Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể l...

Tài liệu Tìm hiểu sự tiếp thu, việt hoá và sáng tạo thể thơ đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua quốc âm thi tập của nguyễn trãi và thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương)

.DOC
76
17
143

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật” [27, 5]. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học, tôi lựa chọn thực hiện đề tài Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại và lấy việc tìm hiểu, khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương làm căn cứ. Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam. Nguyễn Văn Dũng -1- Sáng kiến kinh nghiệm Với tư cách là giáo viên dạy văn, trong chương trình SGK Ngữ Văn Phổ thông, thơ Đường luật cũng như thơ Nôm Đường luật chiếm một vị trí đặc biệt, có nhiều tác giả, nhiều tác phẩm được dùng giảng dạy trong nhà trường. Do vậy, Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (Khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) nhằm góp phần phục vụ đắc lực trong thực tế giảng dạy ở trường Phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Thơ Nôm Đường luật là một trong những đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật là một niềm đam mê, hứng thú của rất nhiều nhà nghiên cứu văn học. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có không ít ý kiến đề cập đến vấn đề tiếp thu, Việt hóa và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc. GS Nguyễn Huệ Chi trong Thơ văn Lý - Trần nhận xét: “Áp dụng thể thơ Đường vào thơ Nôm thì nhà nho nào cũng thành thạo, và có lẽ ngay từ khi bắt đầu làm thơ Nôm người ta đã biết làm thơ như vậy vì đó chỉ là công việc nặng tính chất “bắt chước” hơn sáng tạo” [1, 148]. Có lẽ xuất phát từ chỗ coi “thơ thất ngôn Hàn luật (Hàn Thuyên là người đầu tiên khởi xướng nên gọi là Hàn luật) chỉ là thơ Đường luật làm bằng chữ Nôm”, không có gì đặc biệt nên GS Nguyễn Huệ Chi cho rằng làm thơ Nôm Đường luật chẳng qua chỉ là công việc nặng tính “bắt chước”. Và các nhà nho của ta cũng chỉ việc chiếu theo quy tắc luật Đường có sẵn mà làm thơ chứ không hề có sự sáng tạo nào. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cũng nhận thấy thơ Nôm Đường luật không đơn thuần chỉ là việc áp dụng luật thi Đường mà đã chú ý nhiều đến mối giao lưu, tiếp nhận các thể loại văn học Trung Quốc. Đồng thời làm rõ những yếu tố sáng tạo trong thơ Nôm của dân tộc, nhằm tìm ra một lối thơ riêng của Việt Nam. Nhưng hầu hết các ý kiến Nguyễn Văn Dũng -2- Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra đều xuất phát nghiên cứu từ quá trình sáng tạo của cha ông ta trên phương diện nghệ thuật mà chưa đề cập sâu sắc khía cạnh sáng tạo về mặt nội dung. Điển hình: Trương Chính trong bài viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm nhận định: “Cha ông ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời cũng muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Nguyễn Thuyên...Nếu Hàn luật là thứ thơ Nôm ta thấy thịnh hành ở thế kỉ XV, từ Nguyễn Trãi cho đến đời Hồng Đức thì nó không phải hoàn toàn là thơ luật Đường” [3, 3]. Và ông khẳng định: “Trung Quốc không hề có thể nào như thế”. Tuy nhiên, tác giả chưa có những minh chứng cụ thể, nhằm làm sáng tỏ nét sáng tạo đó. Trong bài viết Thử tìm hiểu những điều kiện hình thành hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, Phan Diễm Phương trong khi đối sánh hai yếu tố vần và nhịp giữa hai thể lục bát, song thất lục bát với thơ Đường luật Trung Quốc đã khẳng định: “Người Việt đã sử dụng vần chân kết hợp với vần lưng” và về vần: “Người Việt tỏ ra ưa thích để nhịp lẻ trước, chẵn sau. Trong khi đó thơ Trung Quốc chỉ có duy nhất một vần chân, ngắt nhịp ai ai cũng nhận thấy rằng nhịp thơ ở thơ bảy chữ và năm chữ trong thơ Đường Trung Quốc là chẵn trước, lẻ sau” [15, 36]. Việc so sánh về vần và nhịp từ hai thể loại thơ trên của Việt Nam với thơ Đường góp phần lí giải hiện tượng ngắt nhịp lẻ 3/4 trong thơ Nôm của dân tộc. Là sự sáng tạo độc đáo của các nhà nho trung đại trong quá trình tiếp thu luật thơ Đường về vần và nhịp. Cùng ý kiến về sự sáng tạo trên phương diện nghệ thuật, Ngô Đức Thọ trong bài Bước đầu tìm hiểu quy tắc Hàn luật qua tập thơ Ngự Đề Thiên Hoà Doanh bách vịnh đã chú ý khảo sát thanh luật thơ trong tập thơ này. Ông cho rằng: “Thơ Nôm thất ngôn mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tưởng hoàn toàn theo luật thơ Đường, thực ra không đúng hẳn như vậy. Thơ Đường Nguyễn Văn Dũng -3- Sáng kiến kinh nghiệm luật Trung Quốc, từ chữ thứ 3, thứ 5 của câu 1 và từ chữ thứ 3 của câu 4 thuộc diện được lựa chọn tự do (B hoặc T). Ở thơ Nôm thất ngôn Đường luật của ta các từ đó phải được thực hiện một quy định cứng, lần lượt là B, T và B” [30, 21]. Từ đó, tác giả khẳng định: “Đối với một luật thơ cô đọng mà đặc điểm chủ yếu thể hiện ở cấu trúc thanh điệu B - T theo vị trí đặc điểm của từng từ, từ nọ ảnh hưởng đến từ kia như luật Đường thì việc quy định đối với ba vị trí trên đây đủ để hình thành sắc thái riêng cho các sáng tác thơ Nôm thất ngôn của Việt Nam” [30, 21]. Như vậy, từ Trương Chính, Phan Diễm Phương, Ngô Đức Thọ...đã phần nào đề cập và làm sáng tỏ quá trình tiếp thu và sáng tạo luật thi Đường trên các phương diện hình thức câu thơ (hiện tượng câu thất ngôn xen lục ngôn, thanh luật, cách ngắt nhịp,...) trong thơ Nôm Đường luật với mong mỏi tìm ra nét khu biệt giữa thơ Đường luật Trung Quốc với thơ Nôm Đường luật của dân tộc. Đặc biệt, trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn đã nhìn nhận, nghiên cứu về những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật; Khái quát quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hệ thống chủ đề, đề tài, ngôn ngữ…Tuy vậy, những vấn đề đó chỉ được PGS - TS Lã Nhâm Thìn tìm hiểu một cách chung nhất mà chưa đưa ra những biểu hiện cụ thể, chi tiết. Ông cũng chưa đề cập sâu sắc những yếu tố trong đặc trưng thể loại thơ Đường luật có ảnh hưởng trực tiếp việc sáng tạo thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là của tác giả Nguyễn Trãi và nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối và coi đây là những khám phá mang tính chất bước đầu để định hướng cho việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi đi vào Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hóa và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (Khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) với mong muốn tìm hiểu sự tiếp thu, sáng tạo trên các phương diện hình thức và nội Nguyễn Văn Dũng -4- Sáng kiến kinh nghiệm dung của hai tác giả trên, để từ đó có cái nhìn đúng đắn nhất về việc sáng tạo thơ Nôm Đường luật của cha ông ta trên cơ sở căn cội ảnh hưởng từ luật thơ Đường Trung Quốc. Qua đó cũng thấy được vai trò và vị trí của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương trong tiến trình dân tộc hoá, dân chủ hoá nền văn học trung đại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng các phương pháp, đề tài: Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (Khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) hướng đến các mục đích sau: - Góp phần tìm hiểu, phát hiện quá trình tiếp thu và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại qua tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương. Từ đó thấy được sự tiếp nhận có chọn lọc và sự sáng tạo của hai tác giả, thấy được nét độc đáo trong phong cách của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương. Qua đó cũng hiểu sâu sắc thêm đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật - một thể loại có nguồn gốc nước ngoài. - Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và công việc giảng dạy những bài thơ Nôm Đường luật trong chương trình Phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài: Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương), chúng tôi chủ yếu tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trên hai phương diện nội dung và hình thức trong thơ Nôm của dân tộc, và lấy việc khảo sát Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương làm căn cứ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguyễn Văn Dũng -5- Sáng kiến kinh nghiệm Đối tượng nghiên cứu là: Thơ Đường luật, Thơ Nôm Đường luật, các sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại. Cụ thể: Tìm hiểu quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo về mặt nội dung và hình thức qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ với các tác phẩm thơ Nôm Đường luật khác trong văn học trung đại để thấy được sự đóng góp của hai tác giả trên đối với nền văn học dân tộc. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt nhằm làm sáng tỏ và tăng thêm sức thuyết phục. 7. Đóng góp của khoá luận Đề tài Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại (khảo sát qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương) góp phần làm cho hướng nghiên cứu trở nên đầy đặn và có hệ thống hơn . Đồng thời cũng góp phần đắc lực trong việc giảng dạy những bài thơ Nôm Đường luật trong nhà trường từ góc độ đặc trưng thể loại. 8. Bố cục của khoá luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm hai chương với những nội dung: Chương 1: Giới thuyết về thơ Đường và thơ Nôm Đường luật. Chương 2: Sự tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật qua sáng tác của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương. Nguyễn Văn Dũng -6- Sáng kiến kinh nghiệm NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT 1.1. Giới thuyết về thơ Đường luật 1.1.1. Khái niệm thơ Đường luật Thơ Đường là một khái niệm bao hàm những bài thơ được sáng tác vào thời nhà Đường - Trung Quốc. Hầu hết những bài thơ được sáng tác vào giai đoạn này đều tuân thủ một hình thức luật thi chặt chẽ nên gọi là thơ Đường luật. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thơ Đường luật, còn gọi là thơ cận thể (để phân biệt với thơ cổ thể được sáng tác vào giai đoạn trước đó), bao gồm thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời Đường ở Trung Quốc” [22, 313]. Thơ Đường luật có ba dạng chính: Thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tuyệt cú (mỗi bài bốn câu), thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật). Các dạng của thơ Đường luật phải tuân thủ nghiêm ngặt về bố cục, luật B - T, đối, gieo vần… 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Trong lịch sử văn học Trung Hoa, thơ Đường luật là một trong những thành tựu nổi bật. Ra đời trong thời kì hoàng kim của chế độ phong kiến, thơ Đường luật được ví như là “vườn hoa rộng lớn ngạt ngào hương sắc” với hàng vạn bài thơ Đường và hàng nghìn tác giả. Theo các nhà nghiên cứu, có khoảng năm vạn bài thơ của hai nghìn ba trăm tác giả, trong đó có nhiều thi phẩm Đường luật tiêu biểu, là “biểu tượng huy hoàng, đỉnh cao của ngôn ngữ văn minh nhân loại” [31, 35]. Nguyễn Văn Dũng -7- Sáng kiến kinh nghiệm Có thể thấy, thơ Đường luật phát triển và đạt được nhiều thành tựu, trước hết bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhà Đường tồn tại ba thế kỷ, từ năm 618 đến năm 907. Lý Uyên (hiệu là Cao Tổ) sau khi lên ngôi (năm 618) đã thi hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị. Nhờ sự phồn thịnh về kinh tế và ổn định về chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn hoá phong phú, đặc sắc, đa dạng, nhiều mặt, trong đó có thơ ca. Thứ hai, thơ Đường luật là sự tiếp nối truyền thống thơ ca lâu đời của Trung Quốc, từ Kinh Thi, Sở từ của Khuất Nguyên đến thơ thời Ngụy - Tấn, Nam - Bắc triều, dân ca nhạc phủ các triều đại. Chính thành tựu thơ ca có từ giai đoạn trước là điều kiện thuận lợi để thơ Đường có thể tiếp thu, kế thừa và sáng tạo nhằm để ra một thành tựu thơ ca rực rỡ với lượng tác phẩm đồ sộ mà mẫu mực. Thứ ba, thơ Đường luật phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng vì nó còn xuất phát từ chính sách thi cử, tuyển chọn hiền tài bằng thơ, phú của nhà Đường. Đa số những thi nhân đời Đường đều là những nhà nho có học vấn cao, vì thế các sáng tác thơ ca của họ thường đạt đến trình độ mẫu mực khiến nhiều người phải ngưỡng mộ như: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn… Trong thực tế phát triển về thi pháp của thể thơ Đường luật, các nhà thơ đời Đường đã xây dựng nên một luật thi hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt: “Họ đã đặt ra các quy tắc, các khuôn mẫu từ tứ thơ, kết cấu, bố cục...cho đến niêm, luật, thanh điệu, đối, vần...khiến người đời sau có cảm giác như đời Đường đã sản sinh ra một thứ như là dây chuyền công nghệ sản xuất thơ, ép theo những khuôn mẫu đúc sẵn” [27, 40]. Những nhân tố kể trên chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của thơ Đường luật. Nguyễn Văn Dũng -8- Sáng kiến kinh nghiệm Về quá trình hình thành và phát triển, có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các giai đoạn hình thành, phát triển. Song hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất chia ba trăm năm phát triển của thơ Đường luật thành bốn giai đoạn: Sơ Đường; Thịnh Đường; Trung Đường; Vãn Đường. Giai đoạn Sơ Đường (618 - 713). Đây là giai đoạn đầu cho sự hình thành thơ Đường luật và là giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho sự phát triển thơ ở đời sau (chuẩn bị về thể thơ, đề tài, chủ đề...). Đồng thời cũng đã tạo nên sự bứt phá về phong cách sáng tạo với những nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn này như: Vương Tích, Vương Quýnh, Vương Bột, Trần Tử Ngang... Giai đoạn Thịnh Đường (713 - 766). Đây là thời kỳ phát triển đầy đủ nhất, “giàu có về số lượng, sung mãn về chất lượng” với sự xuất hiện của một lực lượng đông đảo tác giả, đại diện cho các phong trào sáng tác thơ Đường luật. Điển hình: Lý Bạch (tiêu biểu cho phong cách lãng mạn), Đỗ Phủ (tiêu biểu cho phong cách thơ hiện thực), Cao Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên (tiêu biểu cho phái điền viên sơn thuỷ)...Đặc biệt “luật thi” Đường đến giai đoạn này đã hoàn hiện và đi vào ổn định, đã để lại nhiều thi phẩm có giá trị to lớn về mặt nội dung và nghệ thuật cho đời sau thưởng thức, học tập. Giai đoạn Trung Đường (766 - 835). Là giai đoạn xã hội phong kiến nhà Đường rơi vào suy thoái về kinh tế, chính trị và nó là điều kiện tốt để cho trường phái thơ hiện thực Đường luật phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng nghìn nhà thơ, trong đó có nhiều nhà thơ tài năng như: Nguyên Kết, Trương Tịch, Vương Kiến...Đặc biệt, sự xuất hiện của phong trào Tân Nhạc phủ do Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị khởi xướng đã khẳng định được tài năng cũng như thành tựu của các nhà thơ thuộc phong trào sáng tác thơ hiện thực Đường luật giai đoạn này. Giai đoạn Vãn Đường (836 - 907). Xã hội phong kiến Trung Quốc thời kỳ này bước vào thời kỳ đen tối, suy thoái trầm trọng, xã hội hỗn loạn không thể kiểm soát được. Trong hoàn cảnh ấy, thơ ca chia làm nhiều xu hướng, các Nguyễn Văn Dũng -9- Sáng kiến kinh nghiệm yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen lẫn nhau. Tuy vậy, giai đoạn này cũng xuất hiện một số tác giả tiêu biểu: Tào Đường, Mạnh Giao, Lý Ích...Đặc biệt là sự xuất hiện của hai nữ sĩ Đỗ Thu Nương và Trần Ngọc Lan, họ đều viết về đề tài tình cảm đôi lứa, tình cảm vợ chồng thuỷ chung - một đề tài khá mới mẻ của thơ Đường luật so với những giai đoạn trước. Tóm lại, thơ Đường có ba thế kỉ hình thành và phát triển nhưng nó đã được âm thầm thai nghén trong lịch sử văn học Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước đó. Những điều kiện thuận lợi về chủ quan và khách quan trong thơ đã tạo nên sự phát triển rực rỡ, “nở rộ nhiều hương sắc mà mẫu mực của thơ Đường luật” [31, 35]. 1.1.3. Đặc trưng thể loại thơ Đường luật Lí luận văn học đã chỉ ra thể loại như là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học. Với nghĩa như vậy, thể loại văn học là: “Dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống” [20, 299]. Trong quá trình thai nghén và sáng tạo văn học, mỗi nhà văn đều lựa chọn một phương thức biểu hiện phù hợp với đối tượng và năng lực tư duy, cảm thụ thẩm mĩ của mình. Việc nhà văn lựa chọn sáng tạo thể loại nào thì điều căn bản đầu tiên và có ý nghĩa quyết định, làm nên sự thành công của tác phẩm chính là việc nắm được những đặc trưng của từng thể loại ấy. Nếu thể loại truyện với đặc trưng chung nhất là yếu tố cốt truyện, nhân vật được đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống...thì thể loại thơ lại có đặc trưng ở nội dung trữ tình, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu với việc sử dụng các yếu tố về thanh điệu, vần, cách ngắt nhịp...góp phần làm tăng sức lan toả trong thơ. Trong giới hạn nghiên cứu của khoá luận, chúng tôi xin Nguyễn Văn Dũng - 10 - Sáng kiến kinh nghiệm được trình bày khái quát nhất đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật của thể thơ Đường luật Trung Quốc. 1.1.3.1. Đặc trưng về mặt nội dung Nội dung thơ Đường luật vô cùng phong phú và đa dạng, khái quát nội dung của gần năm vạn bài thơ Đường là một vấn đề không đơn giản. Song về cơ bản, có một số nội dung chủ yếu, được đề cập nhiều trong thơ Đường. Đó là: Bức tranh toàn diện về hiện thực đời sống của mọi tầng lớp xã hội đời Đường, tiêu biểu cho việc phản ánh nội dung này có các nhà thơ thuộc trường phái hiện thực mà Đỗ Phủ là đại diện xuất sắc. Không hề tô vẽ hay sơn màu mà các tác giả thơ Đường đã mang yếu tố nguyên sơ của hiện thực cuộc sống vào trong thơ. Từ cuộc sống vương giả của bọn tầng lớp trên trong xã hội phong kiến đến cuộc sống của người dân lao động nghèo, rồi từ nạn quan tham, thuế khoá, binh dịch đến chiến tranh loạn li...Có thể nói ở nội dung này, các nhà thơ Đường đã miêu tả khá toàn diện, chân thực, nhiều mặt, nhiều vẻ của hiện thực xã hội phong kiến nhà Đường. Thơ Đường luật bộc lộ lòng đồng cảm sâu sắc với số phận bi thảm của nhân dân, khát vọng về một cuộc sống yên bình, hạnh phúc là nội dung chiếm số lượng lớn trong các sáng tác của các thi sĩ đời Đường. Số phận của người chinh phu, cô phụ, cung nữ, tiều phu, nông dân...đều trở thành đối tượng để các nhà thơ bộc lộ tấm lòng thương cảm. Vương Xương Linh có Tây cung xuân oán viết về người cung nữ, Cao Thích có Yên ca hành viết về kẻ chinh phu và người chinh phụ với tấm lòng cảm thông và sẻ chia sâu sắc…Ở nội dung này chính là việc biểu hiện tinh thần “nhân đạo” trong thơ của các tác giả. Tinh thần ấy được xuyên thấm qua hệ thống ngôn từ hàm súc và trở thành một trong những nội dung trang trọng, xuyên suốt trong các sáng tác của các thi sĩ đời Đường. Bên cạnh đó, nhiều nhà thơ Đường còn bộc lộ khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ước mơ về một đấng minh quân “ưu quốc, ái Nguyễn Văn Dũng - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm dân”. Tiêu biểu cho khía cạnh nội dung này có thể kể đến các tác giả như: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Ngoài ra, Những nỗi niềm uẩn khúc riêng tư, những triết lí về lẽ sống chết, về cái vô cùng - hữu hạn, những tình cảm đa dạng là một nội dung nổi bật, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của các thi sĩ đời Đường. Do quan niệm “thơ khởi phát từ tấm lòng” và cũng do tính ước lệ về không gian, thời gian, do ảnh hưởng của các học thuyết về vũ trụ, con người...của Nho giáo nên trong sáng tác, các tác giả đã bộc lộ tâm trạng, quan niệm về sự sống, cái chết, về cái vô cùng - hữu hạn của vũ trụ cũng như cuộc đời con người...một cách sâu sắc và được nâng lên thành triết lí của các nho sĩ. Tiêu biểu cho nội dung này có thể kể đến một số thi phẩm: Thu phố ca - Lý Bạch, Đăng U Châu đài ca - Trần Tử Ngang, Ẩm tửu khán mẫu đơn - Lưu Vũ Tích...Nhìn chung ở nội dung này, với những tư tưởng cao siêu cùng việc diễn đạt ngắn gọn, súc tích nên không phải bất cứ người đọc nào cũng có thể tiếp nhận nội dung một cách chính xác. Đặc biệt ở nội dung viết về những tình cảm đa dạng của con người, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hầu hết các thi sĩ đời Đường đều có những bài thơ viết về “tình cố hương”, “tình bằng hữu” và “tình cảm đôi lứa”...Tiêu biểu: Tĩnh dạ tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) - Lý Bạch, Xuân dạ Lạc Thành văn địch (Đêm xuân ở Lạc Thành nghe tiếng sáo) - Lý Bạch, Hoàng Hạc lâu (lầu Hoàng Hạc) của Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) - Lý Bạch... Một nội dung cũng không kém phần quan trọng trong thơ Đường là niềm say mê vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật, những thú vui sơn thuỷ, điền viên, nỗi đam mê cảnh sống ẩn dật lánh đục giữ trong của các thi sĩ đời Đường. Thiên nhiên tạo vật đã trở thành một đề tài quen thuộc, trở thành đối tượng thẩm mĩ của các thi sĩ xưa và nay. Và đề tài này cũng không nằm ngoài nội Nguyễn Văn Dũng - 12 - Sáng kiến kinh nghiệm dung phản ánh của các thi sĩ đời Đường. Chính Phan Ngọc cũng từng nhận xét: Thiên nhiên là cái nền của thơ Đường… Thiên nhiên trong thơ Đường vô cùng phong phú và đa dạng. Nhà nghiên cứu Trần Văn Thục trong Văn học Trung Quốc đã chia thiên nhiên thơ Đường thành ba khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất: Những bức tranh phong cảnh thiên nhiên tráng lệ kì vĩ hay bình dị, mộc mạc nên thơ. Tiêu biểu cho mảng thiên nhiên này có: Xa ngắm thác núi Lư - Lý Bạch, Tuyệt cú - Đỗ Phủ, Lên lầu Quán Tước - Vương Chi Hoán), Tuyết trên sông - Liễu Tông Nguyên, Khe chim kêu - Vương Duy... “Khởi hứng từ thiên nhiên, tìm kiếm mối tương giao hoà hợp giữa con người với thiên nhiên, gắn bó với nội dung sinh hoạt bình dị của con người hoặc nâng lên thành thú điền viên, thảnh thơi nhàn tản mà thưởng thức” [31, 78] là khía cạnh thứ hai trong nội dung thơ tả cảnh thiên nhiên. Do sự quy định về hình thức nghệ thuật của thơ Đường cũng như đặc điểm của thơ ca cô đọng, lời ít ý sâu nên “tả cảnh ngụ tình”, mượn hình ảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc là một trong những phương diện biểu hiện mà các thi sĩ thơ Đường rất hay sử dụng. Tiêu biểu cho khía cạnh này có các tác phẩm: Độc toạ Kính Đình sơn (Ngồi một mình với núi Kính Đình) - Lý Bạch, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) - Thôi Hiệu, Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) Đỗ Phủ... Khía cạnh thứ ba: Các thi nhân chỉ sử dụng thiên nhiên như “chất xúc tác” để phản ánh hiện thực đời sống xã hội phong kiến nhà Đường. Điển hình có: Khuê oán - Vương Xương Linh, Xuân vọng - Đỗ Phủ, Xuân tứ - Lý Bạch... Với hệ thống nội dung trên chứng tỏ cho chúng ta thấy thơ Đường có một sức sống mãnh liệt bởi nội dung phong phú và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm hứng sáng tác của các tác giả sau này. Song, vì là một nền thi ca mang đậm “tính chất bác học” và là một thể thơ chịu sự quy định chặt chẽ về “thi luật” nên hầu hết nội dung trong thơ Đường luật thường mang tính chất Nguyễn Văn Dũng - 13 - Sáng kiến kinh nghiệm cao siêu, trang trọng, người đọc khó nắm bắt được “nội dung hồn cốt” của bài thơ. Bởi vậy: “Đọc thơ Đường cần phải tĩnh tâm, đặt mình vào trong thế giới nghệ thuật của tác giả mới cảm nhận được những điều thi nhân muốn gửi gắm” [6, 18]. 1.1.3.2. Đặc trưng về mặt nghệ thuật Trong lịch sử thơ ca, thơ Đường luật có lẽ là một thể loại đặc biệt vì là một thể thơ được sáng tạo chịu sự quy định chặt chẽ của “luật thi”. Về mặt hình thức nghệ thuật, “Luật thi là toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ như phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần bằng trắc” [22, 198]. Trong thơ Đường, “luật thi là thuật ngữ dùng để chỉ thơ bát cú đời Đường gồm “ngũ ngôn bát cú luật thi” (ngũ luật) và “thất ngôn bát cú luật thi” (thất luật) [7, 195]; “Luật thi là thể thơ phù hợp với việc thể hiện tâm tình của con người vũ trụ - con người có nhu cầu thấy mình thống nhất với ngoại giới, trong tâm hồn có sự hoà điệu như sự hoà điệu của thế giới” [7, 209]. Đây là một thể thơ có quy định chặt chẽ về: Vần, luật, niêm, đối, kết cấu bố cục... Cụ thể: Nếu thơ cổ thể cho phép thay đổi vần thì thơ Đường luật (thơ cận thể) chỉ cho phép dùng một vần (độc vận) và đại đa số là gieo vần bằng, rất ít khi gieo vần trắc (trong khi đó thơ cổ thể lại chủ yếu gieo vần T). Đây là một đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa thơ cổ thể và thơ cận thể. Vần trong thơ Đường luật được tính từ chữ cuối câu 1 và chữ cuối mọi câu thơ chẵn (tức là các câu 1, câu 2, câu 4, câu 6, câu 8 trong bài thơ thất ngôn bát cú; Trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thường gieo vần ở các chữ cuối câu 1, câu 2, câu 4). Ví dụ: Thu Hứng (Cảm xúc mùa thu) Nguyễn Văn Dũng - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm Ngọc lộ điêu thương phong phụ lâm (B) Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm (B) Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm (B) Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm (B) Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. (B) (Đỗ Phủ) Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đảm bảo về vần Bằng ở thứ tự cuối các câu 1 (lâm), câu 2 (sâm), câu 4 (âm), câu 6 (tâm), câu 8 (châm). Về thanh âm chỉ có hai thanh B - T. Sự lặp lại của hai thanh này tạo ra cảm giác đơn điệu, buồn tẻ và nhàm chán. Để khắc phục tình trạng này, người ta đặt ra quy định về luật. Luật thơ cốt chỉ để tạo ra sự hài hoà cho một thanh B - T trong một câu thơ. Luật thơ được tính từ chữ thứ 2 của câu thơ thứ nhất. Nếu nó mang thanh nào thì bài thơ được quy định làm theo luật đó. Trong thơ thất ngôn (7 tiếng), chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong câu thơ thứ nhất phải luôn cùng thanh với nhau, chữ thứ 4 phải ngược thanh so với hai vị trí trên. Người ta gọi chữ ở vị trí thứ 4 là “đòn cân thanh điệu”. Người xưa đã tổng kết thành một công thức về “luật” trong thơ Đường: “Nhất, tam, ngũ bất luận” (chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo luật) “Nhị, tứ, lục phân minh” (chữ thứ 2, 4, 6 phải rõ ràng). Ví dụ: Trở lại bài thơ Thu hứng, chúng ta thấy bài thơ được làm theo luật T, căn cứ vào chữ thứ 2, dòng thứ nhất: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm... T Nguyễn Văn Dũng B - 15 - T Sáng kiến kinh nghiệm Chữ thứ 2 “ lộ” làm theo thanh T và cùng thanh với chữ thứ 6 “thụ”, đồng thời chữ thứ 4 “thương” ngược thanh với chữ ở vị trí thứ 2 và thứ 6. Như vậy có thể khẳng định bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ đã đảm bảo về “luật”. Về niêm, trong thơ cận thể, “niêm” được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất. Để khắc phục tình trạng đơn điệu, giữa hai cặp câu thơ sau với hai cặp câu thơ trước, người ta đặt ra quy định về “niêm”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Niêm - nghĩa đen là dính. Chỉ quan hệ âm luật giữa 2 liên (cặp câu) trong một bài thơ Đường luật” [22, 239]. Trong một bài bát cú sẽ có 4 niêm: Câu 2 và câu 3 (nhị - tam); câu 4 và câu 5 (tứ - ngũ); câu 6 và câu 7 (lục - thất ); câu 8 và câu 1 (bát - nhất). Để cho 2 liên (câu 1+ câu 2, câu 3 + câu 4; câu 5 + câu 6, câu 7 + câu 8) dính vào phải “niêm” giữa liên trên và liên dưới. Muốn vậy, chữ thứ 2 của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh với chữ thứ 2 của câu lẻ thuộc liên dưới. Không làm được như vậy thì bị coi là “thất niêm” (mất sự dính liền). Ví dụ: Bài Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ (B) Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu (T) Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản (T) Bạch vân thiên tải không du du (B) Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ (B) Phương thảo thê thê Anh Vũ châu (T) Nhật mộ hương quan hà xứ thị (T) Yên ba giang thượng thử nhân sầu. (T) (Thôi Hiệu) Chữ thứ 2 “địa” của câu chẵn thuộc liên 1 cùng thanh T với chữ thứ 2 “hạc” của câu lẻ thuộc liên 2. Đồng thời, chữ thứ 2 “vân” của câu chẵn thuộc Nguyễn Văn Dũng - 16 - Sáng kiến kinh nghiệm liên 2 niêm với chữ thứ thứ 2 “xuyên” của câu lẻ thuộc liên thứ 3 qua thanh B. Tương tự như vậy, chữ “thảo” niêm với chữ “mộ” qua thanh T; chữ “ba” thuộc liên 4 niêm với chữ “nhân” thuộc liên 1 qua thanh B. Như vậy, bài thơ Hoàng Hạc lâu đã đảm bảo về “niêm”. Trong quan niệm Mĩ học của phương Đông, cái đẹp là sự hài hòa, cân đối. Quy định về “đối” trong thơ Đường luật cũng nhằm góp phần tạo ra vẻ đẹp hài hòa cho hình thức của bài thơ. “Đối” chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với dạng bát cú trong thơ Đường. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Đối (còn gọi là đối ngẫu) là một dạng của kết cấu song hành, kiểu kết cấu có mặt trong văn chương của tất cả các dân tộc trên thế giới...Quan niệm về vũ trụ và cái đẹp, ngôn ngữ đơn âm tiết, giầu thanh điệu và đặc thù của thơ Trung Hoa (các dòng trong một bài thường có số lượng âm tiết bằng nhau) là cơ sở khách quan đầu tiên tạo nên sự hình thành của phép đối và luật đối riêng biệt trong văn chương cổ điển của quốc gia này” [22, 123]. Về luật đối, liên 2 và liên 3 buộc phải có đối. Tức câu 4 đối với câu 3; câu 6 phải đối với câu 5. Đối yêu cầu phải đảm bảo về thanh (B với T; T với B), đối về từ loại (từ loại nào đối với từ loại đó), đối về ý nghĩa...Tuy nhiên trong thực tế, nhiều nhà thơ đã tìm cách phá luật về đối, mục đích là để nhằm nhấn mạnh nội dung của bài thơ. Về tiết tấu (cách ngắt nhịp), người Trung Quốc cổ quan niệm trái đất là do âm - dương ngũ hành kết hợp mà thành. Do vậy âm - dương phải liên kết với nhau để tạo ra sự hài hoà, cân đối giữa trời đất và con người. Người Trung Quốc cổ xưa cũng quan niệm: Số chẵn là số âm, số lẻ là số dương. Có lẽ vì vậy mà theo quy luật trời đất, cách ngắt nhịp trong thơ Đường cũng bắt đầu từ chẵn trước - lẻ sau (âm trước - dương sau). Cụ thể, trong thể thất ngôn bát cú là 4/3 hoặc 2/2/3; thể ngũ ngôn thường là 2/3. Nhìn chung, cách ngắt nhịp trong thơ Đường thường khá đơn điệu. Nguyễn Văn Dũng - 17 - Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: - Cố nhân tây từ / Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt / há Dương Châu... (Lý Bạch) - Kim dạ / Phu Châu nguyệt Khuê trung / chỉ độc khan Dao lân / tiểu nhi nữ Vị giải / ức Trường An... (Nguyệt dạ - Đỗ Phủ) Về kết cấu, bố cục trong thơ Đường luật. Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường có kết cấu chặt chẽ 4 phần: Đề, thực, luận, kết. Đề: Bao gồm phá đề (câu 1) và thừa đề (câu 2) nối câu phá đề mà vào bài. Thực (phô bày sự thật, giải thích đầu bài): Gồm câu 3 và câu 4 Luận (bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài) : Gồm câu 5 và câu 6 Kết (tóm tắt ý nghĩa cả bài mà chốt lại) : Gồm câu 7 và câu 8. Với một bài tứ tuyệt, gồm: Khai, thừa, chuyển, hợp. Câu 1 là mở đề, câu 2 là thừa đề, câu 3 là câu chuyển và câu 4 là câu kết thúc. Sau đây ta có mô hình của bài thơ thất ngôn bát cú luật Bằng (với bài thơ thất ngôn bát cú luật Trắc thì các thanh ở các tiếng 2, 4, 6 (bắt buộc) phải là T - B - T): 1 2 3 4 5 6 7 Liên 1 b B t T t B b(vần) 1 2 t T b B t T b(vần) Liên 3 t T b B b T t 2 4 b B t T t B b(vần) Liên 5 b B t T b B t 3 6 t T b B t T b(vần) Nguyễn Văn Dũng - 18 - Sáng kiến kinh nghiệm Liên 7 t T b B b T t 4 8 b B t T t B b(vần) Một trong những phương diện quan trọng của nghệ thuật thơ Đường là ngôn ngữ thơ. Đọc thơ Đường, chúng ta thường sự thấy tinh luyện của ngôn ngữ, hàm chứa một lượng thông tin vô cùng lớn lao, có khả năng diễn đạt nội dung vô cùng tinh tế và phong phú. Nguyễn Thị Bích Hải trong Bình giảng thơ Đường nhận xét: “Ngôn ngữ thơ Đường nhìn chung là giản dị trong sáng, tinh luyện. Cũng có thể nói đó là sự tinh luyện đến mức giản dị. Do vậy, khi phân tích thơ Đường đừng vì thấy sự giản dị của ngôn ngữ mà xem thường rồi bỏ qua. Cái độc đáo của thơ Đường chính là ở sự giản dị đến mức gần như là trong suốt ấy” [6, 17]. Vì vậy, sự “tinh luyện” trong ngôn ngữ đã đem đến cho Đường một nội dung cơ bản là sự kín đáo, cô đọng, hàm súc, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Các nhà thơ Đường quan niệm: Làm thơ nghệ thuật tinh xảo là ở chỗ kiệm lời (Hàn Dũ); Ngôn tận nhi ý bất tận (lời hết mà ý vô cùng)...Do vậy, thơ Đường được đánh giá là “đỉnh cao của ngôn ngữ văn minh nhân loại” quả không sai. Trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật thơ Đường. Qua tìm hiểu, khảo sát, người viết nhận thấy với thành tựu ba trăm năm thơ Đường đã để lại một nội dung vô cùng phong phú, song những nội dung ấy lại được bao chứa trong một hình thức nghệ thuật nghiêm ngặt - một “luật thi” hết sức gò bó, đơn điệu. Vì thế: “Thơ Đường luật dễ hấp dẫn giai cấp thống trị, bởi nó bắt người ta tuân theo những phép tắc rất nghiêm ngặt, chẳng kém gì trật tự xã hội phong kiến...Rằng hay thì thật là hay, nhưng ràng buộc thì cũng gớm lắm” [3, 3]. Thơ Đường luật là một thể loại có sự ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đối với nền văn học Trung Quốc mà còn đối với cả nền văn học nước ngoài, Nguyễn Văn Dũng - 19 - Sáng kiến kinh nghiệm trong đó có nền văn học trung đại Việt Nam. Nó mãi mãi là những kiểu mẫu, những khuôn vàng thước ngọc cho muôn đời sau học tập và chiêm ngưỡng. 1.2. Giới thuyết về thơ Nôm Đường luật 1.2.1. Khái niệm Vì điều kiện thời gian và trình độ có hạn, tác giả khóa luận đã dựa vào khái niệm về thơ Nôm Đường luật do PGS - TS Lã Nhâm Thìn nêu ra. Ông cho rằng: “Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách - những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn” [26, 9]. 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển Trong Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn đã chia cụ thể quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam thành ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành; Giai đoạn phát triển; Giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật. Ở đây, tác giả khoá luận xin khái quát một cách chung nhất về quá trình hình thành và phát triển thơ Nôm Đường luật - một thể loại văn học tiếp thu “luật thi” Đường được viết bằng chữ Nôm. Thơ Nôm Đường luật tồn tại, phát triển trong khoảng bảy thế kỉ (từ thế kỉ XIII đến cuối thế kỉ XIX) xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chữ Nôm (chữ Nôm về cơ bản mượn ký hiệu chữ Hán nhưng đã được cải biên, sáng tạo thêm và đọc thành âm tiếng Việt). Từ thời Trần, bên cạch dòng văn học viết bằng chữ Hán, đã xuất hiện dòng văn học viết bằng chữ Nôm, bắt đầu từ Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) và Nguyễn Sĩ Cố ( ? -? ). Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng bài thơ Đuổi Cá Sấu của Hàn Thuyên vẫn còn được lưu truyền, song lại không có căn Nguyễn Văn Dũng - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan