Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven bi...

Tài liệu Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố hải phòng [tt]

.PDF
27
376
110

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2015 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Vân Đình Phản biện 1: GS. TSKH. Lương Xuân Quỳ Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Thao Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Ngữ Ban Kinh tế Trung ương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thành phố (Tp.) Hải Phòng được xác định là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Trong giai đoạn 2005 - 2012, kinh tế thủy sản của Tp. Hải Phòng hàng năm đã đóng góp bình quân trên 2,3% GDP của toàn thành phố. Sản phẩm thủy sản của Tp. Hải Phòng đã có mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo Tp. Hải Phòng trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sinh kế của ngư dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn lợi Thủy sản ngày một suy giảm, nhất là nguồn lợi ven bờ; cạnh tranh ngư trường khai thác giữa các quốc gia, giữa các địa phương diễn ra ngày một gay gắt; biến đổi khí hậu ngày một phức tạp; tranh chấp chủ quyền biển Đông tiếp tục gia tăng. Những thách thức này đã và đang là nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của ngư dân. Mặc dù Trung ương cũng như Tp. Hải Phòng đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nhằm hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho ngư dân, nhưng cho đến nay tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện, thậm chí các nguy cơ tiềm ẩn có chiều hướng gia tăng. Trên thực tế đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhưng để giúp cho ngư dân vùng ven biển Tp. Hải phỏng cải thiện sinh kế cần có nghiên cứu đánh giá về thực trạng sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân, từ đó tìm ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, trong thực thi các chính sách hỗ trợ cho ngư dân, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện sinh kế cho ngư dân trong thời gian tới. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng. - Mục tiêu cụ thể: (i) Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển; (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng sinh 1 kế của ngư dân và các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng; (iii) Đề xuất những giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: (i) Vấn đề nghiên cứu: Sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng; (ii) Đối tượng khảo sát: Chủ thể chính là ngư dân làm nghề khai thác hải sản vùng ven biển Tp. Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu: (i) Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về sinh kế của ngư dân trong khai thác hải sản và việc cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng; (ii) Về không gian: Tại Tp. Hải Phòng, trong đó tập trung tại các điểm nghiên cứu đại diện là xã Đại Hợp (Kiến Thụy), xã Lập Lễ (Thủy Nguyên), xã Phù Long (Cát Hải) và phường Ngọc Hải (Đồ Sơn); (iii) Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2011 - 2013, khảo sát năm 2012 - 2013. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận về sinh kế, sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân; đưa ra khái niệm đầy đủ về sinh kế, sinh kế đối với ngư dân trong khai thác hải sản phù hợp với tình hình thực tế; chỉ rõ các đặc điểm sinh kế đối với ngư dân vùng ven biển. Vận dụng và kế thừa khung sinh kế bền vững của các tổ chức DFID, UNDP, IFAD, CARE, luận án đã xây dựng khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển; xác định được các nội dung nghiên cứu trên cơ sở khung sinh kế bền vững đó; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển. - Về thực tiễn: Áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững đối với ngư dân, luận án đã giải quyết được các vấn đề có liên quan đến sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp.Hải Phòng; nêu bật được thực trạng về nguồn lực sinh kế của ngư dân; chỉ rõ nguồn lực về con người và tài chính có vai trò quan trọng, quyết định việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các loại nguồn lực khác. Luận án đánh giá thực trạng môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân, trong đó biến động giá cả, cạnh tranh khai thác, tranh chấp 2 chủ quyền Biển Đông, biến đổi khí hậu là những nhân tố có tác động tiêu cực đến sinh kế của ngư dân. Từ việc phân tích các chính sách hỗ trợ sinh kế cho ngư dân, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách này. Luận án đã phân tích, đánh giá kết quả sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân ven biển Tp. Hải Phòng theo các chiến lược sinh kế; làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện sinh kế đối với ngư dân. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án chia thành 6 phần: Phần 1: Mở đầu; Phần 2: Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế, cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển; Phần 3: Phương pháp nghiên cứu; Phần 4: Thực trạng sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng; Phần 5: Giải pháp cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng; Phần 6: Kết luận và kiến nghị. PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ, CẢI THIỆN SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ DÂN 2.1.1. Một số khái niệm - Sinh kế, sinh kế bền vững: Sinh kế là hoạt động kiếm sống của con người thông qua chiến lược sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội) trong môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực trong cả hiện và tương lai. - Vùng ven biển: Theo địa giới hành chính, vùng ven biển là vùng địa giới hành chính của tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường, thị trấn) tiếp giáp trực tiếp với biển hoặc cửa sông, cửa biển. - Khai thác hải sản: khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Khái 3 niệm khai thác hải sản trong đề tài được hiểu là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển. - Sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân: là hoạt động kiếm sống của những người làm nghề khai thác hải sản thông qua chiến lược sử dụng các nguồn lực trong môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. Sinh kế được coi là bền vững khi ngư dân sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực sinh kế, thích ứng hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực trong cả hiện tại và tương lai. - Cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân: là việc áp dụng các biện pháp cải thiện các tổ chức, định chế, chính sách, các nguồn lực sinh kế, môi trường dễ bị tổn thương và các chiến lược sinh kế của ngư dân nhằm mang lại kết quả sinh kế tốt hơn, giảm thiểu rủi ro, ổn định và nâng cao thu nhập cho ngư dân. 2.1.2. Khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân Dựa trên cách tiếp cận khung sinh kế của các tổ chức như DFID, CARE, UNDP, IFAD, khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân vùng ven biển được trình bày như Hình 2.1. Tổ chức, định chế, chính sách Con người Tự nhiên Xã hội Môi trường dễ bị tổn thương - Cạnh tranh khai thác - Tranh chấp chủ quyền biển Đông, - BĐKH... Ngư dân Tài chính Vật chất Chiến lược Sinh kế Môi trường dễ bị tổn thương - Nguồn lợi hải sản giảm - Biến động thị trường... Kết quả sinh kế - Thu nhập của ngư dân tăng - Hạn chế được yếu tố rủi ro - Sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của ngư dân vùng ven biển Về cơ bản khung sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân giống với khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, tuy 4 nhiên các hợp phần trong khung sinh kế bền vững của ngư dân vùng ven biển đã được cụ thể hóa và sát với điều kiện thực tế sinh kế của ngư dân ở Việt Nam. 2.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân Cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường và an ninh, quốc phòng; tìm ra các giải pháp giúp ngư dân nâng cao năng lực, trình độ khai thác, từ đó nâng cao thu nhập, giảm thiểu được những rủi ro, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi hản sản; khuyến khích ngư dân tăng cường bám biển, góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. 2.1.4. Đặc điểm cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân Ngư dân khai thác hải sản thường cư trú ở vùng tách biệt và khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với môi trường dễ bị tổn thương với nhiều rủi ro, nguy hiểm. Họ là đối tượng nghèo, sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên; khó khăn trong việc mua sắm tàu thuyền, ngư cụ khai thác do vốn đầu tư lớn. Sinh kế trong khai thác hải sản của ngư dân mang tính mùa vụ cao. 2.1.5. Nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân Nội dung nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển gồm thực trạng sinh kế và các giải pháp cải thiện sinh kế, trong đó tập trung vào các vấn đề: (i) Môi trường dễ bị tổn thương đối với ngư dân; (ii) Nguồn lực sinh kế của ngư dân; (iii) Các tổ chức, định chế, chính sách; (iv) Chiến lược sinh kế của ngư dân; (v) Kết quả sinh kế của ngư dân. 2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân Gồm bốn nhóm nhân tố: (i) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường dễ bị tổn thương; (ii) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện nguồn lực sinh kế; (iii) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện tổ chức, định chế, chính sách và (iv) Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện các chiến lược sinh kế. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ DÂN Hầu hết các quốc gia đều đang đối mặt với việc suy giảm nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ. Giải pháp cải thiện sinh kế trong khai hác hải 5 sản đối với ngư dân của các nước đều hướng đến phát triển khai thác xa bờ và tìm các biện pháp để giảm thiểu khai thác gần bờ như phát triển nghề nuôi biển, chuyển đổi nghề cho ngư dân Một số nước có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân, gắn hoạt động khai thác của ngư dân với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Từ thực tiễn của một số địa phương cho thấy, mặc dù nhiều chính sách đã được triển khai nhằm cải thiện sinh kế cho ngư dân trong hoạt động khai thác hải sản, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cường lực khai thác với nguồn lợi hải sản, hỗ trợ ngư dân về tài chính, tín dụng, trang bị các cơ sở vật chất như tàu thuyền, ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải… nhưng kết quả đạt được còn khá khiêm tốn và còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CẢI THIỆN SINH KẾ Một số cách tiếp cận được sử dụng như: tiếp cận sinh kế; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận theo phạm vi khai thác hải sản trên các vùng biển. Khung phân tích cải thiện sinh kế đối với ngư dân được sử dụng để tuần tự giải quyết các nội dung nghiên cứu. 3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn ra các điểm nghiên cứu, khảo sát, cụ thể là 4 xã, phường: Lập Lễ (Thủy Nguyên), Ngọc Hải (Đồ Sơn), Đại Hợp (Kiến Thụy) và Phù Long (Cát Hải). 3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu được sắp xếp theo các nhóm vấn đề nghiên cứu bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: nguồn lực sinh kế; môi trường dễ bị tổn thương; tổ chức, định chế, chính sách; chiến lược, kết quả sinh kế; phát triển sinh kế và sinh kế bền vững. 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Tài liệu thứ cấp: Các thông tin, số liệu chung về tình hình sinh kế của ngư dân được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan; niên giám thống kê; các văn bản của các ngành chức năng của Thành phố. Tài liệu sơ cấp: Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn; căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động sinh kế của ngư dân tại các điểm nghiên cứu này, tổng số mẫu điều tra được xác định là 450 mẫu, trong đó 6 có 350 mẫu đối với ngư dân là chủ tàu và 100 mẫu đối với ngư dân là lao động làm thuê. Các thông tin, số liệu về thực trạng sinh kế của ngư dân Tp. Hải Phòng được thu thập trực tiếp (phỏng vấn) qua điều tra, khảo sát thực tế tại các điểm nghiên cứu. 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN, SỐ LIỆU (i) Mã hóa số liệu: các số liệu định tính thu thập được sẽ được chuyển đổi, mã hóa thành các con số để tính toán; (ii) Nhập liệu và hiệu chỉnh: các số liệu thu thập được, kể cả số liệu đã được mã hóa sẽ được nhập và lưu lại phục vụ cho việc xử lý, tính toán tiếp theo. Với những số liệu có sự sai sót trong quá trình thu thập sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh lại; (iii) Công cụ xử lý: Các số liệu sơ cấp sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm excel trên máy tính. 3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Phương pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả, phân tích định tính, phân tích định lượng, so sánh được sử dụng để mô tả, phân tích hoạt động sinh kế của ngư dân qua các năm. PHẦN 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐẾN SINH KẾ NGƯ DÂN 4.1.1. Biến động giá đầu vào Tiền dầu chạy máy thường chiếm 80% chi phí của chuyến khai thác. Năm 2012 - 2013, giá xăng dầu liên tục biến động tăng làm cho chi phí khai thác tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm không ổn định, nhiều ngư dân có tàu công suất lớn đã buộc phải hoặc là cho tàu nằm bờ, hoặc phải quay về khai thác gần bờ, hoặc phải tận thu sản phẩm. Từ cuối năm 2014 đến tháng 3/2015 vừa qua, khi giá xăng dầu có xu hướng giảm làm cho chi phí khai thác giảm, trung bình đối với tàu khai thác xa bờ, mỗi chuyến khai thác ngư dân đã tiết kiệm được từ 20 - 50 triệu đồng phí nhiên liệu. Tuy nhiên, gần đây giá xăng dầu lại có xu hướng tăng trở lại đã khiến cho ngư dân lại phải tiếp tục lo lắng cho sinh kế của mình. 4.1.2. Cạnh tranh trong khai thác Cường lực khai thác ở vùng biển này tiếp tục tăng bởi hàng nghìn tàu khai thác của các tỉnh phía Nam Trung bộ như Bình Định, Quảng Ngãi 7 di chuyển ngư trường ra khai thác ở Vịnh Bắc bộ, sản lượng khai thác ước tính của số tàu này khoảng 11.550 tấn/năm, chiếm 10%. Bên cạnh đó, việc nhiều tàu cá xa bờ lại vào đánh bắt ven bờ đã tạo ra xu hướng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tàu thuyền trong cùng một ngư trường. Ngoài ra, hàng năm có 3000 - 5.000 lượt tàu đánh cá nước ngoài hoạt động trái phép ở vùng biển biển Vịnh Bắc bộ. Ước tính sản lượng hải sản do các tàu nước ngoài đánh bắt ở vịnh Bắc bộ khoảng 100.000 tấn/năm. 4.1.3. Tranh chấp chủ quyền biển Đông Tình hình Biển Đông trong những năm vừa qua có diễn biến phức tạp, mức độ xung đột ngày một tăng. Số các vụ va chạm, bắt giữ, xử lý của nước ngoài với tàu cá, ngư dân hoạt động khai thác tại vùng biển giáp với vùng biển nước ngoài thường xuyên diễn ra, ngay kể cả vùng biển, ngư trường truyền thống của ta. 4.1.4. Xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng Qua quan trắc tại đảo Hòn Dấu, trong một thập kỷ qua mực nước biển ở Hải Phòng đã tăng cao hơn 20 cm. Một số vùng cửa sông ven biển bị nước biển xâm thực, đặc biệt tại khu vực Phù Long, đảo Cát Hải, Đình Vũ, ven đê biển 1, đê biển 2. Một số vùng cửa sông nền địa chất yếu, xuất hiện nhiều vùng xoáy nguy hiểm, tình trạng xói lở bờ sông có chiều hướng gia tăng. Một số vùng bãi triều xuất hiện rất rõ tình trạng thủy triều lên xuống bất thường. Nhiệt độ tăng, chế độ dòng chảy, độ mặn, lượng mưa thay đổi đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của nguồn, cơ cấu và chất lượng thức ăn của các loài thủy, hải sản. 4.2. CÁC NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN 4.2.1. Nguồn lực con người Ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng tham gia hoạt động khai thác hải sản tập trung ở độ tuổi từ 31 - 50 tuổi, chiếm 66,4%; độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 1,3% và độ tuổi trên 60 chỉ chiếm 0,4%. Trong tổng số 13.098 ngư dân (năm 2013), tỷ lệ ngư dân không biết chữ chiếm 2,7%; ngư dân có trình độ sơ cấp trở lên chiếm 5%. Ngư dân thuộc nhóm tàu có công suất dưới 20CV có tỷ lệ không biết chữ cao nhất, ngư dân thuộc nhóm tàu có công suất trên 90CV được đánh giá là tốt hơn. Hoạt động khai thác của ngư dân chủ yếu theo kinh nghiệm “cha truyền, con nối”, hạn chế trong ứng dụng công nghệ hiện đại; tỷ lệ ngư dân được qua đào tạo chuyên môn chỉ chiếm khoảng 29,7%. 8 4.2.2. Nguồn lực vật chất - Sở hữu của ngư dân: Chỉ có 26,6% ngư dân có điều kiện đầu tư mua sắm, sở hữu tàu thuyền khai thác. Trong tổng số 3.830 tàu thuyền của toàn Thành phố (năm 2013), số tàu có công suất từ 90CV trở lên chỉ chiếm 12,6%. Phần lớn tàu thuyền của ngư dân có chất lượng kém, chủ yếu sử dụng máy cũ; các trang thiết bị phục vụ cho khai thác và an toàn hàng hải còn rất thiếu, đặc biệt là với tàu khai thác gần bờ; khoảng 90% tàu thuyền được đóng không có thiết kế; 61,1% tàu vỏ gỗ, còn lại là tàu vỏ nan, nhựa, khả năng chịu sóng gió trên biển rất hạn chế. - Từ đầu tư công và xã hội hóa: Với hệ thống 6 cảng cá, 8 bến cá, 12 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và các chợ cá, cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền, về cơ bản hệ thống hạ tầng nghề cá của Tp. Hải Phòng đã đáp ứng được cho trên 4.000 tàu thuyền các loại hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, có một số cơ sở bị xuống cấp, một số công trình đầu tư dở dang hoặc chậm triển khai, ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của ngư dân. 4.2.3. Nguồn lực xã hội Nguồn lực xã hội của ngư dân được hình thành, phát triển thông qua các mạng lưới quan hệ, sự tin tưởng giữa ngư dân với cộng đồng cũng như với các tổ chức chính quyền, ngành chức năng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các chủ nậu vựa, các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp ngư dân tăng thêm sức mạnh, tăng cường các nguồn lực sinh kế để thực hiện có hiệu quả các chiến lược sinh kế của mình. Tp. Hải Phòng có nhiều lợi thế về phát triển nghề cá, có nhiều cơ quan, đơn vị, ngành chức năng đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, ngư dân Tp. Hải Phòng vẫn rất hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn này, nhất là đối với nhóm ngư dân làm thuê, ngư dân khai thác gần bờ, họ thường hạn chế hơn trong các mối quan hệ, thậm chí bị coi là “lép vế” hơn trong xã hội. Hoạt động của hầu hết mô hình tổ, đội khai thác còn lỏng lẻo, thiếu bền vững; sự gắn kết giữa họ với các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế. 4.2.4. Nguồn lực tự nhiên Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hải sản, tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản vịnh Bắc bộ là 586.370 tấn, trong đó vùng bờ là 161.280 tấn, vùng lộng là 205.756 tấn và vùng khơi là 219.334 tấn. Khả 9 năng khai thác toàn vùng vịnh Bắc bộ là 249.836 tấn. Hải Phòng có ba ngư trường khai thác chính: (i) Bạch Long Vỹ; (ii) Cát Bà - Bắc Long Châu và Nam Long Châu. Với hệ thống các khu bảo tồn biển trên, Hải Phòng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học, sinh thái biển, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi hải sản. 4.2.5. Nguồn lực tài chính - Vốn tự có và vốn vay: Đối với ngư dân là chủ tàu, nhu cầu vốn lớn nhưng nguồn vốn tự có của ngư dân còn hạn chế, thông thường chỉ đáp ứng được khoảng 60% - 70% nhu cầu vốn đầu tư (Bảng 4.1). Trong khi đó, trung bình vốn tự có của ngư dân đi làm thuê nhóm tàu dưới 20CV là 16,3 triệu đồng; với nhóm tàu từ 20 - dưới 50CV là 54,7 triều đồng; từ 50 - dưới 90CV là 75,9 triệu đồng và trên 90CV là 178,6 triệu đồng. Bảng 4.1. Vốn đầu tư mua sắm tàu thuyền của ngư dân năm 2013 ĐVT: 1000 đ Công suất tàu Dưới 20CV Từ 20- dưới 50CV Từ 50- dưới 90CV Từ 90 - dưới 250CV Từ 250CV trở lên Tổng giá trị tàu 70.688 260.333 476.000 646.250 1.216.667 Vốn tự có 42.978 159.324 317.016 468.531 893.034 Nguồn vốn đầu tư Cơ cấu Vốn vay (%) 60,8 27.710 61,2 101.009 66,6 158.984 72,5 177.719 73,4 323.633 Cơ cấu (%) 39,2 38,8 33,4 27,5 26,6 Kết quả điều tra về nguồn vốn vay cho thấy, có 28,4% ngư dân vay từ người thân, bạn bè, 12,8% vay từ các tổ chức đoàn thể, chỉ có 15,1% vay ngân hàng và có đến 38,5% vay từ các tổ chức tín dụng phi chính thức. Phần lớn là ngư làm thuê là đối tượng ngư dân nghèo. - Nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước: Trung ương và Thành phố hàng năm đều có các chương trình hỗ trợ cho ngư dân thông qua các hình thức khác nhau. Tuy nhiên rất ít ngư dân được hưởng lợi từ các chương trình này, nếu có thì mức hỗ trợ cũng không nhiều, không đủ điều kiện để giúp ngư dân, nhất là ngư dân nghèo thay đổi được tình hình. Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, 5 nguồn lực sinh kế được phân tích trên có mối quan hệ mật thiết, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó, nguồn lực con người và nguồn lực tài chính được coi là hai nguồn lực đặc biệt quan trọng và có thể được xem là điểm bắt đầu để cải thiện các nguồn lực sinh kế còn lại đối với ngư dân. 10 4.3. TỔ CHỨC, ĐỊNH CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH 4.3.1. Các tổ chức 4.3.1.1. Tổ chức quản lý Nhà nước Cán bộ quản lý về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản của Tp. Hải Phòng vừa thiếu, vừa yếu, nhiều người làm việc chưa đúng với chuyên ngành, thiếu cán bộ chuyên trách. Điều này dẫn đến công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều bất cập, công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản, hải sản còn thiếu kịp thời, không triệt để. 4.3.1.2. Tổ chức ngư dân Tổ chức này bao gồm như Hội Nghề cá Tp. Hải Phòng; Nghiệp đoàn nghề cá Ngọc Hải; Liên Tập đoàn đánh cá Nam Triệu; hợp tác xã, tổ, đội khai thác. Tham gia hoạt động trong các tổ chức này là điều kiện giúp ngư dân tăng cường sức mạnh, hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau trong khai thác trên biển. 4.3.1.3. Tổ chức các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan Một lợi thế lớn đối với nghề cá Thành phố là đóng trên địa bàn Tp. Hải Phòng có 4 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 45 cơ sở đào tạo nghề hệ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, 3 viện nghiên cứu trực thuộc Trung ương; các đơn vị như Đài Thông tin vệ tinh INMARSAT Hải Phòng, Đài Thông tin duyên hải Hải Phòng, Đài Thông tin duyên hải Bạch Long Vỹ và trên 50 cơ sở chế biến, kinh doanh và bảo quản thủy sản. 4.3.2. Định chế, chính sách hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho ngư dân - Chính sách tín dụng: Tp. Hải Phòng có chính sách hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay đóng mới, cải hoán tàu khai thác hải sản vùng biển xa trong thời gian 3 năm; mức vay đối với đóng mới là 400 triệu đồng, cải hoán là 250 triệu đồng Tổng kinh phí hỗ trợ lãi suất (ngân sách Thành phố) là trên 8,074 tỷ đồng cho tổng số 57 tàu đóng mới và 54 tàu cải hoán. - Chính sách hỗ trợ trang thiết bị thông tin và giám sát hoạt động của tàu cá trên biển: Đến năm 2013, Tp. Hải Phòng đã đầu tư trang bị được 41 máy ICOM, 52 thiết bị Movimar, 200 máy trực canh cho ngư dân. - Chính sách đào tạo cho ngư dân: Đến năm 2013, Tp. Hải Phòng đã đào tạo, hỗ trợ đào tạo được 1.200 thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá các loại, trong đó trên 90% thuyền trưởng, máy trưởng tàu khai thác xa bờ đã được đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn đến 70,3% ngư dân chưa qua đào tạo. 11 - Chính sách hỗ trợ xăng dầu theo Quyết định 289/QĐ-TTg: Tp. Hải Phòng đã hỗ trợ được cho 3.735 tàu với tổng kinh phí hỗ trợ gần 55 tỷ đồng. Tuy các chính sách đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho ngư dân nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, cụ thể như đối với chính sách tín dụng theo Quyết định 1356/QĐ-UBND, sau 3 năm thực hiện mới chỉ có 8 tàu được hỗ trợ với tổng số kinh phí hỗ trợ lãi suất cho ngư dân vay vốn đóng mới, cải hoán thực tế giải ngân là 520 triệu đồng; một số hạng mục hạ tầng nghề cá chậm đầu tư hoặc tiến hành dở dang... Thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Tp. Hải Phòng đang gặp khó khăn vì chỉ tiêu bị hạn chế, trong khi nhu cầu của ngư dân là rất lớn. 4.4. CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN 4.4.1. Lựa chọn phương thức kiếm sống Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 26,6% ngư dân có điều kiện mua sắm tàu thuyền, còn lại là đi làm thuê. Tùy theo sức khỏe, trình độ mà ngư dân đi làm thuê được các chủ tàu xa bờ hay gần bờ thuê mướn. Tùy theo là tàu xa bờ hay gần bờ mà các chủ tàu có cách thức tổ chức hoạt động khai thác khác nhau. Với chủ tàu xa bờ, thông thường họ đều phải đi thuê lao động, thậm chí có một số trường hợp chủ tàu giao cả tàu cho thuyền trưởng chủ động tổ chức khai thác. Đối với chủ tàu gần bờ, nhất là với tàu dưới 20 CV, hầu hết đều tận dụng lao động gia đình là chính, chỉ với các chủ tàu từ 50 - dưới 90 CV, các chủ tàu mới thuê thêm lao động. 4.4.2. Lựa chọn vùng biển khai thác Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 73,4% ngư dân lựa chọn chiến lược khai thác ven bờ, chỉ có 26,6% ngư dân lựa chọn khai thác xa bờ. Lý do phần lớn ngư dân lựa chọn khai thác gần bờ chủ yếu là ngư dân thiếu vốn đầu tư, hoặc do sức khỏe, kinh nghiệm khai thác yếu. 4.4.3. Lựa chọn nghề khai thác Về cơ bản cơ cấu lao động khai thác giữa các nhóm nghề trong 3 năm gần đây không có biến động lớn, trong đó có trên 50% ngư dân lựa chọn các nghề chính là rê, kéo, chụp mực, câu, còn lại là lựa chọn các nghề khác như lồng bẫy, đăng... (Bảng 4.2). 12 Bảng 4.2. Lao động khai thác hải sản theo nhóm nghề (2011 - 2013) Nhóm nghề Lưới kéo Lưới rê Câu Chụp mực Khác Tổng Năm 2011 Số Cơ lượng cấu (lđ) (%) 1.844 13,5 3.484 25,5 472 3,5 1.635 12,0 6.234 45,6 13.669 100,0 Năm 2012 Số Cơ lượng( cấu lđ) (%) 1.765 13,1 3.342 24,8 469 3,5 1.726 12,8 6.176 45,8 13.478 100,0 Năm 2013 Số Cơ lượng cấu (lđ) (%) 1.692 12,9 3.162 24,1 362 2,8 1.812 13,8 6070 46,3 13.098 100,0 So sánh (%) 2012 /2011 2013 /2012 BQ 95,7 95,9 99,4 105,6 99,1 98,6 95,9 94,6 77,2 105,0 98,3 97,2 95,8 95,3 87,6 105,3 98,7 97,9 4.4.4. Lựa chọn kết hợp nghề phụ Bình quân có 44,3% ngư dân có làm thêm nghề phụ, trong đó với nghề nuôi trồng thủy sản, chiếm 11,1%, tiếp đến là nghề chế biến hải sản, chiếm 6,6%; nghề buôn bán nhỏ chiếm 4,0%; nghề nông nghiệp chiếm 4,0% và 6,9% lựa chọn nghề khác. Ngư dân nhóm tàu công suất dưới 20CV có tỷ lệ làm thêm nghề phụ cao hơn, chiếm 62,5%; nhóm tàu có công suất từ 90CV trở lên rất ít tham gia, chỉ chiếm 15,4%. 4.5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN 4.5.1. Hiệu quả kinh tế đối với tàu khai thác gần bờ - Về vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư đóng mới tàu và mua sắm ngư lưới cụ đối với nhóm tàu có công suất dưới 20CV trung bình từ 30 - 100 triệu đồng/chiếc; đối với nhóm tàu từ 20CV đến dưới 50CV là 120 triệu đến trên 300 triệu đồng; đối với nhóm tàu từ 50CV đến dưới 90CV là 400 triệu đến gần 500 triệu đồng. - Về chi phí khai thác: Với nhóm tàu có công suất dưới 50CV, các ngư dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình nên chi phí phần nào thâp hơn, trung bình từ 2 - 10 triệu đồng/chuyến; với tàu từ 50 - 90CV, từ 18 đến trên 40 triệu đồng/chuyến. Nhóm tàu làm nghề chụp mực thường có chi phí cao hơn, tiếp đến là nghề lưới kéo, lưới rê, nghề lồng bẫy. - Về hiệu quả kinh tế: Đánh giá theo nhóm nghề, ngư dân làm nghề chụp mực, lưới rê, câu có hiệu quả cao hơn so với nghề khác với lợi nhuận bình quân thu được trong năm đạt từ 40 đến trên 60 triệu đồng/năm đối với tàu có công suất dưới 20CV; từ 60 - 100 triệu đồng/năm đối với tàu 20 50CV; từ 100 -180 triệu đồng/năm đối với tàu có công suất từ 50 đến dưới 90CV. Với các nghề như lồng bẫy hay một số nghề khác mặc dù có tỷ lệ lợi nhuận/chi phí ở mức cao nhưng thường sử dụng ngư cụ khai thác bị cấm, hoặc hạn chế do vậy không được khuyến khích (Bảng 4.3). 13 Bảng 4.3. Hiệu quả kinh tế đối với tàu khai thác gần bờ năm 2013 ĐVT: 1000 đ Nhóm nghề Lưới kéo Lưới rê Chụp mực Nghề câu Lồng bẫy Nghề khác Công suất tàu (CV) Dưới 20CV Từ 20 - dưới 50CV Từ 50 - dưới 90CV Dưới 20CV Từ 20 - dưới 50CV Từ 50- dưới 90CV Từ 20 - dưới 50CV Từ 50 - dưới 90CV Dưới 20CV Từ 20 - dưới 50CV Từ 50 - dưới 90CV Dưới 20CV Từ 20- dưới 50CV Dưới 20CV Từ 20 - dưới 50CV Từ 50 - dưới 90CV Doanh thu TB/năm 491.300 951.410 1.251.220 536.110 960.480 1.192.440 749.960 1.464.800 392.650 809.630 1.059.620 402.840 771.200 295.340 643.680 1.487.552 Chi phí TB/năm 432.000 888.000 1.155.000 471.150 867.200 1.075.800 669.000 1.296.000 351.630 724.160 921.540 352.440 675.520 258.160 562.560 1.305.792 Lợi nhuận TB/năm 59.300 63.410 96.220 64.960 93.280 116.640 80.960 168.800 41.020 85.470 138.080 50.400 95.680 37.180 81.120 181.760 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (%) 13,7 7,1 8,3 13,8 10,8 10,8 12,1 13,0 11,7 11,8 15,0 14,3 14,2 14,4 14,4 13,9 4.5.2. Hiệu quả kinh tế đối với tàu khai thác xa bờ - Về vốn đầu tư: Đầu tư cho tàu khai thác xa bờ cao hơn nhiều so với khai thác gần bờ, trong đó đầu tư cho nhóm tàu lưới kéo trung bình từ 1,5 3 tỷ đồng; tiếp đến là nghề lưới rê từ 1,5 - 2,7 tỷ đồng; chụp mực từ 0,85 1,4 tỷ đồng và thấp nhất là nghề câu. Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế đối với tàu khai thác xa bờ năm 2013 ĐVT: 1000 đ Nhóm nghề Lưới kéo Lưới rê Chụp mực Nghề câu Nghề khác Công suất tàu (CV) Từ 90 - dưới 250CV Từ 250CV trở lên Từ 90 - dưới 250CV Từ 250CV trở lên Từ 90 - dưới 250CV Từ 250CV trở lên Từ 90 - dưới 250CV Từ 90 - dưới 250CV Doanh thu TB/năm Chi phí TB/năm Lợi nhuận TB/năm 1.668.075 2.551.800 1.642.980 2.231.601 1.722.340 2.789.594 1.507.140 1.530.660 1.454.084 2.180.876 1.438.852 1.921.944 1.470.000 2.347.200 1.304.660 1.322.400 213.991 370.924 204.128 309.657 252.340 442.394 202.480 208.260 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (%) 14,7 17,0 14,2 16,1 17,2 18,8 15,5 15,7 - Về chi phí khai thác: chi phí xăng dầu và lao động chiếm khoảng 80-90% tổng chi phí. Trong đó, nghề chụp mực có chi phí lớn nhất, trung bình từ 138 - 200 triệu đồng/chuyến; nghề lưới kéo từ 136 – 184 triệu/chuyến; nghề lưới rê từ 130 – 170 triệu/chuyến; nghề câu có chi phí thấp nhất, khoảng 100 triệu đồng/chuyến. 14 - Về hiệu quả kinh tế: nghề chụp mực thường có hiệu quả cao nhất với với lợi nhuận trung bình từ 301 - 450 triệu đồng/năm; nghề lưới rê và lưới kéo từ 250 - 300 triệu đồng/năm; nghề câu và nhóm nghề khác có lợi nhuận thấp hơn, đạt khoảng 200 triệu đồng/năm (Bảng 4.4). 4.5.3. Thu nhập của ngư dân từ hoạt động khai thác hải sản 4.5.3.1. Theo hình thức trả tiền công theo thỏa thuận trước - Đối với ngư dân là lao động làm thuê: Với ngư dân khai thác gần bờ, tiền công họ nhận được trung bình khoảng 200.000 đồng/ngày, hoặc trên 3 triệu đồng/tháng (chủ tàu bao ăn); ngư dân làm thuê cho chủ tàu khai thác xa bờ có thu nhập cao hơn, trung bình từ 6 - 7 triệu/tháng. - Đối với ngư dân là chủ tàu: mặc dù chi phí cao hơn, song doanh thu và thu nhập hàng năm của nhóm tàu khai thác xa bờ cho hiệu quả cao hơn nhiều so với khai thác gần bờ, gấp từ 2,1 - 4,6 lần (Bảng 4.5). Bảng 4.5. So sánh thu nhập của các chủ tàu năm 2013 ĐVT: 1000 đ/tàu/năm Nhóm nghề Lưới kéo Lưới rê Chụp mực Nghề câu Khác Thu nhập bình quân đối với tàu gần bờ (tàu <90CV) 63.977 91.627 124.880 88.190 100.020 Thu nhập bình quân đối với tàu xa bờ (tàu >90CV) 292.458 256.893 347.367 202.480 208.260 So sánh xa bờ/gần bờ (lần) 4,6 2,8 2,8 2,3 2,1 4.5.3.2. Theo hình thức giao khoán tàu Theo hình thức này, cả chủ tàu và ngư dân làm thuê đều có mức thu nhập cao hơn so với thông thường, trong đó thu nhập trung bình của chủ tàu lên đến 71,5 triệu đồng/năm, ngư dân làm thuê từ 3,5 - 10,7 triệu/tháng, tùy theo vị trí công việc đảm nhiệm (Bảng 4.6). Bảng 4.6. Thu nhập của ngư dân theo hình thức giao tàu ĐVT: 1000 đ/người TT 1 2 - Đối tượng ngư dân Chủ tàu Ngư dân làm thuê Thuyền trường Máy trưởng Lưới trưởng Thuyền viên Người phục vụ Thu nhập bình quân/năm 858.375 128.756 103.005 103.005 60.086 42.919 15 Thu nhập bình quân/tháng 71.531 10.730 8.584 8.584 5.007 3.577 4.5.4. Thu nhập của ngư dân từ nghề khác Thu nhập mang lại từ nghề khác cho ngư dân trung bình từ 1,7 - 3,2 triệu đồng/tháng, trong đó nhóm nghề cho thu nhập cao hơn là nuôi trồng, chế biến thủy sản, trung bình từ 2,5 - 3,2 triệu đồng/tháng. 4.6. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN Với xu hướng nguồn lợi hải sản tiếp tục suy giảm, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ; các nguồn lực sinh kế còn lại cũng còn có những hạn chế nhất định, nhất là nguồn lực con người, vẫn tồn tại nhiều hình thức khai thác hủy diệt, tổn hại đến môi trường sinh thái; quan hệ ngư dân trong xã hội, trong tổ chức khai thác còn hạn chế, chịu nhiều thiệt thòi; thu nhập của ngư dân là chủ tàu có xu hướng giảm trước biến động của giá cả thị trường... cho thấy, sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Tp. Hải Phòng đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải, thiếu bền vững, nhất là với khai thác gần bờ. Qua nghiên cứu cho thấy, có những sự giống và khác nhau trong sinh kế giữa các điểm nghiên cứu. Cụ thể: giữa các điểm nghiên cứu đều có chung những đặc điểm là ngư dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác, khó tiếp cận và chuyển đổi sang nghề khác; thiếu đất sản xuất; trình độ học vấn thấp; chủ yếu khai thác gần bờ; khai thác bằng kinh nghiệm là chính, ít được đào tạo bài bản; khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước... Bên cạnh đó, một số sự khác nhau dễ nhận thấy giữa các điểm nghiên cứu là về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập quán khai thác của mỗi địa phương. 4.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢI THIỆN SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯ DÂN 4.7.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường dễ bị tổn thương Các nhân tố được xác định có tác động ảnh hưởng đến việc cải thiện, giảm thiểu tác động ảnh hưởng của môi trường dễ bị tổn thương gồm: ý thức, nhận thức của ngư dân về môi trường dễ bị tổn thương; cách thức tổ chức khai thác của ngư dân; công tác quản lý của Nhà nước; năng lực dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; vai trò hoạt động của các ngành chức năng trên biển; các quy định về phân vùng khai thác; chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; quan hệ chính trị, đối ngoại với các nước về vấn đề Biển Đông. 16 4.7.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện nguồn lực sinh kế Nhân tố chính ảnh hưởng đến cải thiện nguồn lực sinh kế được xác định gồm: trình độ học vấn, tâm lý, nhận thức, ý thức, thu nhập và khả năng tích lũy, huy động vốn của ngư dân; công tác quản lý, cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; công tác tập huấn, đào tạo nghề cho ngư dân; vai trò của các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, ngành chức năng. 4.7.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện tổ chức, định chế, chính sách Công tác sắp xếp, bố trí bộ máy quản lý Nhà nước về biển, đảo và lĩnh vực thủy, hải sản; vấn đề cải cách thể chế kinh tế, cái cách hành chính; năng lực xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định chế, chính sách được coi là những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và năng lực thực thi các định chế, chính sách về lĩnh vực khai thác hải sản, cải thiện sinh kế đối với ngư dân trong thời gian tới. 4.7.4. Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện các chiến lược sinh kế Ngoài các nhân tố như sức khỏe, giới tính, độ tuổi, có ảnh hưởng đến việc cải thiện chiến lược sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân là các nhân tố như: tập quán, nghề khai thác truyền thống của địa phương; thâm niên, kinh nghiệm, kỹ thuật khai thác, vốn tự có, điều kiện quản lý, chấp nhận rủi ro của ngư dân; thị trường, tiêu thụ sản phẩm khai thác; công tác quản lý, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; công tác định hướng, đào tạo nghề cho ngư dân và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nới ngư dân sinh sống. Từ việc phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng trên, có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển theo từng vấn đề như Bảng 4.7. Bảng 4.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện sinh kế trong khai thác hải sản đối với ngư dân vùng ven biển Vấn đề cần cải thiện Vấn đề chung Biến động giá thị trường Môi trường dễ bị tổn thương Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện Vấn đề cụ thể Cạnh tranh trong khai thác Tranh chấp Biển Đông - Tổ chức khai thác của ngư dân - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước - Quản lý tàu thuyền khai thác - Phân tuyến khai thác - Hoạt động của các lực lượng chức năng trên biển - Ý thức của ngư dân - Hoạt động của các lực lượng chức năng trên biển - Hoạt động ngoại giao 17 Vấn đề cần cải thiện Vấn đề chung Biến đổi khí hậu, nước biển dâng Nguồn lực con người Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực sinh kế Nguồn lực vật chất Nguồn lực tài chính Nguồn vốn xã hội Tổ chức, định chế, chính sách Tổ chức Đinh chế, chính sách Chiến lược lựa chọn phương thức kiếm sống Các chiến lược sinh kế Nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện Vấn đề cụ thể Chiến lược lựa chọn vùng biển khai thác Chiến lược lựa chọn nghề khai thác Chiến lược lựa chọn nghề làm thêm - Năng lực dự báo, cảnh báo. - Các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động - Chính sách của nhà nước - Trình độ học vấn, nhận thức của ngư dân - Công tác tập huấn, đào tạo nghề cho ngư dân - Chính sách hỗ trợ của nhà nước - Ý thức của ngư dân, cộng đồng - Công tác quản lý nhà nước - Năng lực tài chính của ngư dân - Chính sách hỗ trợ của nhà nước - Các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế - Thu nhập và khả năng tích lũy của ngư dân - Tiếp cận các nguồn vốn vay, hỗ trợ - Đặc điểm, tâm lý của ngư dân - Vai trò của các tổ chức, cá nhân - Chính sách của nhà nước - Thể chế hành chính Nhà nước - Thể chế kinh tế - Nhân lực trong các tổ chức, bộ máy - Năng lực xây dựng - Tổ chức thực hiện - Điều kiện kinh tế - Kinh nghiệm khai thác - Trình độ quản lý - Kinh nghiệm khai thác - Sức khỏe, giới tính - Rủi ro trong khai thác - Chính sách Nhà nước - Thị trường, tiêu thụ sản phẩm - Tập quán, nghề truyền thống - Công tác tư vấn, đào tạo nghề - Công tác quản lý nhà nước - Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương - Công tác tư vấn, đào tạo nghề - Năng lực tài chính PHẦN 5. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN ĐỐI VỚI NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 5.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ DÂN 5.1.1. Quan điểm Cải thiện sinh kế cho ngư dân phải dựa trên dựa vào tình hình thực tế và nhu cầu thiết thực của ngư dân; căn cứ vào quy hoạch, chiến lược, mục tiêu trước mắt và lâu dài về phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường, an ninh quốc 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất