Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tư tưởng nho giáo trong truyện thơ nôm nhị độ mai...

Tài liệu Tư tưởng nho giáo trong truyện thơ nôm nhị độ mai

.PDF
59
138
66

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ========== TRẦN THỊ TÂM TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ========== TRẦN THỊ TÂM TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Thị Hải Vân HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận và được phép bảo vệ với đề tài “Tư tưởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai” Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS. Nguyễn Thị Hải Vân đã tận tình và chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Vì điều kiện thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Tâm LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo – ThS. Nguyễn Thị Hải Vân. Tôi xin cam đoan rằng: - Đề tài này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi. - Những tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong đề tài này là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất cứ công trình nghiên cứu của tác giả nào trước đó đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 24 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 6 6. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6 7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TƢ TƢỞNG NHO GIÁO KHI ĐẾN VIỆT NAM................................. 8 1.1. Những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng Nho giáo...................................... 8 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc ................... 8 1.1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo ............................................ 11 1.2. Sự du nhập và ảnh hƣởng của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam ......................................................................................................................... 13 1.2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam........................................... 13 1.2.2. Sự phát triển của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam ................. 15 CHƢƠNG 2: TRUYỆN THƠ NÔM NHỊ ĐỘ MAI VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO ................................................... 32 2.1. Khái lƣợc về truyện thơ Nôm Nhị độ mai ............................................ 32 2.1.1. Khái niệm về truyện thơ Nôm ............................................................. 32 2.1.2. Giới thiệu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai .......................................... 33 2.2. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai ......................................................................................................................... 38 2.2.1. Tư tưởng thiên mệnh và quy luật vạn vật tuần hoàn ......................... 38 2.2.2. Nêu cao tấm gương trung hiếu tiết nghĩa của Nho giáo ................... 42 2.2.3. Quan niệm về chữ Tâm và “đức năng thắng số” ............................... 47 KẾT LUẬN .................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng truyện thơ Nôm của dân tộc, có thể nói sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai 二度梅 là tác phẩm được quảng đại quần chúng yêu thích và được phổ biến rộng rãi và là một trong những truyện kể Nôm quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Về nguồn gốc thì Truyện Nhị độ mai được diễn ca, diễn dịch, cải dịch Nôm từ một tiểu thuyết của Trung Quốc có tên là Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai. Và sau đó được sao chép, in ấn, truyền bản nhiều lần bằng chữ Nôm. Nhị độ mai là tác phẩm quen thuộc và được đông đảo quần chúng yêu mến, không chỉ bởi văn từ tao nhã, lời lẽ êm ái, mà còn bởi truyện thơ Nôm Nhị độ mai là một tác phẩm tiêu biểu và đặc trưng cho tư tưởng Nho giáo. Có người đã từng cho rằng “nếu kể một truyện đủ cả trung hiếu tiết nghĩa thì không truyện nào đủ được thế bao giờ”. Nho giáo là một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng hầu hết đến các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn vong của các triều đại phong kiến, cũng chính bởi điều đó mà Nho giáo không chỉ ảnh hưởng đến chính trị, giáo dục mà còn ảnh hưởng đến văn học. Tuy lấy cốt truyện từ tiểu thuyết của Trung Quốc nhưng truyện thơ Nôm Nhị độ mai lại có những sáng tạo riêng phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam. Tác phẩm ra đời và tồn tại sau nhiều thế kỉ và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân nhưng để có những nghiên cứu chuyên sâu về những khía cạnh riêng biệt ắt hẳn vẫn còn hạn chế. Vì thế đề tài mà tôi muốn nghiên cứu ở đây đó là những vấn đề liên quan đến tư tưởng Nho giáo được thể hiện trong tác phẩm, để phần nào thấy được tài năng của tác giả và giá trị 1 của tác phẩm trong kho tàng truyện thơ Nôm nói riêng và văn học cổ Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, nghiên cứu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai chủ yếu là nghiên cứu về Nhị độ mai diễn ca vì chỉ có tác phẩm Nhị độ mai diễn ca đã được phiên ra Quốc ngữ và giới thiệu đến đông đảo bạn đọc với tên gọi Nhị độ mai, truyện Nhị độ mai, Nhị độ mai vãn, Mai Lương Ngọc, Hạnh Nguyên cống Hồ . Người ta cũng mới chỉ bàn về giá trị của truyện thơ Nôm này mà hầu như chưa bàn tới những truyện Nôm Nhị độ mai khác của các tác giả khác. Tiếp nhận truyện thơ Nôm Nhị độ mai cũng có những thay đổi theo thời gian: Đã từng có một sự tranh luận khi bàn về giá trị của truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Trong tạp chí Nghiên cứu Văn Sử Địa số 11 năm 1955, Văn Tân có bài viết “Thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị Nhị độ mai”. Trong bài viết này, ông khẳng định: “Xã hội trong Nhị độ mai không phải là một trạng thái nào dưới nhà Đường. Chuyện đời nhà Đường chỉ là chuyện tác giả mượn để tả một trạng thái nào đó của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ XIX” [9], ông cho rằng Châu Dương trong Nhị độ mai tức là Hà Nội của Việt Nam vào hồi thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Sau đó, trong tạp chí Văn Sử Địa số 20 năm 1956, Trương Chính lại có bài viết “Xung quanh cuốn Nhị độ mai”, Trương Chính không đồng ý với ý kiến của Văn Tân, ông đưa ra bằng chứng để chứng minh hiện thực xã hội trong Nhị độ mai chính là hiện thực xã hội Trung Quốc thời nhà Đường, ông coi cách nhìn của Văn Tân là phiến diện: “Những tác phẩm đó không những lấy đề tài ở một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó của Trung Quốc, mà lại còn phỏng theo những tiểu thuyết của Trung Quốc nữa. Cho nên thời đại được phản ánh trong đó không phải nhất nhất giống thời đại đương thời của các nhà thơ Việt Nam chúng ta” [2]. Tuy rằng ý kiến của Trương 2 Chính phản đối Văn Tân, nhưng qua đây ta có thể thấy cả hai tác giả đều đã thừa nhận giá trị hiện thực của truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Trong phần giới thiệu về tác phẩm truyện thơ Nôm Nhị độ mai, đồng tác giả Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh “Truyện thơ Nôm Nhị độ mai theo sát tiểu thuyết Hán văn của Trung Quốc nhưng có giá trị là một sáng tác độc lập”. Cuốn sách của hai tác giả này xuất bản vào năm 1972, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân cả nước đang dâng cao. Khi đánh giá về tác phẩm, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa chống cường quyền: “Chừng nào trên đời còn những quân phi nghĩa, những lũ cậy thế bức người, truyện Nhị độ mai sẽ còn thét vào mặt chúng nó những lời nguyền rủa đích đáng”. Người viết còn nhấn mạnh: “Tác giả Nhị độ mai không những đã nhìn thấy đạo đức cao quý ở nhân dân mà còn hé thấy được lực lượng của quần chúng nữa” [12]. Trong lời giới thiệu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai (Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, H. 1988) tác giả Nguyễn Thạch Giang đã khẳng định tác phẩm đưa ta trở về với những giá trị truyền thống bền vững: “Nhị độ mai cũng như các truyện thơ Nôm khác, trong thời buổi ngày nay, bên cạnh hàng ngàn vạn lý thuyết xã hội học màu mè hiện đại đi sâu vào ngõ ngách tri thức của con người được du nhập, truyện diễn ca Nhị độ mai như một thứ đồ cổ, một bông hoa ngàn, hay như một cô thôn nữ chất phác không phấn son,…Hàng ngàn vạn lý thuyết kia có thể làm ta chìm đắm, làm ngợp mắt ta và làm ta lạc hướng, và rồi không còn biết phương nào mà theo về nữa cả. Trong khi đó thì món đồ cổ kia sẽ hướng cho ta trở lại với cội nguồn, làm cho ta nhận ra ta với ý thức mạnh mẽ rằng ta có thể trường chinh sánh bước trên con đường đi lên của lịch sử, thì bông hoa ngàn kia sẽ cho ta một lòng tin, một niềm an ủi về quá khứ của dân tộc, về tiềm lực sức sống và giá trị của mình. Và, cuối cùng thì cô thôn nữ kia sẽ đưa ta về trong lòng mẹ, lòng bà đã 3 cưu mang, nâng niu chúng ta từ buổi trứng nước và đã từng dạy bảo cho ta những bài học đạo lý từ hạt cơm rơi trong bữa ăn mẹ bắt nhặt lại, từ trong câu chuyện thân mật gia đình, và từ trong những buổi đứng vòng tay hầu chuyện khách, và rồi quan trọng hơn là từ trong những tiếng à ơi qua lời ru của mẹ buổi ấu thơ” [14]. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (Trung tâm học liệu xuất bản. Bản in lần thứ 9, Sài Gòn, 1968) giáo sư Dương Quảng Hàm đã chỉ ra cả cái hay và mặt hạn chế của tác phẩm: “Nhị độ mai là một cuốn luân lý tiểu thuyết chủ ý khuyên người ta nên theo luân thường, nên giữ trọn những điều trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong truyện, bày ra một bên là những vai trung chính, dù gặp hoạn nạn cũng không đổi lòng, sau được vẻ vang sung sướng; một bên là những vai gian ác tuy được đắc chí một thời, sau cũng phải bị tội vạ, khổ sở, để tỏ cho người đời nhận biết cái lẽ báo ứng của trời. Cốt truyện là những nỗi gian truân của hai gia đình, họ Mai và họ Trần...Nhưng kết cấu câu chuyện hơi vụng..., và tình tiết trong truyện nhiều chỗ phiền toái, rối ren. Lời văn truyện này bình thường, giản dị, ai xem cũng hiểu. Vả lại, câu chuyện hoàn toàn có tính cách luân lý, nên rất được phổ cập trong dân chúng” [3]. Càng về sau, truyện thơ Nôm Nhị độ mai càng được tiếp cận ở góc độ thi pháp thể loại. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi (mục từ "Nhị độ mai" trong Từ điển văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004) : “Nội dung Nhị độ mai là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa trong xã hội phong kiến. Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của nó: trong triều vua không lo việc nước để gian thần lộng hành giết hại những trung thần, nên ngoài thì giặc giã luôn đe dọa, đời sống nhân dân cơ cực, bị ức hiếp và chà đạp. Tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc thái độ và nguyện vọng của người dân lao động lúc bấy giờ: đứng về phía chính nghĩa mà căm ghét phe gian tà hại dân phản nước; luôn mong ước 4 cho người ngay, người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ gian ác phải bị trừng trị nghiêm minh. Vì vậy, tuy ít nhiều còn nhuốm màu sắc phong kiến, truyện Nhị độ mai cũng đã thấm nhuần tư tưởng nhân đạo tiến bộ. Tác phẩm là câu chuyện có nhiều tình tiết, kết cấu không đơn điệu, mặc dù đôi khi tác giả đã quá lạm dụng các tình tiết khiến mạch truyện thiếu phần chặt chẽ và tự nhiên. Nhân vật tuy chưa được chú ý nhiều về đời sống nội tâm, nhưng một số cá tính cũng đã được khắc họa tương đối đạt. Ngôn ngữ thơ nhìn chung là giản dị, trong sáng, có dùng chữ Hán, điển cố song liều lượng vừa phải và nhuần nhị. Sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai là tác phẩm được quảng đại quần chúng yêu thích và được phổ biến rộng rãi” [1]. Như vậy, tuy đã có những đánh giá khái quát về giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm nhưng riêng về vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm thì chưa có công trình riêng biệt nào đề cập đến. Đây vẫn là vấn đề còn nhiều khía cạnh cần khai thác mà chúng tôi sẽ trình bày trong khóa luận này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận tìm hiểu khái quát về tư tưởng Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam, qua đó khai thác các khía cạnh của tư tưởng Nho giáo được thể hiện qua truyện thơ Nôm Nhị độ mai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những những vấn đề cơ bản của nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam. - Những vấn đề về văn bản, tác giả, nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của truyện thơ Nôm Nhị độ mai. - Đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo được thể hiện trong tác phẩm truyện thơ Nôm Nhị độ mai. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Truyện thơ Nôm Nhị độ mai do Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách khảo đính, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1972. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài của chúng tôi phạm vi chủ yếu xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai. Liên quan đến phạm vi đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi tư liệu chủ yếu là các vấn đề liên quan đến Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam và truyện thơ Nôm Nhị độ mai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên, trong khóa luận chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp sau đây: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp được vận dụng nhằm xác lập hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. - Phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm so sánh tư tưởng Nho giáo trong tiểu thuyết Nhị độ mai của Trung Quốc và truyện thơ Nôm Nhị độ mai của Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu văn học sử trong nghiên cứu văn học thời Trung Đại qua các thời kỳ gắn liền với quá trình ra đời của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành được vận dụng để nghiên cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai ở các khía cạnh văn học, ngôn ngữ,... 6. Đóng góp của đề tài Lần đầu tiên tác phẩm truyện Nôm Nhị độ mai được tìm hiểu, khai thác trên khía cạnh các ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, so sánh tư tưởng Nho giáo ở bản diễn Nôm này so với tiểu thuyết chữ Hán Trung hiếu tiết 6 nghĩa Nhị độ mai của Trung Quốc. Qua đó tìm hiểu giá trị đặc sắc của tác phẩm và khẳng định vai trò, vị trí của truyện thơ Nôm này trong kho tàng văn học chữ Nôm và trong nền văn học Việt Nam nói chung. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài khóa luận gồm 2 chương sau: Chương 1: Những nội dung cơ bản của Nho giáo và tư tưởng Nho giáo khi đến Việt Nam. Chương 2: Truyện thơ Nôm Nhị độ mai và những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TƢ TƢỞNG NHO GIÁO KHI ĐẾN VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề cơ bản của tƣ tƣởng Nho giáo 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc Nói đến Trung Quốc người ta nghĩ đến ngay quốc gia có nhiều nền văn hóa đặc sắc và triết học cổ xưa rực rỡ. Một trong những tư tưởng triết học có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại và có giá trị to lớn về vấn đề luân lí, đạo đức, chính trị- xã hội là những tư tưởng triết học của Nho giáo. Sự ra đời và phát triển của Nho giáo gắn liền với quá trình thịnh suy của các triều đại phong kiến. Cách đây hơn 2500 năm, các học trò của nhà tư tưởng và triết học Khổng Tử đã cố gắng tìm tòi ghi lại những mảnh rời rạc của từng câu chuyện về cuộc đời và lời dạy của ông. Những ghi chép phần lớn dựa trên những bài thuyết giảng, sau này được tổng hợp thành sách Luận Ngữ. Đến đời hoàng đế Vũ của nhà Hán loại bỏ một trăm trường phái triết học khác để ủng hộ Khổng Tử, thực chất là biến đất nước Trung Hoa thành một nhà nước Khổng giáo. Cách đây hơn một ngàn năm, Vương Án Thạch – tể tướng đầu tiên của nhà Tống tự hào cho rằng ông có thể điều hành được thế giới này chỉ với một nửa cuốn Luận Ngữ. Nhắc đến Nho giáo chắc chắn không thể không nhắc tới người sáng lập là Khổng Tử. Tuy Nho giáo đã được hình thành tư trước nhưng phải đến thời của Khổng Tử mới vào quy củ. Ông sinh vào khoảng những năm 551 trước Công Nguyên và mất năm 497 trước Công nguyên. Quê ở thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ở thời của ông, luật pháp của nhà Chu bị đảo lộn, đạo lí suy đồi nghiêm trọng. Vì muốn giúp Vua và giúp dân, ông đã mang tài năng trí lực của mình để giúp đỡ với mong muốn có thể thay đổi 8 được vận mệnh đất nước. Tuy nhiên với những cố gắng đó Khổng Tử lại không được vua nước Lỗ trọng dụng, sau đó ông đã quyết định đi đến các nước chư hầu với ước mong có thể đem tư tưởng của mình, trí lớn của mình để cải tạo đất nước, giúp dân cứu đời nhưng mọi cố gắng của ông đều đổ xuống sông xuống bể. Sau những tháng ngày dòng dã với lí tưởng tuy không được như mong muốn nhưng ông cũng đã biên soạn và dạy cho các môn đệ của mình Lục Nghệ gồm : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu. Môn đệ của ông có tới hơn 3.000 người, trong đó có 72 người tinh thông lục nghệ đã san định ra được Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ, và biên soạn thành công cuốn Xuân Thu. Trong cuộc đời dạy học của mình, những gì Khổng Tử dạy đã được các học trò của ông ghi lại và tập hợp trong cuốn “ Luận Ngữ”. Nếu Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo thì kế tiếp ông chính là Mạnh Tử. Ông sinh ngày mồng 2 tháng tư đời vua Chu Liệt Vương( 372 trước Tây Lịch) và mất vào ngày 15 tháng 11 đời vua Chu Noãn Vương( 289 trước Tây lịch). Vào thời Chiến quốc, Mạnh Tử là người đã ra sức bảo vệ Nho giáo, là người tôn sùng vương đạo, tôn sùng nhân nghĩa, khinh bỉ bá đạo và đặc biệt là thói mưu lợi. Nếu thầy Khổng Tử là người đề cập đến các vấn đề chính trị-xã hội thì Mạnh Tử lại là người đề cập đến những vấn đề này nhiều hơn thầy của mình bởi những đòi hỏi của xã hội lúc bấy giờ. Sau những cuộc biện luận ông đã tập hợp thành một tập sách có tên là “ bảy thiên”. Mạnh Tử cùng với Luận ngữ, Đại học và Trung dung tập hợp thành bộ Tứ thư kết hợp với Ngũ kinh đã trở thành tài liệu chính thức của Nho giáo. Đến thời Đông Chu. Đây là giai đoạn xã hội đầy phức tạp. Xét trên thực tế, Nho giáo không thể nào có thể giải quyết toàn bộ các vấn đề phức tạp xảy ra ở trong xã hội . Các tệ nạn diễn ra thường xuyên, xã hội rối ren loạn lạc. Lúc này Tần Doanh Chính là người đã thống nhất toàn bội Trung Hoa và 9 xưng đế. Vị trí của Nho giáo trong xã hội giống như một thứ vũ khí tinh thần để bảo vệ thể chế và nề nếp cho nhà Chu tuy nhiên lúc này nhà Chu cũng chịu sự chèn ép đến từ nhiều thế lực đang lên. Tần Doanh Chính đã ra chủ chương chôn nhà Nho, đốt sách khiến Nho giáo phải khốn đốn trăm bề. Trước những chính sách tàn độc của nhà Tần, nhân dân đã nổi dậy, nhiều người không thể chấp nhận được cách hành xử của Hoàng đế, đặc biệt nhà Tần đã phải chịu sự lên án từ các thế lực đại biểu cho xu thế mới của xã hội. Với những nỗ lực như thế, Nho giáo dần được lấy lại ưu thế của mình và trở thành vũ khí đắc lực về mặt tinh thần cho nhà Hán. Đến triều đại nhà Hán, Nho giáo cũng trải qua nhiều biến động. Vào giai đoạn này, nổi trội lên một nhân vật có tên là Đổng Trọng Thư. Ông là người đã dày công nghiên cứu và bổ sung thêm vào cho thuyết Khổng – Mạnh trong phần nói về trời đất, quỷ thần, âm dương, ngũ hành. Đây là các vấn đề mà các bậc tiền bối đi trước đều cố né tránh không muốn nhắc đến hoặc chỉ nói sơ qua. Thuyết của Đổng Trọng Thư khi bổ sung cho thuyết của Khổng – Mạnh đã làm cho quân quyền và thần quyền được kết hợp chặt chẽ với nhau hơn. Bắt đầu từ thế kỉ thứ XVI trở đi. Trung Quốc bắt đầu du nhập và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương Tây, với nhiều học thuyết mới được du nhập và nhiều tư tưởng mới được hình thành. Nho giáo lúc này lại không thể giải quyết được các vấn đề mới được phát sinh trong xã hội như các triết lí của các nhà tư tưởng dân chủ, giao lưu văn hóa Đông- Tây …Chính thực tế cuộc sống đã khiến cho các nhà Nho, những người không ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia nảy sinh ra nhiều vấn đề cần phải băn khoăn và trăn trở. Đến cuối đời nhà Thanh một số những nhân vật tiêu biểu có tiếng nói trong xã hội như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi đã tiếp thu được những tư tưởng ở phương Tây về “dân chủ”, “tự do” và “bình đẳng”. Họ cũng muốn xây dựng 10 một Trung Quốc đi theo hướng công nghiệp và chú trọng phát triển kinh tế, kĩ thuật. Tuy nhiên cuối cùng họ lại chịu ảnh hưởng về mặt tư tưởng của Hoàng đế triều Thanh nên cho đến tận năm 1911 cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra giành thắng lợi. Chấm dứt các triều đại phong kiến và đến đây lịch sử Nho giáo gắn liền với các triều đại phong kiến cơ bản kết thúc. Tuy nhiên những ảnh hưởng của Nho giáo không chỉ dừng lại với sự sụp đổ của các triều đại phong kiến mà tầm ảnh hưởng của nó còn dư âm cho đến tận ngày nay. 1.1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo được trình bày qua các yếu tố sau: Tu thân Khổng Tử đã đặt ra một loạt Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức… để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Nội dung thứ nhất phải kể đến là Tam cương. Tam cương là chỉ ba mối quan hệ giữa con người với nhau đó là mối quan hệ giữa quân- thần, phu- tử và giữa phu – phụ. Các mối quan hệ này biểu hiện như sau: Mối quan hệ giữa quân – thần(vua – tôi): trong quan hệ này coi trọng nhất là chữ Trung tức người bề tôi phải một lòng một dạ với vị vua mà họ đang phò giúp, đấng minh quân phải thưởng phạt công minh rõ ràng. Mối quan hệ phu- tử (cha-con): trong mối quan hệ này chữ Hiếu được đặt lên trên đầu. Tức cha hiếu con cũng hiếu. Người làm cha có nghĩa vụ nuôi dậy con cái và ngược lại người con phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi họ đã về già. Mối quan hệ này đến nay vẫn còn được coi trọng. Mối quan hệ phu- phụ( vợ-chồng) : đây là quan hệ giữa vợ với chồng, coi trọng nhất chữ Trinh. Chồng phải yêu thương vợ còn vợ phải giữ một lòng chung thủy với chồng. 11 Nội dung thứ hai là Ngũ thường. Ngũ thường là năm điều cần phải có khi sống ở đời đó là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhân tức là lòng yêu thương giữa người với người và với muôn vật. Nghĩa là sự công bằng bác ái với mọi người theo lẽ phải. Lễ là sự coi trọng, đối xử với nhau trong cuộc sống Trí là sự thông biết, phân biệt đúng, sai,thiện, ác. Tín là giữ đúng lời hứa. Nội dung thứ ba là Tam tòng Đây là ba điều mà người phụ nữ phải theo gồm: Tại gia tòng phụ tức là khi ở nhà thì phải theo cha Xuất giá tòng phu là khi đi lấy chồng phải theo chồng, Phu tử tòng tử là khi chồng có mất đi thì phải theo con, giữ trinh tiết của mình thờ chồng, không được đi lấy người chồng khác.Vì thế người phụ nữ phải giữ được ba điều đó. Thứ tư phải kể đến trong nội dung cơ bản của Nho giáo là Tứ đức Tứ đức chính là bốn đức tính tốt mà người phụ nữ phải có: Công, dung, ngôn, hạnh. Công là người phụ nữ phải thật khéo léo trong công việc thường ngày. Dung là dung nhan phải ưa nhìn, hòa nhã về nhan sắc. Ngôn là lời nói phải nhẹ nhàng, mềm mại, không được nói to, cười lớn. Hạnh là tính cách phải nhu mì, hiền hậu. Như vậy, Nho giáo dạy con người trong Tu thân nếu sinh là nam nhi phải đạt được Tam cương còn là phận nữ nhi thi phải đạt được Tam tòng và Tứ đức mới được coi là toàn diện. Hành đạo 12 Người công tử không chỉ dừng lại ở tu thân, mà còn phải đem những gì mình biết ra để giúp vua trị nước và Nho giáo gọi đó là hành đạo. Nội dung của nó được tóm gọn trong 7 chữ “ Tề gia trị quốc bình thiện hạ”. Để thực hiện được người quân tử phải theo hướng sau: Nhân trị tức là cai trị bằng tình người, là yêu và coi trọng người như chính bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử trả lời: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” ông còn nói: “người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” ( sách Luận ngữ) Chính danh là mọi sự vật phải được gọi đúng tên. Mỗi người phải làm đúng với chức vụ của mình. Đó chính là những điều quan trọng nhất được thể hiện trong các kinh sách của Nho giáo. 1.2. Sự du nhập và ảnh hƣởng của Nho giáo qua các thời kỳ ở Việt Nam 1.2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam Nho giáo được truyền vào Việt Nam trước Công nguyên khi người Hán sang nước ta. Việc truyền bá của Nho giáo bắt đầu đi vào quy củ và có sự ảnh hưởng từ thể kỷ I sau Công nguyên. Trong sách sử của Việt Nam và sách sử của Trung Quốc đều ghi lại rằng vào đầu Công nguyên có hai thái thú ở Giao Chỉ và Cửu Chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa”. Nhâm Diên được ca tụng là người thông minh,học rộng tài cao về Nho học ngay từ khi còn rất nhỏ, ông hiểu rõ các vấn đề quan trọng nằm trong cuốn Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Đến thời nhà Vương Mãng, Giao Chỉ là nơi mà Nho giáo có điều kiện để phát triển nên trong giai đoạn này các đại sĩ phu của Trung Quốc đã bỏ quê hương để sang Giao Chỉ rất đông. Chính việc bỏ xứ như vậy đã giúp cho các 13 thái thú trong việc tổ chức cát cứ và phổ biến Nho giáo. Trên đà phát triển đó mà học thuyết Nho giáo đến đời Hán Vũ Đế đã chiếm vị trí cao nhất. Sang thời Sĩ Nhiếp làm thái thú ở Giao Chỉ, Nho Giáo càng được phát triển rộng rãi đặc biệt là ở tầng lớp quý tộc. Sĩ Nhiếp khi còn nhỏ du học ở kinh đô Lạc Dương, đỗ Hiếu Liêm, tiếp sau lại đỗ Mậu tài. Là người hiểu rõ và nắm bắt được các nội dung của sách Xuân Thu và sách Thượng Thư. Trong các sách của Nho giáo, kinh Xuân Thu đặc biệt được đề cao hơn cả, sách này chủ chương tôn quân và đại thống nhất, nó rất phù hợp với chính sách thực dân của nhà Hán. Các nhà Nho Trung Quốc thời bấy giờ không ít người đã theo Sĩ Nhiếp, cùng Sĩ Nhiếp phát triển và truyền bá Nho giáo ngày một rộng rãi ở khắp Giao Châu. Thời Sĩ Nhiếp( 187-226 sau Công Nguyên) là thời mà Nho giáo được truyền bá rộng rãi nhất, phát triển nhất ở nước ta nên sau này, ông được đề cao hơn cả và được tôn là Sĩ Vương và được gọi là “ Nam giao học tổ” tức ông tổ trong việc học của nước Nam. Sang đến đời Tôn Quyền( 222- 252 sau Công Nguyên), Ngu Phiên là người tinh thông về Nho giáo, tuy bị cảnh tù tội nhưng không bởi hoàn cảnh mà ông ngừng giảng thuyết về Nho giáo. Đặc biệt ông rất am hiểu về ý nghĩa và chú giải được các sách của Lão Tử, sách Luận Ngữ, Quốc Ngữ. Chính bởi sự miệt mài và tài năng đó mà môn đồ theo ông thường có vài trăm người. Thời Đường ( 618- 907) , có hai anh em quê ở Cửu Chân (Thanh Hóa ) tên là Khương Công Phục và Khương Công Phụ đều đỗ tiến sĩ và đều làm quan ở Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở con số là hai anh em mà cho đến cuối đời Đường con số các sĩ tử Việt Nam tham gia thi và làm quan ở Trung Quốc tương đối nhiều. Chính vì vậy lại càng có cơ hội để du nhập Nho giáo từ Trung Quốc sang Việt Nam. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan