Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận hôn nhân đồng tính...

Tài liệu Tiểu luận hôn nhân đồng tính

.DOC
16
6521
139

Mô tả:

DÀN Ý BÀI TIỂU LUẬN Nội dung Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2 1. Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới. 2 2. Số liệu thống kê tỷ lệ người đồng tính. 3 2.1. Việt Nam. 3 2.2. Thế giới. 4 3. Pháp luật và dư luận Việt Nam về vấn đề này. 4 3.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành. 4 3.2. Quan điểm của dư luận xã hội. 5 3.3. Quan điểm từ những người nghiên cứu. 5 4. Các luận điểm về việc không tán thành sự cần thiết phải 6 ghi nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình. 4.1. Cái nhìn từ góc độ chính trị, nhân quyền. 6 4.2. Cái nhìn từ góc độ xã hội. 6 4.3. Cái nhìn từ góc độ tâm lý học. 7 4.4. Cái nhìn từ góc độ tôn giáo – truyền thống. 7 4.5. Cái nhìn từ góc độ y học. 9 5. Pháp luật của những quốc gia và dư luận xã hội trên thế 10 giới chưa tán thành kết hôn đồng giới. C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ. 11 1 D. DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO. 12 A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Hôn nhân đồng giới đang là một vấn đề được tranh luận rất sôi nổi trên thế giới hiện nay. Hiện tại, tính đến thời điểm này, có hơn 10 quốc gia trên thế giới đã công nhận kết hôn đồng giới trong Luật (Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina). Ngoài 10 nước đã liệt kê trên còn có năm tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire, thủ đô Washington) cùng với thủ đô Mexico (Thành phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Tại thời điểm này ở Việt Nam, các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, bác sĩ, luật sư… đang lên tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để ủng hộ việc công nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình. Nhưng liệu việc quá vội vàng công nhận việc kết hôn đồng giới đã là một giải pháp an toàn và tốt nhất cho vấn đề tại thời điểm hiện tại hay chưa? Theo quan điểm của tôi, thì chúng ta không nên vội vàng công nhận kết hôn đồng giới trong Luật. Chúng ta nên xem xét và nghiên cứu vấn đề hôn nhân đồng giới một cách tổng thể, dưới nhiều góc độ khác nhau rồi mới quyết định công nhận hôn nhân đồng giới ở một thời điểm thích hợp trong tương lai xa. Việt công nhận kết hôn đồng giới trong Luật vội vàng sẽ khiến chúng ta không thể lường trước được những hậu quả phát sinh và kéo theo của nó, cũng như những tác động tiêu cực mà nó mang lại cho các thế hệ tương lai. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2 1. Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới. - Đồng tính luyến ái: được nói một cách khiếm nhã là Pê-đê (từ tiếng Pháp pédé, hay Gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và Lesbian (dùng cho phái nữ), là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau. Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng tính dục (sexual orientation). - Hôn nhân đồng giới: là cuộc hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học. Qua các nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã chứng minh, xu hướng tình dục đồng tính đã tồn tại hàng ngàn năm nay như một điều hiển nhiên không thể khác. Đồng tính là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được, chứ không đơn giản là sự lệch lạc về tâm lý, là sự học đòi, sự a dua. Người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, thực tế không phải chỉ có hai giới như chúng ta vẫn thường biết, mà là ba giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận ngoài những người đồng tính “tự nhiên”, còn có không ít trường hợp đồng tính do sự lệch lạc về quan hệ tình dục. Đó là những bạn trẻ có cuộc sống ăn chơi trác táng và có những quan niệm lệch lạc về tình dục đồng giới do ảnh hưởng văn hoá phẩm phẩm đồi trụy, không lành mạnh. Đây được xem như là một tệ nạn của xã hội. Vậy, pháp luật có nên thừa nhận hôn nhân đồng tính là hôn nhân hợp pháp? Nếu thừa nhận, chúng ta sẽ 3 phải sửa đổi một loạt các qui định hiện hành như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình… để điều chỉnh hàng loạt vấn đề kéo theo quan hệ “hôn nhân” này như con cái (con nuôi, hoặc con đẻ của một người nếu cặp đôi đồng tính là nữ), tài sản, quyền và nghĩa vụ “vợ, chồng”, thừa kế… Hiệp Hội Các Nhà Tâm Thần Học vào năm 1973, năm 1975 Hiệp Hội Các Nhà Tâm Lý Học Hoa Kỳ cũng đã loại khỏi danh sách tâm bệnh những suy nghĩ và hành động đồng tính. Tóm lại từ sau năm 1975 cả tâm thần học và tâm lý học không còn xếp quan niệm và hành động đồng tính trong danh sách những hội chứng tâm bệnh hay tâm lý nữa. Sau cùng năm 1990, Cơ Quan Y Tế Thế Giới cũng công nhận rằng đồng tính không phải là “bệnh”. Và gần đây nhất năm 2001, Hiệp Hội Các Nhà Tâm Thần Học Trung Hoa cũng đã loại bỏ đồng tính khỏi danh sách tâm bệnh. 2. Số liệu thống kê tỷ lệ người đồng tính. 2.1. Việt Nam. - Một cuộc thăm dò của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 tiến hành trên 300 học sinh của ba trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42% học sinh cho rằng 1% học sinh trong trường mình là đồng tính, 2% học sinh cho rằng tỉ lệ này là 5%, 8% học sinh cho rằng 10%, còn 25% học sinh còn lại cho rằng nhiều hơn nữa. - Các tổ chức khác nhau đưa ra dự đoán hoặc ước tính số người đồng tính khác nhau. Theo một báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26/9/2006, chưa có những số liệu chắc chắn về số lượng đồng tính nam ở Việt Nam. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam ước tính là khoảng 4 70.000 người. Nhưng theo một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam, con số này lại vào khoảng 50.000-125.000 người.1 - Việc thống kê một cách đầy đủ và rộng khắp để đưa ra những số liệu đúng đắn về người đồng tính ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách đối với người đồng tính cũng như tác động đối với xã hội nói chung. Tuy nhiên, việc thống kê này có nhiều khó khăn như sự khác nhau trong định nghĩa đồng tính luyến ái, sự không công khai của người đồng tính và sự không quan tâm đầy đủ của chính quyền và xã hội. 2.2. Thế giới. Tỉ lệ người hoàn toàn đồng tính trong dân chúng trên thế giới là từ > 1% đến 10%, đồng tính nam nhiều hơn đồng tính nữ. Các số liệu thay đổi tùy quốc gia. Một nghiên cứu 1992 cho thấy 6.1% nam giới ở Vương quốc Anh từng có quan hệ đồng tính, trong khi ở Pháp là 4.1%. Theo một thống kê 2003, 12% người Na Uy từng quan hệ tình dục đồng giới. Trong một cuộc thăm dò 2008, trong khi chỉ có 6% người Anh tự nhận là đồng tính hoặc song tính, 13% người Anh đã từng quan hệ tình dục với người cùng giới. Ở Mỹ, cuộc thăm dò ngày 4 tháng 11 năm 2008 trong cuộc bầu cử Tổng thống cho thấy tỉ lệ người tự nhận là đồng tính hoặc song tính là 4%.2 3. Pháp luật và dư luận Việt Nam về vấn đề này. 3.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành. 1 Số liệu từ Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (web: http://www.ics.org.vn/hieu-ve-lgbt/tam-ly/243tong-quan-dong-tinh-tai-viet-nam.html) 2 Số liệu từ http://vi.wikipedia.org/wiki/ 5 - Theo Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn". - Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 còn quy định "nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính". Do đó, khi những cặp đồng tính tổ chức đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật Việt Nam. 3.2. Quan điểm của dư luận xã hội. Cuối năm 2010, cư dân mạng từng “sốt xình xịch” vì đám cưới của hai cô gái trẻ. Và vài ngày nay, người ta lại bàn luận không ngớt trước sự kiện nhiều trang mạng đưa tin đám cưới đồng tính công khai thứ hai ở Việt Nam. Lần này “cô dâu, chú rể” cùng là nam! Nhiều tờ báo đưa tin: đám cưới của cặp đôi này được tổ chức hoành tráng tại tòa nhà sự kiện Forever đường Nguyễn Thông, TP HCM. Hàng loạt các bức ảnh được đăng tải cho thấy, hai “nhân vật chính” trông rạng ngời hạnh phúc và thỉnh thoảng lại dành cho nhau những cử chỉ âu yếm, thân mật. Đám cưới cũng được bắt đầu với màn cắt bánh gato, rót rượu… khá trang trọng. Có thể nói, dưới con mắt của phần lớn người Việt Nam, nhất là những người lớn tuổi, hôn nhân đồng giới là sự “kỳ dị”, không bình thường và khó chấp nhận. Đám cưới này dù được cả gia đình hai bên ủng hộ, dù “xuất phát từ tình yêu chân thành” của “cô dâu”, “chú rể”, nhưng vẫn là hành động “không bình thường”, khác với phong tục tập quán lâu nay. Đấy là chưa nói đến khía cạnh pháp luật, kết hôn đồng giới chưa được thừa nhận và hai “cặp đôi” này chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là vợ chồng, vì họ không thể đăng ký kết hôn. 6 Nhưng, bên cạnh đó, lại có khá nhiều ý kiến, nhất là giới trẻ, bày tỏ sự cảm thông, kể cả thán phục và ngưỡng mộ, cho đây là hành động “dũng cảm”, dám công khai sống thật với giới tính của hai cặp đôi trên và cho rằng, xã hội phải có cái nhìn thay đổi cho phù hợp với thực tế. Những người đấu tranh vì hôn nhân đồng tính cũng khẳng định, các cặp đôi đồng tính có một đời sống vô cùng bình thường. “Đời sống vợ chồng” của họ không gây ảnh hưởng gì đến xã hội. Nếu cấm họ kết hôn với nhau, nghĩa là đã vô tình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. 3.3. Quan điểm từ những người nghiên cứu. Trong bài trả lời phỏng vấn một tờ báo, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết 3 cho rằng, những người đồng tính nam và đồng tính nữ, họ là giới thứ ba, xã hội buộc phải thừa nhận. GS Thuyết cũng đưa ra quan điểm: Những người đồng tính đi tới chung sống với nhau là “chuyện mà pháp luật nên thừa nhận và sớm thừa nhận để có những ràng buộc về mặt pháp lý,đảm bảo quyền lợi cho những đôi bạn trẻ cũng như tất cả những người xung quanh”. Luật sư Trịnh Anh Dũng – Trưởng Văn phòng luật sư Trịnh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: “Vấn đề hôn nhân đồng giới là một vấn đề tương đối nhạy cảm, từ trước đến nay, cả trên thế giới và tại Việt Nam đều có nhiều luồng quan điểm khác nhau và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như đạo đức, tôn giáo, pháp luật, y học… Dưới góc độ pháp luật, tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đã qui định tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình. Đối chiếu với các quy định và tinh thần của pháp luật nêu trên, tôi cho rằng, quyền yêu và được yêu, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng về xã hội và gia đình của người đồng giới cần được pháp luật tôn trọng và bảo vệ”. 3 Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn. 7 4. Các luận điểm về việc không tán thành sự cần thiết phải ghi nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình. 4.1. Cái nhìn góc độ chính trị, nhân quyền. Những trường phái ủng hộ việc kết hôn đồng giới, họ đều có xu hướng đưa quan điểm nhân quyền ra để lập luận “Con người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau, đều có quyền mưu cầu hạnh phúc”. Họ dựa vào nhân quyền để cho rằng những người đồng tính luyến ái cũng phải được có quyền được kết đôi với những người như mình và được xã hội, nhà nước và pháp luật chấp nhận. Nhưng nhân quyền cũng cần phải được đặt trong tổng thể các lợi ích của xã hội, các mối quan hệ và lợi ích của các thệ hệ tương lai. Nhưng những quan điểm như thế là chưa đủ sức thuyết phục, việc chấp nhận kết hôn đồng giới là một vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm, điều này liên quan không chỉ đối với những chủ thể được hưởng quyền đó, mà còn có tác động to lớn đến các xu hướng trong xã hội và các thệ hệ tương lai của nhân loại. Nếu chúng ta chấp nhận hôn nhân đồng giới một cách vội vã, liệu điều đó có tốt ko? Chúng ta không nên làm như vậy, mà hãy nên xem xét và đưa ra những kế hoạch, chính sách phù hợp đối với những nhóm người đồng tính trong xã hội trước. Điều này sẽ tạo tiền đề để dư luận xã hội có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề này. 4.2. Cái nhìn từ góc độ xã hội. Nếu chấp nhận hôn nhân đồng giới, thì chúng ta sẽ phải định nghĩa lại: hôn nhân là gì? Mục đích của hôn nhân? chức năng của hôn nhân? Gia đình đồng giới sẽ được hiểu như thế nào? Ai là vợ, ai là chồng? Nhưng nếu những cuộc hôn nhân đồng giới chỉ giới hạn trong thiểu số của xã hội, thì sẽ không phải là vấn đề quá lớn để chúng ta phải lo lắng. Nhưng việc chấp nhận hôn nhân đồng giới quá vội vàng khi mà chúng ta chưa có những chính 8 sách, kế hoạch phù hợp, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Xu hướng những cặp đồng tính trong xã hội đang ngày một tăng (có thể do lý do sinh lý, xã hội, tâm lý, trào lưu…) thì việc chấp nhận hôn nhân đồng giới một cách vội vã sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực: các thế hệ tương lai sẽ ra sao, những đứa con trưởng thành trong những gia đình phụ huynh đồng tính sẽ bị ảnh hưởng thế nào, xu hướng xã hội về vấn đề này sẽ tiến triển đến đâu… 4.3. Cái nhìn từ góc độ tâm lý học. - Nguy cơ "hôn nhân" không bền vững là lớn. Xã hội nên có những cái nhìn thẳng thắn; nếu là trào lưu thì nên định hướng, đừng a dua theo. Với những người thực sự bị đồng tính thì họ cũng có những khó khăn riêng của mình, khó hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng. Khó khăn lớn nhất mà các cặp đôi đồng tính phải đối mặt là dư luận. Nếu họ biết cách hạn chế dư luận thì sẽ giữ được tình yêu bền lâu và đỡ căng thẳng, vì hôn nhân của những cặp đôi này là không vững, họ không có những ràng buộc giống như những cặp đôi bình thường khác. - Những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của những đứa con trong gia đình đồng tính. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ là đều là đồng giới, liệu tâm lý của chúng có phát triển bình thường và tích cực như những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình bình thường không? Có rất nhiều những nghiên cứu hiện nay trên thế giới về vấn đề này, nhưng chúng ta vẫn chưa thể kết luận chính xác. Vì vậy, thay vì vội vã công nhận hôn nhân đồng giới, thì chúng ta nên có những nghiên cứu về mọi mặt đối với một mô hình hôn nhân đồng giới, rồi mới trả lời rằng: chấp nhận hay không chấp nhận. 4.4. Cái nhìn từ góc độ tôn giáo – truyền thống. 9 “Chúng tôi mạnh mẽ khẳng định rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ…” Đó là lời tuyên bố mạnh mẽ của Đức Tổng Giám Mục Dolan 4 nhằm phản đối quyết định hợp pháp hôn nhân đồng tính của Tiểu Bang New York. Thánh Kinh đã ghi lại, ngay từ thuở xa xưa khi mới tạo dựng đất trời, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam và có nữ (Adam và Eva) Ngài đã tác thành cho họ để trở nên vợ chồng, và xây dựng một khung hình sinh hoạt mang tính cộng đồng đầu tiên của nhân loại. Cấu trúc của gia đình, theo đó, là sự kết hợp chặt chẽ và vững bền giữa một người nam và một người nữ. Sự kết hợp này phản ảnh xã hội tính, giới tính, nhu cầu tâm sinh lý, và nhu cầu bảo tồn nòi giống. Từ mô hình này, vai trò làm chồng, vai trò làm vợ, vai trò làm cha, vai trò làm mẹ, vai trò làm con, làm anh, chị, em… được thành hình và truyền thụ cho đến ngày nay. Nó cũng là bước khởi đầu cho một mô hình xã hội phát xuất từ hôn nhân giữa người nam và người nữ. Ý niệm về hôn nhân và gia đình đã vươn rộng đưa đến mô hình đại gia đình, bao gồm nhiều thế hệ của một dòng tộc. Ảnh hưởng này đã đâm rễ sâu trong sinh hoạt xã hội theo văn hóa Á Đông mà điển hình là Việt Nam. Tuy ngày nay quan niệm và ảnh hưởng đại gia đình đang được thay thế bằng quan niệm và ảnh hưởng tiểu gia đình dựa theo đà phát triển kinh tế, xã hội, công ăn việc làm…đặc biệt tại các xã hội Tây Phương. Nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn là một ý niệm và nề nếp sinh hoạt nền tảng của xã hội. Chính Thiên Chúa đã kết hợp Adam với Eva. Tình yêu nối kết giữa hai người khắng khít đến độ, cũng theo Thánh Kinh, “vì thế, người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình. Và cả hai trở nên một” 5. Từ ngữ người nam, 4 5 Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng giám mục New York. Sáng Thế, 2:23-24 10 người nữ, cha, mẹ là những từ ngữ đã làm nên ý nghĩa và định nghĩa của hôn nhân ngay từ nguyên thủy. Quan điểm đầu tiên nhắm vào những lý luận và cuộc sống đồng tính và hôn nhân đồng tính cho rằng, đồng tính và hôn nhân đồng tính phải được thừa nhận và phải được coi như ngang hàng với hôn nhân căn bản giữa người nam và người nữ. Nhưng dù có những lý luận và giải thích cách này hay cách khác của con người, Thánh Kinh đã khẳng định rất rõ ràng: “Từ đầu Thiên Chúa đã dựng nên họ. Ngài dựng nên họ có nam, có nữ”.6 Không những Thánh Kinh nói về nền tảng hôn nhân một vợ, một chồng giữa người nam và người nữ, nó còn cho ta biết về một mục đích khác nữa của hôn nhân là để sinh sản con cái. Thiên Chúa đã nói với Adam và Eva: “Hãy sinh sản ra nhiều trên mặt đất”.7 “Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ”. Hôn nhân dưới ánh sáng Lời Chúa là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Hình thức hôn nhân này không chỉ được nhìn thấy qua các nền văn hóa của nhân loại, dù dưới chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, hoặc ngay cả trong chế độ đa thê trước đây. Do đó: - Hôn nhân đồng tính không trả lời được đòi hỏi của Thiên Chúa về sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. - Hôn nhân đồng tính không giải thích được lý do tại sao từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam, có nữ và Ngài đã phối hợp, nối kết họ để cả hai nên một xương thịt với nhau. 6 7 Máccô, 10:6 Sáng Thế, 1:28 11 - Hôn nhân đồng tính cũng không trả lời được mệnh lệnh Thiên Chúa khi Ngài truyền dậy những người bước vào đời sống hôn nhân: “Hãy sinh sản ra nhiều mặt đất”.8 Ngày 09/01/2012, Đức Thánh Cha đã lên tiếng cảnh báo: Hôn nhân đồng tính là một trong nhiều mối đe dọa cho cơ cấu gia đình theo truyền thống, và làm tổn hại đến “chính tương lai của nhân loại”. Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ đưa ra những nhận định chống lại thứ Hôn nhân đồng tính trong bài diễn văn ngỏ cùng các phái đoàn ngoại giao quy tụ tại Vatican vào dịp đầu năm mới. Trong bài diễn văn đầu năm mới 2012, Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô 9 đã lên tiếng cảnh báo Hôn nhân Đồng tính là một trong những mối đe dọa cho cơ cấu gia đình truyền thống. Ngài nói: “Gia đình không chỉ đơn thuần là một khế ước xã hội, nhưng hơn nữa, còn là tế bào cơ bản của mọi xã hội. Vì thế, những đường lối chính sách nào làm suy yếu cơ cấu gia đình, thì thực sự đe dọa đến phẩm giá con người và tương lai của chính nhân loại. Cơ cấu gia đình là cơ cấu nền tảng cho mọi tiến trình giáo dục và tăng trưởng cả trên bình diện cá nhân lẫn quốc gia. Do đó, nhất nhiết cần đến những chính sách nhằm thăng tiến gia đình, hỗ trợ cho sự liên đới xã hội và đối thoại.” Tóm lại, mặc dù tôn trọng những quyết định lựa chọn của người đồng tính, dù được pháp luật ủng hộ hay cho phép, nhưng trong niềm tin và dưới ánh sáng lời Chúa, ta không thể làm gì khác hơn là trở về với sự kết hợp mà từ ban đầu Thiên Chúa đã làm đối với Adam và Eva, đó là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. 4.5. Cái nhìn từ góc độ y học. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống. 8 9 Sáng Thế, 1:28 Đương kim giáo hoàng Công giáo Rôma và là giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội. 12 Những cặp đình đồng tính nam liệu có đảm bảo được điều này không? Điều này có làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai của nhân loại không? 5. Pháp luật của những quốc gia và dư luận xã hội trên thế giới chưa tán thành kết hôn đồng giới. - Châu Phi: Trong số 51 nước được khảo sát thì 23 nước có luật chống TDĐG (Tình dục đồng giới) nhưng 8 nước chỉ áp dụng với nam; 18 nước không có luật. Hình phạt với những người có hành vi TDĐG dao động từ phạt tiền, tù giam cho đến tù chung thân (Tanzania, Sierra Leone, Uganda coi tù chung thân là 20 năm) và tử hình (Sudan, Mauritania). Nam Phi có lẽ là nước tiến bộ nhất ở châu lục đen về thái độ với xu hướng tình dục: Hiến pháp chống lại sự kỳ thị các xu hướng tính dục và toà án tối cao cho phép hôn nhân đồng giới từ năm 2006. Luật chống lại sự kỳ thị về xu hướng tính dục trong tuyển chọn lao động: hầu hết các nước Phi châu không có luật này, trừ Namibia (có từ 1992) và Nam Phi. Về tỷ lệ cộng đồng chấp nhận và không chấp nhận hành vi TDĐG thì Kenya đứng đầu: chỉ có 1% dân số chấp nhận còn 99% phản đối; Senegal 2% và 98%; Mali 3% và 96%; Ghana 4% và 93%; Nigeria 4% và 95%; Uganda 4% và 95%…Tỷ lệ chấp nhận cao nhất thuộc về Nam Phi 33% và phản đối là 63%. - Châu Á: Trong số 45 nước được khảo sát thì 18 nước có luật chống TDĐG nhưng 4 nước chỉ áp dụng với nam (Bahrain, Pakistan, Turmekistan, Uzbekistan). Việt Nam thuộc những nước không có luật chống TDĐG nhưng cũng không có luật chống kỳ thị và văn bản của Luật Hôn nhân gia đình không có điều khoản nào cho phép hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, trên thực tế đã từng có kết hôn cùng giới được nói đến trên phương tiện thông tin đại chúng. 13 Kết quả khảo sát về sự chấp nhận của cộng đồng với TDĐG (trả lời câu hỏi: xã hội có chấp nhận TDĐG không?) thì tỷ lệ đồng ý trong dân số ở Việt Nam chỉ là 13% và phản đối là 84% nhưng Ấn Độ còn khắt khe hơn nghĩa là chỉ có 7% dân số chấp nhận, 63% phản đối; Bangladesk: 7% và 87%. Hình phạt những người TDĐG cũng dao động từ phạt tiền, tù giam, tù chung thân (Bangladesk, Pakistan, Ấn Độ, Myanmar, Singapore) cho đến tử hình (Iran, A rập Sê út, A rập Emirat thống nhất, Yemen). Hầu hết các nước châu Á không có luật chống kỳ thị người TDĐG, trừ Hong Kong, Philippine, Nhật và Israel (ngay cả trong quân đội nước này cũng không kỳ thị). Ở Campuchia, quốc vương Norodom Sihanouk đã kêu gọi hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Trung Quốc cũng đang xem xét lại luật hôn nhân. Afghanistan vẫn coi TDĐG là tội hình sự nhưng không còn áp dụng tội tử hình nữa (sau khi chính quyền Taliban bị đổ). Luật hình sự có hiệu lực từ 1976 vẫn xử tù nhiều năm về tội ngoại tình và lạm dụng tình dục trẻ em đồng giới. Indonesia có dự luật chống TDĐG năm 2003 nhưng chưa được thông qua, việc chuyển giới được chính phủ ủng hộ để chữa những bệnh liên quan đến bản sắc giới. Bắc Triều tiên không cho phép bàn luận về TDĐG, coi đó là bệnh của chủ nghĩa tư bản hay một tệ nạn xã hội. - Châu Âu: Tất cả 52 nước đều không có luật chống TDĐG; luật chống kỳ thị có ở hầu hết các nước, vì thế ở lục địa này không có hình phạt gì với ngườiTDĐG. Hôn nhân đồng giới hay đăng ký chung sống giữa những người đồng giới được phép ở nhiều nước. Đan Mạch là nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc hôn nhân đồng giới. Ở châu Âu, Cộng hoà Séc có tỷ lệ chấp nhận TDĐG cao nhất 83% và 16%; Đức chiếm vị trí thứ hai 83% và 15%; thứ 3 là Pháp với tỷ lệ chấp nhận và phản đối là 77% và 21%. 14 - Châu Mỹ: Trong số 28 nước ở Bắc và Trung Mỹ, có 6 nước còn có luật chống TDĐG; 7 nước có luật chống kỳ thị. Không có hình phạt nặng như chung thân hay tử hình với những người TDĐG. Canada cho phép hôn nhân đồng giới. Về tỷ lệ chấp nhận của cộng đồng với TDĐG thấy ở Canada 69%, tỷ lệ phản đối 26%; ở Mỹ là 51% và 42% tương ứng. Tại Nam Mỹ (gồm 14 nước), chỉ có Guyana có luật chống TDĐG nhưng chỉ áp dụng với nam và hình phạt nặng là tù chung thân. Ngoài ra, các nước này cho phép chung sống đồng giới. - Châu Đại dương: Trong 21 nước thì có đến 10 nước nhỏ có luật chống TDĐG nhưng chỉ áp dụng với nam. Úc không có luật chống TDĐG; có luật chống kỳ thị ở tất cả các bang. Hôn nhân đồng giới còn bị cấm ở một số vùng (Nam Úc và Victoria). C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ. Từ các luận điểm đã nêu trong bài viết, cùng với những số liệu cụ thể đã thống kê tại phần 2 và 5; xét thấy, chúng ta chưa cần thiết phải đưa quy định kết hôn đồng giới vào trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trong thời gian sắp tới. Việc xem xét, nghiên cứu và đánh giá một cách thận trọng, tổng thể, kỹ càng về những tác động của hôn nhân đồng giới đối với xã hội và các thế hệ tương lai là rất quan trọng. Khi đã làm được điều này, thì chúng ta mới nên đưa ra những chính sách, kế hoạch phù hợp và công nhận kết hôn đồng giới trong một tương lai xa. D. DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO. 15 STT Tài liệu tham khảo Sử dụng vào phần 1 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Phần 3.1 2 http://www.phapluatviet.com/dich-vu-tu-van-luat/t-vn-hon- Phần 1 nhan/1949-bartran.html 3 http://www.ics.org.vn/hieu-ve-lgbt/tam-ly/243-tong-quan-dong- Phần 1; 2.1 và 2.2 tinh-tai-viet-nam.html 4 http://nam-man.vn/view_news.aspx?ncid=122&nid=3268 Phần 3 5 http://tamlinhvaodoi.net/honnhan/honnhan/1521-hon.html Phần 4.4 6 http://www.gopfp.gov.vn/ Phần 5 7 http://giaophannhatrang.org/ http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-03-da-den-luc-vn-can- Phần 4.4 8 9 10 chap-nhan-hon-nhan-dong-tinh- http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-1441/ http://nld.com.vn/2012022310407713p0c1006/hon-10-nuoccong-nhan-hon-nhan-dong-tinh.htm Phần 3.2 Phần 4.4 Phần 1 11 http://khuongviettu.com/ Phần 4.4 12 http://vi.wikipedia.org/wiki/ Phần 1, 2 và 4 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan