Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tổ hợp phím tắt hữu dụng trong windows, word và excel đối với hs lớp 6, 7...

Tài liệu Tổ hợp phím tắt hữu dụng trong windows, word và excel đối với hs lớp 6, 7

.DOC
26
9
142

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS CAO ĐẠI ----------  ---------- CHUYÊN ĐỀ TÊN CHUYÊN ĐỀ: “TỔ HỢP PHÍM TẮT HỮU DỤNG TRONG WINDOWS, WORD VÀ EXCEL ĐỐI VỚI HS LỚP 6, 7” TÁC GIẢ: ĐƯỜNG VĂN NAM TỔ: KHTN Vĩnh Tường, tháng 1 năm 2019. 1 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU:.............................................................................................2 2. TÊN CHUYÊN ĐỀ:..........................................................................................3 3. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ:..................................................................................3 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA CHUYÊN ĐỀ:.........................................................4 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ:............................................................4 6. NGÀY CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ:.....................................................................................................................4 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA CHUYÊN ĐỀ:......................................................4 7.1. VỀ NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.........................................................4 7.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................4 7.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:..........................................................................5 7.1.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:........................................................8 7.2. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA CHUYÊN ĐỀ:.................................11 7.2.1. ÁP DỤNG 1: TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG WINDOWS:.............11 7.2.2. ÁP DỤNG 2: TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT WORD: .....................................................................................................................14 7.2.3. ÁP DỤNG 3: TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT EXCEL: .....................................................................................................................18 8. NHỮNG THÔNG TIN CẤN ĐƯỢC BẢO MẬT:.........................................20 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ:....................20 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng chuyên đề lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:......21 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tác giả:...................................................................21 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:...................................................22 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng chuyên đề lần đầu (nếu có):.................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25 2 CHUYÊN ĐỀ “TỔ HỢP PHÍM TẮT HỮU DỤNG TRONG WINDOWS, WORD VÀ EXCEL ĐỐI VỚI HS LỚP 6, 7” 1. LỜI GIỚI THIỆU: Hiện nay, công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực quan trọng nhất của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Sự bùng nổ CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Công nghệ thông tin có vai trong quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Công nghệ thông tin và truyền thông làm cho kho tri thức của nhân loại giàu lên nhanh chóng, con người tiếp cận với lượng tri thức đó nhanh hơn, dễ hơn, có tính chọn lọc hơn. Ngoài ra nó còn làm cho những phát minh, phát hiện được phổ biến nhanh hơn, được ứng dụng thuận tiện hơn và tăng năng suất lao động. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học, CNTT và truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng, thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên môn tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhằm mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu ở mức phổ thông về công nghệ thông tin và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và trong cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tại nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa 3 dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh là yêu cầu quan trọng trong việc thực hiện chương trình – sách giáo khoa hiện nay. Trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những biện pháp giúp thực hiện các mục tiêu trên được chất lượng và hiệu quả. Với HS khối 6, 7 các em mới được tiếp cận CNTT, tin học là một môn học tự chọn được đưa vào giảng dạy và học tập, các em vẫn còn bỡ ngỡ trước bàn phím, chuột máy tính...Các thao tác trên máy tính với các em còn vụng về nhiều khi chưa được chuẩn xác, kỹ năng thực hành, làm việc với máy tính của các em còn rất yếu. Trong khi đó thời lượng học những tiết thực hành trên máy tính của các em ít. Là một giáo viên dạy bộ tin học đã nhiều năm tôi nhận thấy cần trang bị những kỹ năng thật tốt cho học sinh để các em có thể tự tin hơn khi thực hành, làm việc với máy tính. Việc rèn luyện các kỹ năng và những thói quen tốt ngay từ ban đầu làm quen với môn tin học và máy tính là một việc hết sức quan trọng. Rèn luyện kỹ năng dùng tổ hợp phím tắt trên HĐH Windows hoặc trên phần mềm soạn thảo Word, bảng tính Excel, Powerpoint... sẽ giúp học sinh thao tác nhanh hơn, chính xác hơn và thể hiện tác phong làm việc, học tập, lao động chuyên nghiệp với máy tính, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, sử dụng với máy tính. Tất cả các lí do trên mà tôi đã chọn chuyên đề: “Tổ hợp phím tắt hữu dụng trong Windows, Word và Excel đối với HS lớp 6, 7”. 2. TÊN CHUYÊN ĐỀ: “TỔ HỢP PHÍM TẮT HỮU DỤNG TRONG WINDOWS, WORD VÀ EXCEL ĐỐI VỚI HS LỚP 6, 7” 3. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ: Họ và tên: ĐƯỜNG VĂN NAM. 4 Địa chỉ tác giả: Lũng Hòa – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0358066115 E-mail: [email protected] 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA CHUYÊN ĐỀ: Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề là cá nhân tác giả ĐƯỜNG VĂN NAM 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ: Có thể áp dụng chuyên đề này cho nhiều lĩnh vực khác: Lĩnh vực giáo dục. Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Lĩnh vực an ninh quốc phòng…. Nhưng chủ yếu chuyên đề được áp dụng nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục ở trong các nhà trường. 6. NGÀY CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ: 20/08/2014. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA CHUYÊN ĐỀ: 7.1. VỀ NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 7.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một "xã hội học tập". Công văn số 8607/BGDĐT-GDTrH việc Hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS cấp THPT năm học 2007-2008. * Đối tượng chuyên đề Đối tượng mà tôi áp dụng đó là học sinh khối 6, 7 trong nhà trường THCS Cao Đại. Các em đã được tiếp cận với tin học và máy tính, mạng máy tính. Ngoài ra các kiến thức này cũng có thể được vận dụng cho tất cả mọi đối tượng dùng máy tính (ngay cả các thầy cô giáo) nhằm tăng kỹ năng sử dụng và khai thác các phần mềm máy tính kể cả hệ điều hành…. 5 * Giới hạn phạm vi chương trình áp dụng Học sinh khối 6: Thông qua các tiết học trong Chương 3: Hệ điều hành và Chương 4: Soạn thảo văn bản. Học sinh khối 7: Chương trình bảng tính Excel. Ngoài ra chuyên đề này cũng được áp dụng với một số phần mềm khác vì các phần mềm thường được xây dựng đều có đặc điểm chung là có thể thao tác với tổ hợp phím tắt. Thời lượng dạy chuyên đề: Chuyên đề thường được dạy kết hợp với các tiết học chính khóa trên lớp là tốt nhất. Tuy nhiên cũng có thể chia thành các tiết dạy chuyên đề độc lập cụ thể như sau: Tổ hợp phím tắt với HĐH thời lượng áp dụng 8 tiết. Tổ hợp phím tắt với soạn thảo văn bản Word thời lượng áp dụng 8 tiết. Tổ hợp phím tắt với bảng tính Excel thời lượng áp dụng 8 tiết. (Kết hợp dạy lý thuyết cách dùng tổ hợp phím với thực hành trên phòng máy tính). * Phương pháp nghiên cứu Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy Tin học THCS. Phương pháp thử nghiệm, tổng hợp tài liệu, điều tra, khảo sát, trò chuyện với các em học sinh và giáo viên. Phương pháp quan sát. Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm... 7.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Tuy môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh học có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá lĩnh vực mới nên học sinh hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Tin học là ngành khoa học phát triển nhanh, phần cứng và phần mềm thay đổi và được nâng cấp không ngừng. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kĩ năng cơ bản để chương trình không bị lạc hậu: Ngày nay, máy tích xách tay (Laptop) được sử dụng rộng rãi. Loại máy tính này được thiết kế chuột cảm ứng ngay trên máy, không cần lắp chuột rời. Đôi việc sử dụng chuột cảm ứng không quen sẽ lúng túng và mất nhiều thời gian. Nếu cùng một thao tác thì sử dụng phím tắt sẽ giúp được nhanh và thuận tiện hơn. Nếu sau này học lên các lớp trên, hoặc khi em sử dụng phần mềm như: Photoshop hay Corel thì thường xuyên phải làm việc với các tổ hợp phím tắt. 6 Với thời buổi công nghiệp hóa, đại hóa hiện nay. Vấn đề thời gian hoàn thành công việc được đánh giá cao. Cùng thao tác nếu ta sử dụng phím tắt sẽ nhanh hơn dùng thao tác bấm chuột rất nhiều. Đặc biệt với chương trình soạn thảo văn bản (học kì 2- lớp 6) khi tay ta đang để bàn phím để soạn thảo thì sử dụng phím tắt sẽ nhanh hơn việc thả tay cầm chuột thao tác rồi lại tiếp tục soạn thảo văn bản, hoặc đôi khi thanh công cụ bị ẩn, nếu không biết cách lấy lại thanh công cụ, không nhớ phím tắt học sinh không thể thực hiện được các thao tác định dạng văn bản. Đôi lúc, chuột máy tính bị “đơ” việc sử dụng tổ hợp phím tắt đem lại hiệu cao. Sách giáo khoa tin học không hướng dẫn cách sử dụng tổ hợp phím tắt vì vậy một số giáo viên không chú trọng đưa vào dạy học cho học sinh. Việc đưa thêm cách sử dụng phím tắt vào tiết dạy không làm mất nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến thời gian dạy nội dung bài học. Khả năngTiếng Anh, đặc biệt Tiếng Anh công nghệ thông tin của học sinh còn yếu kém, một số thao tác khi dùng chuột đòi hỏi phải nhớ các từ tiếng Anh, tuy nhiên việc nhớ các phím tắt dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa việc sử dụng bàn phím tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính. Với học sinh lớp 6, mới làm quen với Tin học máy tính điện tử việc rèn luyện kĩ năng và thói quen sử dụng tổ hợp phím tắt từ buổi đầu làm quen với máy tính là rất quan trọng. Đa số em học sinh ở nhà không có máy tính để làm bài tập thực hành. Vì vậy, thao tác nháy chuột vào đối tượng đồ họa, các bảng chọn là các từ tiếng Anh sẽ khó ghi nhớ nhớ hơn là nhớ tổ hợp các phím tắt. Mặt thuận lợi: Về phía nhà trường và các cấp: Nhà trường, cấp trên đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6; tạo điều kiện mua sắm sửa chữa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Được sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường. Về phía giáo viên: Giáo viên được đào tạo đạt trên chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc THCS. Nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm. Học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. 100% học sinh đều có SGK: Sách giáo khoa rõ, đẹp có minh họa đầy đủ rõ ràng các nội dung quan trọng. Học sinh ham học, tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học là nguồn động viên lớn trong quá trình giảng dạy của tôi. Nhìn chung, học tập theo phương pháp mới thì học sinh có hứng thú học tập hơn so với so với phương pháp dạy học truyền thống. Vì thế, có điều kiện phát triển tư duy và khả năng diễn đạt của các em. 7 Khó khăn: Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 1 đến 2 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. Các phần mềm học tập là các phiên bản miễn phí và dùng thử nên thường bị trục trặc khi học tập. Viê ̣c thực hiê ̣n giảng dạy bằng bài giảng điê ̣n tử thì cần phải có máy chiếu Projector. Tuy nhiên, trường chỉ có duy nhất mô ̣t chiếc nên khi tới tiết tin có lúc máy bâ ̣n. Trong tiết thực hành ít có khi được sử dụng Projector để hướng dẫn HS tại phòng máy mà chủ yếu là để HS tự nghiên cứu theo sách vở để thực hành, GV chỉ hướng dẫn được số ít nhóm đại diện, số ít thao tác trọng tâm nào đó, hiệu quả không đạt được như mong muốn. Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS, và là môn học mới nên một số học sinh và bậc PHHS còn chưa quan tâm nhiều (còn xem đây là một môn phụ nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức). Học sinh thích học trên máy nhưng còn tư tưởng “chơi” hơn là “học”. Chưa có ý thức giữ gìn phòng máy sạch: còn hiện tượng xả rác và ăn quà vặt trong phòng. Trên thực tế, học sinh phần lớn đều yếu kỹ năng học tập. Thường thì các em không xác định được yêu cầu của bài, không xác định được kiến tức cần vận dụng. Kỹ năng thực hành trên máy tính của HS chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa khi thực hành, các máy móc cũ thường gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. Một số câu hỏi HS nhận biết được câu trả lời nhưng không dám trả lời vì phải dùng các thuật ngữ tiếng Anh học sinh ngại khi đọc nên tiết học ít sôi nổi. Thành công chuyên đề: Giúp HS nắm được, áp dụng được các tổ hợp phím tắt hữu dụng trong Windows hoặc trong soạn thảo văn bản Word, bảng tính Excel..., từ đó xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học trên máy tính, có kỹ năng thao tác tốt trên hệ điều hành máy tính hay trên các phần mềm ứng dụng (góp phần phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống). Giúp học sinh nhận thức bản thân, tích cực chủ động trong học tập nhằm lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được năng lực của các em. 8 Đa số học sinh có bước chuyển biến lớn, có ý thức hơn, ngoan ngoãn và cố gắng hơn trong quá trình học tập tại lớp và về nhà. Giáo viên dễ dàng hướng dẫn cho học sinh hình thành kiến thức mới. Học sinh nắm bắt kiến thức nhanh và hình thành kĩ năng thực hành tốt, yêu thích và học tốt bộ môn tin học hơn. Về mặt hạn chế của đề tài: Nội dung chuyên đề được đưa ra rất ít hoặc không có khi biên soạn trong sách giáo khoa. Kiến thức chuyên đề đưa vào dạy cho học sinh phần lớn vẫn lồng ghép trong các tiết học. Giáo viên dạy cho học sinh cách dùng tổ hợp phím tắt phần lớn là kiến thức ngoài SGK. Một số HS có thói quen thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức do vậy giáo viên cần tập trung nhiều thời gian và tỉ mỉ rèn luyện kỹ năng hơn nữa để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Một số nguyên nhân dẫn đến tính tích cực của học sinh còn hạn chế như: một bộ phận học sinh bị hổng kiến thức dẫn đến không ham học và còn thờ ơ với việc học tập. Học sinh chưa được tiếp xúc với máy tính nhiều nên thích tìm tòi học trên máy nhưng còn nhiều lạ lẫm, còn tư tưởng “thích chơi” hơn là “học”, khả năng tư duy nhận thức còn hạn chế, kĩ năng giao tiếp chưa được tốt lắm nên các em thường ngại nói, không dám phát biểu, không dám chủ động …Khả năng tiếng Anh của các em còn nhiều hạn chế. Một số gia đình chưa thường xuyên quan tâm đến các em học sinh, còn phó thác tất cả cho nhà trường. Một số gia đình khác rất quan tâm đến việc học của con em mình, trang bị máy tính để giúp con học tập tốt nhưng chưa biết cách quản lý, hướng dẫn con làm việc và học trên máy tính do vậy các con dùng máy tính vào chơi hơn là dùng để học. 7.1.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Tên các giải pháp: Giải pháp 1. Đưa cách sử dụng phím tắt và tổ hợp phím tắt vào giáo án dạy học và dạy cho học sinh. Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác với tổ hợp phím tắt trong giờ thực hành: Trong quá trình thực hành giáo viên thường xuyên nhắc các em cách sử dụng phím tắt để các em nhớ và tạo thói quen sử dụng phím tắt. Giải pháp 3. Dạy cho học sinh cách để dễ nhớ tổ hợp phím tắt. Giải pháp 4. Dạy tốt bài “Học gõ mười ngón”, động viên em học gõ mười ngón và thao tác bằng mười ngón trên bàm phím. Nội dung các giải pháp tổ chức thực hiện: 9 Giải pháp 1. Đưa cách sử dụng tổ hợp phím tắt vào giáo án dạy học và dạy cho học sinh. Ngoài những cách sách giáo khoa hướng dẫn sử dụng chuột thao tác thì giáo viên đưa thêm cách sử dụng tổ hợp phím tắt. Ví dụ 1: Bài thực hành 1: Làm quen với số thiết bị máy tính mục e) Tắt máy tính Cách 1: Bấm chuột vào nút Start\chọn Turn Off Computer\bấm nút Turn Off trong hộp thoại Turn Off Computer (Windows XP) hoặc Start\Shut down\Shut down (Các phiên bản khác Windows). Cách 2: Nhấn Ctrl + Esc hoặc phím Windows + U+ U (Windows XP). Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt+F4 sau đó nhấn Enter hoặc Windows + X sau đó bấm tiếp U hai lần ( Windows + X + U + U) (Lưu ý: Dấu + thể hiện là sự kết hợp giữa các phím chứ không phải phím +) Ví dụ 2: Bài thực hành 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP TIN Mục a) Đổi tên tệp tin Cách 1: B1: Nháy chuột vào tên của tệp. B2: Nháy chuột vào tên một lần nữa. B3: Gõ tên mới rồi nhấn phím Enter. Cách 2: B1: Nháy phải chuột vào tên tệp tin. B2: Chọn Rename. B3: Gõ tên mới rồi nhấn phím Enter. Cách 3: B1: Chọn tệp tin cần đổi tên. B2: Nhấn phím F2. B3: Gõ tên mới rồi nhấn phím Enter. Lưu ý: Thao tác đổi tên thư mục cũng được áp dụng tương tự. Mục b) Sao chép tệp tin vào thư mục khác (Sao chép khối văn cũng thực hiện tương tự vậy) Cách 1: B1: Chọn tệp tin cần sao chép, nháy nút phải chuột B2: Mở dải lệnh Home, nháy vào nút lệnh Copy. B3: Chuyển đến thư mục chứa tệp tin được sao chép. B4: Trong dải lệnh Home, chọn mục Paste. Cách 2: B1: Chọn tệp tin cần sao chép B2: Nhấn tổ hợp phím: Ctrl +C B3: Chuyển đến thư mục chứa tệp tin được sao chép vào. B4: Ctrl + V. Ví dụ 3: Lưu văn bản: Cách 1: File\ Save Cách 2: Nháy chọn biểu tượng Save thanh công cụ. Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc Shift + F12 Ví dụ 4: Lưu văn bản với tên khác 10 Cách 1: File\ Save as Cách 2: Nhấp phím F12. Ngoài ra: Mở trang văn bản mới: Ctrl + N Mở trang văn bản lưu trên máy: Ctrl + O hoặc Ctrl + F12 Giải pháp 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác với tổ hợp phím tắt trong giờ thực hành. Trong quá trình thực hành: Thường xuyên nhắc các em cách sử dụng các phím tắt và tổ hợp phím tắt để các em nhớ và tạo thói quen sử dụng phím tắt. Đồng thời cũng chỉ rõ cho em biết hiệu quả và lợi ích việc dùng phím tắt. Giáo viên trợ giúp cho học sinh khi các em gặp khó khăn thực hành trên máy tính nhất là khi các em không hiểu hoặc chưa thực hiện được các thao tác với phím tắt và tổ hợp phím tắt. Giải pháp 3. Dạy cho học sinh cách để dễ nhớ tổ hợp phím tắt: Để mở các bảng chọn hay một dải lệnh nào trong chương trình Word 2013: Phím Alt kết hợp với chữ xuất hiện trên tên các dải lệnh đó: Ví dụ: Để mở dải lệnh FILE: Alt + F Để mở dải lệnh HOME: Alt + H Để mở dải lệnh INSERT: Alt + N Để mở dải lệnh DESIGN: Alt + G Để mở dải lệnh PAGE LAYOUT: Alt + P Để mở dải lệnh REFERENCES: Alt+ S Để mở dải lệnh MAILINGS: Alt+ M Để mở dải lệnh REVIEW: Alt+ R Để mở dải lệnh VIEW: Alt+ W Thực hiện tương tự với các dải lệnh còn lại và các nút lệnh bên trong các dải lệnh đó. Tổ hợp phím tắt thường dùng gồm: phím Ctrl kết hợp với chữ từ Tiếng Anh đầu tiên của từ Tiếng Anh của chức năng, đặc biệt từ tiếng Anh đó khá quen thuộc với các em như: Open (mở), New (mới), Left (trái), Right (phải)… : Ví dụ: Thao tác với tệp tin: Thao tác Tổ hợp phím tắt Mở (Open) văn bản lưu trên máy: Ctrl + O, Ctrl + F12 Tạo mới (New) trang văn bản: Ctrl + N Lưu (Save) văn bản: Ctrl + S, Shift + F12 Thao tác, định dạng văn bản: Căn trái (Left): Ctrl + L Căn phải (Right): Ctrl + R Căn thẳng hai lề (Justify) Ctrl + J Chữ đậm Bold (B): Ctrl + B Chữ nghiêng Italic (I): Ctrl + I Chữ gạch chân Underline (U): Ctrl + U In văn bản (Print): Ctrl + P Bôi đen toàn bộ văn bản (All): Ctrl +A 11 Tìm kiếm phần văn bản (Find): Ctrl + F (Cách này rất thuận tiện trong trường hợp thanh công cụ bị ẩn) Trừ một số trường hợp đặc biệt: Thay thế phần văn bản (Replace): dùng Ctrl + H (không dùng Ctrl + R cho thay thế phần văn bản vì Ctrl + R đã được dùng cho căn thẳng lề phải). Thao tác di chuyển khối văn bản: Ctrl + X Thao tác căn giữa: Ctrl + E Nhận thấy rằng đã sử dụng tổ hợp phím: Ctrl + C cho Copy (sao chép) nên không dùng Ctrl +C cho di chuyển (Cut) và căn giữa (Center). Giải pháp 4. Dạy tốt bài “Học gõ mười ngón”: Khi học gõ bàn phím bằng mười ngón GV cần lưu ý cho các em: luôn đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở, mắt nhìn thẳng vào màn hình, không nhìn xuống bàn phím, gõ nhẹ nhưng dứt khoát, mỗi ngón tay chỉ phụ trách một số phím theo quy định. Gõ bàn phím bằng mười ngón sẽ giúp gõ nhanh hơn, chính xác hơn, thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính. Việc học gõ mười ngón không chỉ có lợi cho việc soạn thảo văn nói chung (gõ văn bản), mà còn rất có lợi khi các em thường xuyên sử dụng tổ hợp phím tắt. 7.2. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA CHUYÊN ĐỀ: Sau đây là một số tổ hợp phím tắt tôi đã học hỏi và đúc rút kinh nghiệm được trong quá trình học tập, giảng dạy để dạy cho học sinh: 7.2.1. ÁP DỤNG 1: TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG WINDOWS: 1. Các tổ hợp phím với phím cửa sổ Windows () Mở menu Start: Nhấn phím Windows . Truy cập Taskbar với nút đầu tiên được chọn: Windows + Tab Mở hộp thoại System Properties: Windows + Pause Mở Windows Explorer: Windows + E Thu nhỏ/phục hồi các cửa sổ: Windows + D Thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở: Windows + M Không thu nhỏ các cửa sổ đang mở: Shift + Windows + M Mở hộp thoại Run: Windows + R Mở Find: All files: Windows + F Mở Find: Computer: Ctrl + Windows + F 2. Làm việc với Desktop, My Computer và Explorer Mở phần trợ giúp chung: F1 Đổi tên thư mục/tập tin được chọn: F2 12 Mở hộp thoại tìm file trong thư mục hiện hành: F3 Cập nhật lại nội dung cửa sổ My Computer và Explorer: F5 Xóa mục được chọn và đưa vào Recycle Bin: Del (Delete). Xóa hẳn mục được chọn, không đưa vào Recycle Bin: Shift + Del (Shift + Delete). Hiển thị menu ngữ cảnh của mục được chọn: Shift + F10. Hiển thị hộp thoại Properties của mục được chọn: Alt + Enter. Mở menu Start: Ctrl + Esc. Chọn một mục từ menu Start: Ctrl + Esc, ký tự đầu tiên (nếu là phần trên của menu) hoặc Ký tự gạch chân (nếu ở phần dưới của menu) thuộc tên mục được chọn. 3. Làm việc với Windows Explorer Mở hộp thoại Goto Folder: Ctrl + G hoặc F4 Di chuyển qua lại giữa 2 khung và hộp danh sách folder của cửa sổ Explorer: F6 Mở folder cha của folder hiện hành: Nhấn phím Backspace Chuyển đến file hoặc folder: Ký tự đầu của tên file hoặc folder tương ứng. Mở rộng tất cả các nhánh nằm dưới folder hiện hành: Alt + * (phím * nằm ở bàn phím số). Thu gọn tất cả các nhánh nằm dưới folder hiện hành: Alt + - (dấu - nằm ở bàn phím số). Mở rộng nhánh hiện hành nếu có đang thu gọn, ngược lại, chọn Subfolder đầu tiên: RightArrow. Thu gọn nhánh hiện hành nếu có đang mở rộng, ngược lại, chọn folder cha: LeftArrow. 4. Làm việc với cửa sổ: Chuyển đổi giữa các cửa sổ tài liệu: Ctrl + F6 Chuyển đổi giữa các cửa sổ tài liệu (theo chiều ngược lại): Ctrl + Shift + F6 Thu nhỏ cửa sổ tài liệu hiện hành: Ctrl + F9 Phóng lớn cửa sổ tài liệu hiện hành: Ctrl + F10 Thu nhỏ tất cả các cửa sổ: Ctrl + Esc, Alt + M Thay đổi kích thước cửa sổ: Ctrl + F8, Phím mũi tên, Enter Phục hồi kích thước cửa sổ tài liệu hiện hành: Ctrl + F5 Đóng cửa sổ tài liệu hiện hành: Ctrl + W Di chuyển cửa sổ: Ctrl + F7, Phím mũi tên, Enter Sao chép cửa sổ hiện hành vào vùng đệm: Alt + Print Screen Chép toàn bộ màn hình vào vùng đệm: Print Screen Chuyển đổi giữa các chương trình và folder đang mở: Alt + Tab Chuyển đổi giữa các chương trình và folder đang mở (theo chiều ngược lại): Alt + Shift + Tab Chuyển đổi giữa các chương trình đang chạy: Alt + Esc 13 Chuyển đổi giữa các chương trình đang chạy (theo chiều ngược lại): Alt + Shift + Esc. Mở menu điều khiển của chương trình hoặc folder cửa sổ hiện hành: Alt + SpaceBar. Mở menu điều khiển của tài liệu hiện hành trong một chương trình: Alt + Đóng chương trình đang hoạt động: Alt + F4. 5. Làm việc với hộp thoại: Mở folder cha của folder hiện hành một mức trong hộp thoại Open hay Save As: Backspace Mở hộp danh sách, ví dụ hộp Look In hay Save In trong hộp thoại Open hay Save As (nếu có nhiều hộp danh sách, trước tiên phải chọn hộp thích hợp): F4 Cập nhật lại nội dung hộp thoại Open hay Save As: F5 Di chuyển giữa các lựa chọn: Tab Di chuyển giữa các lựa chọn (theo chiều ngược lại): Shift + Tab Di chuyển giữa các thẻ (tab) trong hộp thoại có nhiều thẻ, chẳng hạn hộp thoại Display Properties của Control Panel (Settings\Control Panel): Ctrl + Tab Di chuyển giữa các thẻ theo chiều ngược lại: Ctrl + Shift + Tab Di chuyển trong một danh sách: Phím mũi tên Chọn hoặc bỏ một ô kiểm (check box) đã được đánh dấu: SpaceBar Chuyển đến một mục trong hộp danh sách thả xuống: Ký tự đầu tiên của tên mục. Chọn một mục; chọn hay bỏ chọn một ô kiểm: Alt + Ký tự gạch dưới thuộc tên mục hoặc tên ô kiểm. Mở hộp danh sách thả xuống đang được chọn: Alt + DownArrow Đóng hộp danh sách thả xuống đang được chọn: Esc Hủy bỏ lệnh đóng hộp thoại: Esc Ctrl + Alt + Del là tổ hợp phím tắt cơ bản và quan trọng Windows. Khi người dùng ấn đồng thời 3 phím trên, của sổ Bảo mật windows sẽ hiện ra và tại đây người dùng có thể tắt (Shutdown) máy tính, khóa máy tính, chạy chức Task Manager. Với chức năng Task Manager người dùng có thể xem được hiện có các chương trình nào đang chạy, xem dung lượng RAM bị tiêu tốn, xem hiệu năng CPU dùng và có thể đóng (tắt) bất kỳ chương trình nào đang chạy. Ctrl + S giúp ghi nội dung vào file vừa thay đổi. Phím tắt này được dùng cho tất ứng dụng Windows và nó hầu như được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các phần mềm khác. Ví dụ: Trong soạn thảo văn bản Word, bảng tính Excel, phần mềm trình chiếu Power Point, học toán với Geogebra…muốn lưu lại sự thay đổi với tệp đang thực thi thì nhấn tổ hợp phím Ctrl + S, đi liền với phím tắt này còn có phím tắt hay sử dụng Ctrl +O dùng để mở file thay việc phải di chuột tới biểu tượng mở file ứng dụng. 14 Ctrl + C phím tắt dùng để copy nội dung văn bản, copy hình ảnh, copy file đã chọn (hay gọi bôi đen). Song hành với nó là phím tắt Ctrl + V dùng để dán (Paste) nội dung vừa copy vào file hay thư mục. Phím tắt Ctrl + X dùng để cắt (cut) nội dung văn file đồng thời đưa nội dung vừa cắt vào nhớ đệm Windows để người dùng dán (Paste) nội dung vào file hoặc thư mục mong muốn. Như vậy phím tắt Ctrl + X bao gồm hai chức năng: xóa và copy. Ctrl + A cho phép người dùng lựa chọn tất cả nội dung văn bản đang làm việc hoặc tất cả file trong thư mục đang làm việc phục vụ tác vụ Copy hoặc cắt (Cut), xóa (Delete). Alt + Tab cho phép người dùng di chuyển cửa sổ mở trong Windows một cách nhanh chóng thay vì phải di chuột bấm vào biểu tượng cửa sổ đang mở ở thanh công việc Taskbar. Lần bấm Alt + Tab đầu tiên Windows sẽ chọn cửa sổ vừa làm việc gần nhất. Phím Windows + R dùng để mở hộp thoại Run. Từ đây, gõ dòng lệnh gọi trực tiếp ứng dụng sẵn có Windows, gõ trực tiếp đường dẫn tới thực mục trong Windows. Ví dụ: Hộp thoại Run gõ chữa Notepad để chạy chương trình Notepad, gõ chữa cmd để chạy chương trình DOS, gõ chữa calc để chạy chương trình tính toán Windows. Phím Windows + E dùng để mở ứng dụng quản lý file Windows Explorer. Phím F2 dùng để đổi tên file hoặc đổi tên thư mục đang chọn. Việc này nhanh thuận tiện nhiều việc kích phải vào tên file hoặc thư mục sau đó chọn chức Rename. Windows + D dùng để thu nhỏ tất cửa sổ mở lên hình Desktop để người dùng làm việc với chương trình có Desktop. 7.2.2. ÁP DỤNG 2: TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT WORD: Các tổ hợp phím tắt này sẽ giúp HS làm việc với các văn bản Word nhanh hơn gấp nhiều lần (bằng việc ghi nhớ các phím tắt, tổ hợp phím tắt trong Word). Lưu ý: Trước khi làm việc với các đối tượng trong Word thì cần phải chọn hoặc đánh dấu, bôi đen các đối tượng đó. + Tạo mới, chỉnh sửa, lưu văn bản Ctrl + N Tạo mới một tài liệu Ctrl + O, Ctrl + F12 Mở tài liệu đã có trên máy Ctrl + S, Shift + F12 Lưu tài liệu Ctrl + C Sao chép văn bản Ctrl + X Cắt nội dung phần văn bản đang chọn Ctrl + V Dán phần văn bản Ctrl + F Bật hộp thoại tìm kiếm Ctrl + H Bật hộp thoại thay thế Ctrl + P Bật hộp thoại in ấn Ctrl + Alt + I Xem tài liệu trong chế độ in Ctrl + Z (Undo) Trở về thao tác trước đó Ctrl + Y Phục hồi hiện trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh Ctrl + 15 Z Ctrl + F4, Ctrl + W, Alt + F4 Đóng văn bản, đóng cửa sổ MS Word. + Dãn dòng Ctrl+1 Giãn dòng đơn Ctrl+2 Giãn dòng đôi Ctrl+5 Giãn dòng 1,5 Ctrl+0 (zero) Tạo thêm độ giãn dòng đơn trước đoạn + Tăng, giảm cỡ chữ Ctrl+] Tăng 1 cỡ chữ Ctrl+[ Giảm 1 cỡ chữ Ctrl+Shift+> Tăng 2 cỡ chữ Ctrl+Shift+< Giảm 2 cỡ chữ + Định dạng Ctrl + B Bật/tắt chữ đậm Ctrl + I Bật/tắt chữ nghiêng Ctrl + U Bật/tắt chữ gạch chân đơn Ctrl + D Mở hộp thoại định dạng font chữ Ctrl+Shift+F Thay đổi phông chữ Ctrl+Shift+P Thay đổi cỡ chữ Shift + F3 Thay đổi kiểu chữ (chữ hoa - chữ thường) Ctrl + Shift + A chuyển đổi tất cả thành chữ hoa. + Căn lề đoạn văn bản Ctrl + E Căn giữa đoạn văn bản đang chọn Ctrl + J Căn thẳng hai lề đoạn văn bản Ctrl + L Căn trái đoạnvăn bản đang chọn Ctrl + R Căn phải đoạn văn bản đang chọn Ctrl + M Lùi đoạn văn bản vào 1 tab (mặc định 1,27cm) Ctrl + Shift + M Xóa định dạng lùi đoạn văn bản Ctrl + T Thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản Ctrl + Shift + T Xóa định dạng thụt dòng thứ 2 trở đi của đoạn văn bản Ctrl + Q Xóa định dạng căn lề đoạn văn bản. + Tạo chỉ số trên, chỉ số dưới Ctrl + Shift + = Tạo chỉ số trên. Ví dụ m3 Ctrl + = Tạo chỉ số dưới. Ví dụ H2O + Chọn văn bản hoặc 1 đối tượng Shift + –> chọn một ký tự phía sau Shift + <– chọn một ký tự phía trước Ctrl + Shift + –> chọn một từ phía sau Ctrl + Shift + <– chọn một từ phía trước Shift + chọn một hàng phía trên Shift + (mũi tên xuống) chọn một hàng phía dưới Ctrl + A chọn tất cả đối tượng, văn bản, slide tùy vị trí con trỏ đang đứng 16 + Xóa văn bản hoặc các đối tượng Backspace (–>) xóa một ký tự phía trước Delete xóa một ký tự phía sau con trỏ hoặc các đối tượng đang chọn Ctrl + Backspace (<–) xóa một từ phía trước Ctrl + Delete xóa một từ phía sau. + Di chuyển Ctrl + Mũi tên Di chuyển qua 1 ký tự Ctrl + Home Về đầu văn bản Ctrl + End Về vị trí cuối cùng trong văn bản Ctrl + Shift + Home Chọn từ vị trí hiện tại đến đầu văn bản Ctrl + Shift + End Chọn từ vị trí hiện tại đến cuối văn bản + Sao chép định dạng Ctrl + Shift + C Sao chép định dạng vùng dữ liệu đang có định dạng cần sao chép. Ctrl + Shift + V Dán định định dạng đã sao chép vào vùng dữ liệu đang chọn. + Menu & Toolbars Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn tiếp theo Shift + Tab di chuyển đến mục chọn, nhóm chọn phía trước Ctrl + Tab di chuyển qua thẻ tiếp theo trong hộp thoại Shift + Tab di chuyển tới thẻ phía trước trong hộp thoại Alt + Ký tự gạch chân chọn hoặc bỏ chọn mục chọn đó Alt + Mũi tên xuống hiển thị danh sách của danh sách sổ Enter chọn 1 giá trị trong danh sách sổ ESC tắt nội dung của danh sách sổ. + Làm việc với bảng biểu Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô kế tiếp. Hoặc tạo 1 dòng mới nếu đang đứng ở ô cuối cùng của bảng. Shift + Tab di chuyển tới và chọn nội dung của ô liền kế trước nó Nhấn giữ phím Shift + các phím mũi tên để chọn nội dung của các ô Ctrl + Shift + F8 + Các phím mũi tên mở rộng vùng chọn theo từng khối Shift + F8 giảm kích thước vùng chọn theo từng khối Ctrl + 5 (khi đèn Num Lock tắt) chọn nội dung cho toàn bộ bảng Alt + Home về ô đầu tiên của dòng hiện tại Alt + End về ô cuối cùng của dòng hiện tại Alt + Page up về ô đầu tiên của cột Alt + Page down về ô cuối cùng của cột Mũi tên lên Lên trên một dòng Mũi tên xuống xuống dưới một dòng. + Các phím F F1 trợ giúp F2 di chuyển văn bản hoặc hình ảnh. (Chọn hình ảnh, nhấn F2, kích chuột vào 17 nơi đến, nhấn Enter F3 chèn chữ tự động F4 lặp lại hành động gần nhất F5 thực hiện lệnh Goto (tương ứng với Ctrl + G) F6 di chuyển đến panel hoặc frame kế tiếp F7 thực hiện lệnh kiểm tra chính tả F8 mở rộng vùng chọn F9 cập nhật cho những trường đang chọn F10 kích hoạt thanh thực đơn lệnh F11 di chuyển đến trường kế tiếp F12 thực hiện lệnh lưu với tên khác (tương ứng menu File – Save As…) + Kết hợp Shift + các phím F Shift + F1 hiển thị con trỏ trợ giúp trực tiếp trên các đối tượng Shift + F2 sao chép nhanh văn bản Shift + F3 chuyển đổi kiểu ký tự hoa – thường Shift + F4 lặp lại hành động của lệnh Find, Goto Shift + F5 di chuyển đến vị trí có sự thay đổi mới nhất trong văn bản Shift + F6 di chuyển đến panel hoặc frame liền kề phía trước Shift + F7 thực hiện lệnh tìm từ đồng nghĩa Shift + F8 rút gọn vùng chọn Shift + F9 chuyển đổi qua lại giữ đoạn mã và kết quả của một trường trong văn bản. Shift + F10 hiển thị thực đơn ngữ cảnh (tương ứng với kích phải trên các đối tượng trong văn bản) Shift + F11 di chuyển đến trường liền kề phía trước Shift + F12 thực hiện lệnh lưu tài liệu (tương ứng với File – Save hoặc tổ hợp Ctrl + S). + Kết hợp Ctrl + các phím F Ctrl + F2 thực hiện lệnh xem trước khi in (tương ứng File – Print Preview) Ctrl + F3 cắt một Spike Ctrl + F4 đóng cửa sổ văn bản (không làm đóng cửa sổ Ms Word) Ctrl + F5 phục hồi kích cỡ của cửa sổ văn bản Ctrl + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản kế tiếp Ctrl + F7 thực hiện lệnh di chuyển trên menu hệ thống Ctrl + F8 thực hiện lệnh thay đổi kích thước cửa sổ trên menu hệ thống Ctrl + F9 chèn thêm một trường trống Ctrl + F10 phóng to cửa sổ văn bản. Ctrl + F11 khóa một trường Ctrl + F12 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng File – Open hoặc tổ hợp Ctrl + O). + Kết hợp Ctrl + Shift + các phím F 18 Ctrl + Shift +F3 chèn nội dung cho Spike Ctrl + Shift + F5 chỉnh sửa một đánh dấu (bookmark) Ctrl + Shift + F6 di chuyển đến cửa sổ văn bản phía trước Ctrl + Shift + F7 cập nhật văn bản từ những tài liệu nguồn đã liên kết (chẳng hạn như văn bản nguồn trong trộn thư). Ctrl + Shift + F8 mở rộng vùng chọn và khối Ctrl + Shift + F9 ngắt liên kết đến một trường Ctrl + Shift + F10 kích hoạt thanh thước kẻ Ctrl + Shift + F11 mở khóa một trường Ctrl + Shift + F12 thực hiện lệnh in (tương ứng File – Print hoặc tổ hợp phím Ctrl + P). + Kết hợp Alt + các phím F Alt + F1 di chuyển đến trường kế tiếp. Alt + F3 tạo một từ tự động cho từ đang chọn. Alt + F4 thoát khỏi Ms Word. Alt + F5 phục hồi kích cỡ cửa sổ. Alt + F7 tìm những lỗi chính tả và ngữ pháp tiếp theo trong văn bản. Alt + F8 chạy một marco. Alt + F9 chuyển đổi giữa mã lệnh và kết quả của tất cả các trường. Alt + F10 phóng to cửa sổ của Ms Word. Alt + F11 hiển thị cửa sổ lệnh Visual Basic. + Kết hợp Alt + Shift + các phím F Alt + Shift + F1 di chuyển đến trường phía trước. Alt + Shift + F2 thực hiện lệnh lưu văn bản (tương ứng Ctrl + S). Alt + Shift + F9 chạy lệnh GotoButton hoặc MarcoButton từ kết quả của những trường trong văn bản. Alt + Shift + F11 hiển thị mã lệnh. + Kết hợp Alt + Ctrl + các phím F Ctrl + Alt + F1 hiển thị thông tin hệ thống. Ctrl + Alt + F2 thực hiện lệnh mở văn bản (tương ứng Ctrl + O) 7.2.3. ÁP DỤNG 3: TỔ HỢP PHÍM TẮT TRONG MICROSOFT EXCEL: Phím tắt trong EXCEL 1. Phím tắt Chức năng: Ctrl + N: Tạo mới một bảng tính trắng Ctrl + O, Ctrl + F12: Mở bảng tính đã có trên máy Ctrl + S, Shift + F12: Lưu bảng tính. Ctrl + A: Chọn toàn bộ trang tính. Ctrl + C: Sao chép nội dung các ô tính. (Nếu chọn ô đích và nhấn Enter: dán một lần). Ctrl + V: Thực hiện dán một hoặc nhiều lần. 19 Ctrl + F: Bật hộp thoại tìm kiếm. Ctrl + H: Bật hộp thoại tìm kiếm và thay thế. Ctrl + P: Bật hộp thoại in ấn. Ctrl + X: cắt một nội dung đang chọn. Ctrl + Z: Phục hồi thao tác trước đó. Ctrl + F4, Alt + F4: Đóng bảng tính, đóng Excel. F12: Lưu bảng tính với tên khác 2. Phím tắt trong di chuyển: Ctrl + Mũi tên: Di chuyển đến vùng dữ liệu kế tiếp. Ctrl + Home: Về ô A1. Ctrl + End: về ô có dữ liệu cuối cùng. Ctrl + Shift + Home: Chọn từ ô hiện tại đến ô A1. Ctrl + Shift + End: Chọn từ ô hiện tại đến ô có dữ liệu cuối cùng. 3. Phím tắt định dạng trong Excel: Ctrl + B: Định dạng in đậm. Ctrl + I: Định dạng in nghiêng. Ctrl + U: Định dạng gạch chân. Ctrl + 1: Hiển thị hộp thoại Format Cells. Ctrl + L: Căn trái trong ô tính. Ctrl + R: Căn phải trong ô tính. Ctrl + E: Căn giữa trong ô tính. 4. Chèn cột, dòng, trang bảng tính: Ctrl + Spacebar: Chèn cột. Shift + Spacebar: Chèn dòng. Shift + F11: Chèn một trang bảng tính mới. 5. Công thức mảng: Ctrl + G: Bật hộp thoại Go to để đến một mảng đã được đặt tên trong bảng tính. Shift + F3: Nhập công thức bằng cửa sổ Insert Function Ctrl + Shift + Enter: Kết thúc một công thức mảng Ctrl + F3: Đặt tên mảng cho một vùng dữ liệu. F3: Dán một tên mảng vào công thức. Ẩn hiện các cột. Ctrl + 0: Ẩn các cột đang chọn. Ctrl + Shift + 0: Hiện các cột bị ẩn trong vùng đang chọn. Chọn các vùng ô không liên tục Để chọn các vùng ô, dãy ô không liên tục. Bạn dùng chuột kết hợp giữ phím Ctrl để chọn các vùng ô không liên tục cần chọn. Chuyển đổi giữa các bảng tính đang mở: Ctrl + Tab, hoặc Ctrl + F6 để chuyển đổi qua lại giữa các bảng tính đang mở. Chuyển đổi giữa các trang bảng tính (sheet) Ctrl + Page Up: Chuyển sang sheet trước. Ctrl + Page Down: Chuyển sang sheet kế tiếp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan