Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Vọng cổ nhịp 32 trong văn hóa nam bộ

.DOCX
28
196
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV ------------------------------------------ ĐỖ QUỐC DŨNG VỌNG CỔ NHỊP 32 TRONG VĂN HÓA NAM BỘ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 Người hướng dẫn khoa học 1.TS. TÀO VĂN ÂN 2.TS. TRẦN LONG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV Người hướng dẫn khoa học 1.TS. TÀO VĂN ÂN 2.TS. TRẦN LONG Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1:…………………….. Phản biện 2:…………………….. Phản biện 3:…………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cơ sở đào tạo họp tại: ………………………………………………………. ……………………………………………………………………………….. vào hồi……. giờ……. ngày….. tháng…. năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vọng cổ nhịp 32 là một thể loại hay còn gọi là thể điệu hoặc bài bản trong dòng âm nhạc truyền thống Nam Bộ. Đó là một bài ca quen thuộc dễ ca, dễ nhớ trong ca nhạc dân gian Nam Bộ. Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong ĐCTTNB và nghệ thuật Cải lương, mà hai loại hình này thuộc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật truyền thống Nam Bộ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung. Bởi lẽ, Vọng cổ nhịp 32 từ khi hình thành và phát triển có những đóng góp đáng kể vào đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cũng như nghệ thuật ca nhạc và ca kịch dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vọng cổ nhịp 32 chính thức ra đời (1941) đến năm 1975, có 6 công trình nghiên cứu hoặc ghi chép về ĐCTTNB và Cải lương, trong đó có đề cập ít nhiều đến Vọng cổ nhịp 32 như: Cổ nhạc canh tân (1954) và Cổ nhạc tầm nguyên (1958), của Võ Tấn Hưng, NXB Sài Gòn; Ca nhạc cổ điển – điệu Bạc Liêu của Trịnh Thiên Tư (1962), NXB Quốc Hoa – Sài Gòn; Hồi ký 50 năm mê hát của Vương Hồng Sển (1968), NXB Khai Trí, Sài Gòn; Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, của Trần Văn Khải (1970), NXB Khai Trí, Sài Gòn. Các công trình, dù chỉ ít đề cập đến Vọng cổ nhịp 32, nhưng có những chất liệu đáng quan tâm. Sau năm 1975, những công trình ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án như: Tìm hiểu âm nhạc Cải lương của Đắc Nhẫn (1987), NXB Văn nghệ, TP. HCM. Công trình Nhạc Tài tử - Nhạc sân khấu Cải lương của Trương Bỉnh Tòng (1996), NXB Sân khấu, TP. HCM. Công trình Sân khấu Cải lương Nam Bộ của Đỗ Dũng (2003), NXB Trẻ, TP. HCM. Công trình Tác giả cổ nhạc Bạc Liêu của Trần Phước Thuận (2007), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội… Trọng tâm những công trình nêu này là nghiên cứu về ĐCTTNB và Cải lương, tuy có phần đề cập đến Vọng cổ nhịp 32, với góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng đó là những chất liệu có liên quan đến luận án này. Ngoài ra, các cuộc hội thảo khoa học tiêu biểu có nhiều tham luận liên quan đế đề tài luận án như: hội thảo “Nhạc sĩ Cao Văn Lầu” năm 1989, “90 năm – Bản Dạ cổ hoài lang”, “Nghệ thuật âm nhạc phương Đông – Bản sắc và giá trị” năm 2014, “Văn hóa Cải lương Nam Bộ” năm 2016… Mặc dù đề tài, góc độ và phạm vi nghiên cứu của các công trình và tham luận có khác nhau, nhưng ít nhiều đều có liên quan đến Vọng cổ nhịp 32. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu vai trò và vị trí của Vọng cổ nhịp 32 trong văn hóa Nam Bộ, được giới hạn trên một số lĩnh vực. Nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề như: tìm hiểu những tiền đề, sự ra đời và các giai đoạn phát triển của Vọng cổ nhịp 32, những đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong trong lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất phương hướng về bảo tồn và phát triển Vọng cổ nhịp 32 trong thời đại mới theo xu hướng phát triển chung của văn hóa dân tộc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Vọng cổ nhịp 32 trong văn hóa Nam Bộ”. Luận án miêu tả và phân tích các thành tố cấu trúc và chức năng của Vọng cổ nhịp 32 và những đóng góp của nó trong văn hóa Nam Bộ nói chung… Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian là vùng văn hóa Nam Bộ, thời gian văn hóa là từ năm 1941 cho đến nay, chủ thể văn hóa điển hình là người Việt Nam Bộ. 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích Câu hỏi nghiên cứu: “Vọng cổ nhịp 32 có vai trò, vị trí, đặc trưng và giá trị như thế nào trong nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng; và trong tiến trình của nghệ thuật âm nhạc, sân khấu truyền thống Nam Bộ? Nó đã có đóng góp những gì về mặt lý luận và thực tiễn trong từng lĩnh vực cụ thể?... Giả thuyết nghiên cứu: “Nếu Vọng cổ nhịp 32 có vai trò, vị trí, đặc trưng và giá trị trong nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng; và trong tiến trình của nghệ thuật âm nhạc, sân khấu truyền thống Nam Bộ; thì nó đã có đóng góp những đáng kể về mặt lý luận và thực tiễn trong từng lĩnh vực cụ thể… Khung phân tích những vấn đề của Vọng cổ nhịp 32 trong nghệ thuật truyền thống Nam Bộ, góp phần bổ sung về lý luận cho loại hình. Về thực tiễn, những đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tập thể và cá nhân ở Nam Bộ. 6. Phương pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu Ngoài việc luận án vận dụng các cơ sở lý thuyết văn hóa, cơ sở lý thuyết dân tộc học âm nhạc, các phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học; những phương pháp cơ bản nghiên cứu trong luận án là phương pháp hệ thống – cấu trúc, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp định tính, thao tác tiếp cận liên ngành… Nguồn dữ liệu nghiên cứu là những bài Vọng cổ nhịp 32 và trích đoạn Cải lương tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng qua nhiều thời kỳ. 7. Đóng góp của luận án Từ kết quả nghiên cứu, hệ thống những lý thuyết bổ sung cho phần lý luận. Giới thiệu những thành tựu đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 trong những lĩnh vực sinh hoạt văn hóa Nam Bộ, góp phần tôn vinh những thành tựu sáng tạo và đóng góp của các thế hệ tác giả, nhạc sĩ, ca sĩ đối với Vọng cổ nhịp 32 về mặt thực tiễn… 8. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Cấu trúc và chức năng của Vọng cổ nhịp 32 trong nghệ thuật truyền thống Nam Bộ Chương 3: Những đóng góp của Vọng cổ nhịp 32 và xu hướng phát triển trong văn hóa Nam Bộ Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa văn hóa Theo Trần Quốc Vượng (2006): Ở phương Đông, có lẽ Lưu Hướng (năm 77-76 tr. CN) là người sử dụng từ “văn hóa” sớm nhất, trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “văn” và “hóa” để xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ. Thời Tây Hán, “văn hóa” với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Văn hóa ở đây được dùng đối lập với vũ lực… (tr. 17-18). Ở phương Tây thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F. Boas, ý nghĩa văn hóa được qui định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”… (Chris Barker, 2011, tr. 317) Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”(1). E. B. Tylor (1871), theo ông: Văn hóa hay văn minh là toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục… và bất kỳ những khả năng và tập 11. Hồ Chí Minh Toàn tập, in lần 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 431. quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội (dẫn theo Trần Quốc Vượng, 2006, tr. 18). Tác giả Đào Duy Anh (1938, 1992) định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa tức là sinh hoạt”. Tác giả lý giải: “Văn hóa đã là sinh hoạt thì không kể là dân tộc văn minh hay dã man đều có văn hóa riêng của mình…”. (tr. 13) Tác giả Trần Ngọc Thêm trong (1997, 2014a) như sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. (tr. 56) 1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án - Văn hóa dân gian Tác giả Đoàn Văn Chúc (2004) giải thích: Theo nghĩa từ, “dân” là những người trong một cộng đồng xã hội, “gian” là khoảng, khu vực, vậy trong cụm từ “văn hóa dân gian”, ta có thể hiểu “dân gian” là một danh từ làm chức năng định ngữ, hay cũng có thể là tính ngữ. Trong cả hai trường hợp, “văn hóa dân gian” đều có nghĩa là những tác phẩm văn hóa do bình dân sáng tạo… (tr. 29) - Văn hóa đại chúng Văn hóa đại chúng (văn hóa phổ thông) là tổng thể các ý tưởng, quan niệm, thái độ, hành vi lan truyền, hình ảnh và các hiện tượng khác; những gì cho rằng có sự đồng tình một cách phổ biến nhưng không tuân theo một thủ tục quy định của một nền tư tưởng văn hóa nhất định. (https://text.123doc.org/document/4146708-thuyet-trinh-van-hoa-dai-chungthe-ki-20.htm) - Vùng văn hóa Nam Bộ Theo tác giả Ngô Đức Thịnh (2004): Nam Bộ là nơi sinh sống xen cài giữa các cộng đồng người Việt, Khmer, Chăm và Hoa, nên nơi đây cũng đã và đang diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng văn hóa khá sống động giữa các tộc nói trên, từ đó nẩy nở những yếu tố, những giá trị văn hóa chung, thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, như nhà cửa, ăn mặc, đi lại, trong đời sống tôn giáo, vui chơi giải trí, sinh hoạt nghệ thuật… (tr. 111). - Sinh hoạt văn hóa Theo tác giả Nguyễn Kim Thản (2005): “Sinh hoạt là những hoạt động hàng ngày của một người hay cộng đồng người, của một tổ chức (sinh hoạt vất chất và tinh thần) nói chung”. (tr. 1022). Như vậy, sinh hoạt văn hóa là những hoạt động hàng ngày, định kỳ hay bất kỳ trường hợp nào mà một người, một tổ chức, một cộng đồng đối với đời sống vật chất và tinh thần của họ đều là sinh hoạt văn hóa. - Hệ thống cấu trúc Lévi-Strauss phân biệt rõ ràng khái niệm hệ thống với khái niệm cấu trúc gắn liền với khái niệm biến đổi. Nếu hệ thống là một tổng thể gồm các yếu tố có với nhau một số quan hệ, thì trái lại cấu trúc - chỉ được phát hiện nhờ lý luận - là một cấu hình (configuration) của các quan hệ giữa các yếu tố nằm bên trong hệ thống: cấu hình này có thể biến đổi tùy theo một số lượng hạn chế các khả năng logic… (Tạp chí Sông Hương, 2009; Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016) Trần Ngọc Thêm (2014a, 2016) cho rằng: Hệ thống có thể hiểu một cách đơn giản là thể thống nhất của tập hợp các yếu tố cấu thành (thành tố) và mạng lưới các quan hệ giữa chúng (cấu trúc). Trong lý thuyết này, đáng chú ý là hai bộ phận của hệ thống là tập hợp các thành tố và cấu trúc của nó không có ranh giới rạch ròi: trong thành tố có dấu vết của cấu trúc, trong cấu trúc lại có dấu vết của thành tố… (tr. 81-82; tr. 124-125) - Lý thuyết chức năng và chức năng văn hóa + Lý thuyết chức năng Quan điểm chính của Spencer là ông phát triển cái gọi là chức năng luận “yêu cầu” (requisite): “Để thích nghi với môi trường (tự nhiên, xã hội), cơ thể đều phải có nhu cầu hay đòi hỏi (requisite) phổ quát cơ bản để được thỏa mãn”. Còn quan điểm chính của Durkheim: Xã hội là một tổng thể, khác biệt với các bộ phận hợp thành, và không thể quy giản về các bộ phận hợp thành. Nên phân tích các thành tố bộ phận là xem xét chúng hoàn thành các chức năng, nhu cầu, đòi hỏi cơ bản của cái toàn thể như thế nào... (Chức năng văn hóa, n.d.) + Chức năng văn hóa Tác giả Trần Ngọc Thêm (2014a), khái niệm: Chức năng tổ chức (tính hệ thống), văn hóa là một khái niệm mang tính hệ thống. Chức năng điều chỉnh, đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người (tính giá trị), trong cuộc sống, con người vừa tự biến đổi nhu cầu của mình và cách ứng xử để thích nghi với môi trường tự nhiên và xã hội, đó là chức năng điều chỉnh của văn hóa…Nhờ có chức năng điều chỉnh, văn hóa trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển trong xã hội loài người. Chức năng giáo dục (tính lịch sử), Nhờ văn hóa, thông tin được mã hóa bằng những hệ thống ký hiệu tạo thành những sản phẩm nằm ngoài cá nhân con người, do vậy mà nó được khách quan hóa, được tích luỹ, được nhân bản và tăng lên nhanh chóng từ thế hệ này sang thế hệ khác… Truyền thống văn hóa, cơ sở tính lịch sử của nó chính là chức năng giáo dục của văn hóa. Chức năng giao tiếp (tính nhân sinh), Một trong những đặc điểm khu biệt con người với động vật là ở sự hợp quần thành xã hội, mà xã hội không thể hình thành và tồn tại được nếu thiếu sự giao tiếp… Tính nhân sinh là cơ sở cho chức năng giao tiếp của văn hóa. (tr. 59, 60) - Nghệ thuật truyền thống Nam Bộ Theo Nguyễn Kim Thản (2005): “Nghệ thuật là hình thái ý thức đặc biệt, dùng các hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm; phương pháp, phương thức sáng tạo” (tr. 817). Theo tác giả Đình Quang (2004): Truyền thống chỉ đơn giản là những thói quen có lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một khoảng thời gian dài tạo thành bản sắc riêng của một gia đình, một dân tộc, hay là rộng lớn hơn là cả một quốc gia, một khu vực... (tr. 232) - Nhạc Tài tử và Đờn ca Tài tử Nam Bộ Tác giả Đỗ Quốc Dũng & Võ Thị Yến (2016) cho rằng: “Nhạc Tài tử (nhạc và lời) là tên gọi của một dòng nhạc sinh ra ở Nam Bộ, Đờn ca Tài tử là hình thức diễn tấu – diễn xướng của dòng nhạc Tài tử, tức có người ca và người đờn để thực hiện một tiết mục nào đó của nhạc Tài tử. (tr. 19) - Nghệ thuật Cải lương Nghệ thuật Cải lương là một loại hình ca kịch truyền thống của Nam Bộ, nó tổng hợp nhiều bộ môn nghệ thuật như văn thơ (kịch bản văn học), biểu diễn (đạo diễn, diễn viên), âm nhạc (nhạc công, nhạc sĩ, nhạc Tài tử, tân nhạc – phương Tây), hội họa, múa, kỹ thuật (thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng)... Nhưng vai trò chủ đạo vẫn lấy nhạc Tài tử Nam Bộ làm nền tảng và Vọng cổ nhịp 32 được xem là “linh hồn” của các vở diễn… - Vọng cổ nhịp 32 Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu (bài bản) thuộc hai hệ thống âm nhạc Tài tử và Cải lương, nên nó có hai chức năng trong ca nhạc và ca kịch truyền thống Nam Bộ. Nó có cấu trúc mở và chức năng rộng, thuộc hơi điệu Bắc – Oán, nhịp thức 32 (mỗi câu 32 nhịp) và có nguồn gốc từ bản Dạ cổ hoài lang. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Định vị tọa độ “K-T-C” trong văn hóa Nam Bộ 1.2.1.1. Không gian văn hóa Theo nhiều tài liệu của Ngô Đức Thịnh (1993, 2004), Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Lý Tùng Hiếu (2012), Trần Ngọc Thêm (2014b)… Không gian văn hóa Nam Bộ có 19 tỉnh thành, được chia thành ba tiểu vùng văn hóa: Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Đông Nam Bộ gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tây Nam Bộ còn gọi vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn được xem là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Nam Bộ. 1.2.1.2. Thời gian văn hóa Theo Huỳnh Công Bá (2008), Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Nam Bộ định hình tương đối rõ nét vào cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII. Khi chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý lập dinh, trấn, bổ nhiệm quan lại năm 1698 là mốc quan trọng của thời kỳ đầu trong lịch sử Nam Bộ. Theo Trần Ngọc Thêm (2014b), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, nếu không kể đến thời kỳ văn hóa tiền Việt chứa đựng những dấu tích của lớp văn hóa Phù Nam – Chân Lạp thì có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn hình thành văn hóa (khoảng từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), giai đoạn phát triển văn hóa (khoảng giữa thế kỷ XIX đến thập niên 1970 của thế kỷ XX), giai đoạn hội nhập toàn diện (khoảng giữa thập niên 1970 của thế kỷ XX đến nay). (tr. 93-94) 1.2.1.3. Chủ thể văn hóa Từ bối cảnh của thời vua Lê Uy Mục (1508 – 1509), Lê Tương Dực (1510 – 1516) có nhiều cuộc nông dân nổi dậy, vì bị sự đàn áp của triều đình và địa chủ phong kiến, nên nhiều cư dân Việt từ miền Bắc, miền Trung phải xa xứ, tìm vùng đất mới. Họ dùng thuyền vượt biển đến mũi Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên... (Trịnh Hoài Đức, tái bản 1998) Sau đó, các cuộc di dân với nhiều thành phần lần lượt vào Nam Bộ với nhiều tộc người đến đây khai phá vùng đất mới. Tuy nhiên, người Việt vẫn là chủ thể chính của vùng văn hóa Nam Bộ. 1.2.2. Tiến trình hình thành và phát triển của Vọng cổ các loại nhịp Thể điệu Dạ cổ hoài lang (nhạc và lời) của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ra đời vào năm 1919, tại Bạc Liêu. Sau đó, nhạc sĩ – soạn giả Trịnh Thiên Tư sáng tạo từ nhịp 2 sang nhịp 4 (mỗi câu 4 nhịp), khoảng năm 1923. Năm Giáp Tuất (1934), nghệ sĩ Năm Nghĩa chuyển bản nhạc từ nhịp 4 sang nhịp 8 và sáng tác nhạc cả ca từ (mỗi câu 8 nhịp), có tên là Văng vẳng tiếng chuông chùa. Trong những năm 1936 – 1939, nhạc sĩ Trần Tấn Trung (tức soạn giả Mộng Vân) chuyển từ nhịp 8 lên nhịp 16 (mỗi câu có 16 nhịp), và bài Tôn Tẫn giả điên là một trong những bài đầu tiên của loại nhịp này. Nhạc sĩ Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) năm 1940 sáng tác Vọng cổ nhịp 32 và chính thức công bố trong giới Tài tử Bạc Liệu năm 1941. Tiểu kết Về cơ sở lý luận gồm các khái niệm và định nghĩa về văn hóa, lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án. Về cơ sở thực tiễn, chương mục khảo sát tiến trình hình thành và phát triển của Vọng cổ nhịp 32 và nó định vị trong tọa độ “K-TC”. Các giai đoạn phát triển của Vọng cổ các loại nhịp, từ nguồn gốc và quy luật phát triển của chúng đều gắn liền mật thiết với quy luật phát triển văn hóa trên vùng đất mới Nam Bộ trong không gian, thời gian và chủ thể văn hóa. Đó là cơ sở thực tiễn của luận án để ứng dụng vào nghiên cứu các chương sau. Chương 2 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA VỌNG CỔ NHỊP 32 TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG NAM BỘ 2.1. VỌNG CỔ NHỊP 32 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG 2.1.1. Hệ thống và các hình thức cấu trúc, bố cục của Vọng cổ nhịp 32 2.1.1.1. Hệ thống cấu trúc của Vọng cổ nhịp 32 Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu được cấu trúc có độ mở cao trong hệ thống văn hóa nghệ thuật truyền thống Nam Bộ, nó có chức năng rộng trong ca nhạc và ca kịch dân tộc. Nghĩa là Vọng cổ nhịp 32, một thể điệu thuộc trong hai hệ thống âm nhạc Tài tử và âm nhạc Cải lương Nam Bộ… 2.1.1.2. Các hình thức cấu trúc của Vọng cổ nhịp 32 Vọng cổ nhịp 32 đến nay, nó có ba hình thức cấu trúc phát triển theo từng giai đoạn: cấu trúc cơ bản (năm 1940), cấu trúc phối hợp (đầu những năm 1960) và cấu trúc liên hợp (sau năm 1960) đến nay. Mỗi hình thức cấu trúc luôn mở ra những giai điệu mới trong quá trình phát triển, có thay đổi một số chi tiết phụ trong nội bộ như thể nói lối, ngâm thơ, đan xen tân nhạc, hò, lý, bản vắn… 2.1.1.3. Các hình thức bố cục của Vọng cổ nhịp 32 Bố cục cơ bản là bố cục gốc của Vọng cổ nhịp 32 theo cấu trúc 6 câu hay còn gọi là kiểu bố cục truyền thống. Bố cục cơ bản thông thường được chia làm ba phần chính: nhập đề (mở bài – giới thiệu đề tài hoặc chủ đề), thân bài (phần triển khai nội dung), kết luận (nêu quan điểm tác giả, mục đích cuối cùng của tác phẩm). Bố cục theo thể điệu Vọng cổ nhịp 32 có hai thể loại: Tân cổ giao duyên và Vọng cổ hài. Tân cổ giao duyên (có thể 4 hoặc 5 câu), loại Vọng cổ hài (có thể 4, 5 hoặc 6 câu, nhưng sắc thái âm nhạc vui tươi, tính chất hài hước)… 2.1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của Vọng cổ nhịp 32 - Đặc điểm giai điệu Mỗi thể điệu đều có một âm mở đầu, đó là âm giai và âm hưởng này được lặp lại nhiều lần trong bản nhạc, đó là giai điệu. Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu thuộc hơi điệu “Bắc – Oán”, nhưng mỗi tác phẩm giai điệu có thể khác nhau là do hình thức cấu trúc. - Đặc điểm ca từ Về văn học, Vọng cổ nhịp 32 được xác định là một tác phẩm nghệ thuật thanh nhạc, văn bản của nó là một chỉnh thể văn học, gồm đầy đủ những thành tố: nội dung tư tưởng, hình thức kết cấu, đề tài, chủ đề, cốt truyện và nhân vật, ngôn từ, âm nhạc... được biểu hiện qua ca từ. - Đặc điểm truyền khẩu Nhờ đặc điểm của phương thức truyền khẩu mà từ người bình dân cho đến những trí thức, quan chức có thể ca được Vọng cổ nhịp 32, cả những người ca không hay. Một số bài Vọng cổ nổi tiếng được phát trên đài hay băng dĩa, có những thính giả nghe qua vài lần là thuộc lòng và ca được mà không cần có văn bản, kể cả người khiếm thị và trẻ con chưa học chữ Quốc ngữ… 2.1.2. Các chức năng văn hóa của Vọng cổ nhịp 32 2.1.2.1. Chức năng tổ chức (tính hệ thống) Vọng cổ nhịp 32 thực hiện chức năng nhận thức của một tác phẩm nghệ thuật qua loại hình ca nhạc và ca kịch. Nó góp phần vao chức năng tổ chức văn hóa trong cộng đồng bằng đặc thù nghệ thuật của mình. 2.1.2.2. Chức năng điều chỉnh, đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người (tính giá trị) Con người sáng tạo văn hóa và sản phẩm văn hóa phục vụ cho con người là quy luật bất di bất dịch. Con người có nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, nhà cửa, quần áo, phương tiện, thẩm mỹ… Văn hóa là cái có giá trị để phân biệt với cái phi văn hóa, khái niệm “văn hoá” kéo theo khái niệm “giá trị, tính giá trị”… 2.1.2.3. Chức năng giáo dục (tính lịch sử) Vọng cổ nhịp 32 thực hiện chức năng văn hóa của mình với tư cách là một thành tố của văn hóa nghệ thuật. Thông qua chức năng văn hóa nghệ thuật, Vọng cổ nhịp 32 đã góp phần gián tiếp giáo dục như chức năng giáo dục của truyền thống văn hóa, góp phần tác động tích cực đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần thay đổi nhận thức có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra… 2.1.2.4. Chức năng giao tiếp (tính nhân sinh) Từ khi xuất hiện, Vọng cổ nhịp 32 không chỉ thực hiện chức năng giao tiếp trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng, mà còn là một nhịp cầu nối giữa người và người trong giao tiếp cộng đồng về mặt hoạt động tinh thần, nhờ đó mà con người xích lại gần nhau, hiểu biết yêu thương nhau hơn… Điều này rất dễ thấy, khi chúng ta lên mạng Google, chỉ cần gõ từ “Vọng cổ”, chúng ta sẽ thấy rất nhiều người nói về nó. 2.2. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA VỌNG CỔ NHỊP 32 TRONG ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ 2.2.1. Đờn ca Tài tử Nam Bộ qua hai giai đoạn 2.2.1.1. Đờn ca Tài tử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX - 1975 Ban đầu, Nam Bộ đã xuất hiện hình thức đờn ca ở một số nơi theo kiểu thính phòng, do các thầy đờn từ Huế vào Nam. Các cuộc đờn ca chỉ có những bậc thầy diễn tấu diễn xướng, chưa phổ biến rộng trong cộng đồng. Đến cuối thế kỷ XIX, phong trào ĐCTTNB phát triển khắp Nam Bộ.. 2.2.1.2. Đờn ca Tài tử Nam Bộ từ năm 1975 - 2019 Đến năm 1993, TP. HCM lần đầu tổ chức Liên hoan ĐCTTNB mở rộng khu vực phía Nam. Chính lần liên hoan này, Vọng cổ nhịp 32 được chính thức đưa vào thể lệ tranh tài, xem nó như một thể điệu của ĐCTTNB (trừ thể loại Tân cổ giao duyên). Từ đó đến nay, các tỉnh, thành Nam Bộ chấn hưng và phát triển phong trào ĐCTTNB. Các địa phương thường xuyên tổ chức liên hoan, hội thi, xây dựng câu lạc bộ ĐCTTNB sinh hoạt rộng khắp, từ tỉnh, huyện (quận), xã (phường)… 2.2.2. Tính phổ quát và liên kết của Vọng cổ nhịp 32 Tính phổ quát được hiểu là sự phổ biến rộng khắp trong cộng đồng và bao quát trong loại hình. Vọng cổ nhịp 32 có chức năng này là nhờ những đặc điểm cấu trúc của nó. Mỗi hình thức cấu trúc tạo ra giai điệu mới… - Liên kết về âm nhạc, đó là liên kết trong hệ thống và các mối quan hệ hơi điệu giữa các thể điệu với Vọng cổ nhịp 32. Chính khả năng liên kết này, Vọng cổ nhịp 32 trong ĐCTTNB thực hiện những chức năng quan trọng tạo nên diện mạo đa dạng về tính chất âm nhạc của nó. - Liên kết về biểu diễn, hay còn gọi là “diễn tấu diễn xướng” của Vọng cổ nhịp 32 trong ĐCTTNB. Nó có khả năng liên kết với nhiều thể điệu khác để tạo thành một chương trình biểu diễn ca nhạc cổ truyền trên sân khấu, đài phát thanh, đài truyền hình… Tóm lại, cấu trúc và chức năng của Vọng cổ nhịp 32 trong ĐCTTNB là rất quan trọng, đóng góp cho loại hình thêm phong phú và đa dạng về âm nhạc, ý nghĩa nội dung phong phú góp phần thay đổi nhận thức về chân – thiện – mỹ của người trong giới và công chúng qua các hoạt động của nó trong cộng đồng. 2.3. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA VỌNG CỔ NHỊP 32 TRONG NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG NAM BỘ 2.3.1. Cấu trúc và chức năng của Vọng cổ nhịp 32 trong âm nhạc và kịch tính Cải lương Nhạc Cải lương là một dòng nhạc phức hợp, nền tảng là từ nhạc Tài tử, Vọng cổ nhịp 32 là “linh hồn” các vở diễn (từ sau năm 1941 đến nay). Vọng cổ nhịp 32 có 6 câu (từ 1 đến 6) và 5 âm: hò, xự, xang, xê, cống, mỗi âm có một chức năng riêng, nên tùy tình huống kịch và trạng thái nhân vật mà tác giả cấu trúc câu cho phù hợp, tạo nét độc đáo cho vở diễn. Về cấu trúc và chức năng của Vọng cổ nhịp 32 trong kịch nghệ, nó bao quát rộng, trong đó không thể thiếu chức năng khắc họa tính cách nhân vật, vì Vọng cổ nhịp 32 vốn có những tính cách: hỉ, nộ, ái, ố, bi, hài… Trong kịch bản văn học của Cải lương, các tình huống kịch không lộ rõ như khi đã thành vở diễn, bởi nó chưa có hành động sân khấu của nhân vật. Nhưng qua vở diễn, đạo diễn sẽ tạo đường nét tình huống kịch một cách cụ thể. 2.3.2. Cấu trúc và chức năng Vọng cổ nhịp 32 qua những thủ pháp nghệ thuật trong Cải lương “Ước lệ là qui ước trong biểu diễn nghệ thuật nói chung” (Nguyễn Kim Thản, 2005, 1388). Tác giả Đinh Bằng Phi (2005) phát biểu: “Ước lệ là thủ pháp thường sử dụng nhiều nhất trong Hát bội và Cải lương, nó có sức tưởng tượng cao, tưởng cái gì ra cái đó trên sân khấu…” (tr. 46). Cách điệu: “Là làm cho sự vật, hiện tượng nào đó nổi bật những nét tiêu biểu về tính cách” (Nguyễn Kim Thản, 2005, 239). Cũng như thủ pháp ước lệ, cách điệu cũng được sử dụng tùy thuộc vào tình huống, thể tài kịch. Nhưng cách điệu khác ước lệ là cách điệu về không gian hơn là thời gian. Tác giả Đinh Bằng Phi (2005) cho rằng: “Tượng trưng cũng là thủ pháp miêu tả thường dùng trong Hát bội, nó thường kết hợp với ước lệ để biểu hiện những trình thức như chạy cờ, bẩm bạch, dâng rượu, tướng võ đấu nhau…” (tr. 72). Qua nghiên cứu chương mục “Cấu trúc và chức năng của Vọng cổ nhịp 32 trong nghệ thuật truyền thống Nam Bộ” cho thấy, sự vận động của Vọng cổ nhịp 32 qua từng giai đoạn phát triển là quy luật biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, tạo ra một hệ thống cấu trúc mở và chức năng rộng. Kế thừa truyền thống là nó giữ được căn cơ lòng câu lòng bản 6 câu, phát triển theo xu hướng hiện đại là khi cấu trúc phối hợp đan xen tân nhạc và cấu trúc liên hợp nhiều thể điệu khác, mà không bị lai tạp hay biến dạng. Luận điểm này đúng như nội dung tham luận của tác giả Lê Duy Hạnh 2 phát biểu tại Hội thảo khoa học Dạ cổ hoài lang (đã nêu phần lịch sử nghiên cứu vấn đề). Từng hình thức cấu trúc đều thích ứng với nội dung ca từ của từng giai đoạn và hoàn cảnh xã hội trên nhiều lĩnh vực. Chức năng rộng của Vọng cổ nhịp 32 là các chức năng hoạt động, như vai trò, vị trí trong ĐCTTNB và Cải lương, tiêu biểu là phổ quát, tính liên kết, các đặc trưng và thủ pháp nghệ thuật. Tiểu kết Trong ĐCTTNB, Vọng cổ nhịp 32 được cấu trúc và thực hiện chức năng góp phần cùng loại hình phổ biến nhanh và rộng trong phục vụ cộng đồng là nhờ tính phổ quát và liên kết của nó. Đặc biệt, loại hình ĐCTTNB được Tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2013, 2. Lê Duy Hạnh – Chủ tịch Hội Sân khấu TP. HCM, Phó chủa tịch Hội NSSKVN. có phần đóng góp của Vọng cổ nhịp 32. Trong ca kịch Cải lương thì Vọng cổ nhịp 32 được xem là thể điệu chủ lực nhất tạo lập “linh hồn” các vở diễn. Vọng cổ nhịp 32 có thể làm cho khán giả khóc cười, hoan hỉ, ái, ố theo từ tính cách nhân vật đến các tình huống kịch, cũng như nhiều người đã thuộc lòng những câu Vọng cổ nhịp 32 trong các vở nổi tiếng của nhiều thế hệ soạn giả. Nói chung, ngoài sự yêu thích thể điệu Vọng cổ nhịp 32 của giới chuyên môn cũng như công chúng, từ lâu, nó đã được trong giới Cải lương xác định là một thể điệu chủ lực nhất trong các kịch bản Cải lương; bởi những đặc điểm cấu trúc mở và chức năng rộng đã được luận án phân tích, chứng minh. Chương 3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VỌNG CỔ NHỊP 32 VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG VĂN HÓA NAM BỘ 3.1. VỌNG CỔ NHỊP 32 TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG NAM BỘ 3.1.1. Vọng cổ nhịp 32 trong chương trình ca nhạc dân tộc và giải thưởng của đài phát thành và đài truyền hình 3.1.1.1. Vọng cổ nhịp 32 trong chương trình ca nhạc dân tộc và giải thưởng của đài phát thanh Bất cứ đài phát thanh nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều sản xuất chương trình ca nhạc dân tộc hay dân ca nhạc cổ truyền. Chương trình ca nhạc dân tộc gồm các hình thức ca nhạc chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Với hình thức và nội dung đó, bài Vọng cổ nhịp 32 đều phù hợp với các chương trình. Từ sau năm 1975 đến nay, hệ thống phát thanh phủ kín trên toàn quốc, mỗi đài từ trung ương đến các địa phương đều có phát thanh chương trình Cải lương và Vọng cổ nhịp 32 (công chúng gọi là ca cổ). Đặc biệt, ở Nam Bộ hằng ngày, các đài phát thanh đều có phát chương trình ca cổ. Có đài phát một ngày hai lần. Nam Bộ hiện có 19 tỉnh, thành và nhiều đài truyền thanh cấp quận, huyện, xã, phường. Mỗi ngày, các đài đều phát thanh bài Vọng cổ nhịp 32 nên không thể thống kê được tần suất của nó. Về giải thưởng, giải “Khôi nguyên Vọng cổ” do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức năm 1964 (chỉ một lần); giải “Bông lúa vàng” do Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM tổ chức năm 1993 cho đến nay. 3.1.1.2. Vọng cổ nhịp 32 trong các chương trình văn nghệ của đài truyền hình Nói chung, Vọng cổ nhịp 32 đều gắn bó với các đài, các kênh truyền hình kể từ khi chúng vừa mới ra đời cho đến nay, nhất là các đài truyền hình cấp tỉnh ở Nam Bộ. Hiện nay, một đài truyền hình có thể có nhiều kênh, như Đài Truyền hình TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang… Có thể nói, Vọng cổ nhịp 32 trong các chương trình văn nghệ thuật truyền thống dân tộc rất phổ biến trên các đài truyền hình trong khu vực Nam Bộ. Nó vừa là phương tiện của đài truyền hình phục vụ văn hóa tinh thần trong cộng đồng, vừa lồng ghép vào các chương trình quảng cáo để thu lợi nhuận kinh tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan