Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội giết người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắ...

Tài liệu Tội giết người trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
149
1
131

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xỉn cam đoan Luận vãn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trỉch dẫn trong Luận vãn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tầt cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xỉn chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Thành Trung MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐÀU........................................................................................................................ 1 Chương 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ CHƯNG VỀ TỘI GIÉT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM.................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người....................................6 1.2. Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.......................16 1.3. Phân biệt Tội giết người với một số tội phạm khác......................................27 Chương 2: THựC TIỄN XÉT xử TỘI GIÉT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÃN TỈNH ĐẮK LẮK............................................................................................................................... 37 2.1. Thực tiễn định tội danh Tội giết người từ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...........37 2.2. Quyết định hình phạt đối với Tội giết người từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............................................................................................. 63 2.3. Nguyên nhân tồn tại thiếu sót, hạn chế cơ bản..............................................72 Chương 3: CÁC YÊU CÀU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ TỘI GIÉT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK..........................................75 3.1. Các yêu cầu bảo đảm chất lượng xét xử tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk......................................................................................................... 75 3.2. Các giải pháp bảo đảm chất lượng xét xử Tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk......................................................................................................... 78 KẾT LUẬN................................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................95 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH DANHMỤC MỤCCÁC CÁCBIỂU BANG ĐỒ C1 Ẩ J • A SÔ niêu • Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 A Tên biêu do Trang Tình hình tội phạm giết người và số bị can liên quan đến tội giết người có chiều hướng tăng dần 43 Tỷ lệ án được giải quyết với tỷ lệ bị cáo được giải quyết 45 Số vụ án giết người đã xét xử so với số vụ án giết người chưa Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 đưoc xét xử • số bị cáo giết người đã xét xử so với số bị cáo giết người chưa 46 đươc xét xử • Kết quả xét xử phúc thẩm đối với các vụ án giết người có kháng 46 cáo 47 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Tính mạng con người là vồ giá, bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ. Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ là quyền cơ bản hàng đầu của con người, của công dân. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tinh thần bảo vệ các quyền con người thông qua nhiều quy định, cụ thể Điều 19 khẳng định quyền sống của mọi người, về sự bảo hộ của pháp luật đối với tính mạng của con người và không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, có nghĩa khi nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội. Do vậy, hoạt động xét xử của Tòa án (định tội danh) là hoạt động mang tính chất quyết định, xác định một người có tội hay không có tội là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình xét xử và là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự, cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất về áp dụng pháp luật dẫn đến gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong định tội danh, trong đó có Tội giết người. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tội giết người có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp cả về tính chất mức độ nguy hiểm cũng như động cơ, mục đích của việc thực hiện tội phạm, gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự chung của xã hội với nhiều thủ đoạn tinh vi từ chủ thể thực hiện tội phạm. Bộ luật Hình sự do Nhà nước ban hành quy định các hành vi • • •A• • • • ±J • nguy hiêm cho xã hội bị coi là tội phạm, tuy vậy những quy định này chỉ nêu lên các dấu hiệu đặc trung co bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong khi trên thục tế tội phạm xảy ra vô cùng phức tạp và đa dạng. Có khá nhiều truờng hợp khi tập hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm có những dấu hiệu giống nhau nên thuờng dễ bị lúng túng gây nhiều tranh cãi và dẫn đến định tội danh thiếu chính xác, chẳng hạn việc xác định lỗi cũng như một số tình tiết định tội của các hành vi xâm phạm tính mạng con người như Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích ... và Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng .... Quá trình giải quyết vụ án một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của công dân bằng pháp luật hình sự là một trong những nguyên tắc trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Ý thức được tầm quan trọng đó, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk không ngừng tổ chức tập huấn nghiệp vụ để áp dụng thống nhất pháp luật, đồng thời để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, phấn đấu không để xảy ra việc kết án oan người không có tội và bỏ lọt tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, đảm bảo các quyết định của Tòa án đúng pháp luật, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao và có tính khả thi. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trường hợp áp dụng chưa chính xác, chưa xem xét đầy đủ tính chất, mức độ phạm tội nên dẫn đến việc định tội danh thiếu chính xác hoặc quyết định hình phạt chưa bảo đảm các nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt và vì vậy việc hủy án, sửa án vẫn còn tồn tại ở Tội giết người. Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”, nhằm nghiên cứu thực tiễn xét xử và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung, các vụ án về 2 Tội giết người nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đên đê tài Định tội danh đúng có ý nghĩa rất to lớn về mặt chính trị- xã hội, đạo đức và pháp luật. Vì vậy mà hoạt động định tội đã được đề cập trong rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia luật hình sự của nước ta, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu của PGS.TSKH. Lê Văn Cảm, "Một sổ vấn đề lý luận chung về định tội danh", Chương I, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (Tập thể tác giả do PGS.TSKH. Lê Văn Cảm chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; "Định tội danh- lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành", Lê Văn Cảm và Trịnh Quốc Toản chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Trịnh Quốc Toản: "Một sổ vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn phương pháp định tội danh", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Định tội danh- Một số vân đề lý luận và thực tiễn, của PGS.TS. Lê Văn Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân các số 3, 4, 5, 8, 11 năm 1999; Đỗ Đức Hồng Hà, Mặt khách quan của Tội giết người - Một sô vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Một số quan diêm khác nhau về định nghĩa về đối tượng tác động của Tội giết người, Tạp chí Tòa án, số 13/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Chủ thể của Tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án, số 23/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, Lịch sử phân hóa trách nhiệm hình sự về Tội giết người từ năm 1945 đến nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2006; Đinh Văn Quế, Bình luận bộ luật hình sự năm 2015, Nxb Thông tin và truyền thông; Những bài nghiên cứu 3 trên đã khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động định tội danh và thực tiễn định tội; phân tích, đánh giá, nhận định một số nhận định liên quan đến yếu tố định tội danh, đồng thời phân biệt với một số tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy vậy, kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có hiệu lực thi thành đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài: “Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • • ơ Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ‘Tợz’ giết người trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) Theo đó nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề sau: - Khái niệm, đặc điểm của Tội giết người - Cơ sở pháp lý, căn cứ pháp lý của Tội giết người - Đặc điêm và yêu câu định tội danh và quyêt định hình phạt đôi với Tội giêt người. - Thực trạng định tội danh đối và quyết định hình phạt với Tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Chỉ ra hạn chế, nguyên nhân và những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với Tội giết người tại tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 về đối tượng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về lý luận về Tội giết người theo quy định của BLHS 2015 và thực tiễn định tội danh đối với Tội giết người tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trên co sở Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và những văn bản pháp luật có liên quan. về phạm vi nghiên cứu, theo Điều 123 BLHS Tội giết người thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tại Chương XIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk nên luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) giai đoạn 2016 đến 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.7. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điếm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý của Nhà nước đối với nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người nói chung, về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác nói riêng. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học LHS như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao và của TAND tỉnh Đắk 5 Lắk để phân tích các tri thức khoa học LHS và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn này. 6. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn đề xuất việc hoàn thiện các quy định hiện hành của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về chống và phòng ngừa Tội giết người • • • X • • • đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. - Luận văn làm sáng tỏ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với Tội giết người trên địa bàn cả nước nói chung và ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. - Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ khía cạnh pháp lý về định tội danh và quyết định hình phạt nói chung, định tội danh và quyết định hỉnh phạt đối với Tội giết người nói riêng tại tỉnh Đắk Lắk góp phần xây dựng, hoàn thiện thêm lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt trong khoa học pháp lý hình sự. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở các co sở đào tạo về pháp luật, người làm việc tại các co quan tiến hành tố tụng nói chung, trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, đặc biệt là Tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng khi xét xử các vụ án về các Tội giết người. 7. Bố cục của luận văn •• Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 7: Một số vấn đề chung về Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam. 6 Chương 2: Thực tiễn xét xử Tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử Tội giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỤ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người 1.1.1. Khái niệm Tội giết người Theo quy định của tại BLHS năm 1985, 1999 và các văn bản pháp luật hình sự thì hành vi giết người bao gồm tất cả các trường hợp giết người được Luật hình sự quy định. Vì vậy, nghiên cứu về hành vi giết người trong các văn bản đó cũng đồng thời là nghiên cứu các hành vi giết người nói chung. Tuy nhiên, Tội giết người được nghiên cứu trong đề tài luận văn chỉ là trường hợp giết người quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Những trường hợp giết người khác như giết con mới đẻ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại các Điều 124, 125 và Điều 126 và Tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 134 BLHS năm 2015 chỉ được nghiên cứu ở từng khía cạnh nhất định để so sánh với Tội giết người tại Điều 123 BLHS. 7 Hiện nay, BLHS các nước trên thế giới có hai xu hướng: Xu hướng thứ nhất là, định nghĩa Tội giết người ngay trong BLHS như Bộ luật Hình sựLiên bang Nga năm 1996, tại Điều 105, tội giết người được định nghĩa: “... làcố ý làm chết người khác” [78, tr. 54]; Trong BLHS Trung Quốc năm 1997, tại Điều 232 tội giết người được định nghĩa “là hành vi cố ý giết người khác” [79, tr. 43]; Bộ luật Bang California (Hoa Kỳ) năm 1998 tại Điều 187 tội giết người được định nghĩa “là hành vi cố ý giết người khác hoặc giết bào thai một cách hiếm độc và bất họp pháp” [80, tr. 6]. Xu hướng thứ hai là, không định nghĩa Tội giết người trong BLHS như: Việt Nam, Nhật Bản... và một nước theo xu hướng thứ nhất, tuy nhiên định nghĩa Tội giết người trong BLHS nhưng mỗi nước lại có định nghĩa khác nhau. Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay chưa có văn bản pháp luật nào nêu khái niệm về Tội giết người. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cho đến hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm Tội giết người. Cụ thể: + Cách định nghĩa thứ nhất cho rằng: “Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ỷ tước bỏ quyền sống của người khác”[]A,\X-ĩ>y\ + Cách định nghĩa thứ hai cho rằng: “Tội giết người là hành vi cố ỷ tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác một cách trái pháp luật”. [39, tr. 327] + Cách định nghĩa thứ ba cho rằng: 'Tợ/ giết người là hành vi cố ý gây ra cái 8 chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện ”. [25, tr. 38] Phân tích các cách định nghĩa trên, chúng tôi thấy: Thứ nhất, về nội dung thì các cách định nghĩa trên chỉ đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuối của chủ thể (cách thứ nhất và cách thứ ba) hoặc không đề cập đến dấu hiệu năng lực TNHS và không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi (cách thứ hai). Thứ hai, về hình thức thì việc sử dụng thuật ngữ giết người là hành vi “cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật” (như cách thứ nhất) là chưa chính xác vì “tước đoạt tính mạng” theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt là “tước là chiếm lấy sự sống con người” và vì “tước đoạt” đã bao hàm sự cố ý nên không cần thiết phải quy định “Giết người là hành vi cổ ỷ tước đoạt tính mạng... ”. Điều 123 của BLHS năm 2015 cũng chỉ quy định: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình... ” Với quy định tại Điều 123 như đã nêu ở trên, nhà làm luật cũng chỉ mới nêu tên tội danh mà chưa định nghĩa thế nào là Tội giết người. Theo chúng tôi muốn định nghĩa về Tội giết người, trước hết phải đi từ những quy định trong Phần chung của BLHS năm 2015. 9 Theo quy định tại khoản 1, Điêu 8 BLHS: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cùa tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. [57, tr 11] Theo quy định tại Điều 10 BLHS: Cố ý phạm tội là phạm tội trong các trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thế xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Khoản 2 Điều 12 BLHS quy định tuổi chịu TNHS như sau: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này". Tức là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có 10 đủ năng lực trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong các tội phạm đã nêu. Từ những quy định nêu trên, theo chúng tôi để xác định một hành vi có đủ yếu tố cấu thành Tội giết người cần phải có đủ các điều kiện cơ bản sau: - Hành vi đó phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội được quy định trong BLHS. - Hành vi đó phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. • • • • e/ Từ những phân tích được nêu ở trên đây chúng tôi định nghĩa Tội giêt người như sau: 'Tợ/ giết người là hành vỉ nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cổ ỷ xâm phạm tỉnh mạng của người khác một cách trái pháp luật”. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người Bất kỳ một loại tội phạm nào cũng có CTTP của nó, CTTP bao gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Có nghĩa là hành vi nào thiếu một trong bốn dấu hiệu trên thì không đủ yếu tố CTTP và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Mỗi trường hợp cụ thể của tội phạm nhất định có những biểu hiện riêng ở bốn yếu tố CTTP. Nghiên cứu CTTP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất pháp lý tội phạm, đồng thời giúp người tiến hành tố tụng nhận biết được tội phạm này với tội phạm khác để xác định đúng tội danh 11 và xử lý đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 8 BLHS thì “Tội phạm là hành vỉ nguy hiêm cho xã hội được quy định trong BLHS... ”, Nhà nước quy định tội phạm trong luật hình sự bằng cách mô tả những dấu hiệu của CTTP và quy định những dấu hiệu đã được quy định trong luật hình sự. Do vậy tất cả những dấu hiệu của CTTP đều phải là những dấu hiệu đã được quy định trong Luật hình sự. BLHS không nói rõ từng dấu hiệu pháp lý của mỗi loại tội phạm cụ thể, nhưng qua nghiên cứu và ADPL chúng ta có thể rút ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng riêng cho từng loại tội cụ thể. Theo đó, Tội giết người có những dấu hiệu pháp lý sau đây: 1.1.2.1. Khách thê của Tội giết người Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan 1 1 • -X r hệ xã hội đó. Tội giết người trong BLHS năm 2015 được quy định tại Chương XIV thuộc các chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Trong đó, quyền được sống là đặc trưng cho khách thể của Tội giết người. Vì 'Tợ/ giết người là hành vi nguy hiêm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm tỉnh mạng của người khác ”. Như vậy, khách thể của Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người có 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan