Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty cổ phần traphaco...

Tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty cổ phần traphaco

.PDF
26
525
114

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- LƯU THỊ KHUYÊN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI - 2014 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái Phản biện 2: TS. Nguyễn Xuân Vinh Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: 13 giờ 30 ngày 09 tháng 08 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay các DN dù ở bất cứ đâu trên thế giới đều không thể có sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không xây dựng được cho mình một môi trường văn hóa đặc thù. VHDN sẽ là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén của DN. Xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành một xu hướng trên thế giới và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay. Công ty Cổ phần Traphaco là một DN khá lâu đời với trên 40 năm thành lập và là một trong những Công ty hàng đầu về kinh doanh dược phẩm của Việt Nam. Vì vậy xây dựng và phát triển VHDN là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của Công ty. Vấn đề đặt ra cho Công ty là phải xây dựng cho mình một nền VHDN vững mạnh, phù hợp với xu hướng hiện nay và mục tiêu phát triển của Công ty, có bản sắc riêng để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài “ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO’’ cho luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của mình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Sách “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS.TS Bùi Xuân Phong (2008), Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, cung cấp những kiến thức liên quan đến VHDN như: VHDN là gì?, Xây dựng VHDN như thế nào?, … Công trình nghiên cứu về “Văn hoá và triết lý kinh doanh” của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (xuất bản năm 2001). Trong công trình này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về VHDN và cấu trúc của nó, 2 nhưng lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ chọn vấn đề triết lý KD để nghiên cứu. Luận văn cao học đề tài “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone” do Trần Thị Thu Hà thực hiện năm 2013. Luận văn phân tích và đánh giá các biểu trưng trực quan và phi trực quan về VHDN từ đó có những chính sách chiến lược xây dựng VHDN cụ thể cho Công ty. Luận văn cao học đề tài “Xây dựng VHDN cho các DN Việt Nam trong xu thế hội nhập Kinh tế Quốc tế” do Đỗ Thị Thanh Tâm thực hiện năm 2006. Tìm hiểu đặc trưng chính của VHDN Việt Nam từ đó đề xuất xây dựng VHDN cho các DN Việt Nam. Đề tài nghiên cứu “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Dược y tế Quảng Nam” do Võ Thị Thạch thực hiện năm 2011 đã đề xuất mô hình, giải pháp và một lộ trình để xây dựng “Văn hóa doanh nghiệp” ở Công ty Cổ phần dược y tế Quảng Nam. Theo kết quả điều tra khảo sát hiện nay thì chưa có công trình nghiên cứu về đề tài “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Traphaco”. Đề tài này nghiên cứu văn hóa, đánh giá văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Trapahaco từ đó giúp công ty hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Phân tích thực trạng và đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Traphaco. Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp 3 Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Công ty Cổ phần Traphaco. Thời gian: Nghiên cứu trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Traphaco từ năm 2000 đến 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng. Nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra và thiết kế bảng hỏi.Tổng hợp phân tích và thống kê. Phương pháp suy luận logic: Kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp, đánh giá để đề ra các giải pháp thích hợp. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm 03 chương cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Traphaco Chương 3: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Traphaco 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và đặc điểm văn hóa doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về văn hóa Văn hoá là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. 1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp Trong Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp của trường Đại học Kinh tế Quốc dân có viết : Văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. 1.1.3 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp 1.2 Biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp 1.2.1 Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp 1.2.1.1 Kiến trúc đặc trưng, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm… 1.2.1.2 Nghi lễ, lễ hội 1.2.1.3 Giai thoại, truyền thuyết, huyền thoại 1.2.1.4 Ấn phẩm điển hình 5 1.2.2 Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp 1.2.2.1 Lý tưởng/Sứ mệnh Lý tưởng với ý nghĩa là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, văn hóa doanh nghiệp được hiểu theo hướng này là muốn nhấn mạnh những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng. 1.2.2.2 Triết lý kinh doanh và cam kết hành động Triết lý kinh doanh là những giá trị cốt lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện một cách tốt nhất. Cam kết hành động của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội, là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng. 1.2.2.3 Giá trị, niềm tin và thái độ Đó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp. Chúng được hình thành sau quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Chúng định hướng cho cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 6 1.2.2.4 Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá Lịch sử và truyền thống văn hoá có trước và tồn tại bất chấp mong muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hôm nay. Theo hướng tích cực thì các giá trị truyền thống này sẽ trở thành những động lực làm việc, những điều tốt đẹp và những bài học quý báu để các nhân viên lớp sau noi theo. Và cũng có khi những truyền thống đó có thể trở thành rào cản cho việc sáng tạo, mở rộng những quan điểm sản xuất. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp 1.3.1 Văn hóa dân tộc 1.3.2 Bộ phận lãnh đạo 1.3.3 Những giá trị văn hóa hội nhập 1.3.4 Môi trường kinh doanh 1.4 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 1.4.1 Những quan điểm chủ yếu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp 1.4.2 Qui trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Trong bài báo “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp” của Ts. Phan Quốc Viêt & Ths. Nguyễn Huy Hoàng (2006), Trang Báo điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam có đưa ra mô hình 11 bước của hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg cụ thể, rõ ràng nhất:[7] 1.4.3 Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, 7 thông tin nói chung được gọii là tri thức th thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. 1.5 1.5.1 Một số công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp Mô hình văn ăn hóa doanh nghi nghiệp của Denision Sơ đồ 1.1 là mô hình văn ăn hóa doanh nghiệp nghi của Denison (1990) được phát triển bởii giáo sư Daniel Denison n nổi tiếng ở Mỹ. Mô hình nghiên cứu 4 khung đặcc điểm đi chính của văn hóa doanh nghiệp, mỗi một khung đặc điểm m này ssẽ bao gồm 3 yếu tố liên quan. Các khung đặc điểm cũng như các yêu tố này sẽ đại diện cho 2 chiều chính, chiều xoay theo trục tung thẳẳng đứng sẽ là các yếu tố đại diện cho sự ổn định và khả năng linh ho hoạt của doanh nghiệp. Trong khi đó, các yếu tố xoay quanh trụcc hoành ssẽ đại diện cho việc chú trọng tập trung vào bên trong hay bên ngoài doanh nghi nghiệp.[4] Sơ đồ 1.1 Mô hình văn ăn hóa doanh nghi nghiệp Denison 8 Niềm tin và quan niệm Tại vị trí trung tâm của mô hình là niềm tin và quan niệm . Mỗi một nhân viên điều có một niềm tin sâu xa về doanh nghiệp của họ, những người cùng làm việc, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và ngành mà họ đang kinh doanh. Những niềm tin và quan niệm này và sự kết nối của chúng đối với các hành vi sẽ quyết định văn hóa của doanh nghiệp. Các đặc điểm và chỉ số 1. Sứ mệnh: Là một chỉ dẫn trong dài hạn cho doanh 2. Khả năng thích ứng: Việc chuyển đổi các yêu cầu của nghiệp. môi trường bên ngoài thành hành động của doanh nghiệp. 3. Sự tham chính: Xây dựng nguồn nhân lực có năng lực và tạo ra sự chia sẻ tinh thần làm chủ và trách nhiệm xuyên suốt trong doanh nghiệp. 4. Tính nhất quán: Xác định các giá trị và hệ thống làm việc là nền tảng cơ bản của văn hóa. Trạng thái văn hóa doanh nghiệp: 1. Linh động và ổn định 2. Định hướng bên ngoài và định hướng bên trong 3. Phần mô hình giao thoa 4. Chuỗi giá trị khách hàng: (Sự thích ứng và Tính nhất quán) 1.5.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Edgar H. Schein 1.5.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Geert Hendrik Hofstede 9 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Traphaco 2.1.1 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Traphaco 2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh Tên Công ty: Công ty Cổ phần Traphaco Tên giao dịch quốc tế: Tên viết tắt: Traphaco Joint Stock Company Traphaco 2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Traphaco 2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 2.1.2.2 Tình hình nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Traphaco Bảng 2.1 Tình hình nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Tổng Năm Giới tính Trình độ Lương bình số lao Nam Nữ động Trên Đại Trung Sơ quân(đồng đại học học cấp /người/tháng) học 2010 674 308 366 28 180 205 261 5.500.000 2011 720 335 385 29 172 255 261 7.500.000 2012 735 347 388 33 175 305 222 10.000.000 Nguồn: Báo cáo thường niên 2013 của Traphaco 10 2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất trong những năm gần đây 2.1.3.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.3 Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh STT Nhóm hàng 2011 2012 1 Thành phẩm sản xuất 2 Hàng tân dược 77,2 92,81 3 Hàng đông dược 299,32 378,92 4 Hàng khai thác 11,14 37,612 5 Tổng lợi nhuận gộp 399,12 471,743 Nguồn: Báo cáo bạch 2013 của Traphaco 2.1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần nhất 2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Công ty Cổ phần Traphaco 2.2.1 Các biểu trưng văn hóa doanh nghiệp Công ty Cổ phần Traphaco 2.2.1.1 Các biểu trưng trực quan Kiến trúc đặc trưng Nhìn kiến trúc bên ngoài của Nhà máy ta thấy rất rộng, khu văn phòng và khu sản xuất tách biệt. Bên văn phòng là tòa nhà to và đẹp lối đi thông thoáng. Còn khu sản xuất là nhà mái tôn thấp để phù hợp với sản xuất và an toàn cho người lao động. Các khẩu hiệu được treo mọi nơi. Tượng danh y Tuệ Tĩnh được đặt chính diện, ngay sau cổng vào nhà máy. 11 Tuy nhiên, nhìn tổng thể kiến trúc bên ngoài ta thấy chưa hài hòa và nổi bật. Cổng chính và cổng phụ thiết kế không phù hợp, lộn xộn và rất cũ kĩ. Kiến trúc nội thất Khu sản xuất Khu sản xuất được thiết kế khoa học, dây chuyền sản xuất hiện đại. Nhà kho ngăn nắp gọn gàng. Các bộ phận sản xuất đều treo bảng 5S. Khu văn phòng Các phòng làm việc của nhân viên được trang bị đầy đủ máy móc, tiện nghi. Các phòng này đều được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, trong phòng treo bảng 5S, bảng theo dõi công việc có gắn logo của Công ty. Phòng họp của lãnh đạo được thiết kế rất đẹp, bàn ghế sang trọng. Trong phòng có tủ kính để trưng bầy các bằng khen, giải thưởng mà Công ty đã đạt được, những hình ảnh này thể hiện giá trị văn hóa doanh nghiệp của Công ty. Một số kiến trúc, thiết kế khác Các gian hàng triển lãm quốc tế được thiết kế rất đẹp và sang trọng với hai màu chủ đạo là trắng và xanh lá. Trang phục của nhân viên làm trong phòng nghiên cứu và sản xuất là toàn bộ màu trắng, còn đồng phục của nhân viên văn phòng là áo trắng quần đen. Nghi lễ, lễ hội Những hoạt động nghi lễ là những hoạt động luôn được doanh nghiệp quan tâm và chuẩn bị kỹ lưỡng với các hình thức hoạt động, sự kiện văn hoá và xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm 12 được thể hiện vào những ngày kỷ ni niệm thành lập doanh nghiệp, tổng kết cuối năm. Giai thoại: Công ty Cổ phầnn Traphaco, thành công như ngày hôm nay là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, trong đó Bà Vũ Thị Thuận (chủ tịch Hội đồ ồng quản trị)- là người cầm lái “con thuyền TRAPHACO” từ những ng ngày đđầu Công ty cổ phần hóa. Người đã chèo lái Traphaco từ nhữ ững ngày đầu, vượt qua bao sóng gió và chứng kiến sự trưởng ng thành của c Traphaco. Biểu tượng (logo) và khẩu u hi hiệu (slogan) Logo Công ty Hình 2.1 Một số hình ảnh logo của Công ty Slogan của Traphaco là “Con Con đường sức khỏe xanh” Ấn phẩm điển hình Ấn phẩm điển hình củaa Công ty C Cổ phần Traphaco đó là Web site của Công ty (http://www.traphaco.com.vn http://www.traphaco.com.vn). Ngoài ra công ty cũng có những video quảng ng cáo trên m mạng, trên truyền hình. Ở các hội chợ triển lãm, hay các đạii lý bán hàng Công ty cũng c in các tờ rơi, catalo để quảng ng cáo cho khách hàng… 2.2.1.2 Các biểu trưng phi trựcc quan TẦM NHÌN: Đếnn năm 2020 tr trở thành tập đoàn kinh tế mạnh kinh doanh sản phẩm và dịch vụ chăm sóc ssức khỏe, có năng lực 13 nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao nguồn gốc tự nhiên. SỨ MỆNH: Là nhà cung cấp và cống hiến cho xã hội những sản phẩm - dịch vụ mang tính thời đại và giàu giá trị truyền thống, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Luôn hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo ra những công việc có ý nghĩa và cơ hội thăng tiến cho người lao động. TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN: Xuất phát từ triết lý của các bậc thánh tổ ngành Y dược Việt Nam - “Nam Dược trị Nam nhân”. Quan điểm phát triển của Công ty là: Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng, chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa quá trình sản xuất sản phẩm luôn được thể hiện trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Công ty. GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Gia tăng giá trị cho xã hội, khách hàng, người lao động và cổ đông là mục tiêu và động lực của sự phát triển bền vững. Lao động sáng tạo là nền tảng của sự phát triển. Quan hệ hợp tác, chia sẻ, cam kết và thực hiện cam kết là nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Thời đại và truyền thống là bản sắc của TRAPHACO. 2.2.2 Khảo sát văn hóa doanh nghiệp Công ty thông qua điều tra bảng hỏi 2.2.2.1Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Traphaco thông qua nhân tố sứ mệnh 14 Nhân viên chưa hiểu rõ các chiến lược trong công ty, các nhân viên chưa được chia sẻ thông tin tầm nhìn trong tương lai của Công ty. Công ty chưa chỉ rõ khả năng đóng góp của cá nhân trong công việc đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên Traphaco đã có những sứ mệnh, tầm nhìn rõ ràng phù hợp với chiến lược, Công ty chưa chú trọng phổ biến cho toàn bộ nhân viên hiểu sâu sắc cụ thể về chiến lược và tầm nhìn. 2.2.2.1 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Traphaco thông qua nhân tố khả năng thích ứng Nhân viên Traphaco là những con người năng động, có ý chí vươn lên, yếu tố này giúp doanh nghiệp có tính linh hoạt với môi trường bên ngoài nếu có những chính sách hợp lý. Việc hợp tác giữa các bộ phận rất quan trọng, giúp cho mục tiêu của Công ty đạt kết quả cao, thế nhưng tiêu chí “Các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp thường xuyên hợp tác để tạo ra sự thay đổi” điểm 3.58 thấp. Công ty chưa thực sự có nỗ lực tìm hiểu khách hàng, chưa có cách thức để giúp nhân viên hiểu rõ khách hàng của mình, chưa thúc đẩy mạnh chính sách định hướng vào khách hàng. 2.2.2.2 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Traphaco thông qua nhân tố sự tham chính Nhân viên trong Công ty chưa có được quyền làm chủ với tình thần trách nhiệm thực sự, chưa thể hiện được quyền làm chủ và tính sáng tạo. Làm việc nhóm để đạt mục đích chung được coi là một giá trị lớn, thì các nhân viên chưa có tinh thần cao để hoàn thành công việc. Điều này chứng tỏ Công ty tập trung chưa cao vào việc phát triển, thấm nhuần, thu hút tâm trí của nhân viên. Đây là yếu tố 15 rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo nên nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp đồng thời tạo nên sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 2.2.2.3 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Traphaco thông qua nhân tố tính nhất quán Tiêu chí “Doanh nghiệp luôn xây dựng các chính sách rõ ràng và nhất quán nhằm điều chỉnh các hành vi của anh/chị phù hợp với các giá trị được thiết lập trong doanh nghiệp” có điểm số thấp trong nhân tố này. Điều này thể khi Công ty xây dựng chưa khảo sát ý kiến nhân viên. Các điểm trong các tiêu chí còn lại tương đối cao trong thang điểm 5. Điều này cho thấy Ban lãnh đạo đã xây dựng một hệ thống các giá trị chung để tạo nên bản sắc riêng, các nhà lãnh đạo có đủ năng lực để đạt được sự đồng thuận cao độ và điều hòa những ý kiến trái chiều về các vấn đề quan trọng. Công ty vẫn cần có giải pháp để tăng mức điểm cao hơn nữa. 2.2.2.4 Đánh giá văn hóa doanh nghiệp Traphaco thông qua nhân tố Niềm tin và quan niệm. Các nhân viên chú trọng đặt niềm tin vào tương lai phát triển ngành của họ đang làm. Đây là tiền đề quan trọng để các nhân viên có thể gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài. Yếu tố tin tưởng đối với đồng nghiệp được đánh giá cao. Bên cạnh đó tiêu chí “Anh/chị tin tưởng vào lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp mình” bị đánh giá thấp nhất bởi họ cho rằng để hiểu 16 khách hàng là rất khó, đồng thời có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường có thể lấy mất khách hàng của Công ty. 2.2.2.5 Đánh giá trạng thái văn hóa doanh nghiệp Traphaco thông qua mô hình Denison Công ty đang ở trạng thái văn hóa cân bằng về tính linh hoạt và ổn định. Đây là một trạng thái văn hóa tốt, tuy nhiên Công ty vẫn cần có giải pháp để nâng cao mức điểm hơn nữa. Văn hóa doanh nghiệp của Công ty có xu hướng hướng nội, tức là Công ty nhấn mạnh đến sự phối hợp trong nội bộ của hệ thống, cấu trúc và qui trình. Tuy nhiên điểm số hướng ngoại của Công ty không phải là thấp, Công ty vẫn có thể thích nghi và thay đổi để đáp ứng được các nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai. 2.3 Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Traphaco. 2.3.1 Những kết quả đạt được Một số kiến trúc đặc trưng đẹp, như: Tượng danh y Tuệ Tĩnh được đặt chính diện, ngay sau cổng vào nhà máy. Các khu sản xuất hiện đại và văn phòng làm việc tiện nghi đẹp, ngăn nắp gọn gàng. Đặc biệt Công ty đã áp dụng phong trào 5S cho toàn bộ Công ty. Thiết kế gian hàng triển lãm quốc tế đẹp. Đồng phục nhân viên luôn luôn sạch sẽ, gọn gàng. Mỗi sản phẩm đều có thiết kế bao bì riêng, dễ nhận biết. Các nghi lễ, lễ hội thường xuyên tổ chức và trang nghiêm. Công ty đã xây dựng biểu tượng và khẩu hiệu dễ nhớ và rất ý nghĩa. 17 Bên cạnh đó các ấn phẩm điển hình như: Web site, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị Công ty, báo cáo bạch, video quảng cáo trên mạng, trên truyền hình cũng được Công ty thiết kế cẩn thận. 2.3.1.1 Liên quan đến biểu trưng phi trực quan Công ty Traphaco đã chọn cho mình một con đường hoàn toàn đúng đắn đó là “Con đường sức khỏe xanh”. Điều này nó đã thể hiện nét văn hóa đặc trưng và có giá trị rất lớn chứa đựng truyền thống văn hóa dân tộc và Traphaco gắn trách nhiệm xã hội với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần Traphaco đã xây dựng cho mình Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, Triết lý kinh doanh rõ ràng. Nhân viên Traphaco là những con người năng động, có ý chí vươn lên yếu tố này giúp doanh nghiệp có tính linh hoạt với môi trường bên ngoài nếu có những chính sách hợp lý. Các nhà lãnh đạo có đủ năng lực để đạt được sự đồng thuận cao độ và điều hòa những ý kiến trái chiều về các vấn đề quan trọng. Các chính sách đãi ngộ và chăm sóc người lao động được Công ty thực hiện đầy đủ. Nhân viên đặt niềm tin vào tương lai phát triển của Công ty cao. Các đồng nghiệp tin tưởng lẫn nhau. Các yếu tố này giúp nhân viên có thể gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Năng lực của con người được xem như là một nguồn lực quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty. 2.3.1.2 Một số thành công khác 2.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1 Một số vấn đề tồn tại liên quan đến biểu trưng trực quan Thứ nhất: Trong tất cả các thiết kế kiến trúc vẫn chưa đồng nhất từ kiến trúc ngoại thất cho đến trang phục của nhân viên. Chưa 18 tạo được ấn tượng sâu và dễ nhớ cho nhân viên cũng như đối tác, khách hàng. Thứ hai: Công ty chưa có nhiều giai thoại kể về các nhân vật hình mẫu là hiện thân của các giá trị và sức mạnh trường tồn của doanh nghiệp. 2.3.2.2 Một số vấn đề tồn tại liên quan đến biểu trưng phi trực quan Thứ nhất, Các nhân viên chưa được chia sẻ và hiểu rõ các chiến lược, tầm nhìn trong Công ty, Công ty chưa chú trọng phổ biến cho toàn bộ nhân viên hiểu sâu sắc cụ thể về chiến lược và tầm nhìn. Thứ hai, Xây dựng các chính sách chưa thực sự rõ ràng và nhất quán nhằm điều chỉnh các hành vi của nhân viên phù hợp với các giá trị được thiết lập trong doanh nghiệp. Thứ ba, Định hướng làm việc nhóm chưa tốt; Kĩ năng của nhân viên chưa được cải thiện từng ngày khi làm việc ở Công ty. Thứ tư, Định hướng khách hàng chưa tốt; Các phòng ban khác nhau trong Công ty chưa thường xuyên hợp tác để tạo nên sự thay đổi. Cuối cùng, Nhân viên chưa có niềm tin vào l òng trung thành của khách hàng đối với Công ty 2.3.2.3 Những nguyên nhân Công ty mới chỉ chú trọng văn hóa doanh nghiệp 2 năm gần đây. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp Công ty xây dựng rời rạc. Chưa có bộ phận phụ trách xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.Người lao động nhận thức chưa cao về văn hóa doanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan