Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự việt nam (...

Tài liệu Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ)

.PDF
113
15
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG VÃN BẮC TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA Cơ QUAN, Tổ CHÚC TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM (trên G0 sở nghlỀn cúu Ihực tiễn dỊa bàn tỉnh Phú Thọ) Chuyên ngành: Luật hình sự và tô tụng hình sự M ã sô : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC Ngưòi hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Ngọc Quang HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm hảo độ tin cậy, chính xác và trun^ thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công h ố tronẹ bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Văn Bắc MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐÀU 1 Chương /: NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯNG VÈ TỘI LÀM GIẢ CON DÁƯ, 7 TÀI LIỆU CỦA C ơ QUAN, T ỏ CHỨC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH S ự VIỆT NAM 1.1. Nhũng khái niệm CÓ liên quan 7 1.1.1. Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 7 1.1.2. Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức 10 1.1.3. Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức 10 1.2. Quá trình hình thành và phát triển tội làm giả con dấu, tài liệu 12 của cơ quan tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 12 1.2.2. Giai đoạn từ 1985 đến lchi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 13 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 14 1.3. Quy định của bộ luật hình sự năm 1999 về tội làm giả con 19 dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 1.3.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ 19 quan, tổ chức 1.3.2. Chế tài hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ 31 quan, tổ chức Chương 2: THựC TIẺN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ự ĐỐI VỚI TỘI 44 LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA c ơ QUAN, TÒ CHỨC TẠI TỈNH PHỦ THỌ VÀ NHỮNG ĐÈ XUÁT, KIẾN NGHỊ 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại tỉnh Phú Thọ 44 2.1.1. Vài nét về địa chính trị, kinh tế tỉnh Phủ Thọ 44 2.1.2. Những kết quả đạt được trong điều tra, truy tố, xét xử về tội 45 làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 2.1.3. Những tồn tại, thiếu sót trong điều tra, truy tố, xét xử về tội 58 làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 2.2. Những nguyên nhân gây nên những tồn tại trong áp dụng 65 pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 2.3. Các đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội 77 làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 2.3.1. Những quan điểm cơ bản trong cải cách tư pháp liên quan đến 77 đấu tranh với tội làm giả con dấu, tải liệu của cơ quan, tổ chức 2.3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự đổi với tội làm giả con dấu, tài 79 liệu của cơ quan, tổ chức 2.3.3. Các đề xuất, kiến nghị khác nâng cao hiệu quả đấu tranh với 86 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức KÉ 1 LLẠN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Thống kê số vụ án, bị can bị khởi tố về tội làm giả con 47 bảng 2.1 dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức giai đoạn 2009 - 2014 2.2 Thống kê mức án Tòa án xét xử 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng, thực hiện Nghị quyết của Đại hội, đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cả nước tiến bước trên con đưòmg đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, vãn hóa - xã hội đạt được nhiều thành tựu, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội mặc dù chịu tác động nhiều mặt từ bổi cảnh chung của khu vực và thế giới nhưng cũng luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững và tăng cường, quan hệ đối ngoại được mở rộng, hợp tác quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, theo quy luật chung của hiện tượng kinh tế - xã hội, bất cứ vấn đề gì cũng có tính hai mặt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những tác động không nhỏ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa mang lại, cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh té - xã hội đă làm cho đời sổng xă hội có những biến động phức tạp, sự xuổng Cấp về đạo đức lối sổng của một bộ phận dân cư trong xã hội, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo...Đặc biệt, trong những năm gần đây, có một hiện tượng tiêu cực của xã hội đã không ngừng gia tăng về số vụ việc và đa dạng hơn, tinh vi hơn về cách thức thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tội phạm trong xã hội hiện đại là một hiện tượng xã hội - pháp ỉý phức tạp với những biểu hiện khác nhau, vì ứiế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cùng gian khổ và khó khăn hơn. Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung, tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nói riêng đà và đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta trong những năm gần đây. Loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm ừọng và phương ửỉức và ửiủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, giá trị tài sản do phạm tội mà có ngày càng lớn, địa bàn phạm tội không chỉ bó hẹp ở một địa phương mà còn trải rộng trên nhiều tỉnh, thành khác nhau. Các đối tượng tổ chức thành đường dây quy mô lớn, thậm chí có đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức mang yếu tổ tội phạm xuyên quốc gia. Trong thực tiễn xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không ít Tòa án còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng và không ít trường hợp còn chưa thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tình hình loại tội phạm này. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không chỉ có ỷ nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tác giả lựa chọn đề tài "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tồ chức trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. T ổ n g q u a n tìn h h ìn h n g h icn cứ u Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung, tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nói riêng luôn mang tính thời sự, xuất phát từ hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Vi vậy, những công trình nghiên cứu về chính sách hình sự, về tội phạm trật tự quản lý khá nhiều, có thể ở góc độ luật hình sự hoặc góc độ tội phạm học. Thứ nhất, các công trình nghiên cửu dưới dạng tài liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu mang tính chất phổ biến cung cấp nhừng tri ứiức lý luận cơ bản nhất liên quan đến đề tài tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Sách chuyên khảo sau đại học: Những vẩn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự, của PGS.TSKH. Lê Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005; Giảo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), do GS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên), tái bản 2007; "Giảo trình tội phạm học", do GS.TS. Đỗ Ngọc Quang (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999; Sách chuyên khảo cấu thành tội phạm: lý luận và thực tiễn, của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Tư pháp, 2004; Trách nhiệm hình sự và hình phạt, GS.TS. Nguyền Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, 2004; Sách chuyên khảo Tội phạm và trách nhiệm hình sự, TS.Trịnh Tiến Việt, Nxb Chính trị quốc gia, 2013; Sách chuyên khảo Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, do TS. Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb Tư pháp, 2007... Thứ hai, các công trình nghiên cứu ửiể hiện trên các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu khoa học pháp lý, hội nghị, hội thảo, các số chuyên đề. Đây là nguồn tài liệu phong phú nhất. Những công trình nghiên cứu này chủ yếu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp luật có uy tín như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ pháp luật...Nhìn chung đây là những công trình nghiên cứu tội phạm cụ thể hoặc nghiên cứu về trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với tội phạm nói chung trong đó có tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của c a quan, tổ chức. Thứ hư, các bài viết đăng tải trên các vvebsite, các trang thông tin điện tử thể hiện quan điểm đa chiều của các tác giả về thực trạng của tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức qua các vụ án cụ thể, điển hình, gây dư luận xã hội. Nhìn chung, có thể thấy rằng các công trình khoa học nghiên cứu về chính sách hình sự, về tội phạm nói chung là khá nhiều. Tuy nhiên, quá trinh thu thập, sưu tầm và nghiên cứu tài liệu tác giả nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, trực tiếp về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cửu Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn trong công tác xét xử tại địa phương, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội làm giả con dâu, tài liệu của cơ quan, tô chức trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đẻ đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau: - Lý luận cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; - Thực tiễn xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Phú Thọ diễn ra như thế nào? Còn có gì vướng mắc khi áp dụng luật, khi xét xử? - Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, lài liệu của cơ quan, tổ chức như thế nào? - Giải pháp nào để tăng cường hiệu quả công tác xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức? 4. Những đóng góp mói về khoa học và ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ ihổng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Tổng hợp các quan điểm khoa học về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong mối tưomg quan so sánh với một số chế định tội danh khác; - Nghiên cứu, đánh giá, làm sáng tỏ bức tranh về tình hình xét xử tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó khái quát trên phạm vi cả nước; những tồn tại, hạn chế của thực tiễn xét xử cũng như những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế đó; - Trên cơ sờ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đà đề xuất các định hướng hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ờ Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được khách quan, đúng pháp luật. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn được triển khai nghiên cứu trên đối tượng là hành vi phạm tội và người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. - I.uận văn nghiên cửii và giải quyết những vẩn đề xung quanh ché định tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân địa phương và những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế nhằm đưa ra những kiến nghị, những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này. - về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian 5 năm (từ năm 2009 đến năm 2014). 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn sử dụng lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con ngưòả, về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh chống tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Các phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch... Từ đó tìm ra mối liên hệ giừa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, xem xét nội dung quy định của pháp luật khi áp dụng trong thực tiễn đời sống xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương ỉ: Những vấn đề chung về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại tỉnh Phú Thọ và những đề xuất, kiến nghị. Chương I NHŨÌVG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA C ơ QUAN, TỐ CHỨC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM 1.1. NH Ữ NG KHẢI NIỆM c ó LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Con dấu - vật thường bằng đồng hoặc gỗ, trên bề mặt có khắc hình hoặc chừ, dừig ấn lên văn bản, giấy tờ... để xác nhận một danh nghĩa nào đó [24, tr. 271 ]. Việt Nam và một số quổc gia còn sử dụng con dấu hiện nay quan niệm vể con dấu rất được coi trọng. Con dấu có nguồn gốc từ Ấn triện, thể hiện quyền lực của người mang nó. Thời kì phong kiến, mỗi vị quan đều được triều đình cấp cho một cái ấn, gọi là Án triện, tượng trưng cho quyền lực mà vị quan ấy nắm. Ân là phù hiệu của nhà quan, cũng có nghĩa là in, là để dấu vết lại, để hợp nhau. Hoàng đế các triều đại - người trị vì đất nước thì có Ngọc tỷ để truyền cho người kế vị ngai vàng (còn gọi là Ấn chỉ truyền quốc), truyền thống này được kéo dài hàng ngàn năm trong lịch sử. Đơn cử như Triều Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ niên hiệu Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đến Hoàng đế cuối cùng Bảo Đại Nguyễn Vĩnh Thụy. Ngôi vị Hoàng đế đều kế thừa mô hình quân chủ chuyên chế cha tmyền, con nối của các nước phương Đông, mà các triều đại phong kiến Việt Nam trước triều Nguyễn đã thực hiện. Lễ đăng quang nhận bảo kiếm, Án truyền quốc của các vua Nguyễn diễn ra hết sức trọng thể và mang đậm sắc thái chính trị. Hoàng đế triều Nguyễn cũng như các vua chúa phong kiến Việt Nam trước đó đều lấy Bảo tỷ để biểu thị cho quyền lực tối cao của mình và cả vương triều. Kim ngọc Bảo tỷ là ấn của nhà vua dùng với ý nghĩa quốc gia trọng đại, ấn được làm bằng ngọc gọi là Ngọc tỷ, ấn được đúc bằng vàng, bằng bạc, bằng bạc mạ vàng gọi là Kim Bảo tỷ. Vì vậy, Kim ngọc Bảo tỷ là bảo vật quốc gia tượng trưng của đế quyền. Dần chứng trên cho thấy rằng, quan niệm về con dấu (ấn) đã có trong tiềm thức và sự thật lịch sử trong đời sống xã hội Việt Nam qua các thời kỳ, mồi thời kỳ nó lại thể hiện giá trị khác nhau nhưng điểm chung là chiếm vị trí quan trọng trong công tác quản lý xã hội của nhà nước. Hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của con dấu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, quy định về con dấu, quản lý và sử dụng con dấu sao cho có hiệu quả. Tại Điều 1 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng con dấu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 58/2001/NĐ-CP) khẳng định: Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xà hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đổi với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước [9]. Như vậy, con dấu là yếu tổ thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Giá trị pháp lý pháp lý của con dấu thể hiện ở việc, con dấu được đóng (in, ấn) trên các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước. Văn bản không có con dấu là nhừng văn bản không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực thi hành. Con dấu là thành phần biểu thị vị trí cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ quan, tổ chức tự nhân danh mình thực hiện các giao dịch, trao đổi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Con dấu là thành phần quan trọng giúp các cơ quan, tổ chức tránh được tình trạng giả mạo giấy tờ. Trong bất kỳ cơ quan, lổ chức nào cũng có một lĩnh vực công tác vô cùng quan trọng, đó là công tác quản lý tài liệu, hồ sơ, sổ sách, văn bản, giấy tờ. Công tác này bao gồm toàn bộ công việc liên quan đến đăng ký, thu thập, bảo đảm vẹn toàn và phát huy giá trị các hồ sơ, tài liệu từ thời điểm hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cho đến khi bị tiêu hủy hoặc được lựa chọn để bảo quản vĩnh viễn trong các lưu trữ lịch sử. Trong thời đại công nghệ thông tin, điện tử hóa, tin học hóa như ngày nay thì mỗi cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh tế muốn tồn tại và phát triển bền vững phải có năng lực nhanh nhạy trong xử lý thông tin nói chung và thông tin tài liệu nói riêng. Chính vì vậy, việc quản lý tài liệu có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó được ví như những huyết quản trong thân thể con người bảo đảm cho dòng máu tốt được chảy đều, đúng, chính xác, đầy đủ và kịp thời và liên tục trong cơ thể và lên bộ não, không để xảy ra ùn tắc, rò ri. Cũng chính vì nắm bắt được vai trò này của tài liệu mà hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng những kẽ hở trong công tác quản lý, bảo mật của các cơ quan, tổ chirc để thực hiện các hành vi như đánh cắp, sao in trái phép, làm giả... để thực hiện vào mục đích phạm pháp khác nhau. Hiện nay có nhiều cách định nghĩa và giải thích về khái niệm tài liệu. "Tài liệu - văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì" [24, tr. 852]. Hoặc "tài liệu" là đơn vị thông tin được ghi lại không phụ thuộc vào hình thức vật mang tin. Theo cách hiểu phổ biến ở một sổ nước tiên tiến, đặc biệt theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 5489-1 "Thông tin và hệ thống tài liệu", khái niệm "Tài liệu" (document) được định nghĩa như sau: Tài liệu "là thông tin được ghi lại hoặc một đổi tượng có thể được xử lý như một đơn vị - một thể thống nhất". Luật lưu trừ sổ 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lưu trữ, khái niệm tài liệu: Là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác [34]. Như vậy, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là những vật được sử dụng để xác định tư cách pháp lý của cơ quan, tổ chức trong việc ban hành các văn bản nhằm xác định giá trị chân thực của tài liệu trong quản lý nhà nước, xã hội và quản lý kinh tế. 1.1.2. Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức về ữiuật ngữ "làm giả", có nghĩa là "bắt chước ứiứ gì để lừa bịp" [23, ừ.520]. Trong khi đó, "giả" tức là "không phải thật mà là được làm ra với vẻ bề ngoài giống như thật, thường là dùng để đánh lừa" [23, tr. 369]. Để xác định con dấu giả thì phải so sánh với con dấu thật của cơ quan, tổ chức. Nhìn chung, làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức có thể được hiểu là hành vi xàn xuất, khắc, đúc đ ể có được con dấn giả hoặc hằng các thủ ắoạn khác làm ra con dẩu giả, bắt chước mẫu con dấu đã được cơ quan cỏ thầm quyền cho phép sản xuất, lưu hành hoặc không theo mẫu đó. Hay nói cách khác, làm giả con dấu là bằng các thủ đoạn trải pháp luật khác nhau để cỏ được con dấu tương tự như con dấu của cơ quan, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo đủng trình tự quy định của pháp luật. Tương tự như làm giả con dấu, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vỉ in ấn, sản xuất trải phép các tài liệu hoặc giấy tờ khác theo mẫu gốc hoặc không theo mẫu gốc cùa cơ quan, tổ chức. l.ỉ.3 . Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức Tội phạm là hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội, hiện tượng này mang thuộc tính xã hội - pháp lý, tính lịch sử - xã hội. Tội phạm luôn chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược 10 lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xà hội, xâm phạm đến quyền và các lợi ích hợp pháp khác của con người... Bởi nguyên lý sinh tồn tự nhiên là đối tượng bị tẩn công, xâm hại phải có động thái phản vệ để tự bảo vệ mình nên Nhà nước và cộng đồng xã hội, dân cư tất yếu có những cơ chế, cách thức, biện pháp nhằm chống trả, phòng ngừa tội phạm. Là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có nhừng điểm chung và khác biệt so với nhóm tội phạm cùng loại. Khái niệm tội phạm là khái niệm trung tâm và các khái niệm, phạm trù, chế định khác đều xuất phát, xoay quanh khái niệm này. Việc xác định tội phạm trong luật hình sự là cơ sở để quy định hình phạt nhưng việc quy định hình phạt xét cho cùng cũng là một phần của việc xác định tội phạm... Khái niệm tội phạm là cơ sờ để xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể với ý nghĩa là mô hình pháp lý của từng loại tội phạm và qua đó cũng là cơ sở để quy định hình phạt tương ứng [18, tr. 8]. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng về tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xă hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cổ ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [30 . Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm được tách từ tội giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội đã được quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 có 11 nhiều sửa đổi, bổ sung quy định người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì phạm vào điều luật này. Từ khái niệm tội phạm nói chung được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì khái niệm "Tội ỉàm giả con dấu, tài liệu cùa cơ quan, tổ chức" có thể được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người cỏ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đỏ nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc cóng dân. 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÉN TỘI LÀM GIẢ CON DÁU, TÀI LIỆU CỦA C ơ QUAN T ỏ CHỨC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM 1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa. Sau thắng lợi đó, nhà nưóc ta đã han hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ thành quả cách mạng. Nhừng nội dung được coi trọng, ưu tiên đó là chế độ kinh tế - nền tảng kinh tế và trật tự quản lý hành chính nhà nước của chính quyền non trẻ. Các quy định pháp luật đã phản ánh tưomg đối rõ nét các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cùng như kỹ thuật lập pháp của nước ta trong một giai đoạn lịch sử, đặc biệt thể hiện rõ chính sách hình sự của nhà nước ta đổi với các hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Thời kỳ này, ở nước ta những quan hệ pháp luật hình sự - hành chính còn chưa có nhiều sự tách biệt. Các Sắc lệnh quan trọng có thể kể đến như: sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ấn định nhừng hình phạt trừng trị việc để tiết lộ bí mật. Sau đó, sắ c lệnh số 69-SL ngày 10/12/1951 và Thông tư số 137-TTg ngày 10/12/1951 về việc giữ gìn bí mật quốc gia được ban hành để bổ khuyết sắ c lệnh sổ 154-SL về việc giữ bí 12 mật quốc gia. Ngày 31/3/1955, Chính phủ ban hành Thông tư số 490-TTg về bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài liệu, cán bộ. Ngày 8/2/1960, Bộ y tế ban hành Thông tư số 01-BYT/TT quy định mẫu cờ, dấu, phù hiệu kiểm dịch và chế độ trang phục cho cán bộ làm công tác kiểm dịch tại các hải cảng, sân bay và các cửa khẩu dọc biên giới. Ngày 30/11/1982, Hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia, quy định tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý; nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi, cất giữ, tiêu hủy trái phép tài liệu luu trữ quốc gia hoặc sử dụng vào các mục đích trái với lợi ích của Nhà nước. Tài liệu riêng của các cá nhân, gia đình, dòng họ và tập thể được Nhà nước đăng ký và bảo hộ, các cơ quan lưu trữ hướng dẫn, giúp đỡ về mặt bảo quản. Từ các văn bản pháp luật kể trên, có thể thấy hệ thổng pháp luật liên quan đến vực hình sự của nước ta thời kỳ 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên chưa có quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. 1.2.2. G ia i đ o ạ n tỉr 198S đ ến k h i ban hành Bộ lu ậ t hình sự năm 1999 Vào những năm 1980, đất nước ta với nền kinh tể có nhiều sự thay đổi, bắt đầu từ tư duy đổi mới toàn diện đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Cùng với đó, nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp, chủ yếu hợp tác với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa thuộc Liên Xô và Đông Âu (cũ) chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, định hướng xă hội chủ nghĩa với việc cho phép và đẩy mạnh sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Chính điều này đà dẫn tới nhiều sự thay đổi của xã hội, một yếu tổ thuộc kiến trúc thượng tầng cũng chịu ảnh hưởng đó là pháp luật. Với sự phát triển của khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, năm 1985 chúng ta đã ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên với 12 chương, 280 điều. Mục c , Chương VIII, phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1985 có 14 điều (từ Điều 205 đến Điều 217) đã quy định về các tội xâm phạm trật tự 13 quản lý hành chính. Lần đầu tiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được thể hiện tại Điều 211: Tội giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội với nội dung: Người nào sửa chữa, làm sai lệnh nội dung hoặc làm giả giấy chứng minh, hộ chiếu, giấy chứng nhận hộ tịch, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận khác của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật; hoặc làm giả con dấu, giấy tiêu đề hoặc giấy tờ khác của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc sử dụng con dấu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm; trong trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm [28]. Theo khoản 1 của điều luật này và căn cứ theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 thì những hành vi giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là đến 3 năm tù. Trong khi đó, tại khoản 2, quy định những người phạm tội cỏ tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt đến 7 năm tù, thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong hơn mười năm có hiệu lực, Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bổn lần và được thông qua vào các ngày 28/12/1989, ngày 12/08/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/05/1997. Tuy nhiên, qua những lần sửa đổi, quy định tại Điều 211 vẫn được giữ nguyên. Điều đó chứng tỏ quy định này đã phát huy giá trị nhât định trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh chổng lại tội phạm giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội. 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay Bộ luật hình sự năm 1985, mặc dù đã tiến hành sửa đổi, bổ sung bốn lần, nhưng trong tình hình mới, đã bộc lộ những hạn chê nhât định nên 14 không còn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy, ngày 21/12/1999, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, tại kỷ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự mới: Bộ luật hình sự năm 1999. Có thể nói Bộ luật hình sự năm 1999 đã thể hiện toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực từ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế... đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo cơ sở pháp lý cho đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nói riêng. So với Bộ luật hình sự năm 1985 thì Bộ luật hình sự năm 1999 có rất nhiều quy định mới về tội phạm và hình phạt, về cơ cấu các chương, các điều, khoản. Các tội xâm phạm trật tự an toàn, trật tự công cộng tại chương VIII Bộ luật hình sự năm 1985 đã được tách ra, chuyển các tội phạm vào từng nhóm chế định cụ thể. Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại chương XX (từ Điều 257 đến Điều 276). Tội giả mạo giấy chứng nhận, lài liệu của cư quan nhả nước, của tổ chức xã hội đã dưực quy dịnh tại Điều 211 Bộ luật hình sự năm 1985 đã được quy định lại và tách ra thành hai tội phạm mới: Tội sửa chừa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266) và Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267). Hành vi làm giả con dấu, tài liệu đã được quy định thành tội phạm riêng biệt cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn đấu tranh phòng, chổng tội phạm trong tình hình mới. Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 trên cơ sờ kế thừa Bộ luật hình sự năm 1985 và đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mà trước hết việc đặt tên cho điều luật quy định về tội phạm đã nói lên điều này. Bên cạnh đó, Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi, bổ sung một vài điểm như: dùng khái niệm "tài liệu" thay cho khái niệm "giấy tiêu đề" vừa chính xác, vừa phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chổng loại tội phạm này. Nhà làm 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan