nghiên cứu Đinh Văn Niêm, nối tiếp theo nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng, đã thống kê, tái hiện, sưu tầm đầy đủ nhất so với trước đây các sự kiện lịch sử liên quan đến Nguyễn Công Trứ. Kết quả nghiên cứu, sưu tầm này cho phép chúng ta có cơ sở để hiểu sâu sắc hơn sáng tác thơ văn –gồm thơ hát nói và thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ. Chưa bao giờ, những tri thức về con người, cuộc đời, hành trạng, về các mối quan hệ xã hội và tình hình xã hội của Nguyễn Công Trứ lại được phát hiện đầy đủ, phong phú như hiện nay. Những phát hiện này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu biết toàn diện, cụ thể sáng tác thơ văn của Nguyễn Công Trứ. 5 Thứ ba về đặc trưng văn học: Chúng ta đều biết rằng đặc trưng của văn học là tính hình tượng. Đối với thể loại thơ, cùng với tính hình tượng, chúng ta phải chú ý đến tính ước lệ của ngôn từ, đến khuôn khổ thể loại, vần nhịp v.v.. Một bài thơ thường tràn ngập các hình tượng nghệ thuật, các ngôn từ ở dạng khái niệm, các biểu tượng .. Tính hình tượng chính là yếu tố quan trọng số một để phân biệt một văn bản văn học có tính văn chương và một văn bản phi văn chương. Vì vậy các tác phẩm văn học đều dùng hình tượng để biểu đạt dụng ý tư tưởng của nhà văn. Tính hình tượng có tính chất cụ thể, cảm tính nhưng trong văn học, tính hình tượng còn liên quan đến vấn đề mẫu gốc (sơ nguyên tượng), đến ký hiệu, biểu tượng nghệ thuật . Kết hợp với các phương tiện nghệ thuật thơ khác như vần, nhịp, âm điệu …, bài thơ đem lại hứng thú thẩm mỹ cho độc giả. Người đọc cảm nhận, chia sẻ, xúc dộng với tâm sự, cảm xúc, chí khí, khát vọng của tác giả thông qua các ngôn từ, biểu tượng, hình ảnh, vần điệu của bài thơ. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, về phương diện nhận thức, không dễ dàng để hiểu một cách cụ thể, chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp, hành trạng của tác giả. Vẫn biết rằng cái tôi là một điển hình nghệ thuật và không thể đồng nhất cái tôi nghệ thuật trong bài thơ với cái tôi tác giả ngoài đời. Song nếu ta biết con người ngoài đời của tác giả với các sự kiện đời sống cụ thể, sinh động thì các tri thức ấy ít nhiều có ích để hiểu cái tôi nghệ thuật trong tác phẩm thi ca. Một thi sĩ có những bài thơ tình say đắm, bộc lộ một tình yêu mãnh liệt nhưng ngoài đời, lại không có vợ, không có một người yêu theo nghĩa một người phụ nữ đích thực. Đến khi các thiên hồi ký kể về cuộc đời tình ái trong đời thực của thi sĩ xuất hiện, chúng ta chơt hiểu nỗi buồn, sự tiếc nuối, những âm điệu đau khổ ẩn sau những câu thơ ca ngợi tình yêu mãnh liệt kia. Thơ và đời bổ sung cho nhau. Trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, chúng ta thường gặp những biểu tượng về không gian như “ trời đất” (Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc, Làm trai đứng ở trong trời đất ), “núi sông” (phải có danh gì với núi sông) tạo ấn tượng về không gian vũ trụ bao la cao rộng , môi trường hành động của kẻ sĩ. Giới nghiên cứu gọi đó là môi trường của con người vũ trụ. Chúng ta cũng gặp những khái niệm tự họa của nhà nho trung đại như “nam nhi”, “nợ công danh”, “chí tang bồng”. Đây là những khái niệm quen thuộc trong thơ nhà nho, có thể bắt gặp từ thời Trần (ví dụ 6 bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão) đến đầu thế kỷ XX (ví dụ bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu). Những từ ngữ, khái niệm đó cấp cho người đọc thế kỷ XX cảm nhận về những trang nam nhi sinh ra có sứ mệnh cao quý đối với xã hội nhân sinh, điều mà giới nghiên cứu gọi bằng khái niệm “con người tự nhiệm”. Nhưng nếu chỉ đọc thơ, người đọc hiện đại rất khó tưởng tượng con người tự nhiệm đó làm những việc gì, xử lý các quan hệ xã hội ra sao, sống và chết như thế nào …. Hầu như rất hiếm gặp hay không gặp những từ ngữ diễn đạt cụ thể môi trường xã hội, làng quê, con người Việt Nam trong các bài thơ và hát nói của Nguyễn Công Trứ . Nếu chúng ta chỉ căn cứ vào những từ, cụm từ mang tính biểu tượng đó cũng không thể hiểu thấu suốt những tư tưởng, cảm xúc của người anh hùng dọc ngang, ngang dọc Nguyễn Công Trứ. Trong khi đó những lời nói, tư tưởng, hành động việc làm cụ thể ngoài đời lại ngồn ngộn chất sống, là những yếu tố cụ thể, trực quan sinh động để chúng ta hiểu được thế giới quan, nhân sinh quan của con người phức tạp Nguyễn Công Trứ... Nhưng nhờ có các sự kiện lịch sử phản ánh, ghi chép những hoạt động cụ thể của Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời hoạt động không biết mệt mỏi của ông, chúng ta hiểu được, một cách cụ thể, sinh động đằng sau những ngôn từ không gian ước lệ như “trời đất”, “nam bắc đông tây”, “bốn bể” đó là những địa danh trải dài trên đất nước: Hải Dương, Quảng Yên, Cao Bằng, An Giang, Quảng Ngãi, Tiền Hải, Kim Sơn,… những nơi rất xa nhau về khoảng cách địa lý trên đất nước ta, mà Nguyễn Công Trứ thực tế đã có mặt để dẹp loạn, tiễu phỉ, lãnh đạo nhân dân khai hoang, lập làng lập ấp. Nhờ các ghi chép của lịch sử đó, chúng ta nhận thấy đằng sau các ngôn từ ước lệ tượng trưng là tâm huyết, là chí khí, là nghị lực, là hoài bão thực sự vì dân vì nước. Yếu tố ngoài văn bản hỗ trợ tiếp nhận văn bản là như vậy. Thiết nghĩ để cắt nghĩa rõ ràng, thấu đáo một tác phẩm văn học đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ khoa học, lôgic. Nói cách khác: để quá trình tiếp nhận văn học đi đúng hướng, không bị lệch lạc phiến diện chúng ta cần có đầy đủ kiến thức kỹ năng phân tích, bình giá về cấu trúc nội văn bản và những hiểu biết về những yếu tố ngoại văn bản (các yếu tố về gia đình, thân thế, sự nghiệp của nhà thơ nhà văn) để có những kiến giải sâu sắc và có giá trị. 7 Quan niệm như trên đây đã thôi thúc chúng tôi đi theo hướng đề tài này. Trong luận văn, chúng tôi giới hạn nghiên cứu các yếu tố ngoài văn bản trong hai nguồn tư liệu sử học và giai thoại để soi sáng thêm những vấn đề còn khuất lấp trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Lý do vì sao chúng tôi lựa chọn hai nguồn tư liệu này vì một điều đặc biệt với Nguyễn Công Trứ - ông là một tác giả duy nhất trong văn học trung đại và có lẽ trong cả văn học hiện đại được chính sử ghi chép nhiều như vậy. Về giai thoại, một số tác giả khác có thể có lượng giai thoại tương đối phong phú như giai thoại về nhà thơ Tú Xương, nhà thơ Nguyễn Khuyến… nhưng nếu xét về việc ghi chép trong chính sử thì Nguyễn Công Trứ là một nhà văn được xuất hiện với tần xuất nhiều nhất. Điều đó khẳng định một vấn đề Nguyễn Công Trứ là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến triều chính của Quốc gia, dân tộc, nhân vật tham gia vào chính sự để góp phần điều hành đất nước. Hơn nữa, trong số các tác gia văn học trung đại, Nguyễn Công Trứ là tác giả được nhắc đến nhiều nhất trong chính sử nhà Nguyễn và qua giai thoại văn học. Nguồn sử liệu và giai thoại này là nguồn tư liệu vô giá giúp hiểu sâu sắc, toàn diện hơn, đúng hơn sáng tác thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào khai tác một cách hệ thống, đầy đủ mảng tài liệu cận văn học này. Luận văn “Tiếp nhận thơ văn Nguyễn Công Trứ từ nguồn sử liệu và giai thoại” được tiến hành nhằm mục đích bổ khuyết cho mảng trống đó. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn “Tiếp nhận thơ văn Nguyễn Công Trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại” được thực hiện nhằm phục vụ cho đối tượng là những học sinh, những thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp dạy – học trong các nhà trường trung học phổ thôngcó một cuốn tư liệu phù hợp với nội dung, chương trình, trình độ tiếp nhận. Bởi trong chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành, có 01 tác phẩm hát nói nổi tiếng Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ được giảng dạy ở lớp 10. Nếu có thêm tài liệu tham khảo là những kiến thức đã tổng hợp phân tích trong luận văn sẽ giúp các thầy cô giáo và em học sinh có những hiểu biết rạch ròi về những cống hiến của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử, về mối quan hệ đặc biệt giữa cuộc đời – văn thơ – 8 giai thoại Nguyễn Công Trứ. Bên cạnh đó, luận văn góp phần định hướng cho giáo viên và học sinh những phương pháp tiếp cận sâu sắc hơn về thơ văn Nguyễn Công Trứ qua các yếu tố ngoài văn bản. Là chuyên viên phụ trách bộ môn Ngữ văn của Sở Giáo dục tỉnh Ninh Bình, mảnh đất từng là môi trường mà Nguyễn Công Trứ đã sát cánh cùng nhân dân khai hoang lấn biển, tôi nhận thấy đề tài luận văn là cần thiết không chỉ trong ý nghĩa học thuật mà còn phục vụ cho chương trình văn học địa phương. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tiếp nhận thơ văn Nguyễn Công Trứ qua nguồn sử liệu và giai thoại” làm đề tài của luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thứ nhất: Về lịch sử nghiên cứu Nguyễn Công Trứ và thơ văn của ông bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX và đến nay vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ được mở đầu với công trình nghiên cứu “Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ” (Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 1928) của nhà nghiên cứu Lê Thước. Theo đó, Lê Thước là nhà nghiên cứu đầu tiên đã chú ý tới nguồn sử liệu ghi chép về Nguyễn Công Trứ cũng như sưu tầm các giai thoại về ông, trong Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội). Sách gồm hai phần 1) Lịch sử Nguyễn Công Trứ và 2) Thi văn Nguyễn Công Trứ . Trong công trình này, Lê Thước đọc gia phả, đọc lịch sử, giai thoại để dựng lại tiểu sử Nguyễn Công Trứ khá công phu. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ được tác giả Lê Thước chia thành các giai đoạn I) thời hàn vi; II) Thời hiển đạt gồm các chặng : Hoạn lộ, hoạn hải ba đào; III) Thời hưu trí. Sách có mục IV) Công nghiệp Nguyễn Công Trứ dành cho khảo về: công đánh giặc: như dẹp Phan Bá Vành, đánh dẹp mạn Quảng Yên, đánh dẹp Nông Văn Vân; đánh thành Trấn Tây; công khẩn hoang: tại hạt Nam Định, tại Ninh Bình, tại Quảng Yên. Trong công trình này,bằng việc tìm tòi, nghiên cứu công phu, Lê Thước đã thống kê trên 20 sự kiện mà Nguyễn Công Trứ đã lập nên trong cuộc 9 đời hành trạng của mình. Nhưng khi nghiên cứu thơ văn, Lê Thước chưa quan tâm vận dụng các tri thức về tiểu sử Nguyễn Công Trứ để giải thích, cắt nghĩa. Tiếp đến, nhà nghiên cứu Nguyễn Bách Khoa trong sách Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1944) đã dùng lại các thông tin về tiểu sử Nguyễn Công Trứ mà sách của Lê Thước đã cung cấp. Đây là một công trình quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa. Công trình này xuất bản năm 1944 khi khoa nghiên cứu văn học Việt Nam đang trong tiến trình hiện đại hóa những lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu từ bên ngoài được vận dụng vào Việt Nam. Nguyễn Bách Khoa đã lần đầu tiên vận dụng phương pháp xã hội học văn học, đặt sáng tác Nguyễn Công Trứ vào bối cảnh lịch sử. từ sự so sánh đối chiếu những cứ liệu lịch sử, nhà nghiên cứu đã kết luận: “Sự nghiệp Nguyễn Công Trứ gồm có hai phần: một thuộc về võ công, một thuộc về chính trị. Về võ công thì thấy sử chép lại 4 việc: dẹp giặc Phan Bá Vành ở Nam Định (1826), dẹp giặc bể ở Quảng Yên (1838), dẹp giặc Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833), đánh thành Trấn Tây (1841). Về chính trị thì có công cuộc khẩn hoang ở Nam Định, ở Ninh Bình, lập ra được hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn, dân cầy cấy được thêm 33.570 mẫu ruộng. Nay ở huyện Tiền Hải, làng Đông Quách vẫn còn đền thờ Nguyễn Công Trứ do nhân dân vùng đó dựng lên để tỏ lòng biết ơn và kỉ niệm. Muốn nhận chân được tính cách chung của sự nghiệp Nguyễn Công Trứ, không thể không nghiên cứu những bài sớ tấu của ông dâng lên nhà vua bàn về những công việc ông định làm. Những sớ tấu này đều có chép trong sách Đại Nam chính biên thực lục, giáo sư Lê Thước có trích đăng và dịch ra quốc văn trong cuốn Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Công Trứ. Tài liệu dùng ở chương này phần lớn là mượn ở tập ấy của Lê Thước”. Sau này, trong công trình “Tuyển tập nghiên cứu và phê bình” (Nhà xuất bản Lao động, Trung tâm văn hóa Đông Tây) nhà nghiên cứu lại có những kiến giải rất sâu sắc mối quan hệ giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ. Nhưng Nguyễn Bách Khoa ít quan tâm đến tiểu sử Nguyễn Công Trứ mà hướng sự chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội rộng lớn trong đó Nguyễn Công Trứ đã sống, hoạt động, sáng tác. Nguyễn Bách Khoa chê Lê Thước không biết vận 10 dụng phương pháp xã hội học nên không hiểu được Nguyễn Công Trứ Ông Lê Thước đã thú nhận sự bất lực của mình, khi muốn giải thích tính cách “mâu thuẫn” của tâm lí và cuộc đời Nguyễn Công Trứ”. Nguyễn Bách Khoa chủ trương phân tích tư tưởng và thơ văn Nguyễn Công Trứ trong hoàn cảnh lịch sử xã hội mà ít quan tâm đến tiểu sử. Ông có thể là học giả Việt Nam đầu tiên dẫn Các Mác trong một công trình nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam : “Trước hết, các nhà khoa học đều công nhận là có những cá nhân đặc biệt, và trong sự sáng tạo, ngoài những động lực xã hội, còn có những động lực tâm lí của cá nhân dự phần vào. Nhưng họ đã tìm được đến cội rễ xã hội của ngay cả những động lực tâm lí ấy. Căn cứ vào nguyên tắc căn bản này: Con người là một sản vật kết tinh của những tương quan xã hội (C.Mác) họ đã minh chứng được rằng bao nhiêu thuộc tính sinh lí và tâm lí đặc biệt của người có tài cũng đều là “tác phẩm” của đời sống xã hội cả” (dẫn theo Nguyễn Công Trứ về tác giả , tác phẩm ,tr. 104). Ngoài ra còn một loạt các công trình, các bài viết của các tác giả lớn về Nguyễn Công Trứ: Vũ Ngọc Khánh “Nguyễn Công Trứ một cá nhân, một danh nhân văn hóa” (theo “Nguyễn Công Trứ con người, cuộc đời và thơ”, NXB HNV, HN 1996). Phan Thế Ngũ với bài viết về sáng tác của Nguyễn Công Trứ (theo “Nguyễn Công Trứ - về tác giả, tác phẩm – tuyển tập nghiên cứu và phê bình” (NXBGD, H, 2007. Nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích kỹ những yếu tố của thời đại, của tâm lý tư tưởng chi phối và ảnh hưởng đến sáng tác Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Đức Mậu “ Hát nói Nguyễn Công Trứ trong lịch sử văn hóa dân tộc”, (theo “Hát nói Nguyễn Công Trứ chuyên luận và tinh tuyển”, NXB Nghệ An, 2008). Trần Ngọc Vương với bài viết “Từ hồi quang người anh hùng thời loạn đến khuôn hình một tài tử phong lưu” (theo “Nguyễn Công Trứ con người, cuộc đời và thơ”, NXB HNV, HN 1996). Đích của bài viết là tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới ánh sáng của tư tưởng loại hình học tác giả văn học và thông qua đó, chỉ ra lôgíc, tính quy luật của sự vận động nội tại trong lịch sử văn học Việt Nam. Trần Nho Thìn với bài viết “Nguyễn Công Trứ và thời đại của chúng ta” (theo “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử”, NXB Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2008). Một 11 bài viết đã vận dụng tri thức và phương pháp nghiên cứu liên ngành để cắt nghĩa lý giải thơ văn, con người Nguyễn Công Trứ. GS.TS Trần Nho Thìn đã chỉ ra phương hướng suy nghĩ mới, những cứ liệu lịch sử quan trọng để giới nghiên cứu chú ý đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về Nguyễn Công Trứ. Đặc biệt cần tìm hiểu thấu đáo, nhiều chiều để đánh giá một số sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc đời hành đạo Nguyễn Công Trứ, tránh cực đoan phiến diện. Nguyễn Khoa Điềm với bài viết “Nguyễn Công Trứ với chúng ta hôm nay” (theo “Nguyễn Công Trứ con người, cuộc đời và thơ”, NXB HNV, HN 1996). Nhìn chung, từ đó về sau, hầu như tất cả các nghiên cứu lớn nhỏ về Nguyễn Công Trứ đều ít nhiều dẫn các sưu tầm của Lê Thước về tiểu sử, về giai thoại xung quanh Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, việc vận dụng các tri thức này một cách hệ thống và nhằm mục đích hiểu sâu, hiểu toàn diện sáng tác thơ văn Nguyễn Công Trứ còn ở mức độ rất sơ sài. Xu hướng chung, áp đảo là chỉ dừng lại phân tích bản thân văn bản tác phẩm Nguyễn Công Trứ để rút ra các nhận định về nhà nho tài tử, về chí nam nhi, về nhân tình thế thái. Các nhà nghiên cứu gần đây cũng ít khai thác những sưu tầm, khám phá mới về tiểu sử và giai thoại về Nguyễn Công Trứ do Mai Khắc Ứng, Đinh Văn Niêm thực hiện. Thứ hai: Về lịch sử sưu tầm, nghiên cứu tiểu sử và giai thoại Nguyễn Công Trứ. Về nguồn sử liệu: Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhất đó là những tài liệu ghi trong sử sách. Sử liệu về Nguyễn Công Trứ bao gồm những ghi chép về những sự kiện lịch sử trong chính sử nhà Nguyễn: Đại Nam thực lục, Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí… Tiểu sử của Nguyễn Công Trứ được đề cập trong chính sử có tính xác thực cao. Ghi chép về cuộc đời hành trạng của Nguyễn Công Trứ một cách tiêu biểu và công phu nhất phải kể đến bộ sử liệu Đại Nam thực lục chính biên. Tiếp đến là những bộ sử khác như Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí. Bộ sử Đại Nam chính biên liệt truyện phản ảnh lịch sử Đàng Trong thông qua hệ thống hành trạng cá nhân – tiểu sử nhân vật. Tác phẩm thể hiện quan điểm chính thống về lịch sử Đàng Trong của giai cấp phong kiến triều Nguyễn, trong đó vai trò của Uy 12 viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ được ghi chép khá chi tiết với các công cuộc dẹp loạn, an dân và khai hoang mở đất…Người có công sưu tầm lịch sử đầu tiên về Nguyễn Công Trứ trong sử liệu là ông Mai Khắc Ứng. Với công tìm kiếm, tra cứu đã dẫn được hơn 100 sự kiện lịch sử về cuộc đời hành trạng của Nguyễn Công Trứ (được Trần Nho Thìn đưa vào cuốn Nguyễn Công Trứ về tác giả tác phẩm). Gần đây, vào năm 2007, nhân kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Công Trứ, tác giả Đinh Văn Niêm – cựu phi công người Hà Tĩnh đã cất công sưu tầm, tìm kiếm những ghi chép về cuộc đời Nguyễn Công Trứ một cách đầy đủ nhất. Đinh Văn Niêm đã khảo lục chỉ ra 261 sự kiện ghi chép có liên quan trực tiếp đến Nguyễn Công Trứ, ghép nối lại với nhau thành một “tiểu sử” Nguyễn Công Trứ. Về nguồn giai thoại: Đúng theo nghĩa từ nguyên của nó là câu chuyện đẹp câu chuyện hay...là những sáng tác về một nhân vật, hay những sáng tác của chính bản thân nhân vật đó được đồn đại, lưu truyền theo đúng thi pháp giai thoại....Ở giai thoại người ta có quyền hư cấu nhưng không vì vậy mà ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó bị giảm. Chuyện không nhất thiết là có thực song vẫn y như thực. Thực ở con người ấy với bản lĩnh, tính cách đã quá rõ ràng, đã được khẳng định với thời gian. Thực ở giai đoạn xã hội ấy với những mối tương quan, những điều kiện chủ quan, khách quan đặt ra tình huống ấy và phương pháp giải quyết có cả hư cấu (Vũ Ngọc Khánh - Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nxb Văn hóa -1994 tr18). Nói cách khác, giai thoại là những câu chuyện được hư cấu trên cơ sở của sự thật về con người, cuộc đời. Giai thoại khúc xạ sự thật về con người. Có người, có việc ắt có giai thoại đi theo. Với Nguyễn Công Trứ không chỉ xuất hiện nhiều qua những ghi chép trong chính sử, còn trong các giai thoại. Trong số 81 câu chuyện tản mạn về con người, cuộc đời Nguyễn Công Trứ được lưu truyền trong dân gian, các tác giả đã chọn lọc biên soạn lại để đưa vào tập sách 36 giai thoại tiêu biểu. Qua đó dựng lên một chân dung Nguyễn Công Trứ qua cái nhìn “dân gian” - từ góc độ khác với những lí giải, nghiên cứu hàn lâm - của hậu thế về con người của cụ Thượng Uy Viễn. Từ những khái quát trên, soi vào các công trình nghiên cứu đã có, hầu hết các nhà nghiên cứu đều vận dụng ở các mức độ khác nhau những hiểu biết về thân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan