Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Võkhang

.DOC
126
587
71

Mô tả:

thuethu nhap doanh nghiep
Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n ----------------- ----------------- BẠCH HƯNG ĐOÀN HOµN THIÖN C¤NG T¸C QU¶N Lý THUÕ TµI NGUY£N §èI VíI HO¹T §éNG KHAI TH¸C KHO¸NG S¶N T¹I CHI CôC THUÕ HUYÖN QUú HîP HÀ NỘI - 2017 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n ----------------- ----------------- BẠCH HƯNG ĐOÀN HOµN THIÖN C¤NG T¸C QU¶N Lý THUÕ TµI NGUY£N §èI VíI HO¹T §éNG KHAI TH¸C KHO¸NG S¶N T¹I CHI CôC THUÕ HUYÖN QUú HîP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ MINH TRAI HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.. Hà nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Bạch Hưng Đoàn LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Vũ Minh Trai, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp đỡ tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa học thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Cảm ơn các thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, các thầy cô Viện Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ban Lãnh đạo Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp và các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Bạch Hưng Đoàn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii MỤC LỤC............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................viii TÓM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................i MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN.................................................................................................................7 1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................................7 1.1.1. Khái niệm về thuế.....................................................................................7 1.1.2 Khái niệm về Thuế tài nguyên...................................................................8 1.1.3 Khái niệm về quản lý thuế tài nguyên......................................................12 1.2. Nội dung quản lý thuế tài nguyên..............................................................16 1.2.1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế...........................................................16 1.2.2. Lập dự toán thu thuế..............................................................................18 1.2.3. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế........................................................19 1.2.4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế...................................................................19 1.2.5. Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế......................................................20 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế tài nguyên...........................20 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên...................22 1.4.1. Yếu tố chủ quan......................................................................................22 1.4.2. Yếu tố khách quan..................................................................................24 1.5. Kinh nghiệm công tác quản lý thuế tài nguyên.........................................25 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên tại một số Cục Thuế.....................25 1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp....................27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUỲ HỢP........................................................................................................................ 29 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................29 2.1.1 Đặc điểm địa lý – kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An....29 2.1.2 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.....33 2.1.3 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp.34 2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp...................................................37 2.2.1. Thực trạng thực hiện nội dung quy trình quản lý thuế............................37 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản.........................................................................................43 2.2.3 Công tác quản lý thuế tài nguyên thông qua khảo sát và đánh giá nguồn dữ liệu sơ cấp....................................................................................................66 2.3 Đánh giá công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp...................................................71 2.3.1 Kết quả.....................................................................................................71 2.3.2 Hạn chế....................................................................................................74 2.3.3 Nguyên nhân............................................................................................76 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUỲ HỢP............................82 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2017-2020..................82 3.1.1. Quan điểm về công tác quản lý thuế tài nguyên......................................82 3.1.2. Mục tiêu..................................................................................................83 3.1.3. Phương hướng.........................................................................................83 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp giai đoạn đến 2020......................................84 3.2.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu.....84 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ, nâng cao nhận thức của người nộp thuế............................................................................................................85 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác giám sát hồ sơ kê khai thuế.....................88 3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. .90 3.2.5. Tăng cường công tác thu nợ thuế tài nguyên..........................................91 3.2.6. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức.................91 3.3. Các kiến nghị...............................................................................................95 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế.......96 3.3.2. Kiến nghị với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện. .96 3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan khác..............................................97 KẾT LUẬN............................................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................99 PHỤ LỤC.............................................................................................................101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU CCNT CNTT CCT CP DN DNTN HTX HSKT KK-KTT NNT NSNN NTM QĐ QLN&CCNT QLT TNCN TTHT-TBTK TTHC TNHH UBND NỘI DUNG Cưỡng chế nợ thuế Công nghệ thông tin Chi cục thuế Cổ phần Doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Hợp tác xã Hồ sơ khai thuế Kê khai, Kế toán thuế Người nộp thuế Ngân sách Nhà nước Nông thôn mới Quyết định Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Tuyên truyền hỗ trợ, Trước bạ và Thu khác Thủ tục hành chính Trách nhiệm hữu hạn Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình công tác quản lý đăng ký thuế..................................................36 Bảng 2.2 Tình hình công tác quản lý kê khai thuế...................................................38 Bảng 2.3. Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN của CCT Quỳ Hợp....................39 Bảng 2.4 Tình hình công tác tuyên truyển và hỗ trợ NNT.......................................41 Bảng 2.5 Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên.............................42 Bảng 2.6: Số NNT bình quân trên một cán bộ thuế.................................................43 Bảng 2.7. Số thu thuế TN trên tổng số cán bộ.........................................................44 Bảng 2.8. Số buổi tập huấn về thuế tài nguyên........................................................45 Bảng 2.9. Số lượt giải đáp vướng mắc về thuế tài nguyên qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp tại CCT......................................................................................................46 Bảng 2.10. Tỷ lệ đơn vị khai thác tài nguyên đã kiểm tra trên số cán bộ kiểm tra...48 Bảng 2.11. Tỷ lệ hoàn thành kiểm tra......................................................................49 Bảng 2.12. Số các đơn vị đã thực hiện kiểm tra thuế tài nguyên.............................49 Bảng 2.13. Số truy thu sau kiểm tra thuế tài nguyên...............................................50 Bảng 2.14. Số nợ thuế tài nguyên tại CCT..............................................................52 Bảng 2.15. Tình hình thu nợ thuế tài nguyên...........................................................53 Bảng 2.16. Tỷ lệ nợ thuế tài nguyên đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh................54 Bảng 2.17. Số thông báo nợ phát hành....................................................................55 Bảng 2.18. Số tờ khai thuế tài nguyên bình quân trên số cán bộ kê khai.................57 Bảng 2.19. Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn....................................................................58 Bảng 2.20. Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đúng các chỉ tiêu.....................................59 Bảng 2.21. Công tác kế toán thuế tài nguyên qua chứng từ nộp tiền.......................59 Bảng 2.22. Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế...............................61 Bảng 2.23. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên.................................................61 Bảng 2.24. Tỷ lệ cán bộ giảm hàng năm..................................................................62 Bảng 2.25. Tỷ lệ cán bộ được tuyển dụng mới........................................................63 Bảng 2.26. Tỷ lệ cán bộ bị kỷ luật...........................................................................63 Bảng 2.27. Tỷ lệ cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở..................................64 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n ----------------- ----------------- BẠCH HƯNG ĐOÀN HOµN THIÖN C¤NG T¸C QU¶N Lý THUÕ TµI NGUY£N §èI VíI HO¹T §éNG KHAI TH¸C KHO¸NG S¶N T¹I CHI CôC THUÕ HUYÖN QUú HîP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HÀ NỘI - 2017 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp Tác giả: Bạch Hưng Đoàn Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp. Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Minh Trai. Lý do chọn đề tài Vấn đề suy thoái tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề nhức nhối trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân là do tác động trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội của con người gây ra. Nhà nước ta sử dụng thuế tài nguyên như một công cụ hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên theo quy định của pháp luật. Vì vậy cần phải tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế tài nguyên để một mặt để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác duy trì, bảo tồn, tái tạo và phát triển các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý thuế tài nguyên, với vai trò là người cán bộ thuế hiện đang làm việc tại Chi cục thuế Quỳ Hợp, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế tài nguyên Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp Trong chương một, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý thuế tài nguyên. Cụ thể: Đưa ra được các khái niệm cơ bản về thuế, thuế tài nguyên và ii quản lý thuế tài nguyên. Đối với công tác quản lý thuế tài nguyên tác giả đã hệ thống hóa nội dung quản lý thuế tài nguyên theo 5 nội dung chính là: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế; Lập dự toán thu thuế; Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Kiểm tra thanh tra thuế; Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tiếp đó tác giả đưa ra bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế ban hành kèm theo Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/04/2013 của Bộ Tài Chính để làm cơ sở lý luận để phân tích thực trạng quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp. Bộ chỉ số bao gồm 2 nhóm chỉ số: Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ chiến lược và nhóm chỉ số đánh giá cấp độ hoạt động với mục đích đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng của hoạt động quản lý thuế. Sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế tài nguyên, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Và cuối cùng là rút ra bài học từ kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên ở một số Cục thuế có hoạt động khai thác khoáng sản có điều kiện tương đồng với Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp. Trong chương 2, đầu tiên tác giả khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp, đặc điểm của tài nguyên khoáng sản trên địa bàn và tổ chức bộ máy quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp. Sau đó tác giả tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên từ năm 2012 đến 2017 trên 03 khía cánh: Một là, công tác quản lý thuế tài nguyên theo quy trình: Phân tích dữ liệu lịch sử các nội dung công tác quản lý tài nguyên theo quy trình gồm 05 nội dung đã đề cập ở cơ sở lý luận trong chương 1. Hai là, công tác quản lý tài nguyên thông qua hệ thống chỉ số đánh giá. Ở đây tác giả chỉ tập trung đánh giá nhóm chỉ số theo cấp độ hoạt động là nhóm chỉ số gắn bó mật thiết với hoạt động ở Chi cục, còn nhóm chỉ số theo cấp độ chiến lược mang tính vĩ mô toàn ngành nên tác giả không đưa vào phân tích và nghiên cứu. Ba là, công tác quản lý thuế tài nguyên thông qua khảo sát và đánh giá nguồn dữ liệu sơ cấp. Tác giả đã thiết kế phiếu khảo sát đối với các nội dung quản lý thuế iii tài nguyên cho cán bộ công chức thuế làm việc tại Chi cục và cho doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn do Chi cục quản lý. Các phiếu khảo sát sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Tiếp theo tác giả đã đánh giá công tác quản lý thuế tài nguyên, chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân để đưa ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên ở chương 3. Trong chương 3, tác giả đưa ra quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên. Mục tiêu là vừa đảm bảo số thu thuế tài nguyên nộp vào NSNN và vừa góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Các giải pháp đưa ra: - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu; - Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ, nâng cao nhận thức của NNT; - Nâng cao chất lượng công tác giám sát hồ sơ kê khai thuế, thu nộp thuế; - Đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; - Tăng cường công tác thu nợ thuế tài nguyên; - Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức. Cuối cùng tác giả đã đề các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan hữu quan khác. Công tác quản lý thuế tài nguyên tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định về tốc độ tăng trưởng số thu, về ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những mặt tồn tại và hạn chế vì vậy cần phải hoàn thiện để công tác quản lý thuế tài nguyên đạt hiệu quả cao hơn nữa. Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n ----------------- ----------------- BẠCH HƯNG ĐOÀN HOµN THIÖN C¤NG T¸C QU¶N Lý THUÕ TµI NGUY£N §èI VíI HO¹T §éNG KHAI TH¸C KHO¸NG S¶N T¹I CHI CôC THUÕ HUYÖN QUú HîP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ MINH TRAI HÀ NỘI - 2017 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò là nguyên, nhiên liệu cho các ngành sản xuất và đời sống, tài nguyên khoáng sản được coi là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản đã được nhấn mạnh trong “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011: “Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường”. Quỳ Hợp là huyện miền núi phía Tây bắc của tỉnh Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và trữ lượng dồi dào như như vàng, thiếc, đá… vì vậy có tiềm năng rất lớn về phát triển ngành kinh tế khai thác và chế biến khoáng sản. Nhờ có tài nguyên khoáng sản, bộ mặt của huyện Quỳ Hợp đã thay đổi toàn diện vươn lên là 1 trong những địa phương có số thu ngân sách Nhà nước lớn nhất tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên hiện trạng tàiinguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêngzđang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tàiznguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thuzhẹp cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chính dẫn tới thựcztrạng hiện này đó chính là do hoạt động khaiithác một cách bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền ở một số địa phương. Vì vậy Nhà nước ta cần phải tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý thuế tài nguyên để một mặt để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác duy trì, bảo tồn, tái tạo và phát triển các nguồn tài nguyên đồng cho các thế hệ tương lai. Vì vậy Nhà nước sử dụng thuế tài nguyên như một công cụ hữu hiệu để tăng cường công táczquản lý, giám sát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên theo quy địnhzcủa pháp luật. 2 Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý thuế tài nguyên, với vai trò là người cán bộ thuế hiện đang làm việc tại Chi cục thuế Quỳ Hợp, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Tìm hiểu về đề tài liên quan tới công tác quản lý thuế tài nguyên ở Việt Nam hiện nay, tôi thấy có một số các công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng luận văn thạc sỹ, báo cáo tốt nghiệp và một số bài báo… Cụ thể có một số các công trình liên quan đến đề tài mà tôi đang nghiên cứu như sau: - Tác giả Lê Văn Khôi (2014) – Đề tài “Tăng cường công tác quản lý thuế tài nguyên tại Chi cục thuế huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An ” – Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đề tài nghiên cứu thựcztrạng về công tác quản lý thuế tài nguyên đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên do Chi cục thuế huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An quản lý theo 3 nội dung sau: Quản lý đối tượng nộp thuế;zQuản lý doanh thu và đôn đốccthu nộp thuế. - Tác giả Nguyễn Thị Hoài An (2017) – Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh ĐẮK LẮK” – Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý thuế tài nguyên đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên do Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk quản lý theo 4 nội dung sau: Công tác hoạch định, lập dự toán thu thuế tài nguyên; Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên; Công tác chỉ đạo điều hành quản lý thu thuế tài nguyên; Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý thu thuế tài nguyên. - Tác giả Hoàng Thị Hợp (2015) – Đề tài “Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” – Luận văn thạc sỹ - Học viện nông nghiệp 3 Đề tài tác giả nghiên cứu đã đưa ra được cơ sở lý luận bao gồm khái niệm, đặc điểm,cchức năng của thuế tài nguyên, các yếu tố ảnh hưởng đếnnhoạt động quản lý thuế và nội dung quản lý thuế tài nguyên. Sau đó tiến hành đánh giá trên 04 hoạt động: Đăng ký, kê khai, nộp thuế; Tuyên truyền và hỗ trợ về thuế; Quản lý nợ thuế và Kiểm tra, thanh tra thuế. - Tác giả Nguyễn Thị Thủy (2016) – Đề tài “Giải pháp quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa” – Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Kinh tế Huế. Tác giả đã tiến hành phân tích định lượng thông qua khảo sát đánh giá các đối tượng là CBCC thuế và các DN nộp thuế tài nguyên bằng bảng hỏi đã thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính để chỉ ra các nhân tố ảnhzhưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên. - Tác giả Nguyễn Tài Hải (2016) – Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay” – Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài nghiên cứu điisâu vào nghiên cứu công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu khí, một hoạt động khai thác tài nguyên đặc thù được điều chỉnh bởi các hệ thống văn bản riêng. Đề tài chủ yếu mới phân tích được hiệu quả của công tác quản lý thuế tài nguyên thông qua số thu vào NSNN nhưng chưa phân tích được cụ thể các yếu tố khác trong công tác quản lý thuế tài nguyên. - Tác giả Hà Phúc Huấn (2014) – Đề tài “Tăng cường quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang” - Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Thái Nguyên. Đối tượngznghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, có nhiều điểm tương đồng đối với đề tài mà tôi đang nghiên cứu. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế tài nguyên; đưa ra các hệ thống chỉ số để từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế tài nguyên tuy nhiên chưa đánh giá thông qua nguồn dữ liệu sơ cấp để có một cái nhìn kháchzquan hơn về công tác quản lý thuế tài nguyên. 4 Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, chúng ta thấy rằng mặc dù thuế tài nguyên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu NSNN tuy nhiên đây là khoản thu điều tiết toàn bộ cho ngân sách địazphương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường nơi khai thác và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Vì vậy công tác quản lý thuế tài nguyên cần được đánh giá một cách toàn diện, khách quan để từ đó rút ra được các giải pháp hoàn thiệnzcông tác quản lý thuế tài nguyên. Tuy nhiên các đề tài của các tác giả chủ yếu chỉ mới đánh giá công tác quản lý thuế theo quy trình nhưng chưa đánh giá được theo hệ thống các tiêu chí cụ thể nhằm mục đích xem xét tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý thuế. Để có cái nhìn cụ thể hơn và toàn diện hơn trong công tác quản lý thuế tài nguyên và đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp” được tôi lựa chọn nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế tài nguyên. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng, những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quảnzlý thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế tàiznguyên đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp. - Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2012-2017, đề xuất kiến nghị cho giai đoạn đến 2020 5 5. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: + Số liệu thứ cấp:zĐược thu thập từ cácznguồn tài liệu, báo cáo, đề án của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Nghệ An, Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp; Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, Báo cáo tình hìnhzkinh tế - xã hội của UBND huyện Quỳ Hợp và các báo cáo tài liệu thông tin đã được công bố trên tạp chí khoa học, tạp chí kinh tế kỹ thuật, công trình và đề tài khoa học từ đó đánh giá thực trạngzquản lý thuế tài nguyên tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp. + Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thôngzqua phiếu điều tra, khảo sát theo mẫu chuẩn bị sẵn. Phiếu điều tra đượczthực hiện dựa trên số lượng doanh nghiệp có khai thác, thu mua tài nguyên tại Chi cục thuế huyện Quỳ Hợp nhằm khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp về chính sách thuế và công tác quản lý thuế tài nguyên và khảo sát đánh giázcủa cán bộ công chức thuế về các nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi với 05 mức độ đánh giá nội dung các tiêu chí đặt ra để khảo sát: Rất không đồng ý, không đồng ý,zbình thường, đồng ý và rất đồng ý.  Kết quả khảo sát tiến hành từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017.  Dữ liệu thu thập được sẽ tổng hợp phân tích bằng phần mềm Excel, tác giả không sử dụng các thang đo để nghiên cứu. Sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu đề tài: - Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu: Thực hiện so sánh, đánh giá thực trạng quản lý thuế tài nguyên của huyện Quỳ Hợp. Dùng phươngzpháp phân tích thống kê để hệ thốngghoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thứczphù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc xử lýyvà tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đượcztiến hành trên máy tính thông qua phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan