Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình dự án đường sắt...

Tài liệu Tìm hiểu về công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình dự án đường sắt

.DOCX
50
172
59

Mô tả:

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I. Giới thiệu chung 1/Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ các công trình xây dựng được phân thành các nhóm sau: - Công trình đặc biệt có vốn > 10.000 tỷ VNĐ phải được Quốc Hội thông qua. - Các dự án nhóm A: Đối với các công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư  200 tỷ VNĐ phải được Chính Phủ hoặc Bộ kế hoạch Đầu tư thông qua. - Các dự án nhóm B: Đối với các Công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư từ 25 đến 200 tỷ VNĐ phải được cấp bộ thông qua. - Các dự án nhóm C: Là các dự án không thuộc diện trên, có thể thông qua cấp tỉnh. 2/ Các giai đoạn đầu tư: Tuỳ theo quy mô của Dự án và mức độ phức tạp của Công trình có thể có các giai đoạn đầu tư như sau: - Đối với các công trình lớnthì tiến hành theo các bước: Chuẩn bị đầu tư – Lập Dự án đầu tư – Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên với dự án đã được Quốc hội , Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì không phải lập dự án đầu tư. - Đối với các Công trình vừa : là các dự án thành phần (hay gọi là tiểu dự án thuộc dự án nhóm A) và đã được Chính Phủ thông qua báo cáo lập dư án đầu tư và cho phép chia nhỏ dự án, tuy nhiên phải trình duyệt và quản lý dự án theo quy định của dự án nhóm A thì tiến hành theo các bước: Lập Dự án đầu tư - Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế Bản vẽ Thi công. - Với các công trình nhỏ: Có mức vốn dưới 1tỷ đồng chỉ lập Báo cáo đầu tư và Thiết kế kỹ thuật - Thi công. Thông thường một Dự án gồm có 3 giai đoạn đầu tư: - Giai đoạn Lập dự án đầu tư: Là bước tiến hành nghiên cứu xác định tổng quát, sơ bộ về chủ trương đầu tư các công trình Đường bộ, Đường sắt, Đường sông..., quy mô của Công trình, hướng phát triển, kết hợp Kinh tế - Quốc phòng, phương án hợp tác, đưa ra một số phương án và thời gian xây dựng, dự kiến kinh phí của từng phương án để từ đó có quyết định phê duyệt phương án tối ưu nhất. - Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật: Dựa vào báo cáo LDAĐT đã được phê duyệt, phác thảo những ý đồ thiết kế và đưa ra các giải pháp thiết kế đáp ứng được yêu cầu của Báo Cáo LDAĐT, tiến hành TKKT, lập các bản vẽ Thiết kế và lập Hồ Sơ Tổng Dự Toán phù hợp với từng bước thiết kế. - Thiết kế Bản vẽ Thi công: Giải quyết một cách cụ thể giải pháp thiết kế ở bước TKKT, lập bản vẽ và bảng thống kê chi tiết, trình bày các giải pháp thi công một cách cụ thể. II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CÁC BƯỚC : A. Bước báo cáo đầu tư: * Các căn cứ pháp lý: - Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư. - Quyết định duyệt đề cương lập báo cáo CBĐT. - Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và cơ quan tư vấn. - Các văn bản có liên quan như chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch vùng lãnh thổ... có liên quan tới dự án. * Những nội dung chủ yếu của báo cáo BCĐT

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng