Mô tả:
MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, cùng với đó là sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng, hiện nay các công trình xây dựng trên toàn quốc phát triển mạnh mẽ nên an toàn lao động trong xây dựng đang ngày càng được quan tâm.Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động tại các công trình xây dựng hiện chưa được chú trọng đúng mức. Trong thời gian gần đây đã có một số vụ tai nạn lao động xảy ra trên các công trình đang xây dựng báo hiệu một vấn đề đáng được quan tâm, tai nạn lao động đã trở thành mối lo thường trực đối với nhiều công trình xây dựng, đáng tiếc hơn việc khắc phục sự cố an toàn lao động gặp nhiều khó khăn và bài học rút ra từ đó chưa được coi trọng. Nguyên nhân cơ bản chính là ý thức của người lao động còn thiếu hiểu biết, nhà thầu lơ là không quan tâm đến công tác an toàn lao động. Có một điều dễ nhận thấy rằng, những người bị tai nạn trong quá trình xây dựng chủ yếu là lao động tự do, không được tập huấn về an toàn lao động. Bên cạnh ý thức của công nhân, lao động tự do còn có một phần lỗi của các chủ công trình, thầu xây dựng. Những chủ thầu thường quá tập trung vào tiến độ sản xuất nên thường thúc ép thợ của mình làm hết công suất, kể cả vào những thời điểm giờ nghỉ trưa hay ca đêm. Ngoài ra, tình trạng thiếu thiết bị an toàn đang hiện hữu tại hầu hết các công trình xây dựng mà nguyên nhân được cho là từ nguồn kinh phí. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trên hồ sơ dự thầu cũng mãi chỉ trong hồ sơ, công tác tổ chức thực hiện là cả một vấn đề đối với nhà thầu thi công. Vì vậy, trách nhiệm và ý thức về an toàn lao động của các doanh nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, để hạn chế được những tai nạn đáng tiếc, chủ đầu tư, các nhà thầu cũng như người lao động cần có sự ý thức, trách nhiệm, thêm vào đó, chính quyền và cơ quan chức năng cần sâu sát hơn nữa, kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với những công trình xây dựng vi phạm về an toàn, an toàn lao động. Công nghiệp xây dựng, mục đích đầu tiên chính là để phục vụ cuộc sống con người, bảo vệ con người, nếu mỗi chúng ta coi “an toàn là trên hết” thì công cuộc lao động và xây dựng mới hoàn thành tốt đẹp theo đúng nghĩa cao cả của ngành: “xây dựng cuộc sống con người”. PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH Công trình: Keangnam Hà Nội Landmark Tower. Địa chỉ: E6 Phạm Hùng, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Tồng diện tích: 46.056m2. Hạng mục dự án: Khu căn hộ cao cấp, Khu văn phòng hạng A, Khách sạn 5 sao, Căn hộ dịch vụ, Trung tâm thương mại. Quy mô xây dựng: Tòa tháp thương mại (2 tầng hầm và 70 tầng), Các tòa tháp căn hộ (2 tầng hầm và 48 tầng). Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina. Nhà thầu chính là Công ty Keangnam Enterprises LTD, Viện Khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam - IBST là đơn vị tư vấn giám sát, 24 nhà thầu phụ (Công ty Cổ phần xây dựng số 1 (Cofico), Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1),