Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tính cách văn hóa đức

.DOCX
27
136
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG TÍNH CÁCH VĂN HÓA ĐỨC Chuyên ngành: Văn hóa học MÃ SỐ: 62.31.70.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Trân Ngọc Thêê Phản biện độc lập: 1………………………………. 2…………………………….... Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo, họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hô ̣i và Nhân Văn vào ngày 28 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư việnTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - Thư viện Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Tính cách Đức qua văn hóa tổ chức đời sống cô ̣ng đồng. Tạp chí văn h́a nghê ̣ thuâ ̣t. Số 423 – 0922019. (ISSSN: 0866-8655S 2. Văn hóa hồi tưởng - Cách người Đức đối diện với quá khứ đen tối thời kỳ Đức Quốc xã. Tạp chí khoa học Đại học Sài gòn. Số 64 – 0422019. (ISSSN 18593208S. 3. Bước đầu tìm hiểu những biến động trong hệ giá trị Đức. Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Na m trong gia i đoạn hiện tại. (Trần Ngọc Thêm chủ biên, phần 1, trang 144-154S. TP.HCM: ĐHQG (ISSBN 978-604-73-3049-0S 2 PHẦN MƠ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia đông dân nhất và có tiềm lực kinh tế mạnh nhất trong khối các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EUS. Đức cũng là dân tộc đã “sản sinh” cho nhân loại những nhân vật đặc biệt, đồng thời, cũng là dân tộc có nhiều thăng trầm trong lịch sử, nhất là lịch sử hai cuộc Thế chiến, và sau nhiều biến cố đã vực dậy để trở thành một trong những cường quốc như ngày nay. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho điều này, trong đó không thể không kể đến tính cách văn hóa của người Đức đã góp phần hình thành dân tộc Đức hiện tại. Việt Nam được xác định là đối tác quan trọng trong hợp tác phát triển của Đức tại Đông Nam Á. Vì thế, trong khối Liên minh Châu Âu đầu tư vào Việt Nam, Đức là quốc gia đầu tư nhiều nhất ở nhiều lĩnh vực. Những hợp tác nói trên tạo điều kiện cho sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa người Việt và người Đức và sự hiểu biết tính cách lẫn nhau sẽ là tiền đề cho hợp tác thành công. Việt Nam và Đức có nhiều gắn bó từ trong lịch sử. Vì vậy, việc tìm hiểu tính cách người Đức là rất cần thiết giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Những lý do trên đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài tính cách văn hóa Đức làm vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu tính cách người Đức một cách hệ thống từ góc nhìn văn hóa học có thể đem lại ý nghĩa nhất định về mặt khoa học. Thực hiện luận án Tính cách văn h́a Đức, chúng tôi dựa vào cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ đem lại cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn tính cách văn hóa Đức. Là người làm công tác giảng dạy tiếng Đức và tiếp xúc thường xuyên với người Đức, chúng tôi luôn tự đặt câu hỏi làm thế nào để hiểu người Đức tốt hơn và cơ sở nào định hình cách nghĩ và cách sống của họ. Thực hiện luận án Tính cách văn h́a Đức chính là cơ hội giúp bản thân có thêm kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học về văn hóa Đức và tính cách người Đức nhằm phục vụ có hiệu quả cho công việc giảng dạy ngôn ngữ cũng như truyền tải văn hóa Đức qua ngôn ngữ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Văn hóa Đức, trong đó có tính cách Đức nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước Đức. Có thể tập trung các nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm các công trình mang tính lý luâ ̣n và các công trình mang tính thực tiên. Trong mỗi nhóm có hai nhóm nhỏ: các công trình nghiên cứu của học giả Đức và các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài.  Các ccng rꕡinh ng hiênn ću mang ŕnh ly luâ ̣n Các công trình mang tính lý luận của học giả nước ngoài chiếm ưu thế, cụ thể: “Các mô thức văn h́a " (Pattern of culture - 193422005S của Benedict Ruth. Benedict phân loại văn hóa ra hai mô thức chính, đó là mô thức kiểu “Apollo” (ApollonianS và mô thức kiểu “Dionysus” (DionysianS1990; “Chiều kích ân dấu1” (The Hidden Dimension – Nxb. Anchor, 240 tr.S đã nghiên cách sử dụng không gian giao tiếp (proxemicS của thành viên nhiều nền văn hóa như thế nào; “Giới thiê ̣u về Văn hóa đại chúng” của Jachbar John G. và Lause Kelvin (1992S; “Văn h́a và tô chức – phâm mềm tư duy” (bản tiếng Viê ̣t thuô ̣c nxb. ĐHQG Hà Nô ̣i, 2015, 668 tr.S, Hofstede G., Hofstede G.J. và Minkow M; “ Tâm ly học xuyên văn h́a ” (Nxb. ĐHQGHN- 2015S của Larsen Knud S. và Lê Văn Hảo. Các công trình mang tính lý luận của học giả Đức khá ít ỏi, nổi bật có “Khái luâ ̣n về gia o tiếp và hợp tác liên văn h́a ” (Handbuch ISnterkulturelle Kommunikation und 1 Ấn phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1966. 3 Kooperation – Band 1- Nxb. Vandenhoeck & Ruprecht KonastS của Thomas Alexander (2005S với các chuẩn mực văn hóa.  Các ccng rꕡinh ng hiênn ću mang ŕnh rhưc riên Các công trinh nghiên cứu của học gia Đức rất phong phú́. Trong nhóm này có thể kể đến mô ̣t số công trình tiêu biểu như Tính cách Đức của Willy Hellpach (Der deutsche Charakter -–1954S, Tây rửa tính cách của Caspar Schrenck – Notzing (Charakterwssche -– 1965S, Người Đức của Johannes Gross (Die Deutschen – 1967- Nxb. Heinrich SchefflerS, Sự trật tự, siêng năng và tiết kiệm của Münch Paul(Ordnung, Fleiß und Sparsamkeit – 1984. Nxb. dtvS, Người Đức xấu xí? – Chú́ng ta trong gương của thế giới của Rolf Breitenstein (Der hsßliche Deutsche? – Wir im Spiegel der Welt, 1968, Nxb. Kurt DeschS, Lịch sử Đức quốc của Tenbrock, R.-H. 1972, Điều gi là đặc trưng Đức? của Rainer Roth (Was ist typisch deutsch? -–1979S, bô ̣ công trình gồm 6 ấn phẩm của Glaser Hermann, Những nghiên cứu về người Đức của Elias Norbert (Studien über die Deutschen, 1989. Nxb. Surkamp Nördlingen, 554 tr.S, Đặc trưng Đức của Bausinger Hermann (Typisch deutsch, 2000, Nxb. C.H BeckS, Bàn về người Đức của Demandt Alexander (Über die Deutschen, 2007, Nxb. PropylsenS, trong Tâm tính người Đức - Cách chú́ng ta suy nghĩ, cam xú́c và hành động của Adam (Die Psyche der Deutschen - Wie wir denken, fühlen und handeln, Nxb. PatmosS… phân tích nhiều khía cạnh lịch sử, xã hô ̣i văn hóa… mang lại bức tranh chung nhất về đối tượng nghiên cứu là người Đức. Các công trinh nghiên cứu của học gia nước ngoài tương đối đa dạng, đến từ phương Tây (Âu, Mỹ) và phương Đông (Á, Phi), cụ thể: Thế nào là Đức?” của Gelfert, H.-D. (Was ist deutsch?, 2005S, Modern Germa ny – a n outsider’s view from the inside của Deane, N. (2014. Nxb. Pro BUSISNESSS, Berlin Rules. Cách của người Đức của Lever (2017. Nxb. Tổng hợp TP.HCMS, Người Đức yêu qú́y của tôi” của Wojciechowski Krzysztof (Meine lieben Deutschen, 2002. Nxb. WestkreuzS, Hội chứng Fa ust” của Nuss, B. (Das FaustSyndrom, 1993, Nxb. BouvierS, Chào thân ái từ nước Đức” của Wladimir Kaminer (Liebe Grüße aus Deutschland, 2011, Nxb. Wilhelm GoldmannS, “Ban đồ văn h́a ” của Meyer Erin, 2014 và mô ̣t số tạp chí có tên tuổi cũng tìm hiểu về tính cách Đức và văn hóa Đức. Bên cạnh đó, mô ̣t số học giả đến từ Phương Đông cũng quan tâm nghiên cứu về người Đức: ISsrael (“Một minh giữa những người Đức” (Allein unter den Deutschen, 2012, Tenenbom, T.S, Thổ Nhĩ Kỳ (“Thánh Ala h tha tội, nhưng ông quan gia thi không” - Alah verzeiht, der Hausmeister nicht, 2009, Pemuk, K.S, Tunisia (“Lời chào từ Châu Phi” - Grüß Gott aus Afrika, 2012, Kileo, E.S, Ấn Độ (“Bằng ánh nhin khác. Nước Đức và người Đức từ ǵc nhin của một người Ấn Độ” - Mit anderen Augen. Deutschland und die Deutschen aus der Sicht einer ISnderin, 2003, Ogale S.S, Nhâ ̣t “Người Đức các bạn, người Nhật chú́ng tôi: so sánh tâm tính và tư duy” của Tatsuo, O. (IShr Deutschen, wir Japaner: ein Vergleich von Mentalist und Denkweise, 1988. Nxb. EconS Nhìn từ Việt Nam, mô ̣t số tác giả quan tâm nghiên cứu như Phạm Quang Minh trong “Qua n hệ Việt-Đức nhin từ ǵc độ gia o tiếp liên văn h́a ”, Nguyên Xuân Xanh trong “Nước Đức thế kỷ XIX – Những thành tựu khoa học và kỷ thuật” (2004. Nxb. Tổng hợpS, Lương Văn Kế và Trần Đương trong “Phác thao chân dung đời sống văn h́a Đức đương đại” (2004, Nxb. ĐHQG Hà NộiS, Gia Khang và Kiến Văn trong “Trí tuệ dân tộc Đức” (2011. Nxb. Thời đạiS… đã cung cấp cái nhìn đa chiều về đối tượng nghiên cứu là tính cách văn hóa Đức. * Đánh g iá chung rinh hinh ng hiênn ću liênn uuan đên luâ ̣n án Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi có mấy nhận định cùng những khoản trống nghiên cứu sau: 4 Thứ nhất, dù mức độ và cách thức khác nhau nhưng đề tài được giới nghiên cứu trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu cả về mă ̣t lý luâ ̣n lẫn thực tiên. Điều này cho thấy, đề tài vẫn mang tính thời sự và cần được tiếp tục nghiên cứu. Thứ ha i, rất nhiều công trình nghiên cứu công phu được thực hiện từ nhiều góc độ vì các tác giả đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau cho thấy đây là đề tài mang tính liên ngành rõ rệt. Thứ ba , các khái niệm được sử dụng trong các công trình này không thống nhất, Chúng tôi sẽ bàn cụ thể về những khái niệm này để khu biệt chúng với khái niệm bản lề được sử dụng trong luận án là “tính cách văn hóa” của người Đức. Thứ tư, tính cách văn hóa của một cộng đồng khó được nhận diện riêng lẻ mà phần lớn được đặt trong so sánh với tính cách của một cộng đồng khác. Thứ năm, phần lớn các tác giả là người nước ngoài đã được điểm qua đều có khoảng thời gian sống ở Đức hoặc2 và làm việc với người Đức trong một thời gian dài để có điều kiện quan sát, đánh giá và đúc kết thành những nội dung trong các công trình của mình. Nhận định về tính cách con người không thể thực hiện hời hợt mà là những chiêm nghiêm dựa vào mức độ tiếp xúc sâu sắc và dày dạn. Thứ sáu, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tính cách văn hóa Đức từ góc nhìn của người Việt một cách hệ thống. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu đề tài mà luận án cần tìm cách giải quyết. Kết quả từ những công trình nghiên cứu đã điểm qua sẽ là cơ sở rất quan trọng để chúng tôi tìm ra bộ tính cách văn hóa Đức . 3. Đối tượng và phạê vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tính cách văn h́a Đức, nghĩa là tính cách văn hóa của người Đức. Người Đức ở đây được hiểu là người có quốc tịch Đức. Những người Đức gốc nước ngoài cũng thuộc vào nhóm được nghiên cứu của luận án, nhằm để đối chiếu so sánh quá trình hô ̣i nhâ ̣p văn hóa của họ. Phạm vi nghiên cứu Không gia n nghiên cứu là nước Cộng hòa Liên bang Đức (đã thống nhất từ năm 1990S. Vì luận án đề cập đến đối tượng người Đức ở Việt Nam cho nên Việt Nam, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh cũng thuộc vào không gian nghiên cứu của đề tài. Thời gia n nghiên cứu: trên bình diện đồng đại, luận án tìm hiểu tính cách văn hóa của người Đức hiện nay. Trên bình diện lịch đại, luận án chủ yếu tìm hiểu quá trình hình thành tính cách Đức từ khi thành lập Đế chế La Mã thần thánh cho đến hiện tại. 4. Mục đich và nhiêê ̣ vụ cua luâ ̣n ́n Luâ ̣n án tâ ̣p trung thực hiê ̣n các mục tiêu và nhiê ̣m vụ sau: - Phân tích các điều kiê ̣n lịch sử, chính trị, xã hô ̣i Đức như là cơ sở hình thành tính cách văn hóa (của ngườiS Đức. - Lý giải những tính cách văn hóa Đức thể hiê ̣n qua các thành tố văn hóa: văn hóa nhâ ̣n thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử của người Đức. - Đúc kết bộ tính cách văn hóa (của ngườiS Đức bao gồm 6 tính cách thông qua phân tích mức đô ̣ và phạm vi thể hiê ̣n những tính cách này. 5. Câ u hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu liên quan để định hướng giải quyết vấn đề theo mục tiêu đề ra: - Tính cách văn hóa Đức được hình thành dựa vào những cơ sở nào? Vai trò của chủ thể là người Đức trong quá trình hình thành tính cách văn hóa Đức? Bộ tính cách văn hóa để nhận diện người Đức? Mức độ đặc thù cũng như phổ quát của bộ tính cách này? 5 Vận dụng các lý thuyết nghiên cứu và dựa trên cơ sở tài liệu hiện có, chúng tôi đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau: - Quá trình hình thành tính cách Đức chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội và sự vận động của chính chủ thể là người Đức. - Tính cách văn hóa (của ngườiS Đức được nhận diện dựa vào hệ quy chiếu của người quan sát, nghĩa là dựa vào những chuẩn mực văn hóa của người đó. - Hê ̣ tính cách văn hóa (của ngườiS Đức bao gồm tư duy duy ly, trâ ̣t tự, trọng quy tăcc kiên tri, xem trọng sự hiêụ quac ban lĩnh cá nhân mạnh mec định hướng vung miền. Hê ̣ tính cách này ít nhiều mang tính phổ quát. Chính mức độ và phạm vi biểu hiện các tính cách mới tạo nên n t riêng của người Đức giúp khu biê ̣t họ với những người châu Âu còn lại. 6. Đóng góp êới cua luận ́n Luận án vận dụng lý thuyết Các chiều kích văn h́a , Ngôi nhà văn h́a đại chú́ng, thuyết Hệ thống - loại hinh và lý thuyết Ban đồ văn h́a của những nhà nghiên cứu văn hóa tiêu biểu trong và ngoài nước nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu. Đây là điểm mới của luâ ̣n án so với những công trình trước đó. Nghiên cứu tính cách của mô ̣t dân tô ̣c có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhân loại làm cho đề tài có ý nghĩ khoa học sâu sắc. Về phương diê ̣n này, luâ ̣n án có đóng góp nhất định cho hướng nghiên cứu quan trọng trong Văn hóa học là nghiên cứu tính cách của mô ̣t cô ̣ng đồng. Về mặt thực tiên, luâ ̣n án là tài liệu tham khảo quý báu cho người Việt trong quá trình hợp tác với người Đức, tạo tiền đề cho những thành công và tránh những hiểu lầm không đáng có. 7. Phương ph́p nghiên cứu và nguồn tư liệu cua luận ́n Phương pháp phân tích định tính: luận án phân tích tính cách văn hóa Đức trên bình diện lịch đại để tìm hiểu sự thay đổi tính cách qua nhiều giai đoạn lịch sử, phân tích những yếu tố tạo ra thay đổi và đúc kết thành những tính cách đặc trưng, có sức thuyết phục và tương đối ổn định qua thời gian. Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích các kết quả phỏng vấn. những người Việt đã sống ở Đức lâu năm theo nhiều nhóm khác nhau, chú trọng vào những vùng tâ ̣p trung đông người Viê ̣t sinh sống, đó là thành phố Berlin, Hamburg, vùng Ruhr phía Tây Nam và vùng phía Đông của nước Đức. Phương pháp nghiên cứu so sánh: trên bình diện lịch đại, luâ ̣n án so sánh tính cách văn hóa Đức qua các thời kỳ lịch sử quan trọng của nước Đức, tìm hiểu những nguyên nhân làm thay đổi những tính cách đó, lý giải vì sao một số tính cách bị mờ nhạt dần; về mặt đồng đại, luâ ̣n án so sánh tính cách văn hóa Đức từ các góc nhìn để nô ̣i dung so sánh được sắc n t hơn. Phương pháp hệ thống: vận dụng phương pháp này, người nghiên cứu chú ý đến các mối quan hệ giữa con người – môi trường sống, cá nhân – xã hội, tư duy – hành động, quan điểm của chủ thể - khách thể, giá trị - phi giá trị, tự ngã – siêu ngã. Kết quả phân tích tương quan giữa các thành tố này giúp đem lại cái nhìn bao quát nhằm xác định những tính cách đặc trưng của người Đức. Hướng tiếp cận liên ngành được sử dụng trong luận án nhằm tổng hợp tri thức và sử dụng tích hợp các phương pháp nghiên cứu của nhiều chuyên ngành có liên quan đã nên ở trên. 8. Bố cục cua luận ́n Ngoài phần Dẫn nhập; Kết luận; Tài liệu tha m khao và Phụ lục, nội dung luận án được chia thành ba chương: 6 Chương 1. Cơ sở ly luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2. Tính cách văn h́a Đức thê hiê ̣n qua các thành tố văn h́a . Chương 3: Những tính cách văn h́a Đức đặc trưng. CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Mộr số khái niệm * Tính cách Đây là khái niệm không dê nắm bắt vì còn nhiều tranh cãi giữa quan điểm tính cách mang tính di truyền hay hoàn toàn là sản phẩm của văn hóa, trong đó vai trò của giáo dục không k m phần quan trọng. Điều đó vừa làm cho tính cách vô cùng đa dạng mang n t riêng của mỗi cá thể, vừa làm cho việc nghiên cứu tính cách trở nên khó khăn. Từ điên bách khoa Viê ̣t Na m định nghĩa tính cách “là sự kết hợp đô ̣c đáo các đă ̣c điêm tâm ly ôn định của từng người, … là nô ̣i dung của hành vi và quy định phương thức hành vi đă ̣c trưng của người đ́ trong những điều kiê ̣n và hoàn canh sống nhất định, thê hiê ̣n thái đô ̣ của họ đối với thế giới xung qua nh và ban thân” (2005, tr.427S * Tính cách dân tộc Chúng tôi chọn định nghĩa của Dashdamirow: “đặc điêm của tính cách dân tộc là sự phan ánh những phâm chất đạo ly nhất định của con người dưới những biêu hiện cụ thê, là sự thống nhất bên trong ć định hướng theo truyền thống và hinh thành trong lịch sử bằng những gia i đoạn phát triên xã hội cụ thê của một dân tộc, một tộc người nhất định” (Đỗ Long – Đức Uy, 2004, tr. 73S. Ơ Đức, khái niệm tính cách dân tô ̣c bị chỉ trích, phần lớn do yếu tố lịch sử thời kỳ Đức quốc xã mang lại. Vì vâ ̣y, chúng tôi lựa chọn khái niệm tính cách văn h́a cho luâ ̣n án, một mặt nhằm tránh sự trùng lặp với khái niệm tính cách dân tộc vốn ít nhận được sự đồng thuận, mặt khác thể hiện đúng mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu tính cách người Đức dưới góc nhìn văn hóa học. * Tính cách văn h́a Chúng tôi thống nhất chọn khái niê ̣m của Trần Ngọc Thêm: “Tính cách văn h́a là hệ thống các giá trị tinh thân tương đối bền vững của một cộng đồng người (chủ thê) trong điều kiện không gia n và thời gia n sinh tồn cụ thê của họ” (2016, tr. 60S. Tính cách văn hóa là tính cách tập thê, ma ng tính hê ̣ thống và tương đối bền vững. Như vậy, tính cách văn hóa tập trung chủ yếu vào mặt giá trị. Ngoài ra, tính cách văn hóa không chỉ bao hàm những tính cách thuộc về con người mà cả những giá trị tính cách gián tiếp có liên quan đến con người. * Người Đức Để trả lời câu hỏi “Thế nào được gọi là người Đức?” là điều không dê dàng. Triển khai luâ ̣n án, chúng tôi đưa ra định nghĩa như sau: “Người Đức là người ć quốc tịch Đức hoặc ńi tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ, đã và đa ng sinh sống tại Đức”. * Các thành tố văn h́a Các thành tố văn hóa chính là các phạm trù văn hóa x t theo hoạt động của chủ thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh của văn hóa. 1.1.2. Ly rhuyếr riếp cận * Các chiều kích văn h́a (Culture DimensionsS là lý thuyết được Hofstede Geert đề xuất trong công trình mang tên “Văn h́a và tô chức – Phân mềm tư duy”. Theo Hofstede, “văn h́a là phương thức lập trinh tư duy tập thê, giú́p phân biệt các thành viên của nh́m ha y lớp người này với thành viên của nh́m ha y lớp người khác”. (Hofstede 2014, tr. 24S. 7 Phương thức lập trình này thể hiện bằng một chương trình với nội dung là những mẫu tư duy, cảm nhận và hành động. Hofstede đúc kết thành sáu chiều kích văn hóa giúp nhận diện đặc tính văn hóa của mỗi quốc gia: 1S Khoang cách quyền lực (Power Dista nceS 2S Chủ nghĩa cá nhân trong sự tương phản với Chủ nghĩa tập thê (Individua lism vs. CollectivismS 3S Na m tính trong sự tương phản với Nữ tính (Ma sculinity vs. FermininityS 4S Tâm ly tránh bất định (Uncerta inly a voinda nceS 5S Định hướng dài hạn trong sự tương phản với định hướng ngăn hạn (long term vs. short term orienta tionS 6S Đa m mê/ hưởng thụ trong sự tương phản với Kiềm chế/ Khăc kỷ (Indulgence vs. Restra intS Hofstede sử dụng từng chiều kích để phân tích nhiều lĩnh vực khác nhau, đưa ra những số liệu khảo sát cụ thể và so sánh số liệu của nhiều quốc gia với nhau để làm rõ sự khác biệt cũng như tương đồng của các quốc gia. Nhờ vào các số liê ̣u này, người nghiên cứu có thể so sánh hê ̣ giá trị Đức trong tương quan với hê ̣ giá trị các nước châu Âu cũng như so sánh với hê ̣ giá trị Viê ̣t Nam để qua đó làm rõ những tính cách Đức đă ̣c trưng giúp khu biê ̣t Đức với những nước Châu Âu còn lại. * Ngôi nhà văn h́a đại chú́ng (the House of Popula r Culture-1992 S là lý thuyết do John G. Jachbar và Kevin Laus đề xuất. Văn hóa đại chúng được miêu tả như mô ̣t ngôi nhà gồm mô ̣t tầng nền móng và hai tầng lầu. Tầng nền móng miêu tả tâm thức văn hóa (Cultural MindsetS bao gồm các huyền thoại (MythsS, các niềm tin và giá trị (Beliefs & ValuesS nền tảng vốn ổn định và bền vững theo thời gian cùng những niềm tin và giá trị bề mă ̣t hay thay đổi và cạn cợt hơn. Tầng lầu 1 miêu tả những vâ ̣t thể (ObjectsS và con người (PeopleS, bao gồm những anh hùng (HeroesS và biểu tượng (ISconsS tưởng tượng, hư cấu, những anh hùng và biểu tượng cùng vâ ̣t thể tồn tại trong đời thực. Trong cả hai phòng đều tồn tại những hình mẫu (StereotypesS được dán nhãn cho mô ̣t tâ ̣p thể hay mô ̣t cô ̣ng đồng do những con người thâ ̣t cũng như những nhân vâ ̣t hư cấu tạo nên. Tầng lầu 2 bao gồm các sự kiê ̣n văn hóa với những công thức (FormulasS được rút ra qua phân tích các thể loại (ArtsS và các nghi thức (RitualsS của văn hóa đại chúng Vâ ̣n dụng lý thuyết ngôi nhà văn hóa vào nghiên cứu tính cách văn hóa Đức, chúng tôi tâ ̣p trung phân tích những hình tượng và nhân vâ ̣t hư cấu lẫn những nhân vâ ̣t và anh hùng trong đời thực, những biểu tượng, những hình mẫu được dán nhãn cho người Đức Những giá trị bền vững và ổn định theo thời gian cùng tâm thức văn hóa của người Đức giúp giải mã những tính cách văn hóa Đức đă ̣c trưng. * Thuyết hệ thống - loại hinh do Trần Ngọc Thêm đề xuất trong công trình “Những vấn đề văn h́c học ly luận và ứng dụng”. Có hai loại hình chính, đó là loại hinh văn h́a trọng tĩnh và loại hinh văn h́a trọng động tương ứng với hai vùng văn hóa phương Đông và phương Tây. Hai loại hình văn hóa này được định hình dựa trên không gian sống, thời gian cụ thể và chủ thể hoạt động trong không gian sống đó. Các đặc trưng cơ bản của hai loại hình văn hóa được chia theo cấu trúc tam phân các thành tố văn hóa, đó là văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. Mối liên hệ chặt chẽ giữa không gian – thời gian – và chủ thể văn hóa là điểm nổi bật của lý thuyết. Luận án sẽ đặt đối tượng nghiên cứu trong hệ tọa độ văn hóa Đức để phân tích nhằm tìm ra độ ổn định hoặc biến đổi tính cách người Đức. * Ly thuyết Ban đồ văn h́a do Meyer Erin (2014S đề xuất đi từ quan điểm cho rằng “bàn về những khác biệt văn h́a dễ dẫn chú́ng ta đến những hinh mẫu ć sẵn” (tr. 13S, và những hình mẫu này chỉ giúp nhận diện chung chung về đối tượng nên vừa không chính 8 xác vừa khó tránh khỏi tính chủ quan. Ngoài ra, theo Meyer, chúng ta chỉ nhận ra những đặc trưng trong văn hóa cũng như trong tính cách của mình khi tiếp xúc với thành viên những nền văn hóa khác. Vì vậy, tính cách của một cộng đồng chỉ được xác định trong sự so sánh với tính cách của một cộng đồng khác. Meyer cho rằng bằng 8 thang đo dưới đây có thể “định vị” tính cách của một cộng đồng trên bản đồ văn hóa: Gia o tiếp (communica tionS - thể hiện ở ngữ canh ca o ha y thấp (tr. 29S. Đánh giá (Eva lua ting) trực tiếp hay gián tiếp. Cách thuyết phục người khác (Persua dingS dựa trên nguyên tăc hay dựa trên thực chứng. Cách lãnh đạo (lea dingS theo kiêu binh đẳng hay theo thứ bậc. Cách quyết định (decidingS ma ng tính đồng thuận hay từ trên xuống dưới. Sự tin cậy (trustingS dựa theo công việc hay dựa theo qua n hệ . Sự không đồng tinh (Disa greeingS ma ng tính đối kháng hay tránh đối kháng. Thời gia n tuyến tính hay linh hoạt (linea er-time vs. flexible-time scheduleS. Mỗi khung lý thuyết hay cách tiếp cận chỉ có thể giúp làm sáng tỏ một khía cạnh nào đó của vấn đề. Vì vâ ̣y, vâ ̣n dụng kết hợp các lý thuyết sẽ làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu là tính cách văn hóa (của ngườiS Đức. 1.2. Cơ sở thưc tiên 1.2.1. Khcng g ian văn hóa Trước khi tìm hiểu không gia n văn h́a Đức, thiết nghĩ cần điểm qua không gian lãnh thổ Đức, mặc dù không gian lãnh thổ Đức và không gian văn hóa Đức không trùng nhau. Từ khi thành lâ ̣p Đế chế La Mã thần thánh dân tô ̣c Đức đến nay, không gian lãnh thổ của Đức biến đổi liên tục cho đến khi tái thống nhất năm 1990. Phần ổn định nhất qua các giai đoạn là các lãnh địa Franken, Schwaben, Bayern, Thüringen và Sachen và luôn ở vị trí Trung và một phần Nam Âu. Vị trí quan trọng là “trái tim của Châu Âu” giúp cho nước Đức có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện cũng như cơ hội giao lưu văn hóa với các nước và các vùng văn hóa khác nhau. Nếu tính theo không gian ngôn ngữ là tiếng Đức thì không gian văn hóa Đức rộng hơn rất nhiều, bao gồm toàn bộ nước CHLB Đức hiện tại, CH Áo nằm ở phía Đông Nam nước Đức, phần nói tiếng Đức ở Thụy Sĩ nằm ở phía tây nam nước Đức (chiếm 223 dân số Thụy Sĩ (Stücheli, R. n.d.S và công quốc Liechtenstein. Trong không gian văn hóa này, chúng tôi chia thành các vùng văn hóa để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như so sánh sự khác biệt trong tính cách của người Đức giữa các vùng với nhau. Chúng tôi tạm chia không gian văn hóa Đức thành năm vùng chính. Ranh giới giữa các vùng chỉ mang tính tương đối và thường rộng hơn ranh giới địa lý. Ơ một vài phương diện, các vùng văn hóa này có thể trùng nhau. Vung Đông Băc Đức là vùng thuộc nước Phổ trước đây, bao gồm các bang Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg và Sachsen-Anhalt. Vung Tây băc bao gồm hai bang Schlewig-Holstein và Niedersachen. Vung phía Tây bao gồm 3 bang Rheinland-Pfalz, Nordrhein-Westfalen, Saarland với số dân đông nhất nước Đức. Vung phía Na m là vùng lớn nhất bao gồm ba bang Hessen, Baden-Wuertemberg, Bayern. Vung Đông Na m bao gồm hai bang Thüringen và Sachen * Địa hinh – Khí hâ ̣u Đức có diện tích 357.386 km², trong đó gần 30% là rừng bao phủ. Đặc điểm nổi bật của khí hậu ở Đức là sự luân chuyển quanh năm giữa những ngày khô ráo và ngày mưa, giữa những ngày ấm áp và r t mướt, nhiệt độ biến đổi trong ngày và theo mùa. Đức có ít tài 9 nguyên thiên nhiên, trong khi dân số đông nhất trong khối EU. Bức tranh chung về không gian địa lý của Đức là đa dạng về địa hình, nhiều mảng xanh, song thời tiết không ưu đãi, không gian sống khá chật hẹp, dân cư đông nhất trong EU và nghèo nàn về tài nguyên. 1.2.2. Chủ rhể văn hóa Chủ thể văn hóa là người Đức với lịch sử tô ̣c người tương đối phức tạp. Bên cạnh đa số người Đức sinh sống trên lãnh thổ Đức, những người Do Thái cũng được ghi nhận là đã hiện diện trên vùng đất của người Đức từ lâu đời. Dù là cộng đồng thiểu số, nhưng lịch sử của họ ở Đức có nhiều điểm đặc biệt, nên cần được nhắc đến trong chủ thể nghiên cứu của đề tài. Ngay từ năm 321, đã có một cộng đồng người Do Thái sinh sống ở Đức. Từ đó trở đi, họ hành nghề kinh doanh, chủ đất, nhân viên thuế quan, bác sĩ và giao thương mua bán với người Ba Tư, Trung Hoa và Ấn Độ. Trong suốt chiều dài lich sử, cuộc sống của người Do Thái ở Đế chế Đức luôn có những thăng trầm đan xen, lúc được chấp nhận, bảo vê ̣, lúc bị xua đuổi, bài xích. Ngay cả khi được các lãnh chúa bảo hộ, họ cũng phải chi trả một số tiền nhất định để được định cư trên đất Đức (Helas, H.S. Họ phải sống quần tụ thành những khu riêng biệt để đoàn kết với nhau, nhưng cũng thường bị tấn công tập thể. Dù đôi lúc được các vị vus bảo hô ̣, người Do Thái hiếm khi được bình đẳng như người Đức. Chưa rõ có phải vì thường xuyên bị dồn n n mà người Do Thái ở Đức tạo cho chính mình một nội lực để phát triển hay không. Tuy nhiên lịch sử cho thấy trải qua mấy thế kỷ, người Do Thái đã hình thành một tầng lớp trung lưu và đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế cũng như văn hóa của nhà nước Phổ nói riêng và Đế chế Đức nói chung. Thứ nhất, người Do Thái tập trung ở các thành phố lớn, đôi khi chiếm đến 20% dân số của những thành phố này. Họ tập trung vào lĩnh vực thương mại. Ơ vùng nông thôn, họ cũng chiếm lĩnh thị trường trao đổi hàng hóa như buôn bán gia súc và thực phẩm và trở thành tầng lớp trung lưu khá giả cả ở nông thôn lẫn thành thị. Thứ ha i, nhờ vào quá trình công nghiệp hóa mà nhiều người Do Thái trở thành thương gia và chủ nhà băng giàu có. Họ đóng góp lớn vào quá trình phát triển công nghiệp và xây dựng hạ tầng ở những thành phố. Dù ở thành thị hay nông thôn, người Do Thái luôn tập trung vào những nghề tự do. Thứ ba , từ những năm 1870 trở đi, họ chuyển sang những nghề hàn lâm, nổi bật là bác sĩ và luật sư – hai nghề có thể hoạt động độc lập giúp họ có cơ hội thăng tiến trong xã hội nơi họ luôn yếu thế và ít nhiều bị kỳ thị. Thứ tư, đầu thế kỷ 19, Hội văn h́a và khoa học Do Thái được thành lập ở Berlin, tạo điều kiện cho giới trí thức Do Thái có cơ hội phát triển vượt bậc và mang lại những thành tựu đáng kể. Giới trí thức chủ trương “đồng hóa” (acculturationS thay vì “hội nhập” (integrationS để không biệt lập với đời sống xã hội Đức. Phần lớn trí thức Do Thái đều có tinh thần khai phóng, không bó cuộc mình vào những lề thói cổ hủ của tôn giáo mà đề cao tinh thần tự do. Như vậy, cộng đồng người Do Thái ở Đức đã có một vị trí nhất định cũng như tạo sự bình đẳng trong xã hội Đức nhờ vào nỗ lực hòa nhập và tự giải phóng chính mình. 1.2.3. Thời g ian văn hóa Có nhiều cách phân kỳ lịch sử Đức. Trong phạm vi đề tài, có thể tạm chia thời gian văn hóa Đức thành 3 giai đoạn, qua đó tính cách người Đức được định hình và biến đổi rõ n t. Ranh giới giữa các giai đoạn văn hóa khá mờ nhạt và không trùng lắp hoàn toàn với các giai đoạn lịch sử. 1- Gia i đoạn gia o lưu với văn h́a La Mã. Thành tựu lớn nhất là sự ra đời Đế chế La Mã thần thánh (dân tộc ĐứcS. 2- Gia i đoạn Cai cách tôn giáo. Gắn với tên tuổi của Martin Luther, thành tựu nổi bật là sự ra đời của Tân giáo và tư duy Kha i sáng đã đem đến sự phát triển vượt bậc của khoa 10 học và văn minh. Những sự kiện quan trọng như sự trỗi dậy của nhà nước Phổ để trở thành cường quốc ở Châu Âu; nước Đức phát triển rực rỡ trên mọi lĩnh vực vào thế kỷ 19; Đế chế thứ 3 ra đời; Đức và hai cuộc Thế chiến là những mốc nổi bâ ̣t của giai đoạn này. 3- Gia i đoạn nước Đức chia căt và thống nhất. Được tính từ khi nước Đức trở về “Giờ số 0” sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2 (1945S, chia cắt Đức thành hai miền Đông Đức, Tây Đức với hai chế độ chính trị khác nhau. “Giờ số 0” được xem là biến cố lớn trong lịch sử Đức vì thay đổi toàn bộ cục diện xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức cũng như hành động của người dân Đức trên mọi phương diện. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đi sâu làm rõ những vấn đề có tính chất nền tảng giúp người nghiên cứu tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến luận án. Trước hết là những khái niệm như tính cách, tính cách văn hóa, người Đức, các thành tố văn hóa. Bốn lý thuyết nghiên cứu chính được tập trung sử dụng là lý thuyết Các chiều kích văn h́a , Ngôi nhà văn h́a đại chú́ng, thuyết Hê ̣ thống – loại hinh và Ban đồ văn h́a . Lý thuyết Các chiều kích văn hóa được vâ ̣n dụng nhằm tìm ra hê ̣ giá trị Đức, từ đó rút ra tính cách văn hóa Đức. Lý thuyết Ngôi nhà đại chúng được dùng để phân tích các biểu tượng, nhân vâ ̣t, lê hô ̣i, các hình mẫu dán nhãn cho người Đức nhằm tìm ra những giá trị nền tảng bền vững cùng tâm thức văn hóa. Tâm thức văn hóa giúp giải mã tính cách văn hóa (của ngườiS Đức. Lý thuyết hệ thống – loại hình giúp xác định loại hình văn hóa Đức với những đặc trưng gốc cùng các thành tố văn hóa Đức x t theo hoạt động của chủ thể văn hóa. Những tính cách rút ra từ loại hình văn hóa sẽ được kiểm chứng trong hê ̣ giá trị Đức. Lý thuyết bản đồ văn hóa được vận dụng để khu biệt phạm vi cũng như mức độ thể hiện những tính cách Đức đặc trưng từ góc nhìn của người Việt. Hệ tọa độ văn hóa Đức được xác định, bao gồm phương diện không gian lãnh thổ, các vùng văn hóa, nguồn gốc và lịch sử hình thành dân tộc Đức. Chủ thể của không gian văn hóa là người gốc Đức chiếm đa số, trong đó có đề cập đến thiểu số người Do Thái với quá trình định cư lâu dài trên đất Đức cùng những đóng góp đáng kể vào xã hội Đức. Theo chiều lịch đại, văn hóa Đức được tạm chia thành ba giai đoạn, tính cách Đức hình thành cũng như biến đổi theo mỗi giai đoạn sẽ được phân tích trong các chương sau. CHƯƠNG 2 TÍNH CÁCH VĂN HÓA ĐỨC THỂ HIỆN QUA CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA Trong chương này, chúng tôi tập trung phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa theo cấu trúc 3 thành phần: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. 2.1. Tinh ćch văn hóa Đức thể hiêṇ qua văn hóa nhận thức Văn hóa nhận thức được hiểu là cách nhìn cuộc sống bao gồm nhân sinh quan và thế giới quan. 2.1.1. Nhận rh́c vê vũ rꕡụ Các bộ tộc Giecman sùng bái các hiện tượng thiên nhiên và gắn những hiện tượng này với những vị thần uy quyền có khả năng thống lĩnh vũ trụ (Tenbrock, 1972, tr.16S. Tuy nhiên, từ khi Kitô giáo du nhập vào vùng đất của người Đức cổ xưa vào khoảng thế kỷ thứ 4 SCN, những giá trị và niềm tin Kitô giáo dần lan rộng. Các thánh đường bắt đầu được xây dựng. Kể từ khi du nhập, Kitô giáo đã dần ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của người Đức, đến nhận thức về cuộc đời và vai trò của họ trong cộng đồng xã hội. Qua nhâ ̣n thức về vũ trụ, tính cách người Đức ở hai tầng lớp xã hô ̣i thể hiê ̣n khác nhau: 1S người dân thường thể hiê ̣n sự phục tung, vâng lời tuyê ̣t đối uy quyền của tôn giáo và cũng chính là 11 của Đế chế.; 2S giai cấp phong kiến, mà cụ thể là tầng lớp lãnh đạo dựa vào sức mạnh của Giáo hô ̣i La Mã để thâu tóm, củng cố và khuếch trương quyền lực. Sự tồn tại của Đế chế gần 900 năm nhưng không mang tính chất của một Đế chế thực sự cho thấy khát vọng quyền lực nhằm thành lập một quốc gia hùng mạnh đã tồn tại trong tâm thức người Đức từ rất lâu. Ngả rẽ của niềm tin vào Kitô giáo La Mã xảy ra vào thế kỷ 16, khi nhà thần học, giáo sĩ Martin Luther niêm yết 95 luận đề phản kháng Giáo hội La Mã ngay trước cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg vào ngày 3121021517, mở đường cho phong trào Kháng Cách và làm thay đổi cơ bản nhận thức luận của người Đức về cuộc sống cũng như vai trò của niềm tin tôn giáo. Luther không không đồng tình với việc giáo dân trả tiền mua bùa giải tội tại các nhà thờ để linh hồn được thoát khỏi cảnh bị đọa đày và sớm được lên thiên đàng sau khi chết. Ông yêu cầu nhà thờ và Giáo hội La Mã quay trở về đúng chức năng cố hữu của mình và thức tỉnh người Đức lòng tin vào chính bản thân. Hành đô ̣ng của Martin Luther cùng thái đô ̣ cương quyết giữ vững quan điểm công bố về những sai trái của Giáo hô ̣i La Mã, chấp nhâ ̣n mọi hê ̣ lụy xảy đến cho riêng mình cho thấy mô ̣t ban lĩnh cá nhân mạnh me, niềm tin vào nô ̣i lực của bản thân cũng như “dũng khí kiên tri tư tưởng” (Gia Khang, Kiến Văn, 2011, tr.163S. Thế giới quan, nhâ ̣n thức luâ ̣n của người Đức cũng ảnh hưởng bởi triết học. Các Triết gia như Hegel, Kant, Feuerbach đi tìm hiểu sự tồn tại của thế giới cũng như vũ trụ, thổi vào nhận thức ấy tư duy khoa học và nâng những chất vấn của người Đức về các vấn đề hầu như không lý giải được lên tầm lý luận. Vì rất xem trọng và đề cao vai trò của triết học, số lượng các triết gia Đức rất lớn. Họ có khả năng phân tích và lý giải những vấn đề trừu tượng nhất. Qua đó cho thấy họ rất xem trọng ly thuyết khi tâ ̣p trung nghiên cứu triết học với tư cách là "khoa học của các khoa học". Người Đức luôn muốn bắt đầu từ cái cơ bản, cái nền tảng nhất, đó chính là mô ̣t biểu hiê ̣n của tính kỹ lương. 2.1.2. Nhận rh́c vê con ng ười Con người được xem là một bộ phận của vũ trụ, vì thế trong nhận thức về vũ trụ của người Đức cũng chứa đựng nhận thức về con người Phong trào Kháng Cách (Tân giáoS cũng tác động đến người Đức trên rất nhiều phương diện, đặc biệt là nhận thức về giá trị của la o động, của sự siêng năng. Siêng năng là cách thể hiện sự hàm ơn Chúa nhân từ. Ngoài ra, những nhận thức về công việc, vai trò của tôn giáo và nhà nước cũng thay đổi. Hai thực thể này cần tách biệt nhau thì mới mong có một xã hội tự do cho tất cả mọi người. Quan điểm về giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội cũng hình thành từ sau phong trào Kháng Cách. Gần hai thế kỷ sau khi Tân giáo ra đời, phong trào Khai sáng gắn liền với tên tuổi của triết gia ISmmanuel Kant đã ảnh hưởng lớn đến nhâ ̣n thức về vai trò của con người trong xã hô ̣i. Trong mọi công việc, con người cần vận dụng lý trí để xem x t, phán đoán, đánh giá và giải quyết. Chính “Ánh sáng của lý trí” đã mở đường cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng thành tựu khoa học vào đời sống xã hội. Khai sáng giúp con người thoát khỏi bóng tối của mê tín, giáo điều, của huyền thoại, bất công và lạc hậu trong xã hội, giúp con người giải phóng chính mình khỏi sự dốt nát, sự sợ hãi cũng như phụ thuộc vào người khác. Phong trào Khai sáng góp phần nâng cao các chuẩn mực đạo đức cũng như đề cao vai trò của tri thức khoa học. Thành quả của tinh thần Khai sáng chính là thay đổi quan niệm về hạnh phúc, tự do, bình đẳng, đề cao giá trị văn hóa tinh thần cũng như tính nhân văn. Sức sống đặc biệt của phong trào Khai sáng còn là ở năng lực tự phê phán của nó. Thấm nhuần tinh thần của triết học Kant, người Đức luôn đặt câu hỏi, muốn tìm hiểu kỹ mọi thứ và cũng ít khi nào hài lòng với những câu trả lời. 12 Như vâ ̣y, qua nhâ ̣n thức về vai trò của con người có thể thấy người Đức đề cao va i trò của cá nhân, sâu sắc trong tư duy và kha năng phan biêṇ mạnh me. Năng lực phan tư của người Đức cũng thể hiê ̣n rõ n t nhờ thấm nhuần tinh thần Khai sáng. 2.2. Tinh ćch văn hóa Đức thể hiêṇ qua văn hóa tổ chức Văn hóa tổ chức được nhận diện qua cách thức tổ chức cộng đồng, tổ chức đời sống cá nhân. Với riêng người Đức, đó là Bộ Luật cơ ban2. Cùng với đó là văn hóa tổ chức đời sống cá nhân biểu hiện qua tín ngưỡng, phong tục và các lê hội truyền thống. 2.2.1. Qua văn hóa rổ ch́c đời sống cộng đồng Cách tổ chức nhà nước của Đức cho thấy người Đức rất xem trọng quy tăc và chă ̣t che trong hê ̣ thống luâ ̣t pháp. Mọi quy tắc, quy định đều dựa trên nền tảng vững chắc là Bộ luật cơ bản. * Hê ̣ thống luâ ̣t pháp chă ̣t che của người Đức Người Đức trung thành với Bộ Luật cơ bản và xem đó là nền tảng đề soạn thảo và ban hành những bô ̣ luâ ̣t khác. Đây là niềm tự hào của người Đức vì nhờ nó, họ đã thống nhất hai nhà nước Đức trong hòa bình – một điều chưa có trong tiền lệ. Bốn đặc điểm của hệ thống chính trị Đức là “pháp quyền”, “dân chủ”, “liên bang” và “xã hội”. Đức là nhà nước pháp quyền vì mọi hành động của cơ quan nhà nước và người dân đều thực hiện theo đúng luật pháp và chịu sự kiểm tra của tòa án. Tính dân chủ của nhà nước Đức thể hiện rõ trong chương đầu tiên của Bộ Luật cơ bản, nội dung là quyền cơ bản của con người, trong đó quyền đầu tiên là quan trọng nhất. Tất cả các quyền cơ bản của con người đều được nêu cụ thể trong bộ luật và được phân chia rõ ràng giữa “quyền” – những điều người Đức được ph p làm – và “nghĩa vụ” – những điều phải thực hiện khi là một công dân Đức. Nhà nước liên ba ng thể hiện ở quyền của mỗi tiểu bang và quyền của liên bang (BundS. Tinh thần “xã hội” là đặc điểm quan trọng thể hiện tính ưu việt của nhà nước Đức. Nhà nước xã hội giúp đảm bảo đời sống cũng như chăm lo an sinh sức khỏe cho toàn dân. Tất cả các công nhân lao động trong các nhà máy được bảo hiểm đau ốm (năm 1883S, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm tật nguyền (năm 1884S. Nhà nước xã hội còn là nhà nước đảm bảo giáo dục miên phí cho mọi công dân trong độ tuổi đi học cũng như thực thi quyền bình đẳng nam nữ trong tất cả các lĩnh vực. Nếu không có một hệ thống luật pháp chặt chẽ và chi tiết, được kiểm soát , người Đức dê bị rơi vào tâm trạng bất an dẫn đến không kiểm soát. Qua viê ̣c tìm hiểu những đă ̣c điểm của Bộ Luâ ̣t cơ bản, có thể thấy ngưới Đức tôn trọng và kế thừa những giá trị truyền thống, xem trọng lý thuyết nền tảng và thực thi triê ̣t để những điều luâ ̣t đã ban hành. * Hệ thống chính trị chă ̣t che và tô chức hành chính ti mi của người Đức Đức là nhà nước liên bang lưỡng viện với Nghị viện thứ nhất là Quốc hội Liên bang và Nghị viện thứ hai là Hội đồng Liên bang. Quốc hội Liên bang là cơ quan lập pháp cao nhất được bầu cử 4 năm2lần. Cách thức bầu cử đại biểu Quốc hội Liên bang Đức cũng có một số n t đặc biệt, thậm chí khá phức tạp, vì số lượng đảng có mặt trong quốc hội bị khống chế số đại biểu tối thiểu, và mỗi người dân có hai lá phiếu, 1 lá phiếu dùng để lựa chọn 50% số ghế trong Quốc hội: Lá phiếu thứ 2 bầu cho ứng viên trực tiếp tại các khu vực bầu cử và lá phiếu thứ hai bầu cho đảng họ ủng hộ hoặc cho ứng viên của các đảng tại các bang. Cách phân chia hai phiếu bầu cử tuy phức tạp nhưng giúp cho nước Đức tránh tình trạng quyền lực rơi vào một đảng duy nhất. Hội đồng Liên bang bao gồm thành viên đại diện cho các bang, số lượng được chia theo tỉ lệ số dân của bang đó, nhằm đảm bảo tính dân chủ và công bằng cho tất cả các bang. Nhìn chung, hê ̣ thống chính trị của người Đức quá chặt chẽ gây cảm giác phức tạp, cách tổ chức hành chính được quy định rất tỉ mỉ, cho thấy sự minh bạch. Vì thế, để thực thi quyền 2 Còn được gọi là Luật cơ ban, tuy nhiên đây không phải là một luật đơn lẻ mà gồm có 146 điều luật, do đó chúng tôi sử dụng thuật ngữ Bộ Luật cơ ban nhằm tránh sự hiểu lầm khi trình bày các nội dung liên quan. 13 công dân cũng như tinh thần dân chủ, người Đức phải hiểu rõ hệ thống chính trị cũng như cách quản lý nhà nước, nghĩa là họ phải qua n tâm đến chính trị. * Sự trâ ̣t tự, ngăn năp của đời sống đô thị và đời sống nông thôn ở Đức Các ngôi làng ở Đức không kh p kín mà luôn được liên kết với nhau hoặc liên kết với những thành phố gần bên bằng hệ thống giao thông. Ngoài sự yên tĩnh vốn có, sự ngăn năp và trật tự ở nông thôn là hai đặc điểm khá nổi bật. Đời sống cô ̣ng đồng ở đô thị cũng như nông thôn luôn trâ ̣t tự vì “Sở trật tự” (OrdnungsamtS có nhiệm vụ đảm bảo an toàn và trật tự công cộng. Tất cả mọi khía cạnh của đời sống công cộng đều được sắp xếp theo quy củ. Chỉ cần một chút “mất trật tự” thì sẽ bị chú ý. * Chú́ trọng phát triên năng lực ban thân của Hê ̣ thống giáo dục của Đức Hệ thống giáo dục Đức được chia thành giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Hệ thống giáo dục phổ thông có quang phổ rộng đảm bảo hỗ trợ học sinh phát triển đúng năng lực cá nhân và tính tự lập. Thứ nhất, giáo dục là quyền công dân. Phổ cập giáo dục được người Đức hiểu là “nghĩa vụ phải đi học” (SchulpflichtS. Trẻ em Đức phải thực hiện nghĩa vụ này đến 18 tuổi. Thứ ha i, giáo dục thuô ̣c về quyền tự quyết của mỗi bang. Điều này mang lại sự đa dạng trong các loại trường cũng như mô ̣t số nô ̣i dung môn học, đảm bảo hỗ trợ phát triển năng lực của từng cá nhân tốt nhất có thể. Thứ ba , hệ thống giáo dục truyền thống của Đức phân hóa học sinh khá sớm, ngay sau khi kết thúc bốn năm tiểu học. Hệ thống này vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa tôn trọng năng lực cá nhân của mỗi học sinh. Tùy theo loại trường mà học sinh sau đó học nghề hoă ̣c vào đại học. Giá trị của học nghề và học đại học không khác nhau. Đức đã phát triển “thần kỳ” trong thế kỷ 19 cũng như vực dậy nền kinh tế nhanh chóng sau Thế chiến thứ 2 là nhờ vào đội ngũ công nhân bậc cao này. Rõ ràng giáo dục đã thực hiện được trách nhiệm phục vụ xã hội và đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước nhờ cách tổ chức hệ thống phù hợp. 2.2.2. Qua văn hóa rổ ch́c đời sống cá nhân Cách tổ chức đời sống cá nhân của người Đức được trình bày trong ba nội dung là tín ngưỡng – tôn giáo, phong tục và mô ̣t số lê hội truyền thống, qua đó thể hiê ̣n tư duy lôgic, xem trọng va i trò của cá nhân và sức mạnh của ly trí của người Đức. * Tín ngương – tôn giáo Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin vào thế giới siêu nhiên nhưng chưa theo một hệ thống để trở thành tôn giáo. Từ thuở sơ khai, tổ tiên người Đức tin rằng những sự kiện thiên nhiên không giải thích được đều do một lực lượng siêu nhiên thống trị. Tín ngưỡng của người Đức bị lu mờ từ khi Kitô giáo du nhập, vì Kitô giáo không cho ph p tín đồ thờ những vị thần khác. Tiếp theo đó, phong trào Khai sáng làm cho người Đức không còn tin vào những tín ngưỡng không có cơ sở khoa học. Trong nhà người Đức, cách thờ Chúa tương đối đơn giản. Họ không xem trọng những biểu hiện vật chất mà ở nhận thức về tinh thần. Sự minh triết và khả năng nhâ ̣n thức của mỗi cá nhân mới đóng vai trò quan trọng hơn hẳn những vâ ̣t chất hào nhoáng cũng như những nghi lê rườm rà nă ̣ng về hình thức. Phong tục cũng bị “sàng lọc” bởi tinh thần của lý trí. Chúng tôi tập trung vào một số phong tục chủ yếu trong trong hôn nhân và ta ng ma . * Phong tục trong hôn nhân Vì hôn nhân của người Đức ngày nay đã biến đổi từ tính cộng đồng sang tính cá nhân, từ linh thiêng sang thế tục nên những phong tục còn lại chỉ tựu trung trong ba bước: 1Nghi lê ở nhà thờ theo tinh thần của tôn giáo; 2- Hôn phối mang tính thế tục được tổ chức tại phòng hộ tịch và 3- Lê công bố kết thúc đời sống độc thân. 14 Từ sau phong trào Kháng Cách, hôn nhân là việc thế tục chứ không phải là vấn đề liên quan đến tâm linh. Bố mẹ ở Đức hầu như không đóng vai trò định đoạt hôn nhân của con cái mà chính con cái toàn quyền quyết định việc liên quan đến cuộc sống riêng cũng như tự chịu trách nhiệm về quyết định của chính mình. Đây chính là biểu hiê ̣n của viê ̣c xem trọng vai trò của cá nhân. Họ không chú trọng vào những nghi lê hình thức và không bảo thủ mà đề cao vai trò tự quyết định và tự chịu trách nhiệm với bản thân của mỗi người. Phong tục ta ng ma cũng chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo. Hiện nay, vì nhiều người Đức làm đơn xin ra khỏi nhà thờ hoặc không thực hành tôn giáo thường xuyên, họ có quyền quyết định tổ chức2 được tổ chức tang ma theo nghi lê nhà thờ hoặc theo nghi lê thông thường. Điều quan trọng nhất của nghi lê tang ma là sự yên lặng và chậm rãi nhằm thể hiện niềm xót thương người quá cố. Việc tưởng nhớ diên ra trong tâm tưởng nhiều hơn là thông qua những biểu hiện bên ngoài. Ngoài ra, trong phong tục tang ma không có nhưng kiêng kị nhằm tránh xui xẻo. * Lễ hội Các lê hội ở Đức phần lớn đều gắn với tôn giáo. Những ngày lê này cũng là những lê hội lâu đời nhất và được tổ chức với quy mô rộng rãi nhất với đặc trưng thiên về phần lê (bao gồm các nghi lê và phong tục gắn với nhà thờS, cụ thể: Lê quan trọng là Giáng sinh với ý nghĩa lớn nhất hiện nay là sum họp gia đình và chia sẻ yêu thương. Mọi người thể hiện sự quan tâm lẫn nhau và cùng chúc cho nhau mọi điều may mắn. Ngày đại lê thứ hai là lê Phục sinh. Điều quan trọng trong đợt lê này là họ được nghỉ dài ngày nên họ giành thời gian cho gia đình. Lê Phục sinh đã dần trở thành ngày lê truyền thống của gia đình hơn là ngày lê của tôn giáo. Tóm lại, các lê truyền thống này dù vẫn được tổ chức theo tinh thần của tôn giáo, nhưng giá trị nhân văn không hướng nhiều về đức tin, mà phần nhiều hướng về cá nhân và gia đình - những giá trị cốt lõi nhất còn đọng lại khi đức tin tôn giáo phai nhạt dần. Nghĩa là, đối với người Đức, vai trò tôn giáo dần dần yếu đi, điều này cũng đồng nghĩa tư duy duy lý của người Đức rất mạnh mẽ. Ngoài ra, trong số các lê hội truyền thống và thiên về phần hội cho thấy tính thực dụng của họ. Các lê hội cần mang tính thời đại và đem lại lợi nhuận, thu nhập cho người dân. 2.3. Tinh ćch văn hóa Đức thể hiêṇ qua văn hóa ứng xư với êôi trường tư nhiên 2.3.1. Văn hóa âm rhưc Có thể nói rất khó tìm ra ẩm thực đặc trưng của nước Đức, vì họ hầu như không có những món ăn đặc trưng của dân tộc, nếu có thì ẩm thực mang tính đặc sản vùng miền. Họ cũng không tự hào về ẩm thực của chính mình. Tục ngữ, thành ngữ Đức liên quan đến ẩm thực rất khiêm tốn, cho thấy họ không xem trọng ăn uống, không cần cầu kỳ, không hình thức, quan trọng là no bụng chứ không cần ngon. Họ không phải là người thích hưởng thụ. Bữa tối còn gọi là “bánh mỳ tối” (AbendbrotS là bữa ăn tối khá đơn giản mà cho đến giờ, rất nhiều người Đức vẫn ưa chuộng, vì ưu điểm nhanh, đơn giản, không phải chuẩn bị cầu kỳ và đặc biệt là riếr kiệm. Cách ăn và cách nấu ăn luôn tuân thủ một số nguyên tắc và theo trình tự nhất định, chính xác liều lượng của các thành phần. Lối ăn cho thấy tính khoa học, cá nhân và chính xác. Họ rất kỹ lương trong việc lựa chọn thực phẩm đúng thành phần dinh dưỡng, tiết kiệm trong ăn uống. 2.3.2. Văn hóa rꕡang phục Có thể nói người Đức không câu kỳ trong trang phục, không trọng hinh thức, cũng không đánh giá người khác qua trang phục của họ mà tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân. 15 Đức hầu như không có trang phục truyền thống dân tộc như một số nước khác, Trong các trường học ở Đức, học sinh cũng không mặc đồng phục. Các trường không tổ chức cho học sinh mặc đồng phục. Theo họ, trang phục thể hiện tự do cá nhân của mỗi người, và sự tự do này được Luật pháp bảo vệ. Nguyên tắc chung trong văn hóa trang phục là lịch sự, phù hợp với tình huống, thoải mái và tốt cho sức khỏe. 2.3.3. Văn hóa cư rꕡu Ngôi nhà là sở hữu quan trọng nhất đối với người Đức. Ngôi nhà của người Đức truyền thống thể hiện rõ đặc trưng của văn hóa rừng. Cách xây dựng và bài trí cho thấy tính kỹ lưỡng . Quan trọng không phải là hình thức mà ở chất lượng. Tầng hầm trong nhà của người Đức là một phần gần như không thể thiếu được, thể hiện đặc trưng của ngôi nhà truyền thống của người Đức. Bên cạnh đó, việc tự sửa sang, lắp ráp đồ đạc trong nhà cũng xuất phát từ tính tiết kiệm. Chi phí lắp ráp hoặc sửa chữa nhỏ trong gia đình khá cao, vì vậy họ muốn tiết kiệm nên tự làm mọi thứ. Người Đức ít có thói quen mượn của người khác những vật dụng gia đình, vì vậy họ thường sắm sửa gần như đầy đủ cho nhu cầu của gia đình, từ những vật dụng nhà bếp đến những máy móc để làm vườn như máy cắt cỏ, máy khoan… Điều này giải thích thêm lý do vì sao họ cần nhiều không gian trong ngôi nhà để có thể chứa nhiều máy móc cũng như vật dụng đến vậy. Điểm đặc trưng nổi bật nhất là người Đức xây nhà riêng một lần và ở đó cho đến cuối đời chứ hiếm khi bán nhà để xây hoặc mua ngôi nhà khác. Như vâ ̣y qua phân tích văn hóa cư trú của người Đức, có thể thấy họ rất xem trọng không gian sống, rꕡong sư an roan, kỹ lưỡng và hướng đến sự bền chắc. Viê ̣c họ lưu giữ đô ̣ đạc trong nhà rất lâu và cẩn thâ ̣n cũng thể hiê ̣n cách ứng xử với quá khứ: quan trọng không chỉ là kết quả mà là quá trình và ngọn nguồn của mọi viê ̣c luôn được quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng. 2.3.4. Văn hóa g iao rhcng Hệ thống giao thông chằng chịt ở Đức không thể vận hành tốt nếu không được tổ chức một cách có hệ thống, chính xác và vận hành hiệu qua. Người Đức cho thấy họ không “đối phó” mà là “chinh phục” môi trường tự nhiên để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình. Người Đức tính toán đến mọi khía cạnh, dù là nhỏ nhất, để vận hành cả hệ thống trơn tru và cố gắng tránh tối đa những sai sót. Tư duy phân tích hê ̣ thống hướng đến sự hiê ̣u quả còn thể hiê ̣n ở cách kết hợp và tâ ̣n dụng nhiều phương tiê ̣n giao thông với nhau. Tựu trung, ́c tô chức tốt, tuân thủ nghiêm luật pháp và sự kỹ lương là những đặc trưng nổi bật trong giao thông của người Đức. 2.4. Tinh ćch văn hóa Đức thể hiêṇ qua văn hóa ứng xư với êôi trường xa hô ̣i 2.4.1. Vơi các nươc rꕡong Châu Âu Có thể nói cô ̣i nguồn của văn hóa Châu Âu chính là văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại (còn gọi Hy-LaS. Nền văn minh ảnh hưởng rõ n t đến hầu như toàn bô ̣ văn hóa các nước Châu Âu, trong đó có Đức. Trước tiên là ở lĩnh vực triết học. Platon được xem là người sáng lập triết học phương Tây, đă ̣c biê ̣t là học thuyết của Platon. Kiến trúc Hy Lạp ảnh hưởng lớn đến kiến trúc ở Đức. Trong lịch sử hình thành nước Đức, quá trình giao lưu, tiếp xúc với người La Mã đã diên ra từ rất sớm. Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, người Đức chịu ảnh hưởng rất lớn từ La Mã. Cụ thể là Thiên chúa giáo du nhập vào Đức thông qua người La Mã và trở thành tôn giáo thống lĩnh. Ngày nay, Đức vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng và có nhiều đặc trưng mang đậm dấu ấn của Thiên chúa giáo. Nhìn chung, người Đức hoặc tiếp nhận toàn bộ những tinh túy của văn hóa Hy Lạp, La Mã nếu những giá trị đó phù hợp với hoàn cảnh xã hội Đức, hoặc phản biện, phê phán rồi đề xuất giá trị mới phù hợp hơn. 16 Trong ứng xử với một số nước Châu Âu khác, Đức trước đây thể hiện tâm lý đối đầu hơn là hợp tác, là kẻ gây chiến – một hoặc vài lần - với nhiều nước. Vì vậy người Đức ý thức rất rõ rằng mình không phải là dân tộc được ưa thích, nếu không muốn nói là bị căm gh t. Về lĩnh vực ngoại giao, Đức có quan hệ đặc biệt chặt chẽ với Pháp vì những gắn bó từ thời kỳ Đế chế Franken vào thế kỷ 9. Những thăng trầm trong quan hệ giao bang giữa hai nước trong quá khứ không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cũng như chính sách của nhà cầm quyền từng thời kỳ, mà còn ở cách ứng xử của người Đức với người Pháp. Khi có điều kiện, người Đức vẫn muốn lấn lướt ở thế thượng phong, hoặc chí ít phải ngang hàng với người láng giềng hùng mạnh. Trong những vấn đề có liên quan đến Cộng đồng chung Châu Âu, Đức giữ thế chủ động trong nhiều quyết định. Đức không dê bị thuyết phục và cũng không chiều theo đối phương để làm vừa lòng họ, cũng ít quan tâm đến đánh giá của đối phương về mình mà tiếp tục thực hiện các sách lược đã đề ra và tin rằng sách lược đã được cân nhắc kỹ lưỡng đó sẽ mang lại hiệu quả. Quan hệ giữa Đức và ISsrael lại có nhiều điểm đặc biệt. Trong Thế chiến thứ hai, nước Đức đã gây cái chết của gần 6 triệu người Do Thái trên toàn châu Âu, do đó không dê kết nối quan hệ ngoại giao với ISsrael khi người dân nước này vẫn còn mang nhiều oán giận người Đức. Chính quyền Đức nhận thức rất rõ trách nhiệm của họ đối với nhà nước ISsrael trên nhiều phương diện, họ kiên trì rút ngắn khoảng cách giữa hai dân tộc. Bằng nhiều hình thức, về cơ bản Đức đã vượt qua quá khứ thành công. Như vâ ̣y, thông qua ứng xử của nước Đức với quốc gia trong khu vực Châu Âu, cụ thể ở đây là Pháp và ISsrael, Đức vẫn thể hiê ̣n bản lĩnh, tâm thế của kẻ mạnh khi lấn lướt để khẳng định vị trí nhưng lại chủ động để giữ gìn, thiết lập các mối quan hệ cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại, phát triển đất nước qua những thăng trầm lịch sử. 2.4.2. Vơi các nươc ng oai Châu Âu Bên cạnh mới quan hệ với các quốc gia trong khu vực, nước Đức cũng rất chú trọng quan hệ với nhiều nước ngoài khu vực châu Âu, đáng chú ý là tiếp xúc với Hoa Kỳ ở châu Mỹ, Nhật và Việt Nam ở châu Á. Trong cả hai Thế chiến, dù luôn ở phía đối đầu với Đức nhưng Đức vẫn xem Mỹ là “người anh cả” bởi Mỹ đã giúp đỡ họ rất nhiều trong giai đoạn tái thiết đất nước sau năm 1945. Chính vì vậy mà trong những giai đoạn sau này, người Đức rất xem trọng mối quan hệ ngoại giao với Mỹ và luôn cố gắng để đảm bảo mối quan hệ trong tình trạng tốt. Đáng chú ý, người Tây Đức có “tình cảm” đặc biệt với Mỹ. Tuy vậy, người Đức cũng chứng tỏ sự cương quyết và cứng rắn, nhất là khi không đồng quan điểm với Mỹ về những vấn đề có liên quan đến chiến sự thế giới. Văn hóa ứng xử của người Đức với người Việt cũng có những điểm đáng chú ý. Là nước trong khối Đông Nam Á có nhiều gắn bó nhất với Đức, chủ yếu từ thời kỳ CHDC Đức vào những năm 1955, Đức đã và đang hợp tác tốt với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Người Đức khá thiện cảm đối với người Việt. Song họ vẫn mang tâm thế của một nước tự do, dân chủ và phát triển khi ứng xử với Việt Nam – một nước còn đang phát triển nhưng tự do và dân chủ ít nhiều mang tính hình thức; tâm thế của một nước có tiềm lực kinh tế mạnh đối với một nước yếu hơn. Khi cần cứng rắn, người Đức không ngần ngại thể hiện sự bảo thủ và cương quyết, ngay cả ở mối quan hệ cấp độ chính phủ. Tiểu kết chương 2 Về mặt nhận thức, tôn giáo và tinh thần Cải cách tôn giáo làm thay đổi sâu sắc nhận thức của người Đức về cuộc đời. Thông qua đó, họ xây dựng được niềm tin vào giá trị của lao động và sự siêng năng giúp con người tự giải thoát chính mình khỏi những tội lỗi. Tinh thần Khai sáng mang đến cho người Đức niềm tin mãnh liệt vào lý trí và sức mạnh của sự khai minh, qua đó họ đam mê tìm tòi, nghiên cứu và phám phá khoa học. Giá trị 17 quan trọng nhất thuộc về cá nhân mỗi người. Người Đức xem trọng ý thức cá nhân: nghĩ và tính toán kỹ đến mọi khía cạnh trước khi làm, không hành động tùy hứng, không tiêu xài hoang phí mà phải ý thức tiết kiệm trong mọi tình huống. Giáo dục cũng đóng vai trò nòng cốt cho sự phát triển bản thân và định hình tính cách. Người Đức phân biệt rõ đời sống cá nhân và công việc, ở mỗi nơi, mỗi thời điểm họ đều hướng đến hiệu quả công việc mình đang làm. Vì quá tập trung vào việc mình đang làm để đạt hiệu quả cao nhất, người khác dê có cảm giác họ “vô tâm”, thậm chí “lạnh lùng”. Người Đức xem trọng vai trò của luật pháp. Luật pháp định hướng cho những hành động đúng đắn, là công cụ để thực hiện quyền bình đẳng trước khi thực hiện chức năng răn đe và trừng phạt công dân. Bản lĩnh, sự kiên trì là những tính cách thể hiện rõ qua văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. CHƯƠNG 3 NHỮNG TÍNH CÁCH VĂN HÓA ĐỨC ĐẶC TRƯNG 3.1. Tinh hệ thống cua tinh ćch văn hóa Đức Để xây dựng được hê ̣ thống các tính cách văn hóa Đức được tìm hiểu ở chương hai theo trật tự một cách khoa học, chúng tôi xác lập mức độ xuất hiện của mỗi tính cách ở hai phương diện tần số và nội dung, cụ thể: 3.1.1. T́nh hệ rhống xér rheo rân số xuâr hiênṇ Dựa theo tần số xuất hiê ̣n trong các công trình của các học giả người Đức và các học giả người nước ngoài, có thể sắp xếp trâ ̣t tự các tính cách văn hóa Đức theo tần số xuất hiê ̣n. Theo đó, những tính cách của người Đức được nhắc đến nhiều nhất là “thẳng thắng, đúng giờ và giữ khoảng cách”. Kế tiếp, người Đức rất xem trọng vai trò của cá nhân. Nhóm tính cách “kỹ lưỡng, siêng năng” cũng nhâ ̣n được nhiều ý kiến đồng thuâ ̣n là đă ̣c trưng Đức. Nhóm kế tiếp bao gồm nhiều tính cách có nội hàm khá giống nhau, đó là “trâ ̣t tự, nguyên tắc, quy tắc, kỷ luâ ̣t”, hoă ̣c “kiên trì và kiên cường”. Một số tính cách là phái sinh từ một tính cách nền tảng, như “làm viê ̣c có hê ̣ thống” vì có “óc tổ chức tốt”, vì tâm lý “ăn chắc, mă ̣c bền” nên người Đức “không trọng hình thức bề ngoài”, và tâm lý này do “tư duy dài hạn” tạo nên. Như vậy, có thể tập hợp các tính cách có liên quan thành những nhóm tính cách. Điều này giúp cho viê ̣c phân tích tâ ̣p trung hơn và hướng theo nô ̣i dung. 3.1.2. T́nh hệ rhống xér rheo nc ̣i dung X t theo nô ̣i dung, có thể tập hợp các tính cách trên theo các nhóm, trật tự các nhóm được sắp xếp theo tần số xuất hiện của các tính cách. Những tính cách trong mỗi nhóm hoặc có nội dung khá giống nhau, hoặc là tính cách phái sinh của một tính cách nền tảng. Nhóm IS bao gồm 6 tính cách, trong đó tư duy duy lý là cốt lõi. Nhóm ISIS gồm 6 tính cách có liên quan đến quy tắc hoặc trọng quy tắc. Nhóm ISISIS bao gồm 5 tính cách có liên quan đến tính cá nhân. Nhóm thứ ISV gồm 9 tính cách, xoay quanh sự kiên trì và tinh thần lao động miệt mài của người Đức. Nhóm cuối cùng 9 tính cách miêu tả cách làm việc hiệu quả. Có thể thấy, năm nhóm tính cách này gần như bao quát hết mọi giá trị bộ phận của văn hóa Đức. Các kết quả mà Hellpach (ĐứcS, Thomas (ĐứcS, Nuss (PhápS và Meyer (MỹS đã nghiên cứu đều có thể quy về năm đặc trưng này. Ngoài ra, nô ̣i dung những nhóm tính cách này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu hê ̣ giá trị Đức của lý thuyết Các chiều kích văn hóa theo Hofstede và Bản đồ văn Đức của Meyer. Như vâ ̣y, những nhóm tính cách được đề xuất có đô ̣ tin câ ̣y khá cao. Mức đô ̣ thể hiê ̣n các tính cách này cũng như phạm vi thể hiê ̣n sẽ tạo nên đă ̣c trưng của tính cách Đức. 3.2. Hê ̣ tinh ćch văn hóa Đức đă ̣c trưng 18 Chúng tôi đề xuất hê ̣ tính cách văn hóa Đức đă ̣c trưng, bao gồm 6 tính cách: hai tính cách đầu tiên là sự hiê ̣n thực hóa của mô ̣t cỗ máy tư duy; hai tính cách kế tiếp thể hiê ̣n tinh thần không khuất phục trước mọi nghịch cảnh cũng như sự cực đoan trong tư duy và hành đô ̣ng của người Đức và hai tính cách cuối cùng thể hiê ̣n quan điểm của người Đức trong các mối quan hê ̣ xã hô ̣i. Tính cách thứ 6 là định hướng vùng miền được đề xuất vì đây là tính cách khá đặc trưng giúp khu biệt người Đức với những người châu Âu còn lại. 3.2.1. Tư duy phân ŕch ꕡanh mạch ꕡõ ꕡang Tư duy phân tích rành mạch được người Đức vận dụng trong tổ chức đời sống cộng đồng và cả đời sống cá nhân. Ơ hầu hết các lĩnh vực, người Đức đều có số liê ̣u thống kê, có khả năng phân tích chính xác, họ sắp xếp tất cả các yếu tố liên quan vào một hệ thống hợp lý, nhờ vâ ̣y họ xử lý sự số nhanh nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra. Khoa học kỹ thuật rất phát triển. Vì độ chính xác cao mà các sản phẩm của Đức luôn được ưa chuộng. Trung thực và khách qua n là hai n t tính cách của người Đức phái sinh từ tư duy phân tích rõ ràng. Trung thực là làm đúng những gì đã cam kết khi sản xuất hàng hóa. Tiểu sử của những nhân vật nổi tiếng được ghi lại một cách trung thực. Họ không có xu hướng thần thánh hóa vĩ nhân, vì họ quan niệm rằng những công trạng của các vĩ nhân là điều không phủ nhận được, còn sai lầm hay nhược điểm là việc rất con người. Người Đức rạch ròi công tư. Họ phân biệt rõ thế giới công việc và đời sống cá nhân. Con người lý trí trong công việc rất nghiêm nghị, khả năng tập trung cao, làm việc theo kế hoạch đã định sẵn, kiếm soát mọi tình huống và luôn hướng đến mục tiêu đã đề ra, không để tình cảm xen vào cũng như không quan tâm đến những mối quan hệ riêng tư. Cách xưng hô cũng giúp phân biệt rõ thế giới công việc và cuộc sống riêng tư. Trong công việc, người Đức dùng thể lịch sự “Sie”, trong cuộc sống cá nhân, họ xưng hô thân thiện “ du”. Vì vâ ̣y học được cho là giữ khoang cách trong giao tiếp. Trong công việc, người Đức “bảo vệ” thế giới riêng rất kỹ. Ngay cả sếp cũng không nên quá quan tâm đến cá nhân của nhân viên để tránh bị cho là “can thiệp quá sâu” vào chuyện đời tư của người khác. Họ bảo vê ̣ sự "thiêng liêng” này bằng mọi giá. Trong đời sống cá nhân, cách ứng xử của người Đức khác với trong công việc. Cuộc sống diên ra trong ngôi nhà, là “nơi thiêng liêng”, là chốn quay về của họ sau giờ làm. Có thể do tư duy rạch ròi này mà môi trường kết bạn của người Đức hạn chế. Họ cũng công nhận là “không ć nhiều bạn trong đời, nhưng là bạn bè ca đời” (Mẫu D3S. Như vậy, tư duy phân tích được người Đức vận dụng triệt để trong hầu hết mọi lĩnh vực. “Ánh sáng của lý trí” giúp họ kiến tạo cuộc sống riêng cũng như tổ chức xã hội theo lôgic riêng của mình. 3.2.2. Yênu rh́ch sư rꕡậr rư - rꕡong uuy rắc Trong giao tiếp, khi hỏi người khác “Mọi thứ có ổn không?” 3, người Đức sẽ hỏi là “Ist a lles in Ordnung?” - mọi thứ có trật tự không? Vì xem trọng sự trâ ̣t tự mà người Đức có rất nhiều tục ngữ về sự trâ ̣t tự. Trật tự từ trong câu tiếng Đức được quy định khá chặt chẽ và người học phải nắm vững quy tắc này. Ơ Đức có quy định giờ mở và đóng cửa các cửa hàng. Khi đã thành quy định thì người dân phải thực hiện nghiêm túc. Các phương tiện công cộng cũng phải đúng giờ theo bản thông báo lịch trình có sẵn. Người Đức cũng nổi tiếng là rất đúng giờ. Đi trê là thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. Trong đời sống cá nhân, Triết gia ISmmanuel Kant là người nổi tiếng rất đúng giờ và được xem là “đồng hồ sống” ở Königsberg. Tính cách này tương ứng với thang đo “thời gian tuyến tính” của Meyer. 3 Tiếng Anh là “ISs everything ok?”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan