Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa...

Tài liệu Truyện ngắn trần thùy mai từ góc nhìn văn hóa

.PDF
124
132
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ PHẠM THỊ THU HƢƠNG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- PHẠM THỊ THU HƢƠNG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức Hà Nội-2015 Lời cảm ơn! Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Khoa. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS.TS Hà Văn Đức – người Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo em rất tận tình, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và lãnh đạo, đồng nghiệp tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn! Hà Nội, mùa thu 2015 Học viên Phạm Thị Thu Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11 6. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 11 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 11 CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI................................. 12 1.1 Khái niệm văn hóa – văn học ................................................................ 12 1.1.1 Văn hóa ....................................................................................................12 1.1.2 Văn học ............................................................................................. 18 1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ................................................... 19 1.2.1 Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa ......................................19 1.2.2 Văn học là sự kiến tạo và kết tinh các giá trị văn hóa ............................22 1.3 Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học .............. 24 1.3.1 Các cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học ..........................................24 1.3.2 Đặc điểm và ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa ..26 1.3.3 Biểu hiện của văn hóa trong văn học ......................................................28 1.4 Hành trình sáng tác của nhà văn Trần Thùy Mai ................................. 29 1.4.1 Vài nét về cuộc đời – sự nghiệp nhà văn .................................................29 1.4.2 Quan điểm sáng tác của Trần Thùy Mai .................................................32 1.5 Tiểu kết ................................................................................................. 35 CHƢƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI .................................................................................................. 36 2.1 Không gian và thời gian ........................................................................ 36 2.1.1 Không gian văn hóa.................................................................................36 2.1.2 Thời gian văn hóa ....................................................................................44 2.2 Con ngƣời văn hóa ................................................................................ 46 2.2.1 Văn hóa ẩm thực ......................................................................................47 2.2.2 Văn hóa tâm linh .....................................................................................50 2.2.3 Văn hóa ứng xử........................................................................................58 2.4 Tiểu kết ................................................................................................. 77 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA .............................................................. 79 3.1 Biểu tƣợng văn hóa ............................................................................... 79 3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hóa ............................................................79 3.1.2 Một số biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai ...............82 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 92 3.2.1 Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật ..................................................92 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ........................................................96 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................ 99 3.3.1. Sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ địa phương và lớp từ ngữ tôn giáo ................99 3.3.2. Giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng rất Huế ...............................................102 3.4 Tiểu kết ............................................................................................... 107 KẾT LUẬN ............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi một dân tộc, một đất nước, một vùng đất trên thế giới đều có cho riêng mình những bản sắc văn hóa không thể pha lẫn. Có thể nói, văn hóa chính là cơ sở để nhận ra một dân tộc, một đất nước. Và văn học nằm trong văn hóa, là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Văn học truyền tải văn hóa, lưu giữ văn hóa, kiến tạo văn hóa, bồi đắp tâm hồn và nâng văn hóa lên những tầm cao mới. Mối quan hệ văn hóa – văn học là mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời. Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hóa không phải là một hướng tiếp cận quá mới. Tuy nhiên, so với các hướng tiếp cận khác thì đây vẫn là một hướng tiếp cận muộn hơn ở nước ta. Văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc toàn diện đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc… Truyện ngắn với những đặc điểm riêng, thế mạnh riêng đã giữ một vị trí quan trọng trong văn học, biểu hiện rõ ràng, sâu sắc và tinh tế những giá trị văn hóa của dân tộc, thời đại. Truyện ngắn với sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ, nhân vật, tình tiết; nội dung truyền tải nhiều giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc. Mối quan hệ giữa truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung với văn hóa luôn vận động, phát triển theo từng thời kỳ, vì vậy mà mà luôn cần những nghiên cứu mới, tìm tòi, khám phá theo dòng chảy văn hóa – văn học. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại với sự xuất hiện của nhiều cây bút mới, đặc biệt sau 1986 với sự lên ngôi của những cây bút nữ đã đem đến cho văn học những làn gió mới. Đối tượng phản ánh của văn học được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, tầng bậc. Giữa một rừng hoa nhiều hương sắc thì truyện ngắn của Trần Thùy Mai là một đóa hoa riêng với sắc màu không sặc sỡ nhưng nhẹ nhàng, tinh tế và lan tỏa. Xuất hiện trên văn đàn từ vai trò là một cô giáo, sau đó là một biên tập viên, Trần Thùy Mai đã thấu cảm được những vấn đề xã hội đương đại, những khổ 1 đau của con người để rồi truyền tải vào những trang văn một phong cách riêng. Truyện ngắn Trần Thùy Mai dưới sự soi rọi của cái nhìn văn hóa mang một vẻ đẹp riêng, gợi mở những hướng tiếp cận sâu hơn về mặt nội dung và tư tưởng nghệ thuật. Cho đến thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu truyện ngắn Trần Thùy Mai nói riêng và truyện ngắn nói chung từ góc nhìn văn hóa vẫn chưa nhiều và cũng rất ít các công trình tiếp cận được sâu bản chất của vấn đề. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa”, hi vọng sẽ góp một cách nhìn mới, nhận ra những giá trị văn hóa tiềm ẩn dưới những trang viết của Trần Thùy Mai. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Khoa nghiên cứu về văn hóa đã được hình thành và phát triển rất lâu trên thế giới, hướng nghiên cứu văn hóa học nảy sinh từ những năm 50 ở Anh với trường phái Birmingham (R. Williams, R.Hoggart), ở Đức với trường phái Frankfurt (D. Kellner), những năm 70 ở Pháp với R.Barthes sau đó lan sang Úc, Canada, Mĩ… sau đó là những nghiên cứu trọng tâm hơn của E.B. Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy xuất bản tại London năm 1871 đến những nghiên cứu của Kroeber và C.Kluckhohn năm 1952, đưa ra những quan điểm về văn hóa trong cuốn sách: Văn hóa – tổng luận phê phán các quan điểm và định nghĩa (Culture: a critical review of concepts and definitions). Đặc biệt là những nghiên cứu của M.Bakhtin về văn hóa văn học trong những công trình tiêu biểu của ông như Sáng tác của François Rabelais và văn hóa dân gian thời Trung cổ và Phục hưng (1965) đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa và văn học. Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu và đã có sức hút rất lớn với nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, văn học như F.de Saussure, Mikhail Epstein, V. Skhlovsi, Yuri Lotman... 2.2. Ở Việt Nam, khuynh hướng tiếp cận văn học từ văn hóa thì xuất hiện đã lâu, thậm chí từ phê điểm trung đại: khi Phạm Quý Thích bình luận Kiều là Nhất phiếu tài tình thiên cổ lụy, Tân thanh đáo để vị thùy thương; Trần Trọng Kim nghiên cứu Truyện Kiều từ quan điểm Phật giáo, Hoài Thanh khảo sát từ luồng gió 2 mới của văn hóa phương Tây phần “Một thời đại thi ca” trong Thi nhân Việt Nam,… Tuy nhiên nhìn nhận phương pháp nghiên cứu này một cách hệ thống, chỉ ra được lịch sử các quan niệm về phương pháp, nội dung cụ thể của phương pháp, và sự vận dụng phương pháp ra sao vẫn là một vấn đề rộng mở đối với các nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Trong những thập kỉ gần đây, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã rất chú tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Mỗi quốc gia đều nhận thức được giá trị quan trọng của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng, động lực phát triển, văn hóa được coi trọng và gắn với nhiều ngành trong xã hội, vì vậy mà nghiên cứu văn học cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Đặc biệt, khi bộ môn văn hóa học và nhân học văn hóa xuất hiện ở Việt Nam thì văn hóa bắt đầu được coi như một nhân tố chi phối văn học. Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Từ việc đưa ra những quan điểm về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết phương Tây áp dụng vào thực tiễn Việt Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác phẩm của các tác gia tiêu biểu, giới nghiên cứu đã tạo nên một bức tranh nghiên cứu văn hóa – văn học dưới sự soi rọi của ánh sáng văn hóa. Năm 1985, trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhà văn hóa học – GS. Phan Ngọc đã sớm nhận ra và vận dụng những yếu tố văn hóa xã hội để tìm ra những đặc trưng của phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Năm 1994, trong cuốn sách Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, GS. Phan Ngọc cũng đã đưa ra những quan điểm về văn hóa, cách tiếp cận văn hóa trong văn học, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu khác nhau cho các học giả sau này. Và khi một số công trình của M.Bakhtin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng được thuyết phục. Đến năm 1995, GS. Trần Đình Hượu với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại nghiên cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo đã chỉ ra được đặc điểm của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn, mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học Việt Nam trung đại và đưa ra những hình mẫu nhà nho (hành đạo, ẩn dật, tài tử) như là một 3 giả thuyết làm việc. Điều này, về sau, được GS.TS Trần Ngọc Vương cụ thể hóa bằng một cái nhìn loại hình học trong Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1995). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã thấy được và lý giải những biểu tượng đa nghĩa, lấp lửng trong thơ Hồ Xuân Hương bằng tín ngưỡng phồn thực, còn PGS.TS Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) đã đi một bước tiến mới khi đưa ra quan điểm nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hóa trung đại để tránh hiện đại hóa văn học dân tộc. Như vậy, các tác giả như: GS. Đặng Thai Mai, GS. Đào Duy Anh, GS. Nguyễn Văn Huyên, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, GS. Phan Ngọc, GS. Trần Đình Hượu, GS. Phạm Vĩnh Cư, GS. Trần Đình Sử,… đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt trong tương quan so sánh với văn hóa. Tiếp sau bước đi có tính chất mở đầu đó, đã có nhiều học giả mạnh dạn áp dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa cho các công trình nghiên cứu của mình. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu thành công trong việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, PGS.TS Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản (Nxb) Giáo dục, 2003; Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, PGS.TS. Nguyễn Bá Thành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Thơ Mới từ góc độ văn hóa – văn học, Luận án Tiến sĩ, Hoàng Thị Huế, Học viện Khoa học Xã hội, 2007; Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, PGS.TS Lê Nguyên Cẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011; Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa học Xã hội, 2013;… 2.3. Cho đến nay, với trên ba mươi năm cầm bút, Trần Thùy Mai đã cho ra đời 12 tập truyện ngắn và xác định được chỗ đứng riêng của mình trong lòng công chúng yêu văn học. Sáng tác của Trần Thùy Mai cũng nhận được nhiều sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Đã có nhiều bài viết, bài báo và một số công trình khoa học nghiên cứu về truyện ngắn Trần Thùy Mai. Tuy nhiên, vấn đề 4 nghiên cứu về truyện ngắn của Trần Thùy Mai còn khá khiêm tốn và rời rạc. Hầu hết những bài viết về Trần Thuỳ Mai mới chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ và bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một tập truyện hay một tác phẩm cụ thể nào đó. Tuy vậy, cũng đã có một số bài viết chỉ ra được dấu ấn riêng trong sáng tác của nữ nhà văn này. Đặc biệt ở phần nghiên cứu sâu, có thể thấy một số luận văn, luận án đã có những đóng góp nhất định trong việc phân tích, nhận định về nội dung và nghệ thuật tác phẩm của Trần Thùy Mai như: Đề tài Ngôn ngữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trường Đại học Vinh, 2008, đề tài bước đầu đã có những phân tích, đánh giá, nhận định sâu sắc về ngôn ngữ trong truyện Trần Thùy Mai; Đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Phùng Thu Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 đã nghiên cứu những đối tượng thẩm mĩ chủ yếu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai như: tình yêu, cảm hứng lịch sử, màu sắc văn hóa Huế và phân tích sâu một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai như: thủ pháp xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu; Luận văn cùng tên Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Lê Thị Thanh Hiệp, Trường Đại học Đà Nẵng, 2011 cũng đã có những nghiên cứu cơ bản về nghệ thuật trong truyện Trần Thùy Mai, từ đó đưa ra được những đặc trưng khái quát về phong cách nghệ thuật của Trần Thùy Mai; Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn Thạc sĩ, Lê Thị Huệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 đã nghiên cứu một khía cạnh sâu hơn của vấn đề, đề tài về gia đình cũng là một đề tài quen thuộc được khai thác nhiều và tác giả luận văn đã biết lồng ghép, so sánh hết sức khéo léo đề tài gia đình trong truyện ngắn của ba nhà văn nữ tiêu biểu; Đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014 đã đi sâu vào tìm hiểu một trong những hình tượng tiêu biểu của truyện ngắn Trần Thùy Mai – đó là nhân vật người phụ nữ mang những đặc trưng của người phụ 5 nữ Huế dịu dàng – nhẹ nhàng cũng như những đức tính của người phụ nữ Việt Nam;… Về các bài viết trên các báo, tạp chí, đã có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu văn học đã dành những đánh giá sâu sắc cho nữ tác giả Trần Thùy Mai cũng như truyện ngắn của Trần Thùy Mai: Tác giả Hồ Thế Hà là người đã dành nhiều bài nghiên cứu về tác phẩm của Trần Thùy Mai, tiêu biểu như bài viết Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai - những giấc mơ huyền thoại đã chỉ ra được vẻ đẹp cổ tích, thần thoại trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai: "Phần lớn truyện của Trần Thuỳ Mai đã được tư duy theo kết cấu bất ngờ, lôi cuốn người đọc ở những chi tiết vừa ảo, vừa thực; cái khoảnh khắc, cái vĩnh hằng, những điểm mạnh và những điểm nhẹ đan xen nhau, có cảm giác như mọi tồn tại trên đời đều dễ vỡ. Thế nhưng, đọc xong, nó lại có sức bền lâu trong tâm trí" [11, 11]. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong “Truyện ngắn hôm nay” đã đánh giá Trần Thùy Mai là “cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn”. Lê Mỹ Ý trong một bài báo đăng trên Tạp chí Người đương thời số tháng 5 – 2007 đã khẳng định: Từ tập truyện đầu tiên cho tới bây giờ, chị Mai bao giờ cũng giữ được cho mình một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách trong sáng. Trong sáng đến mức luôn có ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời. Hoàng Nguyên Vũ cho rằng: Những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộc đời nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp lại một lần rồi hun hút, có cuộc đời trong những giấc mơ miên viễn. Tác giả Lý Hạnh trong bài viết đăng trên báo Công an Nhân dân số tháng 3 năm 2008 ấn tượng với tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai: Trần Thùy Mai viết về tình yêu không phải để câu khách. Phan Diễm Phương với bài viết “Nét hấp dẫn của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai” đã cảm nhận và phát hiện về sự chuyển biến trong tiếp cận hiện thực đời sống của ngòi bút Trần Thuỳ Mai: "Thoạt tiên, cuộc sống hiện ra có phần đơn giản và có tính chất bề mặt qua câu chuyện kể. Nhưng rồi sau đó, một số truyện của Trần Thuỳ Mai có vẻ lắng vào chiều sâu hơn. Chị đã cố gắng hướng ngòi bút của mình vào các trạng thái tâm tưởng của nhân vật" [75; 5]. Tác giả cũng đã cho rằng: đâu đâu trên 6 mỗi dòng truyện, người đọc cũng tìm thấy tấm lòng bao dung, nhân hậu của nhà văn. Dẫu con người chưa dễ gì vượt qua được "những giới hạn khắt khe" thì thái độ của chị với cuộc đời, với con người vẫn là tin yêu. Tác giả Mai Văn Hoan đã có sự khám phá thú vị về truyện ngắn Trần Thùy Mai trong bài viết nhan đề “Trần Thùy Mai và những giấc mơ hoang tưởng”, bên cạnh việc khẳng định đề tài chủ đạo trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là đề tài tình yêu, tác giả đã đặc biệt quan tâm đến các thủ pháp nghệ thuật, từ cách xây dựng cốt truyện đến xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Tác giả Minh Hiền trong bài viết nhan đề “Trần Thùy Mai và tác phẩm vượt biên giới”, đăng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 27/1/2012 đã có những nhận định xác đáng dành cho văn chương của nữ nhà văn đất Huế này: “Giữa thời đại ồn ào náo nhiệt, vậy mà Trần Thùy Mai cũng như văn chương của chị luôn giữ được sự tĩnh lặng, trong veo, nhiều khi rất buồn. Văn của chị không ồn ào nhưng lại có sức lan tỏa. Không thu hút người đọc bằng những cốt truyện lạ, không chạy theo thị hiếu, không những pha rượt đuổi gay cấn, truyện của chị đầy ắp những chi tiết giản dị, cốt truyện đơn giản. Chị tập trung khai thác, thể hiện thế giới nội tâm nhân vật. Đề tài quen thuộc trong truyện của chị là tình yêu và lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử gắn liền với kinh đô Huế xưa. Mỗi câu chuyện như một lời kể nhẹ nhàng, chậm rãi, đầy tình cảm cứ chuyên chở vào hồn người những trăn trở, nghĩ suy và day dứt. Trong nghệ thuật, Trần Thùy Mai chỉ có một tôn chỉ: Sự chân thành. Chị không tỏ ra mình mới hay cũ, thời thượng hay không mà chỉ muốn góp một dòng nước ngầm chảy sâu vào từng ngõ ngách của tâm hồn con người”. Tác giả Hoàng Thị Huế đã có những phân tích và đánh giá sâu sắc về sự quy chiếu của văn hóa Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai ở bài viết “Cảm thức văn hóa Huế trong truyện ngắn Trần Thùy Mai” in trên Tạp chí sông Hương năm 2011: “Dẫu viết về những vùng đất khác nhau hay về vùng đất Huế, cảm thức văn hóa Huế vẫn in đậm trong những trang văn của Trần Thùy Mai, như một nét riêng, sức 7 mạnh làm nên tên tuổi của nhà văn. Văn hóa Huế thấm sâu sự lựa chọn từng chi tiết trong tác phẩm của nhà văn, trong ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu đến quan niệm nghệ thuật về con người. Tất cả đều mang đậm nét đặc trưng của văn hóa, con người xứ Huế. Đó là những con người giàu tình nặng nghĩa, tha thiết yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước, có một đời sống nội tâm phong phú, nặng tâm linh, với một vẻ dịu dàng, kín đáo, trang đài, quý phái của cung đình và sức sống mãnh liệt. Trong những sinh hoạt, lối sống, ứng xử hàng ngày, những giá trị chuẩn mực của một thời vẫn được nâng niu, gìn giữ”. Một số bài nghiên cứu đã có những phân tích, nhận định sâu hơn, cụ thể hơn với những tác phẩm của Trần Thùy Mai, tiêu biểu như: Viết về tập Trò chơi cấm, Hồ Thế Hà đã có cái nhìn bao quát qua bài viết “Thế giới truyện ngắn Trần Thuỳ Mai qua Trò chơi cấm” (in trong Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1998). Tác giả đã bước đầu nêu lên một cách khá hệ thống và chi tiết các thủ pháp nghệ thuật chính của tập truyện như: kết cấu, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật. Nhận xét về giọng văn trong Trò chơi cấm, Hồ Thế Hà viết: “Giọng văn tâm tình, mềm mại gắn với những phản ứng tâm thức kín đáo của nhân vật đã tạo nên giá trị nhân bản của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Đó là nét làm nên sức hấp dẫn của nhà văn mang đậm bản sắc Huế”, “giọng văn thủ thỉ tâm tình và thấm đẫm chất thơ, quyến rũ bởi chất huyền thoại”, qua đó thấy được chất triết lý về cuộc sống của con người thời hiện đại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Nhận xét về tập truyện Mưa đời sau, tác giả Minh Phương có bài: “Đọc sách: Mưa đời sau” trên Báo Nhân dân - số 305 với những nhận định khá sâu sắc về thế giới nhân vật trong tập truyện: “Ngòi bút Trần Thuỳ Mai hướng tới phát hiện vẻ đẹp phẩm cách và lòng hướng thiện của những nhân vật trong truyện” và đặc biệt nhân vật của chị được “Khéo léo khắc họa diễn biến tâm lí với lối kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”. Bên cạnh đó, tác giả Minh Phương cũng đã có một vài nhận xét ban đầu về giọng văn và kết cấu tác phẩm, những dấu hiệu góp phần định hình phong cách tác giả. 8 Tập Quỷ trong trăng cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tác giả Lê Mỹ Ý trong bài đăng trên Báo Lao động miền Trung với nhan đề “Cuộc hành hương bên bờ xa vắng” đã nêu lên nhận xét: “Giữa mê lộ ám ảnh, giác độ tình yêu được soi xét từ nhiều điểm chiếu. Dù ở điểm chiếu nào, truyện ngắn của chị cũng hiện hữu một niềm say đắm miên man của ý niệm thuần khiết. Đấy là ý niệm để tác giả vén lên một luồng sáng mong manh, đi sâu vào những ngóc ngách nhỏ nhoi, tìm ra đời sống hơn là đời sống, nhận thức ra tia sáng hằng hữu, bất biến trong tình yêu”. Sức hấp dẫn của tập truyện này còn được Lê Mỹ Ý đánh giá ở giọng văn nhẹ nhàng với thứ ngôn ngữ tự nhiên. Tác giả Nguyễn Thị Kim Huệ với bài viết Quỷ trong trăng và thế giới đậm cá tính phương Tây thì phát hiện ra: “Quỷ trong trăng là một thế giới của nhân vật nữ đang tồn tại thật với bản ngã của chính mình, dù họ phải trả bằng chính cuộc đời của họ. Thế nhưng, họ không nuối tiếc hay hối hận cho những lựa chọn của mình, bởi họ là những phụ nữ phương Đông dịu dàng bao dung nhưng lại tiềm tàng sự nổi loạn, tự do và bất chấp kể cả cái chết cho tình yêu”. Và Nguyễn Thị Kim Huệ gọi đây là thế giới nữ đậm cá tính phương Tây. Trên Báo Thanh niên (2001) và Quảng Nam chủ nhật (2002) các tác giả Ngô Thị Kim Cúc và Bảo Anh cũng đã viết về những tư tưởng sâu kín đầy bao dung và nhân ái, về cái phần quỷ - phần người trong Quỷ trong trăng... Tập truyện Mưa ở Strabourg cũng đã được giới thiệu trên bài viết “Em ơi, phía ấy mưa rơi” đăng trên tuanvietnam.vn với nhận định Trần Thùy Mai “táo bạo trong việc thể hiện nững khoảng trống trong tâm hồn của người phụ nữ ngày nay, ẩn chứa ở đó là những khát khao rất đời”. Bên cạnh việc tiếp tục khắc họa đậm nét số phận người phụ nữ thì ở tập truyện này xuất hiện nhiều hơn những mặt trái ti tiện, đớn hèn. Như vậy, có thể thấy, dành nhiều ưu ái và những đánh giá cao cho truyện ngắn Trần Thùy Mai, tuy nhiên cũng rất ít công trình nghiên cứu một cách cụ thể, đi sâu về góc độ văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, bài viết về truyện ngắn Trần Thùy Mai là tư liệu gợi mở cho chúng tôi khi đi sâu tìm hiểu những giá trị văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. 9 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài “Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa” được triển khai nhằm những mục đích chính sau: - Khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa - văn học, những phương thức biểu đạt của văn hóa trong văn học. - Làm rõ căn nguyên tồn tại của chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn. - Khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật của sáng tác Trần Thùy Mai soi chiếu từ góc độ văn hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: truyện ngắn Trần Thùy Mai và các giá trị văn hóa biểu hiện trong tác phẩm văn học. - Phạm vi nghiên cứu: tám tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai gồm: + Thị trấn hoa quỳ vàng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994. + Thập tự hoa, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2003. + Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003. + Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa Huế, 2004. + Mưa đời sau, Nxb Văn Nghệ, 2005. + Mưa ở Trasbourg, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2007. + Một mình ở Tokyo, Nxb Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 2008. + Trăng nơi đáy giếng, Nxb Thanh Niên, 2010. Truyện ngắn Trần Thùy Mai nổi bật ở rất nhiều mảng đề tài liên quan tới văn hóa và lịch sử, tuy nhiên trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn sẽ chỉ tập trung làm nổi bật những giá trị thuộc về văn hóa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Những giá trị lịch sử trong truyện sẽ được đề cập đến trong những lần nghiên cứu sau. 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp luận nghiên cứu khoa học như quy nạp, diễn dịch, thống kê, luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sau: - Phương pháp tiếp cận văn hóa - văn học. - Phương pháp loại hình học. - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học. 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận - Luận văn đưa ra những luận điểm mang tính chất lí luận về văn hóa, văn học, mối quan hệ giữa văn hóa – văn học và phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. - Chứng minh những giá trị văn hóa phản ánh trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp cơ sở lí luận, là ví dụ điển hình cho việc nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa. Từ đó luận văn là tư liệu tham khảo cho sinh viên ngành văn học, cho các nhà nghiên cứu, gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo trong phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc với 03 chương như sau: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học – văn hóa và hành trình sáng tác của nhà văn Trần Thùy Mai Chương 2: Những giá trị văn hóa trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa. 11 CHƢƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI 1.1 Khái niệm văn hóa – văn học 1.1.1 Văn hóa Văn hóa là một trong những “điều kiện cần” không thể thiếu được cho sự trường tồn của mỗi một dân tộc, một đất nước. Bởi vậy mà nghiên cứu về văn hóa, các phương diện của văn hóa và đưa ra các khái niệm về văn hóa,… đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu từ rất lâu. Văn hóa là nền tảng cho mọi ngành khoa học, từ xã hội học, tâm lý học, văn học, toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, âm nhạc, ngôn ngữ học, v.v… Vì văn hóa liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người nên khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng và với nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn trong cuốn sách Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa) đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới [65; 2]. Còn theo GS. Phan Ngọc, tính đến hiện nay trên thế giới đã có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa [29; 7]. Trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng văn hóa và giáo hóa, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và cảm hóa con người. Văn đối lập với vũ, vũ công, vũ uy dùng sức mạnh để cai trị. Nghĩa gốc của văn hóa theo chữ Hán là tổng xưng của “văn trị” và “giáo hóa” [71; 5]. Ở phương Tây, từ “văn hóa” trong tiếng Anh và tiếng Pháp (culture), tiếng Đức (Kultur) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: “(1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng” 12 [78; 1]. Các nhà khoa học phương Tây đã dựa trên những cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa về văn hóa: - Các tiếp cận theo phương pháp miêu tả: các nhà nghiên cứu theo phương pháp miêu tả quan tâm định nghĩa văn hóa theo những gì mà nó bao hàm, điển hình là định nghĩa của nhà nhân loại học Anh: Edward Burnett Tylor (1832 - 1917): “văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội” [78; 1]. - Cách tiếp cận theo phương pháp lịch sử: các nhà nghiên cứu văn hóa theo phương pháp lịch sử chú trọng vào các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống, tất cả đều dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa tiêu biểu cho cách tiếp cận này là của Edward Sapir (1884 - 1939) - nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: “văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống” [78; 2]. - Cách tiếp cận giá trị: các nhà nghiên cứu văn hóa theo phương pháp tiếp cận giá trị nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, một ví dụ trong cách định nghĩa về văn hóa theo tiếp cận giá trị là của William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là “các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...)” [78; 2]. - Cách tiếp cận theo phương pháp tâm lý học: cách tiếp cận này nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. William Graham Sumner (1840 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông đã có cách định nghĩa văn hóa theo phương pháp tâm lý học: “Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh... Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa” [78; 3]. 13 - Cách tiếp cận cấu trúc: cách tiếp cận cấu trúc quan tâm khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, điển hình là định nghĩa của Ralph Linton (1893 - 1953) - nhà nhân loại học người Mỹ: “a. Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa” [78; 3]. - Cách định nghĩa nguồn gốc: cách định nghĩa này soi chiếu văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, tiêu biểu là định nghĩa của nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968): “Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau” [78; 4]. Các cách tiếp cận trên tuy khác nhau nhưng chúng đều dựa trên những nguyên tắc chung đó là dựa trên mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, dựa trên hình thái kinh tế xã hội và những nguyên tắc hoạt động của triết học Mác như nguyên tắc thực tiễn để nêu lên một định nghĩa về văn hóa. Mỗi cách tiếp cận đều cho thấy một khía cạnh ưu việt riêng. Tuy nhiên, cách tiếp cận văn hóa dựa trên giá trị học là một phương pháp tiếp cận đã có từ lâu đời và cho đến nay vẫn thể hiện được vai trò quan trọng, nổi trội của nó. “Cách tiếp cận này không chỉ thâm nhập vào triết học mà còn có cả lý luận văn hóa, mỹ học, đạo đức học cùng nhiều bộ môn khoa học khác và đã dấy lên những cuộc tranh luận đến tận bây giờ. Quá trình phát triển của tiếp cận giá trị học đã thể hiện sự tìm kiếm bản chất của văn hóa theo ba cấp độ đối tượng: cấp độ vật chất, cấp độ chức năng và cấp độ hệ thống. Tương ứng với cấp độ vật chất của đối tượng là định nghĩa mô tả văn hóa như thế giới các đồ vật được con người sáng tạo và sử dụng trong quá trình lịch sử. Trong một công trình nghiên cứu về văn hóa của mình, Iu.V.Brômlây và R.C.Pađôlưi đã khẳng định: Văn hóa trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này, đó là tất cả những cái đã và đang được tạo ra bởi nhân loại” (dẫn theo Phạm Quang Tùng [73; 2]). 14 Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [53; 3]. Ở nước ta, khái niệm về văn hóa cũng đã xuất hiện từ rất lâu, hơn 600 năm trước, Nguyễn Trãi đã dùng “văn hiến” để khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập “Bình Ngô đại cáo”: “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Chính cái “nền văn hiến”, cái “phong tục” tự ngàn đời ấy là cơ sở đanh thép, vững vàng để chúng ta khẳng định quyền tự chủ với quân cướp nước. Từ xa xưa, văn hóa đã có một sức mạnh vô hình và là cơ sở tồn tại hết sức quan trọng với mỗi một quốc gia, dân tộc. Các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu ở nước ta cũng đã cố gắng đưa ra những khái niệm về văn hóa phù hợp với tiêu chí chung của nhân loại và tiêu chí của quốc gia, dân tộc. Trong công trình Xã hội học Văn hóa do Viện Văn hóa và Nhà xuất bản (Nxb) Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, Đoàn Văn Chúc định nghĩa rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa [5; 18]. Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì lại định nghĩa: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử" [51; 58]. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì văn hóa được định nghĩa là: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan