Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém môn lịch sử trong trường thcs...

Tài liệu Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém môn lịch sử trong trường thcs

.PDF
12
17
102

Mô tả:

TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. I. MỤC TIÊU: Vấn đề học sinh yếu kém hiện nay luôn được xãhội quan tâm vàtì m giải pháp khắc phục. Để đưa nền giáo dục nước nhàphát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy màcòn phải biết nghiên cứu những phương pháp tối ưu nhất, nhằm phát huy tí nh tí ch cực của học sinh, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Giúp học sinh yếu, kém củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hỏng từ các lớp dưới.Đồng thời giúp các em có thói quen độc lâp suy nghĩ, tự giác trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vàhạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”. Mặt khác, nếu chúng ta quan tâm hơn đến việc giúp đỡ học sinh yếu, kém thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở ở địa phương. Với những thực tế trên, ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn của trường chúng tôi luôn chú ý quan tâm đến việc tìm “giải pháp để khắc phục học sinh yếu, kém”, luôn tì m ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em học tốt hơn,… Đây sẽ là nền tảng, là động lực thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, trau dồi tri thức vàtiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mì nh. Tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tí ch cực. Đó chính là lý do mà trường chúng tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trường bạn,… để tì m ra giải pháp tốt nhất giúp đỡ học sinh yếu, kém để đi vào chất lượng thực trong giáo dục. Hiện nay ở Trường THCS Tam Hồng, vấn đề học sinh yếu, kém môn Lịch sử còn chiếm khánhiều trong mỗi lớp học nói chung còn làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vàhiệu quả giáo dục. Học sinh đến lớp không học bài cũ, soạn bài mới,thiếu sách giáo khoa vàvở ghi, không chúýnghe thầy côgiảng bài, không tiếp thu được bài giảng của giáo viên, không yêu thí ch bộ môn Lịch sử với tâm lý đó là bộ môn phụ, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của trường, của ngành. Trong quátrì nh giáo dục, để đạt hiệu quả cao, điều đó không dễ một chút nào. Bởi vìthực tế trong một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của học sinh vànhất làhọc sinh yếu, kém. Đối với học sinh yếu, kém thì đây quả làmột gánh nặng khó vượt qua để kịp các bạn trong lớp. Vậy nguyên nhân yếu kém do đâu? Chúng ta phải làm gì để thúc đẩy vàtạo cho các em có động cơ học tập đúng đắn vàhiệu quả? Đó là vấn đề đặt ra màmỗi chúng ta cần có hướng giải quyết. II. THỰC TRẠNG: 1 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. 1. Học sinh: Một số không nhỏ học sinh chưa tự giác, chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa có phương pháp học hợp lí , ở trường cũng như ở nhà.Học sinh lười học, lười suy nghĩ, không dành thời gian cho việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới,các em chỉ học đối phócòn trông chờ thầy côgiải giúp. Do mất căn bản từ các lớp dưới. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh còn hạn chế chưa mạnh dạn phát biểu thiếu tự tin trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc; đôi khi hay mặc cảm không dám hỏi thầy cô hoặc bạn bè.Thiếu sự quan tâm của gia đình (một số gia đình hoàn cảnh khó khăn phải lao động kiếm tiền cho nên không cóthời gian quan tâm đến việc học của con em). Học sinh lười đọc sách mặc dù đã phát động phong trào và hướng dẫn; một số em tư chất phát triển kém, tiếp thu bài chậm. Đa số học sinh ỷ lại vào sách tham khảo, sách hướng hẫn, sách giải cósẵn ngoài thị trường, không chịu đầu tư tìm hiểu. Xãhội phát triển, nhiều trò chơi giải trívôbổ như games, chát qua mạng, tin nhắn điện thoại đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em. Điều kiện học tập của học sinh thời nay tốt hơn trước rất nhiều. Ngoài sách giáo khoa, học sinh còn được trang bị khánhiều loại sách tham khảo, sách nâng cao… Phải chăng do bị “bội thực” từ các loại sách tham khảo nên nhiều em không hề biết cách tự học, tự sáng tạo, tự đào sâu kiến thức. 2. Giáo viên: Để có một giờ dạy thực sự chất lượng vàhiệu quả nhất là đối với học sinh yếu kém, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian cũng như tâm huyết của giáo viên. Vìvậy còn hiện tượng một số í t giáo viên ngại đầu tư thời gian vàcông sức cho tiết dạy của mì nh và đặc biệt làcòn thiếu quan tâm và sâu sát đến đối tượng học sinh yếu kém. Còn một số GV chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải ,còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát xao vàxử lýkịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. Tốc độ giảng dạy kiến thức mới vàluyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp.Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chí nh mì nh vànhụt chíkhông tự vươn lên... Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của giáo viên chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng học sinh.Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, hì nh ảnh, thí 2 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học (nhiều khi còn mang hì nh thức đối phó). Chưa xử líhết các tì nh huống tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tí nh hì nh thức chưa thực sự phùhợp vàcóhiệu quả, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm, theo đối tượng học sinh còn hạn chế.Chưa động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh códấu hiệu tiến bộ. Một số giáo viên chưa đầu tư mạnh vào công tác soạn giảng. III.KẾT QUẢ NĂM HỌC 2018-2019: - Năm học 2018- 2019 số lượng học sinh yếu kém các lớp theo thống kê: + Lớp 9A: 0HS yếu = 0%. + Lớp 9B: 0HS yếu = 0% + Lớp 9C: 2 HS yếu= 4, 8% + Lớp 9D: 2 HS yếu= 4, 6% + Lớp 9E: 1 HS yếu = 2, 2 % IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: 1.Đối với giáo viên: Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giátrị đích thực của bộ môn Lịch sử làmột bộ môn rất quan trọng đối với tất cả các em. Bộ môn này nógiúp các em tì m hiểu quátrì nh dựng nước vàgiữ nước của ông cha ta từ thời dựng nước, từ đó bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước vàcần phải kế thừa vàphát huy những giátrị truyền thống tốt đẹp của cha ông. + Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại tràgiáo viên cần định hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể. Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, tranh ảnh, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tì m ra kiến thức mới. - Trong các tiết dạy chí nh khóa: Giáo viên phân bố học sinh khágiỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu kém vàngồi gần để trong quátrì nh thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khí ch lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập. + Giáo viên phải biết được tâm lýhọc sinh yếu kém, vìkiến thức bị hổng, bị khuyết không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tì nh huống luôn gợi mở. Đồng thời, ưu tiên các bài 3 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc tra lời vàluôn gợi mở, nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khuyến khí ch tinh thần hăng hái học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em. + Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà(phân bố các em ở nhà gần nhau), đồng thời đưa ra chỉ tiêu thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm lớp đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhãnhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. + Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi gợi mở sinh động, dễ hiểu cho từng đối tượng học sinh. + Khi tổ chức các nhóm phải có đủ các đối tượng như khá, giỏi, yếu, kém để có điều kiện trao đổi, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. + Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm vàcách học và lưu nhớ kiến thức dưới dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập vàlàm bài tập ở nhà. Trong các tiết các buổi phụ đạo thêm: GV cần phải kèm cặp học sinh yếu kém cụ thể ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn mì nh ở năm học trước để nắm rõ các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng. + Tổ chức các nhóm học tập cho học sinh, trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bì nh, yếu kém. Tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các tổ, giáo viên chỉ cóthể hướng dẫn cho các em nhóm trưởng hoặc các em học khác chỉ yêu cầu các bạn học yếu trả lời các câu hỏi ở cấp độ nhận thức: nhận biết và thông hiểu hạn chế các câu hỏi vận dụng vàvận dụng cao, động viên các bạn học yếu trong nhóm mình đại diện cho tổ phát biểu ýkiến nêu kết quả thảo luận để tạo cho các bạn sự tự tin trước tập thể, mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chêtrách hay chế giếu bạn khi bạn nói sai, giáo viên bộ môn cũng thường xuyên tạo mọi điều kiện tốt để các em được thể hiện mình trước tập thể bằng những câu trả lời ngắn dễ những bài tập ở cấp độ nhận biết vàthông hiểu. Từ đó làm cho các em cóhọc lực học yếu bị cuốn hút vào việc học . + Lên kế hoạch cụ thể cho các nhóm học sinh này hoạt động và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, và thườngxuyên kiểm tra các nhóm để cóthể nắm bắt kịp thời tì nh hì nh của học sinh. + Tổ chức dạy nâng kém cho học sinh yếu kém: lập danh sách học sinh học yếu kém lên kế hoạch dạy phụ đạo cho các em, một mặt làgiúp các em cóthể nêu 4 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. lên những thắc mắc của các em về những điều các em chưa hiểu trong tiết học chính khóa để giáo viên cóthể giải đáp cho học sinh đồng thời hướng dẫn cho học sinh làm bài tập. Mặt khác, ở buổi học phụ đạo này, giáo viên tùng bước bồi dưỡng cho học sinh, từng bước lấp đầy những chổ hỏng kiến thức của học sinh, giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản nhất về chương trình học. Khi thực hiện việc dạy nâng kém, giáo viên phải thường xuyên theo dõi kiểm tra học sinh để luôn nắm được tì nh hì nh học tập của các em, từ đó giáo viên rút kinh nghiệm cho những giờ học sau. + Giáo viên nên chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập vàphát huy khả năng tự học. + Giáo viên chỉ nên dạy những gìhọc sinh thiếu, học sinh yếu, học sinh cần dạy những kiến thức cở bản trọng tâm nhất để lấp lỗ hổng cho học sinh. Vídụ: Học sinh yếu về ghi nhớ kiến thức trong môn lịch sử 9. Tiết 11: Bài 9 : NHẬT BẢN I. Tì nh hì nh Nhật Bản sau chiến tranh. 1.Hoàn cảnh: - Kinh tế bị tàn phánặng nề. - Chí nh trị: Là nước bại trận, bị quân đội Mĩ chiếm đóng. 2. Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản. - Nội dung: cải cách toàn diện kinh tế, chí nh trị, xãhội. + Ban hành hiến pháp mới (1946) tiến bộ. + Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949). + Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt vàtrừng trị các tội phạm chiến tranh. + Giải giáp các lực lượng vũ trang. + Giải thể các công ty độc quyền lớn. +Thanh lọc các phần tử phát xí t ra khỏi cơ quan nhà nước. + Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ,tách trường học ra khỏi ảnh hưởng tôn giáo). - Ý nghĩa: + Chuyển từ chế độ chuên chế sang chế độ dân chủ. + Mang lại luồng không khímới cho nhân dân. + Tạo nên sự phát triển thần kìvề nền kinh tế. II. Nhật Bản khôi phục vàphát triển kinh tế sau chiến tranh 1. Hoàn cảnh: - Nhờ những đơn đặt hàng béo bở của Mĩ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vàchiến tranh Việt Nam ( những năm 60 của thế kỉ XX) 2. Thành tựu: - Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng "Thần kỳ" 5 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. + Tổng sản phẩm quốc dân: 20 tỉ USD (1950) 183 tỉ USD (1968) +Thu nhập bình quân theo đầu người (1990): 23796 vượt Mĩ, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. + Công nghiệp: tăng trưởng 15% (1950 – 1960), 13% (1961 – 1970). + Nông nghiệp: cung cấp 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá phát triển. - Từ năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chí nh của thế giới 3.Nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản: - Khách quan: + Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. + Nhờ những đơn đặt hàng béo bở của Mĩ. - Chủ quan: + Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời. - Hệ thống tổ chức quản líhiệu quả của các xínghiệp, công ty. - Vai tròquản lícủa nhà nước “trái tim của sự thành công”. - Con người Nhật Bản được đào tạo cơ bản, cần cù, có ý chí vươn lên, tiết kiệm kỉ luật cao, dân tộc Nhật cótruyền thống tự cường 4.Hạn chế: - Nghèo tài nguyên (năng lượng vànguyên liệu phải nhập khẩu) - Bị Mĩ và tây Âu cạnh tranh gay gắt. Vìvậy liên tục bị giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế. III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh - Đối ngoại: + Quan hệ chặt chẽ vàlệ thuộc vào Mĩ về an ninh, chí nh trị. + Hiện nay, thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, tập trung phát triển kinh tế đối ngoại. + Đang vươn lên thành cường quốc chí nh trị để tương xứng với siêu cường quốc kinh tế. + Giáo viên cóthể đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan. + Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi. Vídụ hệ thống câu hỏi trong Bài 9: Nhật Bản Câu 1: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A.Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá năng nề B. Lần đầu tiên trong lịch sử bị nước ngoài chiếm đóng 6 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. C.Đất nước bị chia sẻ thành nhiều khu vực để giải giáp lực lượng phát xí t D.Bị mất hết thuộc địa và đứng trước rất nhiều khó khăn bao trùm đất nước Câu 2: Nhân tố nào được coi là “ngọn gióthần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh A.Được nhận viện trợ kinh tế từ Mĩ B.Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6-1950) C.Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam D.Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh chống Cu Ba Câu 3: Biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là A.Trở thành trung tâm kinh tế, tài chí nh duy nhất thế giới B.Đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước C.Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chí nh của thế giới D.Từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phánặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế Câu 4:Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản gặp phải khó khăn gì khác so với các nước tư bản đồng minh chống phát xí t? A.Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng B.Là nước bại trận nước Nhật mất hết thuộc địa C.Thiếu thốn trầm trọng lương thực, thực phẩm D.Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hì nh thức vay nợ Câu 5:Cải cách quan trọng nhất nhật Bản thực hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai là A.Cải cách hiến pháp B.Cải cách ruộng đất C.Cải cách giáo dục D.Cải cách văn hóa Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng? A.Quân đội Liên Xô B.Quân Anh C. Quân Mĩ D.Quân Pháp Câu 7: Nội dung nào không phải làcải cánh dân chủ được tiến hành sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Nhật Bản? A.Ban hành hiến pháp mới cónhiều nội dung tiến bộ B.Thực hiện cải cách ruộng đất C.Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt vàtrừng trị tội phạm chiến tranh, giải thể các công ty độc quyền lớn D.Kíhiệp ước an ninh Mĩ – Nhật Câu 8: Kết quả của những cải cách được tiến hành ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến chuyển biến quan trọng nào? 7 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. A.Nhật Bản chuyển từ một xãhội chuyên chế sang xãhội dân chủ B Nhật Bản chuyển từ một xãhội dân chủ sang xãhội chuyên chế C.Nhật Bản chuyển sang xãhội chủ nghĩa D.Nhật bản tiếp tục duy trìchế độ quân phiệt Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A.Yếu tố con người làvốn quýnhất B Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất C.Các công ty cósức cạnh tranh cao D.Chi phícho quốc phòng thấp Câu 10: Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh A.Chịu nhiều tổn thất nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai B.Thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh thế giới thứ hai C.Không bị ảnh hưởng gìbởi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai D.Nhận được sự viện trợ của Mĩ Câu 11: Từ năm 1945 đến năm 1952 chính sách đối ngoại của nhật bản là A.Chỉ giao lưu với các nước Đông Nam Á B.Liên minh chặt chẽ với Mĩ C.Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới D.Liên minh với Mĩ và Liên Xô Câu 12:Chính sánh đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX cósự thay đổi như thế nào? A.Liên minh chặt chẽ với Mĩ B.Chútrọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu D.Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới Câu 13: Khó khăn đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là A.Phải nhập khẩu nhiên liệu B.Phải nhập khẩu nhiên liệu vànguyên liệu C.Phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu D.Phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu vànguyên liệu nhập khẩu Câu 14: Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm1973? A. Phát triển nhảy vọt B.Phát triển vượt bậc C.Phát triển thần kì D.Phát triển to lớn 8 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. Câu 15: Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển vàlàbài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam A.Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật B.Vai trò lãnh đạo quản lícóhiệu quả của nhà nước C.Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển D.Các công ty năng động có tầm nhì n xa, sức cạch tranh cao, chi phícho quốc phòng thấp + Hướng dẫn về nhà: Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở nhàvàchuẩn bị bài trước ở nhà. Để thực hiện tốt vàcó hiệu quả công tác phụ đạo thìtrách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng vìcó số lượng mới có chất lượng với lớp chủ nhiệm quan tâm đến từng đối tượng HS cụ thể giáo viên phải: - Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tì nh hì nh học tập, hoạt động của lớp. - Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện yếu kém, í t nhất mỗi tháng họp 1 lần để thông báo tì nh hì nh học tập, rèn luyện của từng học sinh và bàn biện pháp phối hợp theo dõi, giúp đỡ. - Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học. - Giáo viên cũng cần lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém cho bộ môn của mì nh cụ thể như sau. Tháng 9 - Dựa vào chất lượng đầu năm, giáo viên bộ môn báo cáo, phân loại học sinh yếu, tổng hợp danh sách học sinh yếu, lập sổ theo dõi của từng lớp. - Lên kế hoạch, tổ chức phụ đạo học sinh yếu. Tháng 10 Qua bài kiểm tra định kỳ lấn 1. Báo cáo chất lượng học lực học sinh yếu. Đối chiếu HS yếu đầu năm so với HS yếu giữa học kì1 - Tiếp tục Phụ đạo học sinh yếu Tháng 11 - Qua bài kiểm tra định kỳ lần 2. - Đối chiếu HS yếu so với bài kiểm tra lần 1. - Tiếp tục Phụ đạo học sinh yếu. Tháng 12 - Qua bài kiểm tra lần 3. Đối chiếu HS yếu kém lần 2 - Tiếp tục Phụ đạo học sinh yếu. Tháng 1 9 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. -Hướng dẫn học sinh tự ôn ở nhà. Tháng 2 - Tiếp tục phụ đạo HS yếu kém trong học kỳ I. Tháng 3 - Qua bài kiểm tra định kỳ lần 4. Báo cáo chất lượng học lực học sinh yếu. Đối chiếu HS yếu học kìI. - Tiếp tục phụ đạo HS yếu Tháng 4 - Qua bài kiểm tra định kỳ lần 5, - đối chiếu với bài kiểm tra lần 4 Tiếp tục phụ đạo HS yếu. - Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu kém. Tháng 5 - Kiểm tra học kỳ II - Báo cáo chất lượng học lực, danh sách học sinh yếu. - Đối chiếu HS yếu Kỳ I so với cuối kì2 - Nếu còn HS yếu thìlập kế hoạch rèn luyện trong hè. 2. Đối với phụ huynh học sinh: Giáo viên vận động các phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con ở nhà, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở vàkiểm tra việc học bài vàlàm bài ở nhàcủa con. Cha mẹ cũng cần nắm bắt vàhiểu tâm lýcủa con từ đó có biện pháp giáo dục con tốt nhất. Cần nhắc nhở khi con có thái độ lười học và cũng nên động viên, khí ch lệ, khen thưởng khi còn làm việc tốt. Dành nhiều thời gian hơn cho con để giúp con tiến bộ. Thường xuyên liên lạc với thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và nhà trường để nắm bắt được tì nh hì nh học tập của con mì nh. 3. Đối với tổ chuyên môn: Tổ trưởng cần quan tâm đôn đốc vànhắc nhở các thành viên trong tổ quan tâm hơn đến chất lượng của học sinh yếu kém. Kịp thời giúp các thành viên trong tổ tháo gỡ những khó khăn cũng như cùng các thành viên trong tổ trao đổi những phương pháp bồi dưỡng để năng cao chất lượng học sinh yếu kém. Trong các phiên họp tổ, tổ trưởng cũng cần được nghe báo cáo chất lượng bồi dưỡng học sinh yếu kém từ các thành viên trong tổ từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.Từ kết quả khảo sát trên Tổ Trưởng cũng nên yêu cầu mỗi giáo viên trong tổ mì nh sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể cho mỗi môn học. 4. Đối với ban chấp hành phụ huynh học sinh: Ban chấp hành phụ huynh nên phối hợp với các phụ huynh trong lớp mì nh cùng quan tâm đôn đốc, nhắc nhở các con. Trong các cuộc họp phụ huynh, Hội Trưởng cũng nên đưa ra ý kiến để các phụ huynh cùng nhau bàn bạc, thảo luận và trao đổi từ đó đưa ra được giải pháp giúp các em cóhọc lực yếu kém tiến bộ. Các phụ huynh cócon học tập tốt cũng nên chia xẻ phương pháp giáo dục vàdạy con ở 10 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. nhà. Từ đó các phụ huynh cũng tiếp thu thêm phương pháp giáo dục vàdạy con tốt từ những phụ huynh cókinh nghiệm. 5. Đối với chí nh quyền địa phương: Quan tâm hơn nữa đến tì nh hì nh giáo dục của địa phương, đặc biệt đối với những em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì chính quyền địa phương cũng nên quan tâm và có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời tránh để điều kiện kinh tế khó khăn của gia đình ảnh hưởng đến việc học tập của các em và không để tì nh trạng trẻ em không được đi học vì điều kiện gia đình khó khăn. Chí nh quyền địa phương cũng nên có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đến những học sinh có thành tí ch học tập tốt vànhắc nhở những gia đình có con học tập tu dưỡng, rèn luyện chưa tốt trong phiên họp với các trưởng thôn, xóm, để họ cũng tác động đến phụ huynh vàhọc sinh giúp các em cóýthức học tập tốt hơn. Trên đây là một kinh nghiệm của tôi cũng như thầy cô Trường THCS Tam Hồng trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém, mong được các đồng nghiệp trao đổi cùng nhau góp ýkiến để sự nghiệp giáo dục ngày càng đạt kết quả tốt hơn. V. Đối tượng học sinh lớp 9 VI. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp dạy học + Dạy học theo dự án. + Hì nh thức tổ chức “Hội thảo khoa học” 2. Nội dung kiểm tra đánh giá + Đánh giá quá trình học vàsản phẩm của các em học sinh yếu, kém. VII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Chuyên đề khi được triển khai giúp các em yêu thí ch không môn lịch sử hơn, các em không còn chán nản đối với bộ môn này nữa, trong lớp các em chăm chú học bài lắng nghe thầy côgiảng bài, về nhà các em đã có ý thức cố gắng vươn lên, biết tự học bài cũ ở nhà trước khi đến lớp.Trong các giờ học các em tự tin hơn đã giơ tay phát biểu xây dựng bài. Tự tin hơn trong giờ học. Kết quả học tập của các em qua các đợt khảo sát đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Tì nh trạng học sinh học yếu, kém môn lịch sử đã giảm đáng kể. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành. VIII.KẾT LUẬN: Không có phương pháp nào là vạn năng, muốn khắc phục tì nh trạng học sinh yếu kém, đồng thời tạo sự hứng thú, hướng niềm say mê và yêu thích các em đến với bộ môn Lịch sử thìgiáo viên phải linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp, phải yêu thương và giúp đỡ các em hết lòng, thực sự là người thầy “Tận tâm, tận lực, tận tụy hết lòng vìhọc sinh thân yêu”. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng 11 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG! TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG THCS. nề với các em, xem học sinh làcon em của mì nh, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giảng dạy vàgiáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tôi luôn tâm niệm vàghi nhớ lời Bác dạy: “ Người thầy giáo không phải dạy những câu, những chữ có sẵn mà phải dạy bằng cả tâm hồn mình”. Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì , không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dùlàrất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khí ch làm niềm tin cho các em cầu tiến. Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vìvậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục các em trở thành những con người cóí ch cho xãhội. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Hồng, ngày ... tháng ... năm .... Người viết chuyên đề Duyệt của BGH 12 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan