Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ về nông thông và miền núi...

Tài liệu Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ về nông thông và miền núi tỉnh quản trị

.PDF
61
790
74

Mô tả:

Xây dựng mô hình cung cấp thông tin Khoa học công nghệ về nông thông và miền núi tỉnh Quản Trị
BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỀ NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 Cơ quan chủ trì dự án: Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị Chủ nhiệm dự án: CN. Thái Thị Nga Quảng Trị, Tháng 9 - 2013 Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................3 PHẦN I. TÓM TẮT THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ................................5 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ................................................................5 II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ..............................................................................5 III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN............................................................................6 IV. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ...........................................................................9 PHẦN II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................10 I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................................................................10 II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG................................................14 III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN ...........23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................45 PHẦN PHỤ LỤC ...............................................................................................49 2 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị PHẦN MỞ ĐẦU Thực hiện các mục tiêu khoa học - công nghệ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XV đã đề ra: Khoa học và Công nghệ phải góp phần xây dựng luận cứ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cho các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, cho các dự án đầu tư ... cả ở tầm vĩ mô và vi mô; phải là công cụ đắc lực để đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, đưa lực lượng sản xuất phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡ ng nhân tài, xây dựng nền khoa học tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần từng bước thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh. Triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Trị” là sự thử nghiệm và bước đột phá đầu tiên trong việc cung cấp thông tin khoa học và công nghệ đến người dùng tin trực tiếp là các cư dân sống và làm việc trên địa bàn các xã của tỉnh Quảng Trị và từng bước thực hiện một chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của quốc gia - Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và miền núi. Thông qua thực hiện dự án vai trò của khoa học và công ng hệ đã được nâng cao, thể hiện trong việc đưa thông tin đến tận người dân, ứng dụng các tiến bộ KH&CN, các kết quả nghiên cứu có hiệu quả vào sản xuất và đời sống làm tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; thể hiện mối liên kết có hiệu quả giữa 4 nhà: nhà khoa học- nhà nông- nhà quản lý- doanh nghiệp . Dự án được triển khai dựa trên nền tảng tham khảo kết quả thực hiện mô hình thư viện điện tử tại các tỉnh Bình Địn h, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, ... cho thấy việc xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ vùng nông thôn là phù hợp, khả thi, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian áp dụng công nghệ thông tin từ 5 đến 10 năm trên địa bàn các xã. Với những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống tri thức cho người dân, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của các xã hưởng th ụ dự án nói riêng và của tỉnh Quảng Trị nói chung. Những kết quả đạt được trong thời gian qua là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Quảng Trị và Văn phòng Chương 3 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị trình Nông thôn miền núi , Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, cán bộ các đơn vị hưởng thụ dự án cũng như các cấp, ngành liên quan, đặc biệt là người dân địa phương nơi triển khai dự án. Các dự án của Trung ương là cầu nối chuyển giao các tiến bộ KHCN từ các tổ chức KHCN trung ương về địa phương, góp phần đầu tư tiềm lực KHCN cho địa phương (các thiết bị máy móc, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, xây dựng được các mô hình trình diễn phù hợp với địa phương...); đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ngày một đi lên. Xin chân thành cảm ơn./. 4 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị A. TÓM TẮT THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Trị 2. Cấp quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ 3. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2013 4. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Tên tổ chức: Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị Địa chỉ: 204 Hùng Vương, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Điện thoại: 053.3850392 Số tài khoản: 37132.1002329 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị 5. Cơ quan chuyển giao công nghệ: Tên tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ: Trung tâm giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, Bộ Khoa học và Công nghệ . Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Ths. Lê Thị Khánh Vân Địa chỉ: 24 -26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04)-39342945 Email: [email protected] 6. Chủ nhiệm dự án: Họ và tên: Thái Thị Nga Học hàm, học vị: Cử nhân khoa học Chức vụ: Phó Giám đốc Địa chỉ: 204 Hùng Vương, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Điện thoại: 053.3850392 E-mail: Mobile: 0944202567 [email protected] II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 1. Mục tiêu chung: Ứng dụng tích hợp công nghệ thông tin để đưa thông tin khoa học công nghệ tới cấp xã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân. 5 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 2. Mục tiêu cụ thể của dự án: - Giúp người dân tiếp cận với những thông tin về tiến bộ KHCN phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống góp ph ần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. - Thiết lập được cơ chế trao đổi và cập nhật thông tin hai chiều giữa cơ sở, địa phương và trung ương. - Tăng cường nguồn tin số hoá phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Rút ngắn thời gian áp dụng các thành tựu KHCN vào thực tiễn sản xuất. - Hỗ trợ công cụ giao tiếp tiên tiến và thuận lợi trên mạng cho các xã để giới thiệu, quảng bá và trao đổi thông tin. - Nâng cao trình độ cán bộ xã trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và đời sống. III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN Nội dung 1 : Xây dựng CSDL và chuyển giao c ông nghệ (20 bộ CSDL cho 20 xã thụ hưởng dự án) - Xây dựng và cập nhật các nguồn tin số hoá về khoa học và công nghệ và các nguồn tin khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng xã. - Thu thập, xử lý, phân loại thông tin để cung cấp cho các đối tượng sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng xã. Ngoài các thông tin được cung cấp từ Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị, thông tin sẽ được cập nhật thường xuyên để phục vụ yêu cầu từ cơ sở. Chú trọng cung cấp các thông tin về thị tr ường để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. CSDL gồm những thông tin về các lĩnh vực: Nhóm thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: - Giống cây trồng vật nuôi - Kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc - Kỹ thuật bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm sau thu hoạch - Phòng chống dịch bệnh - Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương - Qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng - Phát triển ngành, nghề truyền thống - Dịch vụ tư vấn - Tín dụng, đầu tư,… 6 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Nhóm thông tin về chính trị, xã hội văn hóa bao gồm các thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn: - Hệ thống chí trị cơ sở - Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Giáo dục và đào tạo - Nghề nghiệp và việc làm - Bảo vệ môi trường - Các thông tin về văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao,… Các tài liệu trên được thể hiện dưới dạng văn bản và film minh họa Nhóm thông tin về các chuyên gia, tổ chức tư vấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ giúp nông dân có thể tra cứu, liên hệ để được hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ, thoả thuận hợp tác khi có nhu cầu. - CSDL các tổ chức KHCN - CSDL các chuyên gia - CSDL các tiến bộ KHCN Nội dung 2: Trang bị, lắp đặt, hoà mạng 20 xã Tại mỗi Điểm Thông tin khoa học và công nghệ xã được tran g bị: - 01 bộ máy vi tính; 01 máy in lazer; 01 bộ ổn áp; 01 USP; 01 TV 29 inch; 01 Máy photocopy; 01 đầu đọc VCD/DVD; - Thiết lập 1 đường dây điện thoại đường dài để truy cập Internet và kết nối sử dụng với Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị. - Các thiết bị văn phòng khác như: ghế, bàn vi tính, tủ đựng tài liệu, CD/ROM. Nội dung 3: Đào tạo và chuyển giao công nghệ về ứng dụng tích hợp công nghệ thông tin cho đội ngũ kỹ thuật viên và nông dân của 20 xã. Công tác đào tạo được triển khai trong suốt quá trình triển khai dự án: Bước 1: Đào tạo tập trung (được tiến hành tại Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị ). - Đối tượng bao gồm: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của xã. - Nội dung đào tạo: Kỹ năng khai thác thông tin, thu thập, xử lý, biên tập thông tin, sử dụng các thiết bị truyền tin, soạn thảo văn bản, quản trị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị chuyên trang thông tin điện tử của xã,… Đào tạo tập trung giúp cán bộ chuyên trách đi sâu và th uần thục hơn các 7 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị kỹ năng làm chủ máy tính và nhất là khai thác thông tin khoa học và công nghệ, nhân rộng các sản phẩm thông tin phục vụ thiết thực cho nhu cầu cư dân tại địa phương. Quản trị chuyên trang thông tin của xã. Tổ chức kho tư liệu, thu thập và tư liệu hoá nguồn tin, phổ biến tiến bộ KHCN trên địa bàn. Trang bị các kiến thức cơ bản khác về phần cứng để có thể làm chủ trong quản trị, khai thác thông tin cũng như tự mình có thể khắc phục được những lỗi thường ngày. Bước 2 : Đào tạo tại chỗ (được tiến hành tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã) . - Đối tượng bao gồm: Lãnh đạo xã, các cộng tác viên, tuyên truyền viên (cán bộ chi hội nông dân, chi Hội Phụ nữ, cán bộ đoàn xã, trưởng các thôn, bản,…) - Nội dung đào tạo: Tin học cơ bản và kỹ n ăng khai thác các sản phẩm của dự án Chương trình này được thiết kế đảm bảo các nội dung: Giới thiệu cơ bản tin học, giới thiệu về Điểm thông tin khoa học và công nghệ, cách khai thác thông tin tại Điểm thông tin, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến thông tin KHCN cho nông dân, … Nội dung 4: Xây dựng 20 chuyên trang thông tin cho 20 xã được lựa chọn triển khai tích hợp trên Website của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị và liên kết đến Cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Trị. * Mục đích của Chuyên trang thông tin điện tử: Là nhằm cung cấp, giới thiệu, trao đổi về các hoạt động của xã đến mọi đối tượng dùng tin trong và ngoài nước muốn quan tâm và tìm hiểu về các xã, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao dân trí và là công c ụ, phương tiện phục vụ công tác thông tin đối ngoại về kinh tế và hội nhập của các xã. * Ngôn ngữ của Chuyên trang thông tin điện tử : Trang thông tin điện tử của các xã Điểm trên Internet được dùng chủ yếu là tiếng Việt. Nội dung 5: Xây dựng trung tâm tí ch hợp quản trị và cung cấp thông tin phục vụ triển khai dự án tại Trung tâm Tin học - Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị. + Xây dựng CSDL khoa học công nghệ và phần mềm đi kèm để làm cơ sở hình thành 20 bộ CSDL cho 20 xã theo đặc trưng của từ ng xã. + Hạ tầng kỹ thuật: Mua sắm trang thiết bị tin học và truyền thông để kết nối mạng với các Điểm thông tin ở 20 xã nhằm hỗ trợ cung cấp các thông tin mới và hỗ trợ kỹ thuật khi các Điểm có nhu cầu. Mọi phản hồi giữa Điểm và Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị, giải đáp thắc mắc của người dân ở các Điểm thông tin khoa học và công nghệ được thực hiện nhanh và chính xác. 8 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị IV. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN Số TT I Tên sản phẩm Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô Số lượng Các qui trình công nghệ được chuyển giao Chuyển giao cho 20 xã thư viện điện tử KH&CN gồm 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN về các nội dung: các thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, thông tin về chính trị, xã hội, văn hóa, thông tin về các chuyên gia, tổ chức tư vấn chyển giao công nghệ. 1 Chuyển giao bộ cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử khoa học và công nghệ II Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất 1 III 1 2 3 4 Mô hình Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã 01 QT 20 điểm Mỗi điểm được trang bị 01 bộ máy tính, máy in, tivi, đầu đĩa DVD, máy photocopy, ổn áp, UPS, bàn máy tính, ghế, tủ đựng hồ sơ phục vụ công tác cung cấp thông tin. 20 Thư viện điện tử gồm các dữ liệu về công nghệ nông thôn, phim khoa học, chuyên gia tư vấn...với trên 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN, 01 phần mềm phát phim trực tuyến. 20 Xây dựng 20 trang thông tin điện tử của các xã tích hợp trên Website của Sở KH&CN. Danh mục sản phẩm cụ thể Bộ cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử khoa học và công nghệ Trang thông tin điện tử Kỹ thuật viên Nắm vững các kiến thức tin học cơ 40 bản, kỹ năng vận hành, khai thác, sử người dụng thư viện điện tử và các dịch vụ trên Internet. Tập huấn Bao gồm 40 cán bộ khuyến nông, 840 khuyến lâm và 800 cán bộ quản lý người lãnh đạo xã và nông dân các thôn bản. 9 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị B. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH T RIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Tình hình chung Đã triển khai xây dựng và vận hành 20 Điểm Thông tin khoa học và công nghệ tại 20 xã thuộc 09 huyện, thị xã và thành phố, cụ thể tại các xã sau: 1. Xã Xy, huyện Hướng Hoá 2. Xã Tân Liên, huyện Hướng Hoá 3. Xã Hải Thái, huyện Gio Linh 4. Xã Trung Sơn, huyện Gio Linh 5. Xã Trung Hải, huyện Gio Linh 6. Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh 7. Xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh 8. Xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng 9. Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng 10. Xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông 11. Xã Ba Lòng, huyện Đakrông 12. Xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ 13. Xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ 14. Xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ 15. Xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong 16. Xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong 17. Xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong 18. Xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong 19. Xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị 20. Phường Đông Giang , TP Đông Hà  Về địa điểm: Điểm Thông tin khoa học và công nghệ các xã đặt tại trụ sở UBND xã ( 1 2 phòng có diện tích trên 20m ) và nơi làm việc cho các cán bộ chuyên trác h. Điểm đặt có thuận tiện là trung tâm của địa bàn xã, cùng nơi làm việc của cán bộ lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương và cán bộ chuyên trách Điểm thông tin nên công tác quản lý và điều hành Điểm, cũng như liên thông với Sở Khoa học 10 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị và Công nghệ rất thuận lợi.  Về nhân sự: * Mỗi Điểm Thông tin KH &CN xã thành lập Ban quản lý dự án cơ sở thực hiện dự án, gồm: Trưởng ban (là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã) và 2 cán bộ phụ trách kiêm nhiệm Điểm được lấy từ cán bộ đang làm việc tại UBND xã và được đào tạ o về kỹ thuật đạt yêu cầu theo dự án: - Có kỹ năng khai thác và cập nhật cơ sở dữ liệu thuộc thư viện điện tử; cung cấp thông tin theo yêu cầu người dân, cơ quan, ban ngành, đoàn thể thuộc xã; - Sử dụng, bảo quản trang thiết bị, kỹ thuật; trang bị kỹ năng chụp hình qua máy chụp hình kỹ thuật số; biên tập thông tin khoa học và công nghệ và upload lên Website; - Khai thác thông tin trên Internet; sử dụng công nghệ liên thông, trao đổi thông tin qua mạng quản lý với Sở Khoa học và Công nghệ; tập hợp các yêu cầu thông tin khoa học và công nghệ để khuyến nghị cung cấp, bổ sung và đáp ứng; - Tự cập nhật thông tin kinh tế - chính trị - văn hóa - giáo dục - giới thiệu sản phẩm trên website của xã; - Biên tập thông tin khoa học và công nghệ từ các nguồn tin ( Sác h, hội nghị, hội thảo,...). * Nhóm thực hiện dự án ( cán bộ Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN), thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Thường xuyên chỉ đạo về chuyên môn, theo dõi và kiểm tra sâu sát 20 Điểm xã; - Xử lý những tác nghiệp kịp thời cho 20 điểm xã triển khai dự án như: giải quyết những vấn đề nảy sinh, trợ giúp về mặt kỹ thuật, tổ chức và bổ sung cơ sở dữ liệu, khắc phục tình trạng trục trặc của chương trình máy tính … - Cầu nối giữa các cơ quan, các ban ngành trong tỉnh, huyện, xã để thúc đẩy trong việc triển khai thực hiện dự án; - Chủ động cung cấp mới và bổ sung các sản phẩm thông tin theo yêu cầu cho 20 Điểm Thông tin KH&CN xã; - Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là đơn vị đầu mối về “ tiềm lực thông tin” phục vụ cho các Điểm thông tin KH&CN xã. - Chủ động phối hợp, lồng ghép để giới thiệu, tuyên truyền Điểm thông tin KH&CN xã  Về thông tin: Điều quan trọng là xác định rõ loại hình sản phẩm phù hợp, từ đó tạo lập, 11 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị bao gói và cung cấp các sản phẩm thông tin trực tiếp đến các Điểm thông tin KH&CN các xã: - Thông tin toàn văn: Cơ sở dữ liệu về cây, con, giống, mô hình làm ăn giỏi trên đĩa CD ROM; - Thông tin đa phương tiện (âm thanh và hình ảnh): Cơ sở dữ liệu về phim khoa học trên đĩa CD ROM; - Thông tin trên các bản tin, tin điện tử, tài liệu phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ.  Về nội dung: Xuất phát từ nhu cầu và những vấn đề cụ thể tại các Điểm, Ban dự án tiến hành lựa chọn, thu thập, xử lý, bổ sung các nguồn tin và bao gói thành các sản phẩm thông tin KH&CN phục vụ trực tiếp cho các điểm xã, nhiệm vụ này được triển khai chủ yếu tại Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN gồm: - Loại trực tiếp: các Bản tin thông tin KH&CN (ra hàng tháng), tin tức, sự kiện, hỏi & đáp về KH&CN gởi ngay cho các Điểm thông tin KH&CN xã qua mạng Internet từ Sở Khoa học và Công nghệ đến các Điểm qua chuyên trang Thông tin KHCN phục vụ nông thôn và miền núi tại địa chỉ http://elib.dostquangtri.gov.vn/ntmn/Include/Index.asp. - Loại tiềm tàng: đã tích hợp trong thư viện điện tử x ã trên 60.000 kỹ thuật, công nghệ được số hóa và công nghệ về nông nghiệp - nông thôn; 1.000 phim cơ sở dữ liệu film khoa học và công nghệ; cơ sở dữ liệu chuyên gia tư vấn khoa học và công nghệ; * Những sản phẩm thông tin có những ưu điểm nổi bật là: + Phục vụ nhanh, thuận tiện và thiết thực + Phục vụ được nhiều người, nhiều lần (có thể nhân rộng, càng nhiều người khai thác hiệu quả càng cao) + Có thể hiệu chỉnh, bổ sung và cập nhật kịp thời 2. Thành lập Ban quản lý dự án ở các cấp Để đảm bảo thống nhất qu ản lý khai thác có hiệu quả dự án, Ban chủ nhiệm dự án phối hợp với lãnh đạo các xã/phường thụ hưởng dự án tham mưu Sở KH&CN thành lập Ban Quản lý dự án cơ sở. Đã hình thành 20 BQL dự án cơ sở, Trưởng ban (là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã) và 2 cán bộ khác là cán bộ kỹ thuật trực tiếp vận hành dự án, cán bộ chuyên ngành về KHCN như: Khuyến nông, Khuyến ngư, Văn hóa thông tin, cán bộ văn phòng …của đơn vị thụ hưởng. Nhiệm vụ của BQL dự án cơ sở là tổ chức, quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động của Điểm thông tin, chịu trách nhiệm bảo quản, khai thác trang thiết bị của dự án, giữ liên hệ với cơ quan chủ trì dự án và đơn vị thụ hưởng… 12 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị * Ban quản lý cơ sở có nhiệm vụ - Có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng và khai thá c mô hình thông tin khoa học và công nghệ tại địa bàn. - Chỉ đạo điều hành việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi nguồn thông tin cho bà con nông dân trong xã. - Giữ liên hệ với cơ quan chủ trì dự án và các đối tác cung cấp thông tin, khai thác và cập nhật thông tin từ các nguồn. - Tiếp thu nắm bắt công nghệ, tiếp nhận sản phẩm, quản trị và tăng cường tiềm lực thông tin khoa học và công nghệ tại địa phương. - Tiếp nhận sản phẩm, quản trị và tăng cường tiềm lực thông tin khoa học và công nghệ tại địa bàn xã. - Khai thác thiết bị, khai thác thông tin khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho người dân có nhu cầu. - Thu thập, tư liệu hoá thông tin và chuyển đến Trung tâm Tin học – Thông tin KH&CN. - Tăng cường phối hợp với các đoàn thể trong việc tuyên truyền t hông tin khoa học và công nghệ đến người nông dân. * Nhiệm vụ Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN: - Là cơ quan chủ trì và điều phối dự án. - Hướng dẫn tập huấn và đào tạo chuyển giao công nghệ về ứng dụng tích hợp công nghệ thông tin cho cán bộ phụ trách tại các xã. - Điều tra, nắm bắt nhu cầu tin tại các địa bàn xã chính xác và kịp thời; - Xây dựng cơ sở “tiềm lực thông tin” phục vụ cho 20 Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã; - Hỗ trợ kịp thời cho 20 Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã trong việc triển khai dự án về các mặt: Tổ chức, kỹ thuật và nghiệp vụ. - Tổng hợp các báo cáo hàng tuần của các Điểm, giải quyết, cung cấp, bổ sung các thông tin khoa học và công nghệ theo yêu cầu, kiến nghị của các Điểm. - Chủ động phối hợp, lồng ghép để giới thiệu, tuyên truyền Điểm thông tin KH&CN xã 3. Chọn xã để tiếp nhận và triển khai thực hiện các nội dung của dự án Tiêu chí lựa chọn các xã thụ hưởng dự án: Để đảm bảo dự án có tính khả thi cao, đặc biệt là việc duy trì và phát triển sau khi kết thúc dự án, các xã được chọn có đủ các điều kiện sau: 13 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị - Nhân dân trên địa bàn phải thực sự có nhu cầu tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp thu, duy trì và phát huy hiệu quả của dự án thể hiện trên các mặt: + Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đối vớ i việc ứng dụng tiến bộ KHCN, nhất là đối với công tác phổ biến tri thức, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. + Đã hình thành được mạng lưới phổ biến kiến thức chuyển giao KHCN cho nông dân (hệ thống các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm,…) + Có phong trào ứng dụng tiến bộ KHCN. - Sự cam kết của lãnh đạo xã về việc đảm bảo một số các điều kiện ban đầu để dự án có thể triển khai thực hiện. - Sự cam kết trong việc phối hợp chỉ đạo triển khai dự án từ tỉnh đến cơ sở. - Sự cam kết về hỗ trợ các điều kiện trong quá trình triển khai dự án (nhân lực, kỹ thuật, …) - Có điều kiện phòng làm việc cho dự án với diện tích tối thiểu từ 25m 2 tại trụ sở xã/Trung tâm Giáo dục cộng đồng/Nhà văn hóa xã/Bưu điện văn hóa xã với vị trí phù hợp thuận tiện cho việc giao dịch và phụ c vụ nhu cầu khai thác thông tin của người dân. Có trang thiết bị làm việc tối thiểu. - Có nguồn điện lưới quốc gia ổn định và có đường truyền Internet ADSL. - Đội ngũ cán bộ xã có trình độ về CNTT từ sơ cấp trở lên, có khả năng tư vấn tuyên truyền phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật cũng như kỹ năng tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHCN cho người dân. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG 1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án: Qua kết quả điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án ban chủ nhiệm dự án đã rà soát và cân nhắc để chọn 20 xã tham gia thực hiện dự án, bởi lẽ 20 xã này đủ để đại diện cho 141 xã và 4 vùng (vùng núi, đồng bằng, ven biển, trung du gò đồi) của cả tỉnh. 2. Công tác chuyển giao công nghệ Ban chủ nhiệm dự án đã phối hợp với cơ quan chuy ển giao công nghệ (Trung tâm giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia) tiến hành cung cấp, chuyển giao, cài đặt và đào tạo khai thác phần mềm thư viện điện tử và bộ CSDL khoa học và công nghệ cho 20 đơn vị thụ hưởng dự án gồm: 14 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị - 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN về các nội dung: các thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, thông tin về chính trị, xã hội, văn hóa, thông tin về các chuyên gia, tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ. - Tập huấn và đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở cho 20 đơn vị thụ hưởng có khả năng sử dụng thành tạo kỹ năng khai thác thông tin, thu thập, xử lý, biên tập thông tin, sử dụng các thiết bị truyền tin, soạn thảo văn bản, quản trị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị chuyên trang thông tin điện tử của xã,… Quá trình đào tạo/tập huấn chuyển giao thiết bị và công nghệ được chia làm 2 bước: Bước 1: Tập trung thiết bị tại Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị phục vụ cho công tác đào tạo tập trung . Bước 2: Đưa thiết bị về các Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã để tổ chức khai thác thông tin cụ thể phục vụ trực tiếp cho cư dân ở đây. 3. Công tác đào tạo kỹ thuật v iên cơ sở và tập huấn * Đào tạo: Chuyển giao công nghệ thông qua công tác đào tạo, hướng dẫn và tư vấn. Sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, bởi vậy dự án đã đặc biệt chú trọng khâu nhân lực và đào tạo. Trong đào tạo dự án đặc biệt chú trọng vào 2 khâu: - Chuẩn bị tài liệu và phương pháp đào tạo: Tài liệu được chuẩn bị kỷ, gắn gọn, súc tích, tuần tự từ dễ đến khó, có minh họa, thí dụ cụ thể; phương pháp dạy và học theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, dễ hiểu, dễ nhớ. Lớp học được thường trực chủ nhiệm theo dõi qua hệ thống đa phương tiện của Sở để kịp thời bổ sung, nhắc nhở. Học xong có tổ chức kiểm tra thu hoạch cuối khóa; có phiếu tham khảo, thăm dò cho học viên để tiện góp ý, đưa ra thắc mắc, trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận. Công tác đào tạo được triển khai trong suốt quá trình triển khai dự án: Bước 1: Đào tạo tập trung ( được tiến hành tại Trung tâm Tin học - Thông tin KHCN Quảng Trị). - Đối tượng bao gồm: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của xă. - Nội du ng đào tạo: Kỹ năng khai thác thông tin, thu thập, xử lý, biên tập thông tin, sử dụng các thiết bị truyền tin, soạn thảo văn bản, quản trị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị chuyên trang thông tin điện tử của xã,… Đào tạo tập trung giúp cán bộ chuyên trách đi sâu và thuần thục hơn các kỹ năng làm chủ máy tính và nhất là khai thác thông tin khoa học và công nghệ, nhân rộng các sản phẩm thông tin phục vụ thiết thực cho nhu cầu cư dân tại địa phương. Quản trị chuyên trang thông tin của xã. Tổ chức kho tư liệu, thu thập và 15 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị tư liệu hoá nguồn tin, phổ biến tiến bộ KHCN trên địa bàn. Trang bị các kiến thức cơ bản khác về phần cứng để có thể làm chủ trong quản trị, khai thác thông tin cũng như tự mình có thể khắc phục được những lỗi thường ngày. Bước 2: Đào tạo tại chỗ (được tiến hành tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã) . - Đối tượng bao gồm: Lãnh đạo xã, các cộng tác viên, tuyên truyền viên (cán bộ chi hội nông dân, chi Hội Phụ nữ, cán bộ đoàn xã, trưởng các thôn, bản,…) - Nội dung đào tạo: Tin học c ơ bản và kỹ năng khai thác các sản phẩm của dự án. Chương trình này được thiết kế đảm bảo các nội dung: Giới thiệu cơ bản tin học, giới thiệu về Điểm thông tin khoa học công nghệ, cách khai thác thông tin tại Điểm thông tin, kỹ năng tuyên truyền, phổ bi ến thông tin KHCN cho nông dân,… 4. Xây dựng các mô hình  Nguyên tắc xây dựng mô hình : - Kết hợp phương thức truyền thông và thông tin hiện đại; đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), coi đó là khâu mấu chốt và đột phá của sự thành công mô hình; - Tận dụng một cách hợp lý, khả thi các nguồn tin, nhất là các nguồn tin số hoá; - Ứng dụng công nghệ thông tin và đa phương tiện thông tin truyền thông để liên kết, trao đổi thông tin 2 chiều một cách thuận tiện, có hiệu quả (các cơ quan trong và ngoài tỉnh, trong khu vực và Quốc tế) ; - Phục vụ thông tin thiết thực cho cư dân trên địa bàn, nơi mô hình triển khai; - Khả thi ở vùng nông thôn, chẳng hạn như: chi phí vừa phải, cán bộ địa phương có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của dự án. Thực hi ện được các nguyên tắc này cũng chính là tạo nên những ưu điểm của mô hình.  Tiếp cận giải quyết vấn đề: Câu hỏi đặt ra là: Trong bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn và miền núi, với trình độ thông tin KH&CN hiện tại như thế nào để có thể thiết lập được mô hình phục vụ thông tin hiệu quả nhất và có tính khả thi cao cho cư dân trên địa bàn? Từ đó đưa ra hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề là: Kết hợp tất cả các phương thức, phương tiện thông tin KH&CN, trong đó chú trọng việc áp dụng 16 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị công nghệ thông tin và viễn thông; sử dụng tất cả các nguồn tin, từ đó biên tập, số hoá và cung cấp thông tin cho cư dân ở các xã một cách nhanh chóng kịp thời và chính xác, đạt hiệu quả. Muốn vậy, ta cần phải có phương thức cung cấp thông tin trực tiếp đến tận người dân (không qua khâu trung gian). Ví dụ: Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị cung cấp các thông tin về khoa học và công nghệ trực tiếp đến Điểm thông tin KH &CN các xã. Để xây dựng được phương thức này cần phải có: Tổ chức, tiềm lực thông tin về KH&CN đủ mạnh và phù hợp với địa bàn phục vụ, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ và con người. Tóm lại, vấn đề cốt lõi của mô hình là chuyển giao công nghệ và việc chuyển giao này bao gồm 4 yếu tố đồng bộ: O - Tổ chức I - Thông tin khoa học và công nghệ T - Thiết bị H - Con người * Về tổ chức: Xây dựng mỗi xã một “Điểm Thông tin khoa học và công nghệ” để khai thác và cung cấp thông tin cho cư dân trên địa bàn; * Về thông tin khoa học và công nghệ: Thu thập, xử lý, biên tập, số hoá và cung cấp thông tin phù hợp, phục vụ thiết thực cho nhu cầu thông tin cho mọi cư dân trên địa bàn; * Về thiết bị: Trang bị cho các xã những thiết bị công nghệ thông tin hiện đại đủ để thực hiện các nhiệm vụ đề ra; * Về con người: Mỗi xã có 2 cán bộ được đào tạo về kỹ t huật đạt yêu cầu, nhiệt tình với công việc, nắm bắt được công nghệ, có đủ kỹ năng khai thác và triển khai công tác phục vụ thông tin cho cư dân trên địa bàn. 5. Tình hình sử dụng lao động Đơn vị chủ trì đã tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của mình để triển kha i ự án sao cho đạt kết quả cao nhất. Không sử dụng kinh phí của dự án cho lao d động trực tiếp và gián tiếp. 6. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương và địa phương, huy động đối ứng từ các thành phần kinh tế để thực hiện dự án 6.1. Sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TW và địa phương đến n gày nghiệm thu Tổng kinh phí từ ngân sách TW và địa phương là : 2.500 triệu đồng Trong đó: - SNKH&CN TW: 2.360,00 triệu đồng 17 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị - SNKH&CN ĐP: 140,00 triệu đồng Gồm: Ch uyển giao các quy trình công nghệ; tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật viên cơ sở; tập huấn về kỹ năng khai thác và tìm kiếm thông tin cho lãnh đạo xã và nông dân; xây dựng chuyên trang thông tin điện tử tích hợp trên website KHCN tỉnh Quảng Trị cho 20 xã; mua thiết bị, công nghệ; thông tin tuyên truyền; hỗ trợ BQL dự án cơ sở; hội nghị giao ban; xăng xe công tác phí; hội thảo; kiểm tra đánh giá, tổng kết nghiệm thu;… Việc sử dụng kinh phí đảm bảo đúng chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước, các khoản ch i đều đúng mục, tiết kiệm và hiệu quả, hầu hết các khoản chi đều thấp hơn mức dự toán. Ban Chủ nhiệm dự án cũng đã kịp thời hỗ trợ các địa phương kinh phí duy trì mạng lưới tuyên truyền cấp huyện, ngoài ra hàng tháng còn hỗ trợ mỗi điểm 10 bản tin Thông ti n KH&CN. 6.2. Sử dụng kinh phí nguồn khác đến ngày nghiệm thu so với thuyết minh đã được phê duyệt Các nguồn vốn khác: 325,35 triệu đồng (Chi phí cải tạo phòng làm Điểm thông tin KH&CN và chi phụ cấp Ban quản lý dự án cơ sở) . 6.3. Doanh thu hàng năm: Hiện tại đang thực hiện theo chế độ cung cấp thông tin miễn phí cho bà con, chưa thực hiện thu phí. Sản phẩm của dự án bước đầu là kết quả phúc lợi cho bà con nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên chưa mang lại lợi nhuận hữu hình. 6.4. Lợi nhuận ròng hàng năm 7. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án 8.Thông tin tuyên truyền và biện pháp khuyến khích nhân rộng kết quả của dự án Tính đến 6/2013, sau hai năm triển khai thực hiện, dự án đã cung cấp miễn phí 4.640 tờ rơi, 3.600 bản tin Thông tin KH&CN, gần 100 đĩa CD-ROM và tổ chức tập huấn 20 lớp cho cán bộ xã/phường, các trưởng thôn/bản, cá n bộ các hội đoàn thể như : Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và nhân dân trên địa bàn, làm phóng sự phát trên đài PT -TH tỉnh. Hàng tháng (qua phiếu khảo sát thông tin) đơn vị triển khai đã chon lọc và cập nhật các thông tin, tư liệu, các quy trình, kỹ thật chăn nuôi, trồng trọt, các mô hình mới làm ăn hiệu quả, thông tin về sức khỏe cộng đồng,... phù hợp với từng địa phương và xuất bản thành bản tin Thông tin KHCN chuyển về cho các Điểm thông tin, nhằm tạo thêm một kênh thông tin thiết thực cho bà con. Ngoài ra Ban chủ nhiệm dự án đã xây dựng Chuyên trang Thông tin KHCN phục vụ nông thôn và miền núi tích hợp trên website KHCN Quảng Trị tại địa chỉ http://elib.dostquangtri.gov.vn/ntmn/Include/Index.asp và cập nhật các thông tin 18 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị hàng ngày lên chuyên trang nhằm giúp các Điểm thuận tiện trong việc tìm kiếm và bỗ sung thông tin kịp thời cho bà con. Sau gần 2 năm hoạt động Chuyên trang Thông tin KHCN phục vụ nông thôn và miền núi đã thu hút nhiều người quan tâm tra cứu, đến thời điểm báo cáo đã có 695.618 lượt người truy cập vào. Tại Điểm thông tin KHCN xã, Ban quản lý cơ sở đã phối hợp với lãnh đạo xã lòng ghép vào các cuộc họp, giao ban tháng, họp dân , đài phát thanh xã,... để tuyên truyền, phổ biến bà con trên địa bàn. Một số xã đã bổ sung thêm thiết bị như xã Vĩnh Thuỷ bổ sung thêm máy chiếu để trình chiếu các thông tin cho bà con thông qua các cuộc họp dân. Xã Tân Liên bổ sung thêm 01 Tivi cở lớn để ở bộ phận một cửu của xã nhằm t hông tin cho bà con biết nhưng thông tin từ Điểm thông tin KHCN,... Đặc biệt xã Trung Sơn đã m ở được 7 lớp tập huấn tra cứu thông tin và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 220 người dân trên địa bàn xã . Đơn vị chủ trì luôn chủ động lồng ghép để tuyên tr uyền, giới thiệu về Điểm thông tin KHCN xã trên các ấn phẩm như: Đặc san KHCN&KT, Bản tin Thông tin KH&CN và trên các chuyên mục KH&CN phát trên đài PT-TH tỉnh Quảng Trị. 9. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng và thuyết minh dự án a) Về quy mô và số lượng Đơn vị tính Số lượng, quy mô theo hợp đồng và thuyết minh Số lượng, quy mô thực hiện % thực hiện TT Sản phẩm 1 Chuyển giao bộ cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử khoa học và công nghệ Quy trình Chuyển giao cho 20 Chuyển giao cho 20 xã 100% xã thụ hưởng dự án thụ hưởng dự án 2 Mô hình Điểm thông tin KH&CN xã Điểm 20 Điểm thông tin 20 Điểm thông tin 100% KH&CN KH&CN Bộ 20 bộ cơ sở dữ liệu, 20 bộ cơ sở dữ liệu, thư 100% thư viện điện tử khoa viện điện tử khoa học học và công nghệ và công nghệ Trang 20 trang thông tin 20 trang thông tin điện 100% điện tử tử Người 880 người cho 20 xã 841 người cho 20 xã 95,6% thụ hưởng dự án thụ hưởng dự án Máy chủ IBM X3650-M3 Bộ 02 bộ tại Trung tâm 02 bộ tại Trung tâm 100% tích hợp quản trị tích hợp quản trị Máy in Laser Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% Bộ cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử khoa học và công nghệ Trang thông tin điện tử Đào tạo 19 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Đơn vị tính Sản phẩm TT P1102 Số lượng, quy mô theo hợp đồng và thuyết minh hưởng dự án Số lượng, quy mô thực hiện % thực hiện hưởng dự án Ổn áp tự động – LIOA Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Máy bộ vi tính để bàn Bộ 20 bộ cho 20 xã thụ hưởng dự án Máy Photocopy Konica Minolta Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Bộ lưu điện - UPS Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Đầu đĩa DVD LG Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án TIVI 29" Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Bàn vi tính Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Tủ Đựng hồ sơ Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Ghế Cái 20 cái cho 20 xã thụ 20 cái cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án hưởng dự án Ổn áp Lioa 10KVA-DR Cái Máy in Canon 3300 Cái Hợp đồng không giao, thực hiện từ kinh phí tiết kiệm được 20 bộ cho 20 xã thụ 100% hưởng dự án 01 bộ tại Trung tâm tích hợp quản trị 01 bộ tại Trung tâm tích hợp quản trị b) Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng T T I 1 Tên sản phẩm Số lượng Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được Các qui trình công nghệ được chuyển giao Chuyển giao bộ cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử khoa học và công nghệ 01 QT Chuyển giao cho 20 xã thư viện điện tử KH&CN gồm 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN về các nội dung: các thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, thông tin về chính trị, xã hội, văn hóa, thông tin về các chuyên gia, tổ chức tư vấn chyển giao công nghệ. Chuyển giao cho 20 xã thư viện điện tử KH&CN gồm: trên 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN về các nội dung: các thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, thông tin về chính trị, xã hội, văn hóa, thông tin về các chuyên gia, tổ chức tư vấn chyển giao công nghệ. 20 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị T T Tên sản phẩm Số lượng Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh II Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất 1 Mô hình điểm thông tin khoa học và công nghệ xã 20 điểm Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được Mỗi điểm được trang bị 01 bộ máy tính, máy in, tivi, đầu đĩa DVD, máy photocopy, ổn áp, USP, bàn máy tính, ghế, tủ đựng hồ sơ phục vụ công tác cung cấp thông tin. Mỗi điểm được trang bị 01 bộ máy tính, máy in, tivi, đầu đĩa DVD, máy photocopy, ổn áp, USP, bàn máy tính, ghế, tủ đựng hồ sơ phục vụ công tác cung cấp thông tin. Thư viện điện tử gồm các dữ liệu về công nghệ nông thôn, phim khoa học, chuyên gia tư vấn...với trên 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN, 01 phần mềm phát phim trực tuyến Thư viện điện tử gồm các dữ liệu về c ông nghệ nông thôn, phim khoa học, chuyên gia tư vấn...với trên 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN, 01 phần mềm phát phim trực tuyến III Các sản phẩm cụ thể Bộ cơ sở dữ l iệu, thư viện điện tử khoa học và công nghệ 20 bộ 2 Trang thông tin điện tử 20 trang 3 Kỹ thuật viên 40 người 1 840 người 4 Tập huấn IV Máy móc thiết bị Máy vi tính để bàn 20 bộ 1 2 Máy server 02 bộ Xây dựng 20 trang thông tin điện tử của các xã tích hợp trên Website của Sở KH&CN Nắm vững các kiến thức tin học cơ bản, kỹ năng vận hành, khai thác, sử dụng thư viện điện tử và các dịch vụ trên Internet Bao gồm 40 cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và 800 cán bộ quản lý lãnh đạo xã và nông dân các thôn bản Xây dựng 20 trang thông tin điện tử của các xã tích hợp trên Website của Sở KH&CN Nắm vững các kiến thức tin học cơ bản, kỹ năng vận hành, khai thác, sử dụng thư viện điện tử và các dịch vụ trên Internet Bao gồm 34 cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và 767 cán bộ quản lý lãnh đạo xã và nông dân các thôn bản Intel Pentium Dual Core E6300 2.8GHz/2.0MB Cache; Intel G31 Express Chipset; 1GB DDR2; HDD SATA 320GB; DVD/Sound&Nic; onboard/Reader/Key + Mouse; Monitor 17"LCD IBM System x3650M3 - Form factor: Rack (2U); Processor: Quad-Core Intel® Xeon ® Processor 6C X5670 95W;2.93GHz/1333MHz/12M B;Number of Processor (std/max): 1/2; Memory: 3*4GB PC3-10600 CL9 ECC Intel Pentium Dual Core E6300 2.8GHz/2.0MB Cache; Intel G31 Express Chipset; 1GB DDR2; HDD SATA 320GB; DVD/Sound&Nic; onboard/Reader/Key + Mouse; Monitor 17"LCD IBM System x3650M3 - Form factor: Rack (2U); Processor: Quad-Core Intel® Xeon ® Processor 6C X5670 95W; 2.93GHz/1333MHz/12MB; Number of Processor (std/max): 1/2; Memory: 3*4GB PC3-10600 CL9 ECC 21 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị T T 3 Tên sản phẩm Máy in Laser 4 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh DDR3 1333MHz LP RDIMM; Hard disk: IBM 146GB 2.5in SFF Slim-HS 10K 6Gbps SAS HDD; Serveraid M5015 (support 0,1,5,10); Optical Drive: No DVD Rom, No FDD; Graphics: Matrox G200e integrated in IMM on systemboard/16MB DDR2250MHz SDRAM std/max; Nic: Dual gigabit 10/100/1000 ethernet /Broadcom® 5709C; Slots: Four second-generation PCI-Express x8 slots/convertible via riser(s) to two PCI-E x16 or four 64-bit 133MHz PCI-X; Power supply (std/max): 675W Hotswap 1/2; no Keyboard/Mouse; Option lisence Windows server std 2008 khổ A4, độ phân giải 1200dpi, tốc độ 16ppm, bộ nhớ 8Mb, 20 cái cổng giao tiếp máy tính USB Port 1KVA 20 cái Số lượng Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được DDR3 1333MHz LP RDIMM; Hard disk: IBM 146GB 2.5in SFF Slim-HS 10K 6Gbps SAS HDD; Serveraid M5015 (support 0,1,5,10); Optical Drive: No DVD Rom, No FDD; Graphics: Matrox G200e integrated in IMM on systemboard/16MB DDR2250MHz SDRAM std/max; Nic: Dual gigabit 10/100/1000 ethernet /Broadcom® 5709C; Slots: Four second-generation PCI-Express x8 slots/convertible via riser(s) to two PCI-E x16 or four 64-bit 133MHz PCI-X; Power supply (std/max): 675W Hotswap 1/2; no Keyboard/Mouse; Option lisence Windows server std 2008 khổ A4, độ phân giải 1200dpi, tốc độ 16ppm, bộ nhớ 8Mb, cổng giao tiếp máy tính USB Port 1KVA Ổn áp 5 UPS off line 500VA UPS off line 500VA Tivi màn hình phẳng 29 inch Tivi màn hình phẳng 29 inch Khả năng đọc đa định dạng; PivX/MP3/WMA/JPEG/MPEG -4 - Độ phân giải 600x600 dpi - Tốc độ chụp 16 tờ/phút - Thu nhỏ, phóng to: 25%400% - Cổng giao diện USB - 1 khay giấy 250 tờ - Chất liệu gỗ công nghiệp - Kích thước: W1200xD590xH765 - Ghế xoay văn phòng đệm nỉ có bánh xe di chuyển. Nâng hạ độ cao bằng cân hơi - Kích thước: W550 x D530 x Khả năng đọc đa định dạng; PivX/MP3/WMA/JPEG/MPE G-4 - Độ phân giải 600x600 dpi - Tốc độ chụp 16 tờ/phút - Thu nhỏ, phóng to: 25%400% - Cổng giao diện USB - 1 khay giấy 250 tờ - Chất liệu gỗ công nghiệp - Kích thước: W1200xD590xH765 - Ghế xoay văn phòng đệm nỉ có bánh xe di chuyển. Nâng hạ độ cao bằng cân hơi - Kích thước: W550 x D530 x 20 cái UPS 6 Tivi 20 cái 7 Đầu đĩa DVD 20 cái 8 Máy photocopy 20 cái 9 Bàn máy tính 20 cái 10 Ghế xoay 20 cái 22 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị T T Tên sản phẩm Số lượng 11 Tủ sắt đựng hồ sơ 12 Ổn áp Lioa 13 Máy Laser in Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh H850-980 mm CAT 09 K3 Kích thước (RxSxC): 1000 x 20 cái 500 x 1830 mm; 39,37 x 16,99 x 72,05 inches 10KVA-DR 01 cái 01 cái Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được H850-980 mm CAT 09 K3 Kích thước (RxSx C): 1000 x 500 x 1830 mm; 39,37 x 16,99 x 72,05 inches 10KVA-DR Canon 3300 Canon 3300 - In Laser khổ A4 - In Laser khổ A4 - Kết nối cổng USB - Tự động đảo 2 mặt - Kết nối cổng USB - Tự động đảo 2 mặt III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC C ỦA DỰ ÁN 1. Công tác chuyển giao công nghệ (mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ, những điều chỉnh bổ sung trong các quy trình công nghệ để phù hợp v ới địa bàn...) Với CSDL phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức , được tích hợp trong hệ thống thư viện điện tử KH &CN, với các định dạng theo chuẩn quốc tế như: .pdf, .dat, .jpg,... cho phép truy cập dữ liệu một cách thân thiện, nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Nguồn CSDL được chọn lọc, phân loại theo nội dung, được tích hợp vào Thư viện điện tử KH&CN với giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng, các menu mang tính trực diện rất phù hợp với người nông dân. Các điều kiện tìm kiếm như: tìm theo tên, theo từ khóa, tác giả,... hoặc dùng toán tử ”và, hoặc” kết hợp giữa nội dung và hình thức, đã tạo được nhiều tiện ích cho người sử dụng. Ví dụ, muốn tìm tên sách ”Kỹ thuật nuôi vịt” nhưng chỉ muốn hiển thị những tài liệu bằng video thôi, thì người dùng chỉ chọn trường ”Tên tài liệu là Kỹ thuật nuôi vịt và hình thức thể hiện là video, đối với sách, hay kỹ yếu,... cũng tương tự. Nguồn thông tin KH&CN phong phú đã được chọn lọc phù hợp với điều kiện sản xuất của các xã triển khai. Song song với Thư viện điện tử, mỗi xã được trang bị máy tính, máy in,.... và lắp đặt hòa mạng, kết nối internet,... Bên cạnh việc khai thác thông tin KH&CN từ CSDL Thư viện điện tử KH&CN, truy cập trên internet, hàng tháng Trung tâm chuyển về một xã 10 bản tin KH&CN (với nội dung tập hợp từ yêu cầu của các xã, căn cứ vào tình hình và điều kiện sản xuất trên địa bàn). Với nguồn thông tin như vậy đã tạo thêm nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, đã tạo được sự chủ động cho việc khai thác, sử dụng thông tin của cán bộ và người dân cơ sở. 23 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Cùng với việc chuyển giao bộ CSDL, trong khuôn khổ dự án, đơn vị chủ trì đã tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về tin học, kỹ năng biên tập thông tin, tìm kiếm thông tin và sử dụng sản phẩm của dự án,... đã giúp c ho cán bộ cơ sơ chủ động được trong việc triển khai dự án tại cơ sở, cụ thể: Đối với khoá đào tạo tập trung (tại Trung tâm) với đối tượng là cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của xã, nội dung đào tạo chủ yếu tập trung vào các phần như: Kỹ năng khai thác thông tin, thu thập, xử lý, biên tập thông tin, sử dụng các thiết bị truyền tin, soạn thảo văn bản, quản trị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị chuyên trang thông tin điện tử của xã,… Với đặc thù của bài giảng về tin học nên tài liệu được biên soạn công phu, tỷ mỹ, đi từ dễ đến khó, dễ đọc, dễ hiểu. Trong các bài được đi từng chi tiết một, có hình ảnh minh họa kèm theo. Hình thức học vừa học vừa trao đổi, đã tạo sự hứng khởi cho các đối tượng học viên. Cuối khóa học, gần 100% các học viên đã chủ động trong việc cài đặt các phần mền ứng dụng cơ bản, đã nắm vững các kiến thức tin học cơ bản, thành thạo trong việc khai tác tìm kiếm thông tin tại Thư viện điện tử KHCN, cách biên tập thông tin và cập nhật lên trang thông tin điện tử của xã,... Với kết quả mang lại của khóa học, cuối khóa học các học viên được cấp chứng chỉ về tin học cơ bản của ............. Đối với đào tạo tại chỗ (được tiến hành tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã) : Đối tượng là lãnh đạo xã, các cộng tác viên, tuyên truy ền viên (cán bộ chi hội nông dân, chi Hội Phụ nữ, cán bộ đoàn xã, trưởng các thôn, bản,…) . Nội dung tập trung đào tạo về tin học cơ bản và khai thác các sản phẩm của dự án. Ngoài ra, các học viên tham gia cũng đã được học cách tìm kiếm thông tin trên Internet, cách nhận biết các tài liệu đáng tin cậy từ các trang web chính thống khác nhau. Với đối tượng chủ yếu là bà con nông dân nên chương trình được thiết kế đảm bảo các nội dung như giới thiệu về tin học cơ bản, giới thiệu về Điểm thông tin KH&CN, cách kh ai thác và tuyên truyền Điểm thông tin KHCN. Giảng dạy với hình thức bắt tay chỉ việc, mỗi học viên được cấp một máy tính để thao tác trong quá trình học. Khóa học đã tạo được sự hứng khởi của bà con nông dân, vì đây là lầm đầu tiên bà con nông dân tự tay mình tìm kiếm được tài liệu KHCN mình cần thông qua ứng dụng công nghệ thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Cuối khóa học 100% học viên đã thành tạo trong việc tìm kiếm thông tin tại Thư viện điện tử KHCN xã, có kỹ năng trong công tác tuyên truyền về Điểm thông tin KH&CN của xã. Đồng thời có kỹ năng trong việc khai thác thông tin trên internet,... Như vậy có thể nói, với các công nghệ, sản phẩm chuyên giao, cách thức thực hiện việc chuyển giao công nghệ, sản phẩm của dự án (CSDL Thư viện điện tử, chuyển trang điện tử, máy tính và các thiết bị đi kèm, công tác đào tạo,....) đã tạo điều kiện người dân vùng nông thôn, miền núi tiếp cận, làm quen với các thiết bị tiên tiến, hiện đại, giúp cho cán bộ cơ sở và người dân địa 24 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị phương làm chủ được côn g nghệ chuyển giao . Thư viện điện tử với các cơ sở dữ liệu toàn văn, đa phương tiện cho phép tra cứu và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của bạn đọc trong và ngoài địa phương, thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ sử dụng đối với người dân ở cơ sở. Các chuyên trang thông tin điện tử của các xã không những cho phép phổ biến thông tin từ dưới lên giới thiệu, quảng bá hình ảnh hàng hóa của địa phương với cộng đồng trong nước và ngoài nước mà cò n phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nuôi trồng nông, lâm, thủy sản cho bà con nông dân và kinh nghiệm của những người nông dân làm ăn giỏi,... Ngoài ra, chuyên trang thông tin điện tử của các xã còn giúp cán bộ địa phương nắm được các văn bản chính sách mới, thông qua đó tích cực tham gia tuyên truyền, phố biến văn bản pháp luật mới cho nhân dân... Tóm lại, qua quá trình triễn khai thực hiện vào thực tế, có thể đánh giá như sau: - Đối với CSDL: Nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, tạo được sự hấp dẫn cho người sử dụng. Tuy nhiên để có được thông tin mang tính mới thì phương pháp giải quyết đó là cùng với quá trình phục vụ, chúng ta thường xuyên tiến hành làm công tác thanh lý những tài liệu đã quá tuổi thọ hoặc trong quá trìn h sử dụng có những tài liệu không phù hợp với địa phương, thì cũng tiến hành thanh lọc. Mặt khác, thường xuyên bổ sung tài liệu mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đối với đào tạo: Với đội ngũ kỹ thuật viên qua quá trình đào tạo thì 100% học viên làm chủ được quá trình vận hành, khai thác và phục vụ dự án tại đơn vị mình, đồng thời đã thành thạo trong việc cài đặt các phần mền ứng dụng, sửa chữa những lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng máy tính; thành thạo việc cập nhật nội dung trên trang thông tin điện tử của xã; Tuy nhiên, đối với vấn đề tin học, nếu sau một quá trình dài không sử dụng thì kiến thức sẽ mai một, vì thế cũng rất cần bổ sung thêm một lớp đào tạo (định kỳ, hoặc theo nhu cầu) đối với các đối tượng này. 2. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng (nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký ) 2.1. Công tác chuyển giao công nghệ và cơ sở dữ liệu Ban chủ nhiệm dự án đã phối hợp với cơ quan chuy ển giao công nghệ (Trung tâm giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia) tiến hành cung cấp, chuyển giao, cài đặt và đào tạo khai thác phần mềm thư viện điện tử và bộ CSDL khoa học và công nghệ cho 20 đơn vị thụ hưởng dự án gồm: 25 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị - 60.000 công nghệ, 1.000 phim KHCN về các nội dung: các thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, thông tin về chính trị, xã hội, văn hóa, thông tin về các chuyên gia, tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ. - Tập huấn và đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở cho 20 đơn vị thụ hưởng có khả năng sử dụng thành tạo kỹ năng khai thác thông tin, thu thập, xử lý, biên tập thông tin, sử dụng các thiết bị truyền tin, soạn thảo văn bản, quản trị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị chuyên t rang thông tin điện tử của xã,…. Quá trình chuyển giao thiết bị và công nghệ được chia làm 2 bước: Bước 1: Tập trung thiết bị tại Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị phục vụ cho công tác đào tạo tập trung Bước 2 : Đưa thiết bị về các Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã để tổ chức khai thác thông tin cụ thể phục vụ trực tiếp cho cư dân ở đây. 2.2. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn *. Đào tạo: Chuyển giao công nghệ thông qua công tác đào tạo, hướng dẫn và tư vấn. Sự thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, bởi vậy dự án đã đặc biệt chú trọng khâu nhân lực và đào tạo. Trong đào tạo dự án đặc biệt chú trọng vào 2 khâu: - Chuẩn bị tài liệu và phương pháp đào tạo: Tài liệu được được chuẩn bị kỷ, gắn gọn, súc t ích, tuần tự từ dễ đến khó, có minh họa, thí dụ cụ thể; phương pháp dạy và học theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, dễ hiểu, dễ nhớ. Lớp học được thường trực chủ nhiệm theo dõi qua hệ thống đa phương tiện của Sở để kịp thời bổ sung, nhắc nhở. Học xong có tổ chức kiểm tra thu hoạch cuối khóa; có phiếu tham khảo, thăm dò cho học viên để tiện góp ý, đưa ra thắc mắc, trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận. Công tác đào tạo được triển khai trong suốt quá trình triển khai dự án: Bước 1: Đào tạo tập trung (được tiến hành tại Trung tâm Tin học - Thông tin KHCN Quảng Trị ) - Đối tượng bao gồm: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của xã. - Nội dung đào tạo: Kỹ năng khai thác thông tin, thu thập, xử lý, biên tập thông tin, sử dụng các thiết bị truyền tin, soạ n thảo văn bản, quản trị dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản trị chuyên trang thông tin điện tử của xã,… Đào tạo tập trung giúp cán bộ chuyên trách đi sâu và thuần thục hơn các kỹ năng làm chủ máy tính và nhất là khai thác thông tin khoa học và công nghệ, nhân rộng các sản phẩm thông tin phục vụ thiết thực cho nhu cầu cư dân tại địa 26 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị phương. Quản trị chuyên trang thông tin của xã. Tổ chức kho tư liệu, thu thập và tư liệu hoá nguồn tin, phổ biến tiến bộ KHCN trên địa bàn. Trang bị các kiến thức cơ bản khác về phần cứng để có thể làm chủ trong quản trị, khai thác thông tin cũng như tự mình có thể khắc phục được những lỗi thường ngày. Bước 2 : Đào tạo tại chỗ (được tiến hành tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ xã). - Đối tượng bao gồm: Lãnh đạo xã, các cộng tác viên, tuyên truyền viên (cán bộ chi hội nông dân, chi Hội Phụ nữ, cán bộ đoàn xã, trưởng các thôn, bản,…) - Nội dung đào tạo: Tin học cơ bản và kỹ năng khai thác các sản phẩm của dự án Chương trình này được thiết kế đảm bảo các nội dung: Giới thiệu cơ bản tin học, giới thiệu về Điển thông tin khoa học công nghệ, cách khai thác thông tin tại Điểm thông tin, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến thông tin KHCN cho nông dân, … 2.3. Mua sắm, bàn giao trang thiết bị. Trên cơ sở phê duyệt kế hoạch đấu thầu của B ộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 2992/QĐ-BKHCN ngày 23/9/2011), Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN đã chỉ đạo ban chủ nhiệm dự án tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của Luật đấu thầu và các Nghị định liên quan. Tại mỗi Điểm Thông tin khoa học và cô ng nghệ xã được trang bị: - 01 bộ máy vi tính; 01 máy in lazer; 01 bộ ổn áp; 01 USP; 01 TV 29 inch; 01 Máy photocopy; 01 đầu đọc VCD/DVD; - Thiết lập 1 đường dây điện thoại đường dài để truy cập Internet và kết nối sử dụng với Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị. - Các thiết bị văn phòng khác như: ghế, bàn vi tính, tủ đựng tài liệu, CD/ROM. Tại trung tâm tích hợp quản trị (Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị): + 02 bộ máy server + 01 Ổn áp Lioa 10KVA-DR + 01 máy in lazer Tất cả các thiết bị đều đồng bộ, đúng chủng loại, mới 100%, nguyên đai, nguyên kiện, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, cũng như các thông số kỹ thuật đúng theo thuyết minh của dự án đã được bộ KH&CN phê duyệt và đã 27 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị được bàn giao cho các đơn vị thụ hưởng đầy đủ, c hính xác. Các thiết bị sau khi bàn giao được đưa vào sử dụng đều hoạt động tốt. 2.4. Xây dựng chuyên trang cho xã Mỗi đơn vị thụ hưởng được xây dựng một chuyên trang thông tin điện tử, nhằm cung cấp, giới thiệu, trao đổi về các hoạt động của xã đến mọi đối tượng dùng tin trong và ngoài nước muốn quan tâm và tìm hiểu về các xã, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao dân trí và là công cụ, phương tiện phục vụ công tác thông tin đối ngoại về kinh tế và hội nhập của các xã. Các chuyên trang thông tin của các đơn vị được duy trì, quản lý và được tích hợp trên Website KHCN Quảng Trị tại địa chỉ dostquangtri.gov.vn Như vậy, so với nội dung quy mô dự án thì các nội dung đã được thực hiện hoàn thành đảm bảo nội dung, quy mô, chất lư ợng và tiến độ đề ra. 3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án (phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức triển khai thực hiện dự án...) * Hội thảo triển khai dự án Để việc tổ chức triển khai dự án tại các xã được tiến hành một cách chủ động, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan chủ trì và đơn vị thụ hưởng. Đơn vị chủ trì đã tổ chức Hội thảo về việc triển khai dự án nhằm nghiên cứu, trao đổi để đi đến Quyết định thành lập Ban quản lý dự án tại các xã, quyết định về cơ sở hạ tầng tại xã, thông tin về trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị chủ trì và đơn vị thụ hưởng và các vấn đề liên quan khi dự án được triển khai, nhằm đưa dự án đi vào hoạt động một cách chủ động, đồng bộ và có hiệu quả thiết thực. * Thành lập Ban quản lý dự án ở các cấp Để đảm bảo thống nhất quản lý khai thác có hiệu quả dự án, Ban chủ nhiệm dự án phối hợp với lãnh đạo các xã/phường thụ hưởng dự án tham mưu Sở KH&CN thành lập Ban Quản lý dự án cơ sở. Đã hình thành 20 BQL dự án cơ sở, Trưởng ban (là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã) và 2 cán bộ khác là cán bộ kỹ thuật trực tiếp vận hành dự án, cán bộ chuyên ngành về KHCN như: Khuyến nông, Khuyến ngư, Văn hóa thông tin, cán bộ văn phòng …của đơn vị thụ hưở ng. Nhiệm vụ của BQL dự án cơ sở là tổ chức, quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động của Điểm thông tin, chịu trách nhiệm bảo quản, khai thác trang thiết bị của dự án một cách hiệu quả, giữ liên hệ với cơ quan chủ trì dự án và đơn vị thụ hưởng… * Ban hành các quy định, quy chế hoạt động. Các địa phương cũng đã ban hành được các Quy chế hoạt động của BQL, hình thành được cơ chế phối hợp hoạt động. Trên thực tế, bước đầu, các BQL đã 28 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị hoạt động tương đối nhịp nhàng và có hiệu quả. BQL dự án cơ sở đã ban hành được các quy định về quản lý, khai thác, cũng như sử dụng các dịch vụ khác của dự án (quy định về quản lý, sử dụng phòng máy, quy trình, cách thức cung cấp thông tin , bảng phí các loại dịch vụ…) Mặc dù chưa được thật đầy đủ và sát với thực tế của địa phươn g, tuy nhiên đó chính là cơ sở cho việc quản lý chặt chẽ các tài sản khai thác bước đầu có hiệu quả của dự án. * Thường xuyên tổ chức kiểm tra và giao ban định kỳ. Nhằm đánh giá rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, Ban chủ nhiệm dự án đã tổ chức 03 đợt kiểm tra tất cả 20 đơ n vị thụ hưởng dự án. Qua kiểm tra đã phát hiện, uốn nắn những lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện tại địa phương, kịp thời điều chỉnh cách làm, biện pháp tổ chức triển khai của từng đơn vị, đồng thời cũng nắm bắt những cách làm sáng tạo, phù hợp và có hiệu quả của một số đơn vị để phổ biến cho các đơn vị khác. Mặt khác Ban Chủ nhiệm dự án cũng đã nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện để bổ sung, điều chỉnh trong chỉ đạo và cùng các địa phương trao đổi, bàn bạc tìm cách tháo ngỡ vướng mắc, khó khăn để thực hiện tốt hơn. Tháng 4/2013, Ban chủ nhiệm dự án đã tổ chức Hội thảo nhằm đánh giá đúng mặt được, mặt hạn chế, uốn nắn kịp thời những thiếu sót trong quá trình triển khai. Đặc biệt là thống nhất các định hướng cho các hoạt động của Điểm thông tin trong thời gian tới như: Làm tốt công tác tuyên truyền để tất cả mọi người dân đều hiểu rõ mục đích của điểm truy cập và hiệu quả của việc tìm kiếm thông tin; Điểm thông tin phải hoạt động thường xuyên để tìm kiếm những mô hình làm ăn có hiệu quả kịp thời tuyên truyền cho nhân dân; Tiếp tục hướng dẫn nhân dân cách sử dụng tin học ứng dụng để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin. * Phối hợp tổ chức thực hiện: - Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyển giao công nghệ (Trung tâm giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia), các cơ quan quản lý (Văn phòng chương trình NTMN và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị) và UBND các xã/phường thuộc dự án. - Phối hợp với các ban, ngành chức năng liên quan để tuyên truyền, giới thiệu về Điểm thông tin KH&CN (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phong kinh tế hạ tầng của các huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh). - Phối hợp với các đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, đặc biệt là các hệ thống Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,… Thông tin tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân trên địa bàn hưởng ứng thực hiện dự án để hình 29 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị thành Điểm Thông tin khoa học và công nghệ xã, chuyên trang thông tin điện tử của xã trên Internet. 4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án (kinh phí dự án được sử dụng đúng mục đích và chi theo đúng quy định của Nhà nước, huy động nguồn kinh phí đối ứng cho dự án...) Tổng kinh phí dự án là : 2.800 triệu đồng Trong đó: - SNKH&CN TW: 2.360,00 triệu đồng - SNKH&CN ĐP: 140,00 triệu đồng - Nguồn vốn khác: 300,00 triệu đồng Gồm: Chuyển giao các quy trình công nghệ; Tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật viên cơ sở ; Tập huấn về kỹ năng khai thác và tìm kiếm thông tin cho lãnh đạo xã và nông dân; Xây dựng chuyên trang thông tin điện tử tích hợp trên website KHCN tỉnh Quảng Trị cho 20 xã; Mua thiết bị, công nghệ; Thông tin tuyên truyền; Hỗ trợ BQL dự án cơ sở; hội ngh ị giao ban; xăng xe công tác phí; hội thảo; kiểm tra đánh giá, tổng kết nghiệm thu; Chi phí cải tạo phòng làm Điểm thông tin KHCN và chi phụ cấp Ban quản lý dự án cơ sở; … Việc sử dụng kinh phí đảm bảo đúng chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước, các khoản chi đều đúng mục, tiết kiệm và hiệu quả, hầu hết các khoản chi đều thấp hơn mức dự toán. 5. Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án * Hiệu quả chung của đề án - Bằng công nghệ số hoá các nguồn tin, trên các vật mang tín hiện đại và kênh truyền tin trực tuyến và ngoại tuyến, tri thức khoa học và công nghệ được phổ biến trực tiếp tới người dùng tin cuối cùng tại cơ sở một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác, liên kết các khâu giáo dục và đào tạo - nghiên cứu - sản xuất - kinh doanh. - Tạo sự bình đẳng giữa nông thôn và thành thị trong cơ hội tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức cho phát triển. - Cư dân được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại và họ nắm được công nghệ, nên rất tự hào, tự tin vào bản thân, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trong đó có chính sách phát triển dựa vào KH&CN. - Thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế để sáng tạo ra của cải vật chất. Hàm lượng tri thức từng bước đượ c đưa vào các sản phẩm và dịch 30 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. - Thông tin KH&CN đến được người tùng tin cuối cùng bỏ qua khâu trung gian, làm cho người dân có được thông tin cần thiết để giải quyết công việc của mình một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. - Trang web của xã giúp cho mỗi xã có điều kiện tự giới thiệu về tiềm năng của mình, những sản phẩm và dịch vụ của xã với mọi người trong nước và quốc tế. - Hệ thống thông tin KH&CN tạo ra cơ hội cho nông dân tiếp cận và hưởng thụ văn hoá, giáo dục trong nước và quốc tế một cách bình đẳng như người dân sống ở thành thị. - Phát huy vi trò, tác dụng của thông tin KH&CN trong việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng đời s ống vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống và làm việc tại xã, trước hết là ở các địa bàn được triển khai thực hiện. - Tạo được tính phát triển bền vững trong sản xuất của người dân khi được tiếp cận thông tin các tiến bộ kỹ thuật - Góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nông thôn. - Hình thành nên xã hội học tập, góp phần hoàn thiện mục tiêu cho chương trình Nông thôn mới đang được triển khai trên địa bàn. * Hiệu quả trực tiếp của đề án - Xác lập được yêu cầu tin cụ thể đối với cấp cơ sở (từ đó tổ chức phục vụ thông tin hiệu quả). - Chuyển giao và phát triển tiếp tục các nguồn lực thông tin KH&CN thiết thực phục vụ các địa bàn này (loại tin gì, ở đâu, khả năng phối hợp cung cấp thường xuyên,...) - Bước đầu tạo lập được kh o tin dạng số phục vụ người dân tại tuyến xã/phường của 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Trị. - Tăng cường và nâng cao năng lực cho cán bộ của Trung tâm Tin học Thông tin KH&CN Quảng Trị trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN phục vụ người dân tuyến xã, tuyến huyện. - Xây dựng và chuyển giao các sản phẩm, dịch vụ thông tin có khả năng phục vụ cho vùng nông thôn của các xã ở 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đánh giá bước đầu hiệu quả của các sản phẩm và dịch vụ thông tin này. - Tổ chức tạo lập được một số sản phẩm cụ thể phục vụ cho các xã được chọn xây dựng trang Web. - Thúc đẩy chuyển giao công nghệ cấp cơ sở: 31 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị + Nắm bắt kịp thời và có thể tổ chức chuyển giao nhanh chóng các công nghệ thích hợp cho các tổ chức, đoàn thể cá nhân trong xã. + Nắm bắt, tiếp thu và nhân rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. + Cơ chế trao đổi thông tin đa chiều cho phép kịp thời tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ trên xuống và phản ánh nhanh chóng thông tin từ cơ sở, từ dưới lên, đồng thời có thể trao đổi, chia sẻ thông tin dễ dàng giữa các xã, các huyện và các tỉnh với nhau. + Làm cơ sở để tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị phù hợp với cung - cầu trên địa bàn sau này.  Hiệu quả đạt được của dự án n hìn từ hoạt động của Điểm thông tin KH&CN các xã như sau: Số lượng người truy cập của các xã STT ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG 1 Trung Hải 253 lượt 2 Đông Giang 725 lượt 3 Cam Thủy 726 lượt 4 Vĩnh Sơn 601 lượt 5 Tân Liên 250 lượt 6 Hải Ba 1.459 lượt 7 Hải Lệ 3.500 lượt 8 Triệu phước 9 Hải Thái 185 lượt 10 Vĩnh Thủy 500 lượt 11 Cam Tuyền 133 lượt 12 Hướng Hiệp 217 lượt 13 Triệu Thượng 130 lượt 14 Xã Xy 540 lượt 15 Cam Nghĩa 16 Triệu Độ 78 lượt 17 Hải Vĩnh 170 lượt 18 Ba Lòng 50 - 70 lượt/tháng 2.520 lượt 32 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị STT ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG 19 Triệu Sơn 396 lượt 20 Trung Sơn 485 lượt Thông qua kiểm tra thực tế, đối chiếu với báo cáo tổng hợp của BQL dự án cơ sở, có thể rút ra những hiệu quả cụ thể mà Điểm thông tin KH&CN xã đem lại cho các xã như sau: 5.1. Xã Trung Hải: Sau hai năm hoạt động Điểm thông tin KH&CN xã Trung Hải đã phát huy được chức năng nhiệm vụ của mình. Là một trong những địa chỉ để người dân đặc biệt là người nông dân, ban quản lý HTX, đội ngủ khuyến nông viên các thôn đến tra cứu, tìm hiểu khoa học kỹ thuật công nghệ, áp dụng vào trong sản xuất, nhằm không ngừng tác động phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn. Nhờ vậy năng suất sản lượng lúa ngày càng tăng, các mô hình rau sạch được đầu tư xây dựng, gia trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà ngày càng phát triển. Cụ thể, thu nhập bình quân trên đầu người năm 2011 là 10 triệu đồng và năm 2012 tăng lên 12 triệu đồng. 5.2. Xã Cam Thủy: Ý thức được tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của việc cung cấp thông tin KH&CN về cơ sở, trong quá trình triển khai thực hiện, công tác tuyền truyền được BQL và lãnh đạo địa phương chú trọng. Dự án triển khai đã giúp người dân tiếp nhận, làm chủ và phát triển các công nghệ để giải quyết các vấn đề như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân giống và đưa vào sử dụng cá c giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập trên diện tích hiện có tại địa phương; phát triển các sản phẩm lợi thế như chăn nuôi đại gia súc; phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả; trồng và bảo vệ rừng; bảo quản, chế biến nông, lâm sản; tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và lao động nông nhàn, phát triển nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu; giải quyết nước sạch quy mô hộ gia đình và cụm dân cư; khôi phục và phát triển ngành nghề và nghề phụ; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ việc khôi phục và phát triển nghề thủ công; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; sản xuất giống và nuôi thuỷ sản với các hình thức nuôi bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn; xử lý môi trường nông thôn;... Thông qua dự án đã giúp người dân chủ động tiếp cận các thông tin về khoa học và công nghệ, khai thác và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất. Nhữn g kiến thức, thông tin khai thác được tại Điểm thông tin KH&CN xã Cam Thủy đã được bà con áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn đời sống. Nhiều mô hình đã được bà con áp dụng như mô hình nuôi lợn 33 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị rừng, nuôi Nhím, nuôi Bồ câu Pháp, mô hình ấp trứng gà, trồng Ca o su tiểu điền, nuôi cá nước ngọt... bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. 5.3. Xã Vĩnh Sơn: Điểm thông tin KH&CN xã Vĩnh Sơn đã có nhiều tác động tích cực đối với kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn. Được tiếp cận với thông tin KH&CN đã giúp ngư ời dân có sự thay đổi trong tư duy về các vấn đề kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Từ những thông tin khai thác được giúp người dân áp dụng vào thực tiễn và đem lại lợi ích thiết thực. Nhờ nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời nên c ác hộ nông dân đã có quy trình sản xuất hợp lý; đầu tư cây trồng, con nuôi phù hợp; thời điểm thu hoạch sản phẩm hàng hóa phù hợp với thị trường. Nhờ vậy mà giá trị nông sản tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao qua từng năm. 5.4. Phường Đông Giang: Việc tuyên truyền được BQL dự án và lãnh đạo địa phương luôn quan tâm thực hiện, tổ chức lòng ghép vào các cuộc họp, tập huấn ở khu phố, hợp tác xã để cho toàn thể xã viên và nhân dân được biết để tìm hiểu và khai thác các thông tin. Ngoài ra, công tác tuyên truyền được tiến hành bằng hình thức truyền thanh. Có thể nói rằng Điểm thông tin KH&CN phường Đông Giang là địa chỉ đáng tin cậy của các hợp tác xã và của người dân trong các khu phố về thông tin kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh, dịch hại cây trồng, con nuôi,.. Qua 2 năm đi vào hoạt động Điểm thông tin KH&CN phường từng bước ổn định, đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ chính quyền và đông đảo người dân địa phương. Các thông tin được quan tâm nhiều nhất là: các chính sách xã hội về nông nghiệp nông thôn, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tin tức giá cả thị trường,... Các thông tin khai thác đã được người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất, giảm được chi phí về thời gian chăm sóc, thuốc BVTV, chi phí đầu tư,... nâng cao thu nhập nhằm cải thiện đời sống cho nhiều hộ gia đình, đặc biệt phương pháp, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa chậu trên địa bàn phường, đây là thông tin được nhiều người dân đặc biệt quan tâm mỗi khi đến vụ. 5.5. Xã Tân Liên: BQL dự án và lãnh đạo UBND xã Tân Liên đã có nhiều nổ lực để phát huy hiệu quả thiết thực của Điểm thông tin KH&CN x ã. Công tác tuyên truyền được chú trọng, xã đã phối hợp cùng với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh xã trong việc tuyên truyền đến tận cán bộ hội viên và nhân dân tại địa bàn. Thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức hội, các cuộc họp của thôn đã thông báo rộng rãi để nhân dân trong thôn được biết và đến khai thác thông tin. Dự án đi vào triển khai hoạt động tại xã đã thực sự có hiệu quả, phục vụ vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chuyển biến nhận thức của nhân dân, từng bước giúp nhân dân tiếp cận được công nghệ thông tin vốn còn mới mẽ đối với người nông dân. 34 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Giúp nhân dân nắm được các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, từ đó làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng năm 2011: 594 ha đến năm 2012: 634,5 ha; đàn gia súc gia cầm phát triển mạnh trong năm 2012 với tổng đàn lợn 3300 con, đàn bò 410 con, đàn dê 216 con, gia cầm các loại gồm 6500 con... 5.6. Xã Hải Ba: Thông qua hoạt động của các đoàn thể, các hội viên đã được tiếp cận những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Từ việc tiếp cận các thông tin KH&CN được người dân địa phương áp dụng có hiệu quả vào sản xuất trong thực tiễn, nhiều mô hình mới phát triển và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Như mô h ình cây Mướp Đắng trên đất cát, mô hình trồng Ném, mô hình trồng Kiệu, mô hình nuôi trồng Sen - Cá, mô hình bò lai bán thâm canh, trồng thử nghiệm cây Thanh Long trên cát đang thực hiện... Ngoài ra, việc khai thác các thông tin về kiến thức kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi… đã được áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả. Cụ thể mặc dầu thời tiết diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh xảy ra nhưng đã được nông dân vận dụng kịp thời và phòng trừ có hiệu quả. 5.7. Xã Triệu Phước: Dự án đã giúp nông dân có cơ hội trong việc tiếp nhận thông tin KH&CN, rút ngắn khoảng cách về sự phân biệt thông tin giữa nông thôn và thành thị. Từ việc được tiếp cận với thông tin KH&CN dần dần đã giúp người dân chủ động hơn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân. Từ việc khai thác sử dụng, áp dụng các thông tin thu thập, tham khảo được t ại Điểm thông tin KH&CN xã Triệu Phước, người dân đã mạnh dạn chủ động áp dụng vào sản xuất, nhờ đó năng suất tăng lên trên diện tích gieo trồng, thu nhập từ chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao đời sống và vật chất cho người dân trên bàn của xã. 5.8. Xã Hải Lệ: Việc tuyên truyền phổ biến thông tin KH&CN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nông thôn, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua những thông tin tìm kiếm được tại Điểm thông tin KH&CN của xã, người dân trên địa bàn xã có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, có cái nhìn nhạy bén hơn và mạnh dạn hơn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương, nắm bắt được những kỹ thuật mới như kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi hươu, nuôi con dúi... Thành lập năm từ 2011 đến nay, Điểm thông tin KH&CN Hải Lệ đã cung cấp thông tin cho gần 3.500 lượt cán bộ, học sinh, nông dân địa phương, gồm các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, giáo dục, sức khỏe cộng đồng. 35 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Nguồn cơ sở dữ liệu trong thư viện điện tử của Tỉnh khá phong phú đáp ứng được nhu cầu cơ bản và trước mắt cho nhân dân. Ngoài việc tìm kiếm thông tin qua hệ thống cơ sở dữ liệu, người dân còn có thể tham khảo trực tiếp qua các loại sách, tạp chí, tài liệu chăn nuôi tại tủ sách của Điểm thông tin KH&CN. Từ những dữ liệu do Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị cung cấp, Điểm thông tin KH&CN Hải Lệ đã kết hợp với Trung tâm học tập và sinh hoạt văn hóa cộng đồng các thôn khảo sát nhu cầu của người dân để khai thác những thông tin khoa học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, để áp dụng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả như: mô hình trồng rau sạch, trồng nấm, nuôi cá nước ngọt, các kỹ thuật mới trong sản xuất đã giúp cho người dân địa phương làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra Điểm thông tin KH&CN xã Hải Lệ còn chuyển tải những kiến thức mới về chăn nuôi, về kỹ thuật trồng trọt đến tận nhân dân bằng cách lồng ghép các buổi họp dân ở khu vực các thôn. Có thể nói Điểm thông tin KH&CN Hải Lệ đã trở thành điểm tựa tư vấn miễn phí và tin cậy của người dân địa phương. Đặc biệt đã hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mà xã nhà đang triển khai thực hiện. 5.9. Xã Cam Tuyền: Cán bộ Ban QL dự án địa phương thường xuyên cập nhật và khai thác các thông tin trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị, thông tin tại Điểm thông tin KH&CN xã Cam Tuyền để hướng dẫn cho bà con. Công tác tuyên truyền được lòng ghép vào các buổi họp của Uỷ ban, các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, phổ biến các thông tin khoa học công nghệ về nông nghiệp nông thôn và quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Việc tuyền truyền đã được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Các thông tin KH&CN khai thác được đã giúp người dân tiếp nhận áp dụng vào việc sản xuất và chăn nuôi. Cụ thể tại xã đã có nhiều mô hình được bà con áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và đem lại hiệu quả cao như mô hình trồng lạc, mô hình chăn nuôi bò; bà con đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân giống và đưa vào sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; phát triển cây công ngh iệp, cây ăn quả; trồng và bảo vệ rừng; giải quyết nước sạch quy mô hộ gia đình và cụm dân cư; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; sản xuất giống và nuôi thuỷ sản với các hình thức nuôi bán công nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn; xử lý môi trường nông thôn;... Mặt khác sự ra đời của Điểm thông tin KH&CN xã Cam Tuyền đã tạo được sự gắn bó hơn giữa cán bộ làm công tác cung cấp thông 36 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị tin KH&CN các cấp trong sứ mệnh đưa thông tin KHCN về cơ sở, áp dụng có hiệu quả vào cuộc sống người dân địa phương. 5.10. Xã Triệu Độ: Công tác tuyên truyền dự án được tổ chức lồng ghép trong các cuộc họp UBND xã và cuộc họp của các đoàn thể, trực báo đầu tháng, đầu tuần. BQL dự án cơ sở xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, lịch trực được UBND xã phê duyệt và đã thông báo rộ ng rãi cho toàn thể cán bộ và nhân dân trong toàn xã nắm bắt được thông tin (sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h vào các ngày thứ 2,4,6 trong tuần). Đồng thời để tiện cho việc theo dõi các khâu mượn/trả, nắm bắt được nhu cầu thông tin của người dân , BQL cơ sở đã lên kế hoạch, mở sổ theo dõi lượt tra cứu thông tin, quản lý việc cho mượn tài liệu tham khảo một cách chặt chẽ và khoa học. Các thông tin KHCN được người dân quan tâm nhiều là thông tin về các loại giống tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật trồng hoa cúc, kỹ thuật trồng đậu cô ve, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật trồng các loại cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật làm hầm biogas (nhựa com po xít, và hầm xây), kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản, kỹ thuật nuôi chim cảnh... Các thông tin đã khai thác được người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đem lại thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống vật chất cũng như tin thần cho người dân trên địa bàn xã Triệu Độ. 5.11. Xã Hướng Hiệp: Đối với xã Hướng Hiệp việc tuyên truyền về dự án được cán bộ BQL dự án và lãnh đạo ủy ban chú trọng, thông qua các cuộc họp Ủy ban, họp dân đều được BQL dự án tận dụng khai thác tuyền truyền một cách triệt để và có hiệu quả. 100% cán bộ xã, Ban quản lý thôn biết về hệ thống cung cấp truy vấn thông tin nằm tạ i UBND xã, người dân bước đầu cũng quen dần với cách tiếp cận thông tin KH&CN. Các thông tin được người dân địa phương quan tâm là: thông tin về phòng trừ sâu bệnh, các kỹ thuật trong canh tác lúa nước, kỹ thuật chăn nuôi,... và được bà con áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn. Có thể nói đối với xã Hướng Hiệp là một xã miền núi vùng cao nên việc tuyên truyền để bà con chủ động trong tiếp cận thông tin KH&CN và mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn là một kết quả đáng khích lệ. Định hướng trong thời gian tới UBND xã tiếp tục duy trì hoạt động của Điểm thông tin KH&CN xã và mở rộng bằng cách lồng ghép vào chương trình nông thôn mới, xây dựng các Điểm truy cập internet tại các thôn để người dân dễ dàng truy cập. 5.12. Xã Vĩnh Thủy: Là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sau khi dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN về nông thôn và miền núi tỉnh Quảng trị” triển khai tại xã đã hỗ trợ tốt cho việc cập nhật cũng như chuyển tải các kiến thức về khoa học kỹ thuật phục vụ đắc lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cũng như nhân dân trên địa bàn. Góp phần tích cực vào việc nâng cao kiến thức, cũng như ứng dụng vào trong sản xuất kinh doanh 37 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị góp phần làm ra nhiều của cải, sản phẩm cho xã hội. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân áp dụng vào thực tiễn, bước đầu đem lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể ở xã đã triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ đệm lót sinh học; bước đầu triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới về đầu tư phát triển kin h tế trong chăn nuôi có ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học để bảo vệ môi trường; ứng dụng làm hầm khí bioga giải quyết chất thải trong chăn nuôi lợn; làm đệm lót sinh học để xử lý mùi hôi của chăn nuôi lợn và gà... Từ chổ có được những thông tin KH&CN về nông nghiệp nông thôn nhân dân đã đầu tư, mở mang các trang trại, gia trại để trồng trọt và chăn nuôi, làm kinh tế gò đồi. Do đó đã thu hút được nhiều lao động, góp phần không nhỏ giải quyết tại chổ lao động nông nhàn trên địa bàn. Mặt khác, các tài liệu đ ược cập nhật từ Điểm thông tin như kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, các mô hình phát triển kinh tế, các giống cây, con,... đã giúp cho đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn bổ sung thêm được nhiều kiến thức bổ ích, truyền đạt cho nhân dân trên địa bàn phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 5.13. Xã Hải Thái: Sau khi tiếp nhận sản phẩm, công nghệ từ dự án, BQL dự án xã đã họp và triển khai cho các đơn vị trên địa bàn toàn xã biết về Điểm thông tin KH&CN của xã. Từ đó các đơn vị đã lòng gh ép trong các hội nghị của các tổ chức chính trị - xã hội, các cuộc họp dân để thông báo rộng rãi cho hội viên, đoàn viên và toàn dân biết và hiểu được tầm quan trọng thiết thực của Điểm thông tin KH&CN xã. Đến nay Điểm thông tin KH&CN xã dần dần phát huy được chức năng nhiệm vụ của mình, là một trong những địa chỉ để người dân đặc biệt là người nông dân, đội ngủ khuyến nông viên các thôn đến tra cứu, tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật công nghệ. Từ đó áp dụng vào trong sản xuất, nhằm không ngừng tác động phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn. Sau khi dự án đi vào hoạt động trên địa bàn xã đã phát triển kinh tế gia trại quy mô vừa và nhỏ kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn quả và một số loại cây có giá trị kin h tế, thành lập HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hải Thái (thành lập vào ngày 27/3/2013), góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển đồng thời tạo được việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương. Thực hiện tốt Quy chế về vệ sinh môi trường , thu gom và xử lý rác thải. 5.14. Xã Triệu Thượng: Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến về Điểm thông tin KH&CN của xã, từ chổ lúc đầu người đến truy cập thông tin chủ yếu là cán bộ xã, cán bộ thôn đến nay đã có sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. Từ khi triển khai đi vào hoạt động đến nay Điểm thông tin KH&CN xã đã mang lại nhiều tác động tích cực. Đội ngũ cán bộ xã có thêm kênh cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và phong phú, phục vụ tốt cho công tác 38 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị chuyên môn, đặc biệt là bộ phận kh uyến nông, thú y,... Người dân có cơ hội hơn trong việc tiếp cận với thông tin KH&CN, từ đó chủ động trong việc áp dụng vào đời sống sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. 5.15. Xã Xy: Sau khi tiếp nhận dự án, UBND xã và BQL dự án đã tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân bằng các hình thức: công văn, qua các cuộc hội họp Ủy ban họp dân,... UBND xã Xy xem đây là mô hình trọng điểm về KH&CN nhằm cung cấp thông tin đến tận người dân để nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin về nông nghiệp, nông thôn, giúp cho người dân có kiến thức, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến tháng 7/2013 đã có gần 550 lượt khai thác, truy cập và in ấn, photo tài liệu tại Điểm thông tin KH&CN xã Xy. Các thông tin khai thác đã được người dân áp dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. 5.16. Xã Trung Sơn: Sau khi đi vào hoạt động đến nay Điểm thông tin KH&CN xã Trung Sơn dần dần phát huy được chức năng nhiệm vụ của mình, là một trong những địa chỉ để người dân đặc biệt là người nông dân, ban quản lý HTX, đội ngủ khuyến nông viên các thôn đến tra cứu, tìm hiểu khoa học kỹ thuật, công nghệ, áp dụng vào trong sản xuất, nhằm không ngừng tác động p hát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn. Xã đã mở được 7 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 220 người dân trên địa bàn xã. Tại các hội nghị trực báo thôn, HTX và các ban ngành đoàn thể BQL dự án đã giới thiệ u tổng quan về dự án. Cung cấp các thông tin KH&CN cho toàn thể nhân dân trên địa bàn có nhu cầu tiếp cận thu thập thông tin từ dự án. Cấp các đĩa phim và 275 bộ tài liệu hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt như: trồng và chăm sóc dưa hấu, cao su, hồ tiêu, nuôi lợn nái sinh sản, kỹ thuật trồng hoa... cho người dân trên địa bàn xã. Các tài liệu cung cấp được người dân áp dụng vào sản xuất và bước đầu đem lại hiệu quả cao. Mặt khác từ lợi ích thiết thực mà dự án mang lại, dự án đã góp phần tích cực tr ong việc thay đổi nhận thức của mọi người dân về vai trò của KH&CN trong sản xuất đời sống. 5.17. Xã Triệu Sơn: Dự án đi vào hoạt động đã được BQL dự án và lãnh đạo xã tổ chức thực hiện nghiêm túc và chu đáo. Công tác tuyên truyền được quan tâm. Định kỳ họp trực báo Ban khuyến nông, Ban quản lý HTX, họp dân, BQL dự án đã lòng ghép giới thiệu về Điểm thông tin KH&CN; đồng thời giới thiệu các mô hình, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt đến với người dân và đã được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. 39 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 5.18. Xã Hải Vĩnh: Sau khi được tiếp nhận dự án, UBND xã và BQL Dự án thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau: qua hệ thông loa truyền thanh và thông qua các cuộc hội họp đoàn thể, họp dân... Nhờ vậy dự án đã có sự ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, ngày càng đông người dân đến khai thác và sử dụng thông tin KH&CN tại Điểm thông tin của xã. Các thông tin thiết thực khai thác được đã được người dân áp dụng vào thực tế một cách h iệu quả như: mô hình làm nấm, nuôi gà, nuôi thỏ, nuôi giun Quế, nuôi Bồ câu Pháp... đều được người dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, do đó hiệu quả đem lại cao hơn rất nhiều. Mặt khác, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất g iúp giải quyết được phần nào về vấn đề môi trường, góp phần vào xây dựng nông thôn mới. 5.19. Xã Cam Nghĩa: Nhìn chung đại đa số người dân đã nắm bắt được mục đích, ý nghĩa của dự án và đã chủ động tiếp cận các thông tin về khoa học và công nghệ, khai thác và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất. Dự án đã giúp cán bộ và nhân dân trong xã có cơ hội tiếp cận với thông tin KH&CN, từ đó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản; phòng và trị các dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi,... Nhiều mô hình đã được ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và bước đầu đem lại hiệu quả như: mô hình nuôi lợn, mô hình ấp trứng gà, trồng cây cao su, hồ tiêu, nuôi cá nước ngọt... trên cơ sở đó đã giúp xóa đói giả m nghèo, tăng thu nhập hộ gia đình cho người dân của xã. 5.20. Xã Ba Lòng: Dự án được triển khai và đi vào hoạt động đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cán bộ và người dân xã Ba Lòng. Sau khi tiếp nhận dự án, BQL dự án đã chỉ đạo thực hiện và khai thá c có hiệu quả. Người dân đã dàn quen với việc đến Điểm thông tin KH&CN xã khai thác các thông tin khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi,... để áp dụng vào sản xuất; cán bộ chính quyền cơ sở có thêm một kênh thông tin để tìm hiểu tham khảo các kiến thức khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực khác nhau, áp dụng vào công tác chỉ đạo và chuyên môn của mình một cách chủ động và hiệu quả. Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị của đơn vị thụ hưởng: Qua quá trình triễn khai thực hiện, các đơn vị thụ hưởng đã có những thuận lợi khó khăn và kiến nghị, tổng thể như sau: Thuận lợi: - Nhận thức được tầm quan trọng thiết thực của dự án mang lại nên BQL dự án cơ sở và lãnh đạo xã đã triễn khai thực hiện tại địa phương một cách nghiêm túc, các tài sản của dự án được sử dụng đ úng mục đích và bước đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ. - Công tác tuyên truyền về dự án đã được các xã chủ động triển khai. 40 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị - Người dân bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin KH&CN mang đến cho họ, bước đầu áp dụng các thông tin KH &CN khai thác được vào thực tế và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên đã làm thay đổi nhận thức của bà con về áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Khó khăn: - Cán bộ phục vụ tại Điểm thông tin KH&CN tại các xã chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa phát huy tối đa hiệu quả thiết thực của dự án. - Kinh phí cung cấp cho BQL dự án còn khiêm tốn nên chưa tạo được động lực để cán bộ chú tâm cho công việc của dự án. - Tình độ của người dân về tin học còn yếu, vì thế họ còn e ngại trong việc đến Điểm thông tin để khai thác. - Công tác tuyền vẫn còn một số xã chưa được chú trọng, hình thức tuyên truyền chưa phòng phú. Kiến nghị: Nhìn chung với những khó khăn của các xã, có thể thấy các xã tập trung vào các kiến nghị sau: - Hỗ trợ thêm kinh phí cho BQL dự án và để duy trì hoạt động cuae Điểm thông tin Kh&CN ở xã sau khi kết thúc dự án; - Bổ sung các lớp tập huấn, đào tạo về tin học (định kỳ hoặc theo nhu cầu) cho kỹ thuật viên, nông dân để họ chủ động hơn trong việc phục vụ, khai thác thông tin; 6. Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án Với mục tiêu góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho cư dân các xã được lựa chọn triển khai dự án, đồng thời làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉn h Quảng Trị trong các năm tiếp theo. Hiệu quả mà dự án đã đem lại cho người dân là việc cung cấp trực tiếp những thông tin phù hợp một cách nhanh chóng, thiết thực giúp người dân dần dần thay đổi những phương thức canh tác truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch, đã giúp cho bà con nông dân thay đổi cách nhìn và những suy nghĩ cục bộ như trước đây. Thông tin được sử dụng như một yếu tố kinh tế để sáng tạo ra của cải và phúc lợi. Trong tương lai chắc chắn phương thức này sẽ mang lại hiệu quả trên nhiều mặt và đây cũng chính là “cửa sổ” của xã để tiếp cận với thế giới bên ngoài. 41 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Đây là cơ hội để các em học sinh, thanh niên trên địa bàn học hỏi, tìm kiếm thông tin. Từ đây về lâu dài sẽ hình thành nên một đội ngủ nông dân điện tử (e - farmer) trong tương lai. Dự án sẽ được duy trì, phát triển và nhân rộng sau khi kết thúc bởi các yếu tố sau: * Tính ổn định và tiên tiến của công nghệ - Công nghệ thông tin ngày càng chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, bởi tính tiện ích và hiệu quả của nó. Cuộc sống ngày càng phát triển đi lên thì sự ảnh hưởng cũng như lợi ích mà nó mang lại cho người sử dụng ngày càng cao. Do đó việc khai thác thông tin theo hình thức này ngày càng phổ biến. - Lượng thông tin chung trong đó có thông tin về KHCN ngày càng nhiều và thay đổi nhanh chóng, chỉ có công nghệ này mới chuyển tải đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng, kịp thời và chính xác của người nông dân. - Dự án không chỉ cung cấp thông tin KHCN cho nông dân mà còn hỗ trợ cho lãnh đạo xã khai thác các thông tin trên mọi lĩnh vực nhằm phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, tìm ki ếm thị trường, quản bá hình ảnh ,… để thúc đẩy phát triển địa phương một cánh toàn diện. * Chất lượng đảm bảo và giá thành thấp Giá thành sẽ giảm đi rất nhiều bởi các lý do: - Tìm kiếm dễ, cung cấp nhanh. - Cung cấp đủ những thông tin cần thiết (thay vì phải mua cả cuốn sách có nhiều nội dung thông tin mà người sử dụng không cần đến, hoặc trước mắt chỉ cần một vài nội dung) . - Chất lượng thông chính xác, kịp thời . * Một số biện pháp đảm bảo Đây là dự án mà mục tiêu, nhiệm vụ của dự án gắn liền với chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN. Thực hiện dự án chính là thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm, đó chính là điều kiện thuận lợi nhất để duy trì và phát triển dự án. Tuy nhiên, để đảm bào duy trì và phát huy được hiệu quả của dự án, cần thực hiện một số biện pháp sau: - Đề nghị lãnh đạo địa phương cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho dự án hoạt động, trong đó có việc hỗ trợ một phần kinh phí (trong phạm vi có thể) nhằm đảm bảo chi phối tối thiểu cho dự án hoạt động, khi chưa tạo được nguồn thu. 42 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị - Tổ chức thu một phần lệ phí từ các dịch vụ và khuyến khích tạo cơ chế hỗ trợ, động viên cho đội ngũ cán bộ trực tiếp triển khai dự án, trên cơ sở tận dụng việc khai thác các trang thiết bị hiện có để tạo nguồn thu bù đắp chi phí hoạt động. Khi có điều kiện, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tài trợ, hoặc lồng ghép với các hoạt động triển khai các dự án khác để tăng cường thêm cơ sở vật chất, bổ sung kịp thời tài nguyên thông tin,… - Tăng cường công tác tuyên truyền để tất cả mọi người dân đều hiểu rõ mục đích của điểm truy cập và hiệu quả của việc tìm kiếm thông tin. - Điểm truy cập hoạt động thường xuyên để tìm kiếm những mô hình làm ăn có hiệu quả kịp thời tuyên truyền cho nhân dân. - Tiếp tục hướng dẫn nhân dân cách sử dụng tin học ứng dụng để thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin. - Hàng tháng tiếp tục cung cấp bản tin thông tin KH&CN các xã để người dân đến khai thác, sử dụng thông tin. - Hiện tại ở Trung tâm Tin học- Thông tin KH&CN đã xây dựng một trung tâm tích hợp dữ liệu, nên công tác thanh lọc, bổ sung CSDL được tiến hành thường xuyên (hoặc theo nhu cầu c ủa từng xã gửi lên) phù hợp với từng đơn vị thụ hưởng một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Sơ đồ cung cấp thông tin KHCN phục vụ bà con nông dân Yêu cầu thông tin Trung tâm Tin học Thông tin KH&CN Internet/ hình thức khác Cung cấp thông tin Điểm thông tin KH&CN xã Cung cấp/ yêu cầu thông tin Hiện tại trên địa bàn đang triển khai chương trình Nông thôn mới, nên việc kết hợp, lồng ghép sẻ đem lại hiệu quả thiết thực, bổ trợ cho nhau cùng đạt hiệu quả tốt nhất. 7. Đánh giá tiềm lực của đơn vị chủ trì trước và sau khi triển khai dự án (theo hướng khả năng duy trì và mở rộng quy mô dự án (tiềm lực về con người như 43 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị số lượng đã được đào tạ o, tập huấn, trình độ KH&CN; doanh thu của đơn vị; công nghệ đã được tiếp nhận và làm chủ; tiềm lực về vật chất như trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được trang bị trong quá trình thực hiện dự án) . Sau 2 năm triển khai, dự án đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên. Kết quả thực hiện dự án đã chứng tỏ được năng lực của đơn vị chủ trì (Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị) trong việc điều hành triển khai, tiếp cận ứng dụng và chuyển giao công nghệ... - Năng lực quản lý chuyên môn của cán bộ đơn vị chủ trì ngày càng đi vào chiều sâu theo mục tiêu nhiệm vụ cụ thể như: Nghiên cứu, triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khai thác thông tin KHCN phục vụ ph át triển nông nghiệp nông thôn; Tiếp cận sử dụng các thiết bị hiện đại và o công tác,... - Năng lực quản lý kỹ thuật của cán bộ tư vấn , điều hành và cán bộ kỹ thuật trực tiếp ứng dụng và chuyển giao được nâng cao về chuyên môn, ý thức tổ chức kỹ luật, vai trò tự kiểm soát, tự điều chỉnh đánh giá hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. - Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị đã hoàn thành một số đề tài/dự án liên quan được đánh giá cao từ cơ quan quản lý. Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị là trung tâm tích hợp quản trị, là Điểm điều hành của Dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Trị ” để tăng cường khả năng duy trì và mở rộng quy mô dự án Trung tâm nên tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện điển tử KHCN Quảng Trị để có khả năng thực hiện nh iệm vụ được giao. 44 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Dự án được triển khai thực hiện với quy mô 20 xã thuộc 09 huyện, thị của tỉnh. Trong khuôn khổ của dự án, mỗi đơn vị thụ hưởng đã tiếp nhận 01 bộ CSDL gồm trên 60.000 tài liệu đã được số hóa về tất cả các lĩnh vực, 1.000 phim KHCN và phần mềm thu, chiếu phim trực tuyến, được cung cấp các trang thiết bị công nghệ thông tin - truyền thông tiên tiến , lắp đặt, hoà mạng (máy vi tính, máy in Laser, máy photo, đầu đọc DVD, ti vi, bàn, tủ...) ; Đào tạo tin học kỹ thuật viên cơ sở cho 74 cán bộ phường/xã; Tập huấn về kỹ năng khai thác và tìm kiếm thông tin trên Internet và tại Thư viện điện tử KH&CN cho 767 cán bộ, người dân và cán bộ đoàn thể tại địa phương, nhằm để quản lý và vận hành Điểm thông tin KH&CN phường/xã; Tập huấn kỹ năng biên tập thông tin KH&CN cho 20 cán bộ quản lý chuyên trang thông tin điện tử của phường/xã; Xây dựng 20 chuyên trang thông tin điện tử của xã ; Bên cạnh đó đơn vị chủ trì đã xây dựng trung tâm tích hợp quản trị dữ li ệu và cung cấp thông tin phục vụ triển khai dự án tại Trung tâm Tin học – Thông tin Kh&CN Quảng Trị. Dự án được lãnh đạo và nhân dân các phường/xã hoan nghênh và phấn khởi tiếp nhận. Các Điểm thông tin KHCN hiện đã đi vào hoạt động, các kỹ năng tác nghiệp về kỹ thuật chuyên môn và quản lý của các cán bộ phụ trách Điểm thông tin KHCN đã ổn định và thành thạo. Số lượt người dân vào tìm kiếm, tra cứu thông tin ngày càng tăng. Tại thời điểm báo cáo đã có 13.612 lượt/20 điểm (trung bình một điểm có 680 lượt người đến truy cập, tra cứu) Dự án sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng phục vụ là cư dân (không chỉ nông dân) trên địa bàn phường/xã thụ hưởng dự án và đang được Sở KH&CN phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình (hiện tại đã nhân 02 Điểm từ kinh phí huyện - huyện Triệu Phong), điểm đặt các Điểm thông tin KHCN tại văn phòng UBND xã/phường. Duy trì hiệu quả dự án: Đây là một vấn đề khó (như vẫn giải quyết được) , vừa đòi hỏi tính chất khoa học, lại vừa đòi hỏi sự phù hợp với điều kiện thực tiễn của các giải pháp được triển khai: Thứ nhất, đó là cơ chế và các giải pháp cho việc cập nhật thông tin, nhất là việc cập nhật dòng thông tin từ các cộng đồng phường, xã đến với các tổ chức cung cấp và tạo lập sản phẩm, dịch vụ thông tin. 45 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Thứ hai, đó là cùng với sự thay đổi không ngừng về nguồn tin, nhu cầu thông tin, năng lực của các tổ chức thông tin, thì vấn đề nghiên cứu phát triển để có thể luôn có khả năng tạo ra các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin mới phù hợp với nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của người dân là một vấn đòi hỏi sự đầu tư có hệ thống về khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Thứ ba, đó là vấn đề tìm ra giải pháp hợp lý để từng bước dung hoà được sự xem xét phát triển mô hình từ hai góc độ khác biệt nhau: - Xã hội hoá việc cung cấp thông tin đến người dân tại cộng đồng là một giải pháp căn bản để duy trì Dự án. - Trách nhiệm xã hội của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trong việc triển khai Dự án: Cung cấp thông tin khoa học và công nghệ đến vùng sâu, vùng xa, miền núi là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và lâu dài, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng thông tin, thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Kiến nghị: Nhu cầu thông tin khoa học và công ng hệ vùng nông thôn là rất lớn, rất bức xúc và cũng rất đặc thù. Đề nghị các cơ quan thông tin các ngành, các cấp tăng cường phục vụ thông tin khoa học và công nghệ cho khu vực này. Tuy nhiên để phục vụ thông tin có hiệu quả cho địa bàn nào, trước hết chúng ta cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tin ở địa bàn đó. Muốn đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại vùng nông thôn một cách liên tục và có hiệu quả, chúng ta cần tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ hay nói cách khác: Thông tin khoa học và công nghệ cần đi trước một bước và một trong những biện pháp hữu hiệu là triển khai theo mô hình dạng này, tạo ra một cái gốc ban đầu và phát triển nhân rộng Để phát triển thành công “Mô hình” này cần: - Có sự ủng hộ của các cấp Đảng và chính quyền ( tỉnh, huyện, xã), sự quan tâm và ủng hộ đông đảo của bà con nông dân, nhất là lực lượng cán bộ tại đại bàn xã như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên,... - Tăng cường hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Sở Khoa học và Công nghệ, cụ thể là tăn g cường cho Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt tập trung tăng cường tiềm lực thông tin số hoá và thông tin nghe, nhìn. - Bám sát yêu cầu thực tế của người dân tại địa phương . - Kết hợp hoạt động thông tin khoa học và c ông nghệ với các tổ chức chuyên ngành và xã hội như: Khuyến nông, khuyến ngư, Hội làm vườn, Đoàn 46 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Thanh niên, Hội Phụ nữ…. Về cơ chế chính sách: - Cần có chính sách hỗ trợ kinh phí duy trì mô hình trong một thời gian nhất định để đảm bảo tính ổn định khi mô hình chưa đem lại hiệu quả kinh tế ngay sau khi kết thúc dự án. - Dự án cung cấp thông tin KH&CN về nông thôn miền núi hiện mới chỉ triển khai 20/141 xã, kết quả bước đầu đã nhận được phản hồi tích cực từ phía người dân và cán bộ xã. Nhằm tạo sự bình đẳng hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin cho người dân (các xã chưa có điểm thông tin rất khó khăn để có được thông tin mình cần), đề nghị Bộ KH&CN, Sở KH&CN Quảng Trị xét duyệt để triển khai nhân rộng cho các xã còn lại. Đối với đơn vị cung cấp thông t in: - Tăng cường và nâng cao năng lực cho cán bộ của Trung tâm Tin học Thông tin KH&CN Quảng Trị trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin KH&CN phục vụ người dân tuyến xã, tuyến huyện. - Xây dựng được bộ CSDL về nông nghiệp nông thôn, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thường xuyên thanh lọc, bổ sung nhằm có được những thông tin có giá trị thiết thực. Đồng thời cần có sự phân loại tài liệu phù hợp với từng điều kiện sản xuất cụ thể của từng địa phương, nhằm khắc phục hiện tượng “nhiễu tin”. - Đào tạo, tập huấn về tin học cơ bản, kỹ năng khai thác thông tin tại các Điểm thông tin KH&CN, thông tin trên Internet... cho cán bộ xã, người dân địa phương. - Phối hợp chặt chẽ với cơ sở để có được thông tin nhằm phục vụ bà con một cách nhanh chóng và chính x ác. Đối với cơ sở - Thường xuyên khảo sát nhu cầu thông tin KH&CN của người dân, thường xuyên phối hợp với đơn vị cung cấp thông tin để người dân có được thông tin mình cần một cách thiết thực nhất. - Chủ động trong công tác tuyên truyền Điểm thông tin KH& CN xã, chủ động trong công tác cung cấp thông tin KH&CN theo mùa vụ, tình hình thực tế tại địa phương. - Đồng thời cần chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan nhằm giúp người dân có được những thông tin mình cần một cách nhanh, đầy đủ và chính xác. 47 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị Tóm lại, với đặc điểm là một tỉnh nghèo, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, truyền hình... đến tuyến xã phát triển còn hạn chế, việc xây dựng các mô hình cung cấp thông tin cho tuyến xã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến những thành tựu mới của KHCN. Bằng việc ứng dụng CNTT thông qua khai thác cơ sở dữ liệu tại chỗ và sử dụng hệ thống đường truyền Internet tốc độ cao để khai thác, truyền tải thông tin trên mạng,... cán bộ và người dân tuyến xã có cơ hội để tiếp cận kịp th ời với nguồn thông tin khoa học công nghệ rất phong phú, đa dạng hiện nay./. Quảng Trị, Ngày 15 tháng 9 năm 2013 Chủ nhiệm dự án (Ký và ghi rõ họ tên) Cơ quan chủ trì (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) 48 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị PHẦN PHỤ LỤC 1. Bản thỏa thuận về tổ chức hoạt động của Điểm thông tin KH&CN: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ...........................…, ngày … tháng… năm 201.... BẢN THỎA THUẬN Về tổ chức hoạt động của Điểm thông tin KH&CN ....................... … Thực hiện dự án "Xây dựng mô hình thông tin Khoa học – Công nghệ ục vụ nông thôn năm 2011”, để đưa Điểm thông tin KH &CN vào hoạt động ph có hiệu quả nhằm cung cấp thông tin khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phư ơng. Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị cùng với UBND ............. .................................. thống nhất thực hiện các điều khoản sau: Điều 1. Hai bên cùng tổ chức Điểm thông tin KHCN nhằm phổ biến, cung cấp thông tin khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều 2. Điểm thông tin KHCN hoạt động theo "Quy định về hoạt động của Điểm thông tin KHCN" (được đính kèm bản thỏa thuận này). Quy định này sẽ được niêm yết công công khai tại Điểm thông tin. Điều 3. Điểm thông tin KHCN có trách nhiệm: 1. Tổ chức phục vụ thông tin KHCN theo đúng Quy định tại điều 2. 2. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến thông tin KHCN thông qua sự phối hợp với Hội Nông dân, Đòan Thanh niên, Hội Phụ nữ, các hoạt động quần chúng khác và qua phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. 3. Định kỳ hàng tháng báo cáo với Huyện và Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị về tình hình hoạt động của Điểm thông tin KHCN trong việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 4. Thông tin về kết quả ứng dụng KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các thông tin khác của địa phương trên trang thông tin điện tử của Xã tại địa chỉ: http://www.dostquangtri.gov.vn vào mục Thôn g tin KHCN phục vụ nông thôn miền núi. Điều 4. Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị có trách nhiệm: 1. Cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và hỗ trợ các điều kiện hoạt động ban đầu cho Điểm thông tin KHCN. 2. Đảm bảo cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin KHCN. 49 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 3. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ của Điểm thông tin KHCN. 4. Định kỳ phối hợp kiểm tra, đánh giá họat động và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của các Điểm thông tin KHCN. Điều 5. Trách nhiệm của UBND ..................................................…: 1. Đảm bảo nhân sự và các các điều kiện khác để duy trì hoạt dộng của Điểm thông tin KHCN đáp ứng yêu cầu thông tin của địa phương. 2. Có các biện pháp chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm khai thác tốt nhất giá trị của thông tin KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điều 6. Hai bên thống nhất thực hiện đúng những thỏa thuận nêu trên, trong quá trình thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc sẽ được trao đổi, thống nhất hướng giải quyết. Bản thỏa thuận được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./. UBND …............................... TRUNG TÂM TIN HỌC - THÔNG TIN KH&CN QUẢNG TRỊ 2. Quy định về hoạt động của điểm thông tin KHCN: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐIỂM THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ 1. Điểm thông tin KHCN .....................…....... (gọi tắt là Điểm thông tin) là nơi cung cấp thông t in KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điểm thông tin do Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị phối hợp với UBND ........................... xây dựng và tổ chức hoạt động đặt tại UBND ........................... 1.1. Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị thực hiện việc trang bị các trang thiết bị ban đầu và cung cấp thông tin KHCN cập nhật, đảm bảo khả năng phục vụ thông tin KHCN. 1.2. UBND ........................... chịu trách nhiệm tổ chức, đảm bảo các điều kiện để duy trì hoạt động phục vụ thông tin KHCN của Điểm thông tin phục vụ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. 2. Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin KHCN trên địa bàn (gọi tắt là người dùng tin) đều có quyền yêu cầu Điểm thông tin phục vụ thông tin KHCN. 2.1. Người dùng tin được cung cấp thông tin KHCN miễn phí tại Điểm 50 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị thông tin. 2.2. Trường hợp người dùng tin có nhu cầu sao chép các thông tin KHCN thì phải trả chi phí vật tư sao chép theo quy định của UBND ........................... 3. Điểm thông tin có trách nhiệm phục vụ thông tin KHCN theo yêu cầu của người dùng tin trong thời gian sớm nhất. 3.1. Trường hợp không thể phục vụ được ngay, cán bộ của Điểm thông tin phải làm phiếu hẹn ghi rõ thời gian phục vụ. 3.2. Trường hợp thông tin yêu cầu không có sẵn trong cơ sở dữ liệu thì cán bộ của Điểm thông tin có trách nhiệm gửi yêu cầu lên Trung tâm Tin học Thông tin KH&CN Quảng Trị để được tìm kiếm, sưu tầm phục vụ và khi có kết quả phải thông báo cho người dùng tin được biết. 4. Cán bộ của Điểm thông tin phải: 4.1. Có thái độ phục vụ nhân dân chu đáo và lịch sự. 4.2. Có trách nhiệm duy trì, bảo quản trang thiết bị đảm bảo phục vụ thông tin tốt nhất. 5. Tất cả cán bộ của Điểm thông tin, cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định này. Ngày … tháng … năm 201… ---------- 51 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 3. Mẫu phiếu đăng ký thông tin (hàng tháng/quý): Trung tâm Tin học - Thông tin KH&CN Quảng Trị 204 Hùng Vương, Tp. Đông Hà, Quảng Trị -------------- PHIẾU ĐĂNG KÝ Họ và tên:......................................................................................................... Địa chỉ: ............................................................................................................. Điện thoại: ....................................................................................................... Nội dung/tên tài liệu cần cung cấp :............................................................... .......................................................................................................................... ........................................................................................................................... ................................................................ ......................................................... .......................................................................................................................... Hình thức: 1. Văn bản điện tử (mail)  2. CD-ROM  .........ngày.........tháng.........năm....... Người đăng ký 52 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 4. Một số hình ảnh hoạt động của dự án: 53 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 54 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 55 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 56 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 57 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 58 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 59 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 60 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN về nông thô n và miền núi tỉnh Quảng Trị 61 Trung tâm Tin học - Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Trị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan