Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan đai châu (rhynchostylis gigantea (lindley) ridley) ở miền bắc việt nam [tt]

.PDF
27
646
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------------------- ĐINH THỊ DINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA LAN ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA (LINDLEY) RIDLEY) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Mã số: Khoa học cây trồng 62.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 2015 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Đặng Văn Đông 2. GS.TSKH Trần Duy Quý Phản i n 1: TS Phạ Thị Minh Phượng Phản i n 2: PGS.TS Nguy n Thị Ki Luận n được ảo v tại Hội đồng ch Lý uận n c p c sở họp tại: Vi n Nghiên cứu Rau quả Vào hồi 8 giờ 30 ph t ngày 17 th ng 12 nă C thể tì 2014 hiểu uận n tại: Thư vi n Vi n Khoa học Nông nghi p Vi t Na DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông và Chu Thị Ngọc Mỹ (2013), “Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa lan Đai Châu tại Gia Lâm - Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 3 (42), tr.81-88. 2. Đinh Thị Dinh và Đặng Văn Đông (2014), “Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của một số giống hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindl) Ridl) triển vọng ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kỳ 1- Tháng 1/2014, tr.33-40. 3. Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông và Trần Duy Quý (2014), “Ảnh hưởng của các vùng sinh thái và xử lý Gibberilin (GA3) tới sinh trưởng và ra hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Chuyên đề sinh lý thực vật, tập 12, số 7-2014, tr.1049-1057. 4. Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông và Trần Duy Quý (2014), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động tăng khả năng sinh trưởng, chất lượng hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 22/2014, tr.10-18. MỞ ĐẦU 1.1 Tính c p thiết của đề tài Hoa lan là một trong những sản vật của tạo hóa, là tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hoa lan có vẻ đẹp, sức hấp dẫn người chơi đến kỳ lạ. Có thể nói hoa lan được hội tụ tất cả các đặc điểm quý của các loài hoa như màu sắc đẹp, phong phú, cấu tạo hoa đa dạng, tinh tế, hoa có độ bền lâu và đặc biệt hấp dẫn người chơi bởi hương thơm quyến rũ. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa phong lan, tâm hồn con người như được giao hòa cùng thiên nhiên. Các bậc cao niên thời xưa cho rằng: hoa lan mang tất cả các tính cách thanh cao của người quân tử đó là nhân, lễ, nghĩa, chí, tín. Nhờ các đặc tính quý báu mà ngành sản xuất hoa lan luôn không ngừng phát triển và càng lan rộng trên toàn thế giới, đem lại nguồn lợi lớn cho các quốc gia đầu tư nghiên cứu và sản xuất hoa phong lan như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp cho rất nhiều loài lan sinh trưởng, phát triển và cũng là nơi khởi nguồn của rất nhiều loài hoa lan quý đã được các nhà nghiên cứu về hoa lan ghi nhận. Lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) là một trong những loài lan bản địa, quý của Việt Nam. Cây có hoa chùm, rủ xuống, có hương thơm và độ bền lâu. Hoa lan Đai Châu còn có nhiều tên gọi khác: miền Trung gọi là Nghinh Xuân (vì nở vào mùa xuân), miền Nam gọi là Ngọc Điểm, còn miền Bắc gọi là lan Đai Châu (Chuỗi những hạt châu) và cây còn có tên dân dã là lan Me. Lan Đai Châu nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán nên cây có giá trị kinh tế cao. Cách sử dụng rất phong phú, có thể đặt trên chậu, trưng bày trong phòng khách, có thể treo trên ban công, cửa sổ, ghép trên thân cây đã chết, cây đang sinh trưởng hoặc ghép lan trên non bộ tạo thành cảnh vật rất đẹp và mang dáng dấp tự nhiên. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thưởng ngoạn hoa cây cảnh ngày một tăng và yêu cầu ngày càng cao, hoa lan Đai Châu ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, việc khai thác lan rừng bừa bãi đã và đang khiến lan Đai Châu giảm dần về số lượng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong khi, việc bảo tồn và phát triển lan Đai Châu chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Một trong những hạn chế trong sản xuất loài lan này là do cây sinh trưởng rất chậm, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam dẫn đến thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa phải mất vài năm. Mặt khác, những đặc điểm nông sinh học của cây còn chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của loài hoa này cũng chưa có nhiều và chưa ứng dụng được vào sản xuất. Với mục đích bảo tồn và phát triển rộng rãi lan Đai Châu ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) ở miền Bắc Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được đặc điểm nông sinh học của hoa lan Đai Châu và biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng sinh trưởng, cây ra hoa sớm, tăng tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật để phát triển rộng rãi loài hoa lan này trong sản xuất. 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực ti n 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài đã cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học như giải phẫu, tương quan sinh trưởng, phát triển của các giống lan Đai Châu. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp kỹ thuật hiệu quả trong trồng trọt và chăm sóc hoa lan Đai Châu, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất loài hoa có giá trị này. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất về cây hoa lan cũng như lan Đai Châu. 1 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Đã xác định cho sản xuất giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím thích hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc Việt Nam. Giống có hoa bền, đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Đề tài đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, cây ra hoa sớm, tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa cao trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. Các biện pháp kỹ thuật có tính khả thi, có khả năng ứng dụng cho sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả cho người trồng hoa. 1.4 Những đ ng g p ới của đề tài Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc điểm hình thái, giải phẫu và đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hoa lan Đai Châu từ sau ra ngôi đến khi ra hoa (3 năm tuổi). Đề tài đã nghiên cứu được mối tương quan giữa sinh trưởng chiều dài lá với chiều dài cành hoa và số hoa trên cành từ đó, đưa ra được các biện pháp làm tăng sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm trong điều kiện mùa hè nóng ẩm, tăng sinh trưởng, tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa trên vườn sản xuất, cây 2 năm ra hoa 47% (sớm hơn 1 năm so với đối chứng), cây 3 năm ra hoa 80% trong điều kiện miền Bắc Việt Nam. 1.5 Phạ vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trên một số giống hoa lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley) ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thời gian thực hiện năm 2011-2014. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Hoa lan Đai Châu là loài hoa có giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đã có một số công trình nghiên cứu về hoa lan Đai Châu. Các nghiên cứu mới tập trung vào các biện pháp nhân giống. Các tác giả đã xác định được vật liệu sử dụng cho nhân giống là từ hạt chưa trưởng thành, hạt đã trưởng thành và từ đỉnh sinh trưởng, bên cạnh đó các tác giả đã xác định được môi trường nuôi cấy, nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh, cây con sau ra ngôi sinh trưởng tốt, có khả năng đáp ứng cho sản xuất. Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trên lan Đai Châu như nghiên cứu về nhiệt độ, ánh sáng, phun GA3 nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Song các nghiên cứu về giải phẫu, tương quan sinh trưởng giữa cơ quan sinh dưỡng và hoa vẫn chưa được đề cập. Đặc biệt là ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về hoa lan Đai Châu, người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống để trồng và chăm sóc nên cây sinh trưởng chậm, lâu ra hoa và chất lượng hoa kém. Để cây lan Đai Châu phát triển rộng rãi trong sản xuất cần có những nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển ra hoa nhằm bổ sung hoàn thiện quy trình phục vụ nhu cầu sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng lan và hướng tới xuất khẩu trong tương lai. Các kết quả nghiên cứu trước đây sẽ là cơ sở để đề tài tham khảo và kế thừa, từ đó đề ra các nghiên cứu tiếp theo một cách toàn diện và hiệu quả. CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật i u nghiên cứu Thí nghiệm thực hiện trên 4 giống lan Đai Châu, bao gồm: 1 giống bản địa và 3 giống nhập nội từ Thái Lan. Các vật liệu khác như giá thể, phân bón thuốc bảo vệ thực vật sinh học và chất kích thích sinh trưởng GA3. 2 2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của hoa lan Đai Châu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lan Đai Châu tại Gia Lâm - Hà Nội - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa và quả. Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của cây lan Đai Châu - Tương quan giữa khả năng sinh trưởng lá, rễ với một số chỉ tiêu về hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím - Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái 2.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm - Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng của cây sau ra ngôi - Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng của cây con 2.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất - Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây - Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng và chất lượng hoa - Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây - Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng, phát triển của cây - Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến sinh trưởng và khả năng ra hoa của lan Đai Châu - Ảnh hưởng của các mức che giảm ánh sáng trong vụ hè đến sinh trưởng, phát triển của cây - Ảnh hưởng của phương pháp xử lý tăng nhiệt trong mùa đông đến sinh trưởng, phát triển của cây - Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trừ sâu, bệnh hại lan Đai Châu 2.3 Phư ng ph p nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây tại Gia Lâm- Hà Nội được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức theo d i 30 cây. Thí nghiệm đánh giá trên 4 giống: Đai Châu Đ , Đai Châu Đốm Đ , Đai Châu Trắng và Giống Trắng Đốm Tím. Cây thí nghiệm là cây nuôi cấy mô đủ tiêu chuẩn ra ngôi. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa và quả bằng cách quan sát, mô tả và đo đếm một số chỉ tiêu về rễ, thân, lá, hoa và quả ngẫu nhiên trên 10 cây/giống, thí nghiệm trên 4 giống, cây 3,5 năm tuổi. - Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của rễ, thân, lá trên 4 giống lan Đai Châu nghiên cứu, cây 3 năm tuổi. Phương pháp làm tiêu bản giải phẫu được thực hiện theo các bước như sau: xử lý mẫu, cắt tiêu bản, tẩy mẫu, nhuộm kép, quan sát, chụp ảnh trên kính hiển vi. Phân tích giải phẫu cấu tạo các bộ phận sinh dưỡng: rễ, thân, lá theo tài liệu của Trần Công Khánh (1981). - Nghiên cứu tương quan giữa sinh trưởng của rễ, lá với một số chỉ tiêu về hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím: Lấy mẫu ngẫu nhiên 30 cây ở cùng điều kiện trồng, chăm sóc tại Gia Lâm - Hà Nội. Cây 3 năm tuổi, đang trong giai đoạn nở hoa. Theo d i các chỉ tiêu về chiều dài lá, chiều dài rễ, chiều dài cành hoa, số hoa trên cành. Tính hệ số tương quan Pearson (r), hệ số xác định r2, phương trình hồi quy bằng phương pháp phân tích tương quan trên chương trình Excel 2010. Đánh giá hệ số tương quan. - Thí nghiệm đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở một số vùng sinh thái, thí nghiệm thời điểm trồng (thí nghiệm 4,7) được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi công thức theo d i 30 cây. - Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật được thực hiện trên giống lan Đai Châu Trắng Đốm 3 Tím, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Giai đoạn vườn ươm mỗi công thức thí nghiệm 2m2 (100 cây), giai đoạn vườn sản xuất mỗi công thức thí nghiệm 3m2 (tương ứng với 54 cây). Cố định cây theo d i theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây, theo d i 10 cây/lần nhắc. Định kỳ theo d i 30 ngày/lần. - Phương pháp điều tra sâu, bệnh hại theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/ BNN PTNT). 2.3.2 Điều kiện thí nghiệm (yếu tố phí thí nghiệm) - Cây thí nghiệm được chăm sóc theo quy trình tạm thời của Viện Nghiên cứu Rau quả: + Cây được trồng trong nhà lưới đơn giản. Mái được che 2 lớp lưới đen vào mùa hè (tháng 6 đến tháng 8). Giai đoạn vườn ươm: Trồng cây trên chậu nhựa mềm, trong suốt, kích thước 8,5 (chiều cao) x 8cm (đường kính). Giá thể sử dụng: Rong biển + than hoa + v cây (tỷ lệ 1:1:1). Kích thước than hoa, v cây là 0,5-1,0cm. Phun phân Growmore 1 có tỷ lệ NPK = 30:10:10, nồng độ phân 0,05%, tuần/lần. + Trên vườn sản xuất (1 năm tuổi trở lên): Cây trồng trên chậu thang gỗ vuông, cạnh 25cm, 3 cây/chậu, giá thể là rong biển + than hoa + v cây (tỷ lệ 1:1:1). Kích thước than hoa, v cây là 23cm. Phun phân Growmore 2 có tỷ lệ NPK = 20:20:20, nồng độ phân 0,1%. Phun phân bằng vòi phun mù cầm tay, phun ướt đều trên lá, thân và rễ cây. Tưới nước 1 ngày 1 lần bằng vòi phun mưa. + Phòng trừ bệnh hại: phun định kỳ 10 ngày/lần bằng Daconil nồng độ 0,1%. Phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá, sâu róm, rệp hại bằng thuốc Selecron 500EC liều lượng 35ml/bình16 lít, Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/bình 16 lít, phun 10 ngày 1 lần. Phòng trừ sên và ốc sên bằng vôi bột, rắc tạo dải bảo vệ quanh khu thí nghiệm (không áp dụng với thí nghiệm 15,16). 2.3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. - Thí nghiệm nghiên cứu về giải phẫu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Thực vật, Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. - Các thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển ở một số địa phương: Gia Lâm - Hà Nội, Văn Giang - Hưng Yên, Mộc Châu - Sơn La và Sa Pa - Lào Cai. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2010 đến tháng 2/2014 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích độ lệch chuẩn và phân tích phương sai trên phần mềm Excel 2010 và IRRISTAT 5.0. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điể nông sinh học của ột số giống an Đai Châu 3.1.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lan Đai Châu tại Gia Lâm - Hà Nội 3.1.1.1 Tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh sau ra ngôi Kết quả cho thấy, thời gian hồi xanh của các giống từ 12-15 ngày (thời gian từ trồng đến khi cây ra rễ mới). Trong đó giống Đai Châu Trắng Đốm Tím, có thời gian hồi xanh nhanh nhất và giống Đai Châu Đ có thời gian hồi xanh dài nhất. Tỷ lệ cây sống sau trồng ở các giống tương đối cao (90-95%) trong đó giống bản địa có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 95%. 3.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng lá của các giống lan Đai Châu Tốc độ tăng trưởng số lá nhanh ở giống bản địa Trắng Đốm Tím, sau 3 năm số lá cao nhất là giống Trắng Đốm Tím đạt 6,0 lá, thấp nhất là Đai Châu Đốm Đ đạt 5,1 lá. Kích thước lá ở các giống cũng có sự khác biệt. Giống Đai Châu Trắng có chiều dài lá ngắn nhất đạt 20,3cm nhưng 4 chiều ngang lá lại có kích thước khá lớn đạt 4,4cm. Giống Trắng Đốm Tím có kích thước lá lớn nhất, chiều dài lá đạt (24,5cm) chiều rộng lá (4,5cm). Bảng 3.2. Động th i tăng trưởng của c c giống an Đai Châu (Năm 2010-2012, tại Gia Lâm - Hà Nội) 1 nă tuổi 2 nă tuổi 3 nă tuổi Chỉ tiêu Tỷ sống Số Dài Rộng Số Dài Rộng Số Dài Rộng (%) Giống (cm) (c ) (cm) (c ) (cm) l (c ) Đai Châu Đ 90 2,8 8,8 1,5 4,1 15,8 2,8 5,3 21,0 4,2 Đai Châu Đốm Đ 90 3,0 8,5 1,5 4,0 15,3 2,7 5,1 21,6 4,0 Đai Châu Trắng 92 2,6 8,1 1,6 3,9 15,0 2,9 5,2 20,3 4,4 Trắng Đốm Tím 95 3,9 10,5 1,7 4,9 18,3 3,0 6,0 24,5 4,5 CV% 4,3 6,1 5,2 LSD0,05 0,6 2,4 0,23 3.1.1.3 Đặc điểm sinh trưởng thân cây của các giống lan Đai Châu Bảng 3.3. Động th i tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây (Năm 2010-2012, tại Gia Lâm - Hà Nội) 1 nă tuổi 2 nă tuổi 3 nă tuổi Chỉ tiêu Chiều Đường Chiều cao Đường kính Chiều cao Đường cao thân kính thân thân (c ) thân thân (c ) kính thân Giống (cm) (cm) (cm) (cm) Đai Châu Đ 2,1 0,54 3,8 0,65 6,2 1,18 Đai Châu Đốm Đ 2,1 0,60 3,7 0,72 6,3 1,20 Đai Châu Trắng 2,0 0,61 3,9 0,73 6,0 1,23 Trắng Đốm Tím 2,5 0,78 5,1 0,89 8,8 1,39 CV% 7,3 4,5 LSD0,05 1,24 0,14 Chiều cao, đường kính thân ở các giống sau trồng một năm ít có sự khác biệt, chiều cao thân đạt từ 2-2,5cm, đường kính thân đạt từ 0,54-0,78cm. Tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự khác biệt giữa các giống sau trồng 2 năm, 3 năm. Sau trồng 3 năm, chiều cao thân cây của các giống đạt từ 6,28,8cm, giống bản địa Trắng Đốm Tím đạt 8,8cm trong khi các giống Đai Châu nhập nội chỉ đạt 6,06,3cm. Đường kính thân của giống Trắng Đốm Tím, cũng đạt giá trị cao nhất (1,39cm), trong khi các giống khác chỉ đạt 1,18-1,23cm. 3.1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng rễ của các giống lan Đai Châu Bảng 3.4. Động th i tăng trưởng r của c c giống (Năm 2010-2012, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu 1 nă tuổi 2 nă tuổi 3 nă tuổi Số Đường kính Dài r Số Đường kính Dài r Số Đường kính Dài r Giống r r (cm) (cm) r r (cm) (cm) r r (cm) (cm) Đai Châu Đ 3,2 0,25 15,2 4,6 0,56 23,2 5,0 0,77 36,6 Đai Châu Đốm Đ 3,0 0,24 14,6 4,1 0,55 25,2 4,8 0,76 37,1 Đai Châu Trắng 3,1 0,24 16,0 4,1 0,67 24,1 5,1 0,86 35,2 Trắng Đốm Tím 3,2 0,32 18,8 4,3 0,62 27,3 5,1 0,87 40,8 CV% 4,50 4,70 7,30 LSD0,05 0,31 0,11 2,80 Số rễ của các giống sau trồng 1 năm đạt 3-3,2 rễ, sau trồng 2 năm đạt 4,1-4,6 rễ, sau trồng 3 năm đạt 4,8-5,1 rễ. Chiều dài rễ giữa các giống có sự khác biệt: Sau trồng một năm chiều dài rễ của các giống đạt từ 14,6-18,8cm, sau 2 năm trồng đạt từ 23,2-28,0cm, sau 3 năm trồng, đạt từ 35,25 41,2cm. Chiều dài rễ đạt giá trị lớn nhất trên giống Trắng Đốm Tím, đạt 40,8cm, các giống còn lại đạt giá trị 35,2-37,1cm. 3.1.1.5 Mức độ gây hại của sâu, bệnh chính trên các giống Nhìn chung mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh chính trên các giống từ mức nhẹ đến trung bình. Riêng giống Đai Châu Trắng bệnh thối nhũn gây hại nặng hơn các giống khác, tỷ lệ lá bị hại đạt từ 5-25% (Cấp 5) vào vụ xuân hè. Trong các giống lan Đai Châu theo d i thì giống Trắng Đốm Tím có mức độ gây hại của một số sâu, bệnh hại chính ở mức nhẹ, sâu xuất hiện rất rải rác và tỷ lệ lá bị bệnh thấp dưới 5% (Cấp 3). 3.1.1.6 Chất lượng và thời gian phát triển hoa của các giống lan Đai Châu Bảng 3.6. Tỷ ra hoa và ch t ượng hoa của c c giống an Đai Châu (Tháng 11/2012-2/2013, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Tỷ Số Dài Đường Đường Độ ền Màu sắc hoa Hư ng ra hoa/ cành kính cành kính hoa hoa th Giống hoa cành (cm) (cm) (cm) (ngày) (%) Đai Châu Đ 45 21,5 14,2 0,45 2,37 21 Đ đậm Thơm nhẹ Đai Châu Đốm Đ 47 23,4 13,7 0,47 2,33 22 Trắng đốm đ Thơm nhẹ Đai Châu Trắng 40 24,3 12,6 0,52 2,30 19 Trắng xanh Thơm nhẹ Trắng Đốm Tím 51 26,3 16,8 0,59 2,33 24 Trắng Đốm Tím Thơm CV% 6,5 6,7 4,3 5,4 LSD0,05 1,8 2,1 0,06 0,07 Cây lan Đai Châu sau trồng 3 năm bắt đầu cho hoa, số cành hoa đều đạt 1 cành hoa/cây và đồng nhất trên các giống. Tỷ lệ ra hoa đạt từ 40-51%, cao nhất ở giống Trắng Đốm Tím và thấp nhất là giống Trắng. Chất lượng hoa giữa các giống có sự khác nhau: số hoa trên cành của các giống đạt 21,526,3 hoa/cành, chiều dài cành hoa đạt 12,6-16,8cm, đường kính cành hoa giữa các giống đạt từ 0,45-0,59cm, độ bền hoa tự nhiên của các giống biến động từ 19-24 ngày. Trong đó, giống Đai Châu Trắng Đốm Tím có các chỉ tiêu về chất lượng cao nhất so với các giống còn lại. Đường kính hoa giữa các giống không có sự khác biệt. Hoa của các giống đều có màu sắc đẹp, hương thơm, riêng giống Trắng Đốm Tím, hương thơm ngát, các giống khác có hương thơm nhẹ. Lan Đai Châu thường nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán nên hoa còn có tên gọi là lan Nghinh Xuân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết các năm hoa có thể nở sớm hơn hoặc muộn hơn. Trong điều kiện khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng, thời gian xuất hiện ngồng hoa thường trong tháng 11 (từ ngày 14-23/11). Giữa các giống có thời gian xuất hiện ngồng hoa khác nhau. Kết quả theo d i năm 2013 cho thấy; giống xuất hiện ngồng hoa sớm nhất là giống Trắng Đốm Tím và muộn nhất Đai Châu Trắng 23/11. Bảng 3.7. Thời gian ph t triển hoa của c c giống an Đai Châu (Tháng 11/2012- 2/2013, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Ngày ra TG ph t triển TG nở Độ ền Tổng TG ngồng ngồng hoa hoa cành hoa ph t triển Giống hoa (ngày) (ngày) (ngày) hoa (ngày) Đai Châu Đ 19/11 54 14 32 86 Đai Châu Đốm Đ 20/11 53 13 34 87 Đai Châu Trắng 23/11 55 12 30 85 Trắng Đốm Tím 14/11 55 16 38 93 6 Thời gian phát triển ngồng hoa của các giống biến động từ 53-56 ngày, ngắn nhất là giống Đai Châu Đốm Đ , dài nhất là giống Trắng Đốm Tím. Thời gian nở hoa từ 12-16 ngày. Độ bền cành hoa ở các giống biến động từ 30-38 ngày, dài nhất là giống Trắng Đốm Tím và ngắn nhất là giống Đai Châu Trắng. Tổng thời gian phát triển hoa của các giống là từ 85-93 ngày và giống Trắng Đốm Tím có thời gian phát triển hoa dài nhất. Nhận xét: Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa lan Đai Châu tại Gia Lâm - Hà Nội, cho thấy: Trong 4 giống hoa lan Đai Châu, giống bản địa Trắng Đốm Tím, sinh trưởng, phát triển kh e: sau trồng 3 năm số lá đạt 6 lá, chiều dài lá đạt 24,5cm, số hoa trên cành đạt 26,3 hoa/cành, chiều dài cành hoa 16,8cm, độ bền hoa đạt 24 ngày, sâu bệnh hại ở mức nhẹ. Màu sắc đẹp, hương thơm ngát được người tiêu dùng ưa chuộng. 3.1.2 Đặc điểm hình thái và giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của một số giống lan Đai Châu 3.1.2.1 Đặc điểm hình thái, giải phẫu rễ - Đặc điểm hình thái rễ Rễ của các giống lan Đai Châu có đặc điểm chung là hình trụ, có màu xám trắng. Trên bề mặt rễ của cả 4 giống đều có lớp nhung rất dày, lớp này có nhiệm vụ thấm nước và dinh dưỡng khoáng vận chuyển vào trung trụ và vận chuyển lên các cơ quan thân, lá. Chóp rễ biểu hiện cho sự sinh trưởng của cây, chóp rễ mọc dài biểu hiện cây đang sinh trưởng mạnh, phần rễ này có khả năng quang hợp và làm cho rễ dài ra. Màu sắc chóp rễ của các giống có xu hướng theo màu sắc hoa, trong đó chóp rễ của giống hoa màu đ và đốm đ đều có màu đ tía, giống hoa màu trắng có màu xanh hơi vàng, còn chóp rễ giống hoa màu trắng đốm tím có màu xanh đây là cơ sở để nhận biết các giống khi cây chưa có hoa. Các chỉ tiêu về số rễ, chiều dài rễ, đường kính rễ đều đạt các giá trị cao nhất ở giống Trắng Đốm Tím. Như vậy, các giống lan Đai Châu nghiên cứu đều có đặc điểm hình thái rễ đặc trưng của mỗi giống, trong đó giống Trắng Đốm Tím có đặc điểm hình thái rễ thuận lợi cho sinh trưởng của cây như rễ to, dài nhất trong 4 giống. - Đặc điểm giải phẫu rễ Cấu tạo rễ lan Đai Châu bao gồm v (hay biều bì ngoài), nhu mô v , trung trụ, trong trung trụ có các bó mạch. Mặt cắt ngang của rễ cho thấy lớp v rễ bao gồm lớp biểu bì đơn bên ngoài có các tế bào lớn, dày, được sắp xếp theo dạng vách xuyên tâm, theo sau là một lớp tế bào hình đa giác, mà mặt cắt ngang là hình elip hoặc hình chữ nhật. Lớp tế bào này có tác dụng cho nước thấm qua dễ dàng và ngược lại tránh sự mất nước từ rễ. Lớp v rễ còn có tác dụng phản chiếu ánh sáng và có thể gắn chặt vào các bề mặt của v cây khác, đặc trưng của thực vật sống phụ sinh. Dưới lớp v (biểu bì) là nhu mô v gồm nhiều lớp, có chất lục lạp và các tế bào ống. Nó được hình thành bởi các tế bào hình tròn, có kích thước khác nhau có vách m ng. Tế bào lục lạp ở rễ có thể quang hợp và đây là đặc trưng của rễ phong lan. Lớp nhu mô v có tác dụng dự trữ nước và dinh dưỡng cho cây và có thể thay đổi hình dạng khi leo bám (hình trụ chuyển thành hình bán cầu) rất đặc trưng cho thực vật phụ sinh. Tiếp đến là lớp tế bào nội bì bao bọc xung quanh trung trụ rễ, trong trụ rễ có nhiều bó mạch vận chuyển nước và các sản phẩm quang hợp. Ngoài nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu chúng tôi còn đo kích thước lớp v , kích thước trung trụ, số bó mạch, kích thước bó mạch. Trong đó, giống Trắng Đốm Tím đạt các giá trị cao nhất: Kích thước trung trụ (1232,50µm), số lượng bó mạch (27,05 bó), độ rộng bó mạch (80,5µm). Bảng 3.9. Đặc điể giải phẫu r của c c giống (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) Số Kích thước ạch (µ ) Chỉ tiêu Kích thước vỏ Kích thước ạch Giống (µ ) trung trụ (µ ) Dày Rộng Đai Châu Đ 1510,00±102,7 1196,25 ± 55,2 26,95±0,8 193,50±15,3 48,50 ±4,6 Đai Châu Đốm Đ 1323,75±84,0 958,75 ± 35,5 26,35±1,4 200,50±12,3 72,00±7,1 Đai Châu Trắng 1580,00±126,0 1228,75 ± 52,0 26,70±2,1 197,50±14,8 67,50±6,6 Trắng Đốm Tím 1463,75± 69,5 1232,50 ± 56,2 27,05±2,2 202,50±10,7 80,50±8,9 7 Như vậy, qua đánh giá về đặc điểm hình thái và giải phẫu rễ lan Đai Châu rất đặc trưng cho cây 1 lá mầm, thích nghi với điều kiện sống phụ sinh. Trong đó đặc điểm rễ của giống Trắng Đốm Tím có nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như rễ to, nhu mô dày, khả năng hút và dự trữ nước, dinh dưỡng tốt, khả năng chịu hạn cao. 3.1.2.2 Đặc điểm hình thái, giải phẫu thân - Đặc điểm hình thái thân Thân của các giống lan Đai Châu theo d i đều thuộc loại đơn thân, trên thân của chúng có khả năng mang được rất nhiều lá. Vì vậy, cây càng lâu năm thì càng có nhiều cặp lá, khả năng ra hoa càng cao vì ngồng hoa mọc ra từ các nách lá, do đó trên một cây có thể có nhiều ngồng hoa, làm tăng giá trị của cây. Màu sắc thân của các giống cũng có xu hướng theo màu sắc của hoa, tuy nhiên biểu hiện không được r như ở màu sắc chóp rễ. Giống hoa màu đ thân có màu xanh tía đ , các giống còn lại đều có màu xanh. Chiều cao thân của giống Đ là cao nhất (8,98cm) và thấp nhất là giống Trắng (6,62cm). Đường kính thân lớn nhất ở giống Trắng Đốm Tím (1,38cm) và nh nhất ở giống Đ (1,17cm). - Đặc điểm giải phẫu thân Cấu tạo mặt cắt ngang của thân cây, ngoài cùng là một lớp biểu bì đơn, tiếp theo là hai hàng tế bào có thành m ng tạo thành một lớp v biểu bì có nhiều lớp của thân. Dưới các lớp biểu bì này, có các hàng tế bào có vách m ng hình thành là nhu mô v với các không gian không khí trong các tế bào, có tác dụng dự trữ dinh dưỡng, dẫn khí và làm giảm trọng lượng của thân cây, thể hiện tính thích nghi của sinh vật phụ sinh. Phần trung trụ có nhiều bó mạch sắp xếp lộn xộn giữa các lớp nhu mô nhẹ và mềm. Bó mạch bao gồm cương mô, mạch libe và mạch gỗ sắp xếp theo kiểu chồng chất, kín có tác dụng vận chuyển nước và sản phẩm quang hợp. Theo d i một số chỉ tiêu như: Tổng số lượng bó mạch, kích thước bó mạch, kích thước cương mô đều đạt cao nhất ở giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím. Bảng 3.11. C u tạo giải phẫu thân của c c giống (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) B ạch to B ạch nhỏ Chỉ tiêu Dày nhu Số ô (µ ) ạch Số Kích thước (µ ) Số Kích thước (µ ) ượng Rộng ượng Rộng Dày Dày Giống cư ng ô cư ng ô 707,50 404,40 155,20 229,38 139,38 249,20 152,50 73,75 Đai Châu Đ ±107,75 ±38,80 ±23,28 ±18,25 ±10,25 ±15,52 ±7,75 ±9,00 997,50 406,80 137,20 228,75 113,75 269,60 148,75 82,00 Đai Châu Đốm Đ ± 122,0 ±29,76 ±13,52 ±26,00 ±10,75 ±22,40 ±8,00 ±12,50 745,00 447,20 143,60 227,50 116,25 303,60 145,75 67,00 Đai Châu Trắng ± 95,25 ±23,04 ±6,08 ±17,00 ±11,50 ±16,96 ±10,25 ±11,75 961,25 525,60 239,60 255,00 146,25 286,00 153,25 86,25 Trắng Đốm Tím ±73,75 ±22,48 ±18,24 ±20,75 ±23,25 ±4,24 ±8,00 ±11,50 Như vậy, giống Trắng Đốm Tím có đường kính thân lớn nhất (1,38cm), tổng số lượng bó mạch (525,6 bó), số bó mạch to (239,6 bó) và kích thước bó mạch (bó to: 255,00µm; bó nh : 153,25µm) cũng đạt giá trị cao nhất nên khả năng dẫn nước và muối khoáng sẽ tốt hơn 3 giống còn lại. Đồng thời giống này cũng có kích thước cương mô lớn nhất (bó to: 146,25µm; bó nh : 86,25µm) nên có khả năng chống đỡ cơ học cao nhất trong 4 giống nghiên cứu. 3.1.2.3 Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá - Đặc điểm hình thái lá Lá của các giống lan Đai Châu có một số đặc điểm chung như lá hình lòng máng, chóp lá thường phân thành 2 thùy lệch có gai nhọn hoặc tròn, gân lá song song và nằm sâu trong thịt lá trừ gân chính, thế lá mọc đứng. Màu sắc lá của các giống có biểu hiện theo màu sắc của hoa nhưng 8 không được thể hiện r . Giống hoa màu đ , lá có màu xanh đậm có tía đ , giống hoa màu đốm đ lá màu xanh đậm có chấm đ ở gốc cuống lá, giống hoa màu trắng, lá màu xanh nhạt còn giống hoa trắng đốm tím có lá màu xanh. Số lá của các giống nghiên cứu nhìn chung không có sự khác biệt và đạt khoảng 6 lá. Tuy nhiên, kích thước lá lại thay đổi tùy giống: Độ dài của lá dao động trong khoảng từ 22,57cm đến 25,09cm, độ rộng của lá đạt từ 4,10-4,25cm, trong đó, giống Trắng Đốm Tím đều đạt giá trị cao nhất. - Đặc điểm giải phẫu lá Cấu tạo và số lượng khí khổng trên lá khi bóc biểu bì của lá sau đó quan sát dưới kính hiển vi. Các khí khổng do các tế bào biểu bì biến đổi thành, làm nhiệm vụ trao đổi khí với môi trường. Khí khổng gồm: tế bào khí khổng, khe lỗ khí khổng ở giữa, bên ngoài tế bào khí khổng có 2 tế bào kèm song song với tế bào khí khổng. Số lượng khí khổng phía trên mặt lá ít hơn phía dưới mặt lá và mật độ khí khổng trên lá lan Đai Châu thấp hơn so với các loài khác của cây 1 lá mầm, chứng t lan Đai Châu có khả năng chịu hạn cao. Ở giữa lớp biểu bì trên và dưới là các tế bào thịt lá (mô đồng hóa) và các bó mạch. Thịt lá gồm các tế bào nhu mô chứa lục lạp làm nhiệm vụ quang hợp. Bó mạch gân chính và bó mạch phiến lá chạy song song làm nhiệm vụ dẫn truyền nước và các sản phẩm quang hợp. Bảng 3.13. Số ượng và kích thước khí khổng ở ặt trên của c c giống an Đai Châu (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) KT tế ào khí khổng (µ ) KT khe ỗ khí khổng (µ ) Chỉ tiêu Số 2 Giống ượng/ Dài Rộng Dài Rộng Đai Châu Đ 10,40 ±0,93 58,58 ±4,29 20,25 ±3,23 24,08 ±2,67 10,30 ±1,70 Đai Châu Đốm Đ 10,27 ±1,26 60,70 ±2,62 26,63 ±2,23 25,93 ±3,52 11,58 ±2,41 Đai Châu Trắng 10,17 ±1,02 58,83 ±6,08 25,95 ±2,38 23,38 ±2,59 10,80 ±2,24 Trắng Đốm Tím 12,30 ±1,62 61,93 ±2,99 26,08 ±3,35 25,83 ±3,03 11,93 ±2,49 Độ dài khí khổng ở mặt trên của lá dao động từ 58,58µm đến 61,93µm; trong đó dài nhất là giống Trắng Đốm Tím và ngắn nhất là giống Đ . Độ rộng của khí khổng cũng có sự thay đổi giữa các giống. Rộng nhất là giống Trắng (26,63µm) và nh nhất ở giống Đ (20,25µm). Kích thước khe lỗ khí khổng phụ thuộc vào kích thước của khí khổng, sự khác nhau của kích thước khe lỗ khí khổng giữa các giống là không đáng kể. Bảng 3.14. Số ượng và kích thước khí khổng ở ặt dưới của c c giống an Đai Châu (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) Số KT tế ào khí khổng (µ ) KT khe ỗ khí (µ ) Chỉ tiêu 2 ượng/ Giống Dài Rộng Dài Rộng Đai Châu Đ 15,37 ±1,52 52,93 ±3,83 23,80 ±2,19 23,83 ±2,15 10,08 ±1,64 Đai Châu Đốm Đ 13,47 ±1,87 61,33 ±3,87 24,18 ±2,96 25,08 ±2,58 11,63 ±2,23 Đai Châu Trắng 15,57 ±1,63 59,33 ±4,84 24,43 ±2,38 23,63 ±2,14 10,70 ±1,82 Trắng Đốm Tím 17,10 ±1,88 62,43 ±4,02 25,43 ±3,35 26,18 ±3,13 12,68 ±2,17 Số lượng khí khổng ở mặt trên của các giống đạt từ (10,17-12,30 khí khổng/mm2). Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá đạt từ 13,47-17,10 kk/mm2. Số lượng khí khổng ở mặt trên lá của các giống đều ít hơn so mặt dưới lá, trong đó, giống Trắng Đốm Tím có số lượng khí khổng lớn nhất (mặt trên: 12,47 kk/mm2; mặt dưới: 17,10 kk/mm2). Kích thước khí khổng và khe lỗ khí khổng cũng đều đạt giá trị cao nhất ở giống này. Không chỉ nghiên cứu về khí khổng của lá, đề tài còn đo độ dày biểu bì, kích thước và số lượng bó mạch. Độ dày biểu bì trên của phiến lá ở các giống dao động từ 88,75µm đến 107,00µm. Độ dày biểu bì dưới m ng hơn biểu bì trên, dao động từ 79,38µm đến 99,50µm trong đó giống Trắng Đốm Tím có biều bì m ng nhất và giống Trắng dày nhất. Độ dày mô đồng hóa, số lượng và kích thước bó dẫn cũng lớn nhất ở giống Trắng Đốm Tím. 9 Bảng 3.15. C u tạo giải phẫu an Đai Châu (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) Giống Đai Đai Châu Đai Trắng Chỉ tiêu Châu Đỏ Đố Đỏ Châu Trắng Đố Tí 102,50±9,00 98,75±19,50 107,00±17,00 88,75±7,75 Dày iểu ì Mặt trên (µ ) 91,88±7,25 88,25±15,50 99,50±16,50 79,38±9,25 Mặt dưới 2436,25±165,00 2446,25±146,25 2617,50±112,50 2705,00±219,50 Dày ô đồng h a (µ ) 328,13±15,25 399,50±82,25 362,50±75,50 503,75±10,75 KT ạch Dài gân chính (µ ) 210,00±22,00 223,25±10,25 209,50±25,50 275,63±25,00 Rộng 12,55±1,05 12,30±1,17 11,60±1,50 13,30±1,75 B ạch to Số ượng trên phiến Kích thước Dày 278,75±70,00 312,00±53,50 345,00±53,50 351,88±35,25 (µ ) Rộng 188,25±17,50 187,00±16,00 197,00±19,75 236,88±16,00 28,50±1,79 25,50±1,93 27,40±3,61 31,10±1,37 B ạch nhỏ Số ượng trên phiến Kích thước Dày 161,25±15,50 155,75±27,75 170,75±27,75 193,75±18,50 (µ ) Rộng 125,63±11,50 110,00±17,50 122,00±17,50 138,75±13,25 Như vậy, giống Trắng Đốm Tím có kích thước lá dài nhất (25,09cm), rộng nhất (4,25cm), độ dày mô đồng hóa lớn nhất (2705,0µm), do vậy khả năng tổng hợp và dự trữ chất hữu cơ của lá ở giống này sẽ tốt hơn 3 giống còn lại. Giống này cũng có kích thước bó mạch gân chính và số lượng bó mạch trên phiến lá là nhiều nhất và kích thước bó mạch lớn nhất so với 3 mẫu giống còn lại. Vì vậy, khả năng vận chuyển các chất trong lá của giống này là tốt nhất. 3.1.1.4 Đặc điểm hình thái, kích thước của các cơ quan sinh sản - Đặc điểm hình thái, kích thước hoa Đặc điểm chung về hoa của các giống lan Đai Châu là: Hoa to, lưỡng tính, mọc xung quanh trục bông (cành hoa), cánh đài và tràng dày, cánh môi chia 3 thùy. Bảng 3.16. Đặc điể cành hoa và hoa của c c giống an Đai Châu (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Số hoa/ ĐK cành Dài ĐK hoa Dài cuống Độ ền hoa Mùi Giống cành (hoa) (cm) cành (c ) (cm) hoa (cm) (ngày) th Đai Châu Đ 21,00 ±8,16 0,46 ±0,07 12,61 ±2,93 2,4 ±0,12 2,37 ±0,18 21,30 ±1,89 Thơm nhẹ Đai Châu Đốm Đ 23,90 ±6,17 0,47 ±0,07 12,64 ±2,93 2,3 ±0,11 1,60 ±0,17 21,20 ±1,81 Thơm nhẹ Đai Châu Trắng 23,40 ±3,63 0,49 ±0,06 11,98 ±2,05 2,30 ±0,13 1,62 ±0,12 20,60 ±1,78 Thơm nhẹ Trắng Đốm Tím 26,80 ±5,65 0,49 ±0,08 12,74 ±1,65 2,4 ±0,08 2,27 ±0,20 23,10 ±2,13 Thơm Nhìn chung, các giống có 1 cành hoa/cây và số hoa/cành là khá lớn (>20 hoa/cành), chiều dài ngồng biến động từ 11,98cm đến 12,74cm, chiều dài cuống hoa đạt từ 1,60cm đến 2,37cm, độ bền hoa đạt từ 20,6- 23,1 ngày. Trong đó, các chỉ tiêu đều đạt cao nhất ở giống Trắng Đốm Tím. Đường kính cành và đường kính hoa ở các giống không có sự khác biệt. Các giống nhập nội có hương thơm nhẹ còn giống bản địa có hương thơm ngát (giống Trắng Đốm Tím). Bảng 3.17. Kích thước và àu sắc c nh ôi, c nh đài, c nh tràng của c c giống an Đai Châu (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) KT c nh ôi KT c nh đài KT c nh Màu sắc Màu sắc Màu sắc Chỉ tiêu (mm) (mm) tràng ( ) c nh đài c nh ôi c nh Giống tràng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng 20,30 10,63 15,52 9,87 14,05 6,98 Đ Đ Tím Đai Châu Đ ±0,60 ±0,59 ±0,59 ±0,56 ±0,50 ±0,44 đậm đậm đậm 21,12 11,02 14,18 10,30 14,63 6,63 Trắng Trắng Đai Châu Đốm Đ Đ ±0,87 ±0,62 ±0,62 ±0,55 ±0,74 ±0,60 chấm đ chấm đ 20,72 10,13 13,62 10,55 13,43 6,57 Đai Châu Trắng Trắng Trắng Trắng ±0,72 ±0,43 ±0,88 ±0,75 ±0,84 ±0,65 20,80 9,27 14,40 9,37 14,53 5,87 Trắng Trắng Trắng, đầu Trắng Đốm Tím ±0,96 ±0,69 ±0,80 ±0,99 ±0,61 ±1,00 đốm tím đốm tím cánh tím 10 Ngoài các chỉ tiêu về ngồng hoa, độ bền và hương thơm của hoa chúng tôi còn đánh giá kích thước và màu sắc của các cánh môi, cánh đài, cánh tràng hoa. Giống Trắng Đốm Tím không chỉ có kích thước cánh môi nh nhất mà kích thước cánh đài (14,40mmx9,37mm) và cánh tràng (14,53mm x5,87mm) cũng nh nhất. Kích thước cánh đài dài nhất ở giống Đ (15,52mm); ngắn nhất (13,62mm) và rộng nhất (10,55mm) là giống Đai Châu Trắng. Kích thước cánh tràng dài nhất là giống Đốm Đ (14,63mm) và ngắn nhất là giống Trắng (13,43mm); rộng nhất ở giống Đ , đạt 6,98mm. Như vậy, mặc dù đường kính hoa giữa các giống không có sự khác biệt nhưng kích thước cánh môi, cánh tràng, cánh đài lại có sự sai khác giữa các giống. - Đặc điểm hình thái, kích thước quả Màu sắc quả của các giống cũng thay đổi theo màu sắc hoa như màu sắc rễ, thân, lá của chúng. Trong đó, quả giống Đai Châu Đ có màu xanh tía đ , tía đ đặc biệt nhiều ở gốc cuống quả; quả của giống Đốm Đ cũng có màu xanh tía đ ở gốc cuống quả và dọc gân quả; quả của 2 giống Trắng và Trắng Đốm Tím đều có màu xanh. Độ dài của quả dao động từ 2,43cm đến 3,42cm trong đó dài nhất là quả của giống Đ và ngắn nhất là giống Đốm Đ . Độ rộng quả đạt từ 1,191,30cm ở các giống. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu về hình thái và giải phẫu của các giống hoa lan Đai Châu cho thấy; giống Đai Châu Trắng Đốm Tím có các đặc điểm thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh hại như rễ to, v rễ dày (1463,75± 69,5µm), kích thước trụ rễ to (1232,50 ± 56,2µm), số bó mạch rễ nhiều (27,05±2,2µm), số bó mạch thân lớn (525,60 ±22,48µm), lá dày (dày mô đồng hóa 2705,00±219,50µm), kích thước bó mạch thân chính: dày (503,75 ±10,75µm), rộng (275,63±25,00µm). Điều đó chứng t giống có tiềm năng về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu. Nhận xét này hoàn toàn phù hợp với kết quả đánh giá về sinh trưởng, phát triển của các giống lan Đai Châu ở phần trên. Từ đó, chúng tôi lựa chọn giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. 3.1.3 Tương quan giữa khả năng sinh trưởng lá, rễ với một số chỉ tiêu về hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím Bảng 3.19. H số tư ng quan giữa , r với hoa của giống Châu Trắng Đố Tí (Năm 2012, giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím) Chỉ tiêu theo dõi Chiều dài Chiều dài r Chiều dài cành Số hoa/cành (cm) (cm) hoa (cm) (hoa) Chiều dài lá (cm) 1 Chiều dài rễ (cm) 0,4562 1 Chiều dài cành hoa (cm) 0,9075 0,4659 1 Số hoa/cành (hoa) 0,9012 0,3676 0,8644 1 50 y = 0,7433x - 1,5837 R2 = 0,8236 25 35 y = 0,4148x + 30,597 R 2 = 0,2081 30 25 20 15 10 30 20 15 10 5 0 0 5 10 15 20 25 30 35 Chiều dài lá (cm) Hình 3.6. H số tư ng quan giữa chiều dài với chiều dài r an Đai Châu 25 20 15 10 5 5 0 y = 0,8609x + 4,9414 R2 = 0,8121 35 Số hoa/cành (hoa) Chiều dài rễ (cm) 40 Chiều dài cành hoa (cm) 45 0 0 5 10 15 20 25 30 Chiều dài lá (cm) Hình 3.7. H số tư ng quan giữa chiều dài với chiều dài cành hoa an Đai Châu 11 35 0 5 10 15 20 25 30 35 Chiều dài lá (cm) Hình 3.8. H số tư ng quan giữa chiều dài với số hoa trên cành an Đai Châu Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan giữa chiều dài lá và chiều dài rễ là không chặt (R <0,5). Tương quan giữa chiều dài lá và chiều dài cành hoa, giữa chiều dài lá và số hoa/cành là tương quan thuận, chặt (R2>0,5,a>0). Kết quả trình bày trên đây cho thấy: muốn tăng chất lượng hoa lan Đai Châu, giống Trắng Đốm Tím (chiều dài cành hoa lớn, số hoa/cành nhiều) thì điều cần thiết là phải tác động các biện pháp kỹ thuật làm tăng chiều dài lá. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Jean Cardoso et al.(2012) trên giống lan Hồ Điệp lai (Phalaenopsis FSNT 'Dai-Itigo)[47]. 3.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và ra hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái 3.1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái Bảng 3.20. Đặc điể sinh trưởng của giống Trắng Đố Tí ở ột số vùng sinh th i (Năm 2012, giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím) Chỉ tiêu Số Chiều dài Chiều rộng Số r Dài r Đường kính Địa điể ( ) (c ) (c ) (r ) (cm) r (c ) Gia Lâm - Hà Nội 6,2±0,29 24,5±0,39 4,5±0,14 5,2±0,32 40,7±0,49 0,86±0,01 Văn Giang - Hưng Yên 6,0±0,21 24,6±0,44 4,6±0,15 5,3±0,30 41,0±0,64 0,87±0,01 Mộc Châu - Sơn La 5,1±0,35 20,4±0,35 3,7±0,13 4,4±0,30 34,9±0,20 0,71±0,02 Sa Pa- Lào Cai 5,0±0,30 19,5±0,40 3,8±0,14 4,0±0,26 29,3±0,45 0,69±0,02 Các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của lan Đai Châu ở vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn r rệt so với vùng miền núi phía Bắc. Sinh trưởng của cây ở Gia Lâm - Hà Nội và Văn Giang - Hưng Yên là tương đương nhau, số lá đạt 6,0-6,2 lá, chiều dài lá đạt 24,5-24,6cm, số rễ đạt 5,2-5,3 rễ, chiều dài rễ 40,7-41,0cm. Tại vùng núi phía Bắc, sinh trưởng của lan Đai Châu ở Sa Pa - Lào Cai và Mộc Châu - Sơn La tương đương nhau và và kém hơn so với các địa điểm trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân chủ yếu là ở các vùng này nhiệt độ mùa đông xuống rất thấp, cây sinh trưởng kém đi một cách r rệt. 2 Hình 3.10. Động th i tăng trưởng của chiều Hình 3.11. Động th i tăng trưởng chiều dài dài r ở ột số vùng sinh th i ở ột số vùng sinh th i Lan Đai Châu sinh trưởng rễ, lá mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng, cây bắt đầu sinh trưởng vào tháng 3 đến tháng 10 (8 tháng). Các tỉnh miền núi phía Bắc, cây sinh trưởng chậm hơn, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 (6 tháng), đạt giá trị thấp nhất. 3.1.4.2 Một số đặc điểm ra hoa của giống lan Trắng Đốm Tím ở một số vùng sinh thái khác nhau Thời gian xuất hiện mầm hoa sớm nhất được quan sát thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc (ngày 3/11), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (ngày 7/11). Tỷ lệ ra hoa của cây đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (50-51%), đạt thấp ở các tỉnh miền núi phía Bắc (25-30%). Chất lượng hoa với ba tiêu chí đặc trưng là độ dài cành hoa, số hoa và đường kính cành hoa ở Hà Nội và Hưng Yên là tương đương nhau. Chất lượng hoa ở Mộc Châu - Sơn La và Sa Pa - Lào Cai thấp hơn hai vùng trên. Độ bền hoa cao nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 27 ngày và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng là 24 ngày. 12 Bảng 3.21. Thời gian ra hoa và ch t ượng hoa ở ột số vùng sinh th i (Tháng 11/2012-2/2013, giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím) Chỉ tiêu Thời gian Tỷ Dài cành Số hoa/ Đường Đường Độ ền xu t hi n ra hoa hoa (cm) cành kính cành kính hoa hoa Địa điể ầ hoa (%) hoa (cm) (cm) (ngày) Gia Lâm - Hà Nội 7/11 50 16,7± 0,22 26,2±0,20 0,59±0,01 2,33±0,02 24 Văn Giang - Hưng Yên 7/11 51 16,9±0,12 26,4±0,27 0,58±0,01 2,31±0,01 24 Mộc Châu - Sơn La 3/11 30 13,6±0,14 20,3±0,33 0,44±0,01 2,29±0,01 27 Sa Pa - Lào Cai 3/11 25 12,7±0,12 18,4±0,30 0,46±0,02 2,30±0,01 27 3.2 Ảnh hưởng của ột số i n ph p kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng, của cây giai đoạn vườn ư 3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm Bảng 3.22. Ảnh hưởng của gi thể trồng và số ần tưới đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ư (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) Gi Số ần tưới Tỷ Số Chiều dài Chiều rộng Số r Chiều dài Đường kính thể nước sống (%) (c ) (c ) (cm) r (cm) r (cm) GT1 75 3,8 10,1 1,7 3,4 18,5 0,32 GT2 82 4,1 11,2 1,8 3,6 19,6 0,35 GT3 82 4,1 11,3 1,8 3,6 19,4 0,34 LSD0,05 Giá thể 0,11 1,07 0,12 0,12 1,05 0,17 1 ngày tưới 2 lần 78 3,9 10,4 1,8 3,4 18,3 0,32 1 ngày tưới 1 lần 82 4,1 11,7 1,8 3,6 19,6 0,34 2 ngày tưới 1 lần 82 4,1 11,8 1,8 3,6 20,3 0,35 3 ngày tưới 1 lần 76 3,9 10,5 1,7 3,4 19,6 0,33 LSD0,05 Số lần tưới 0,12 1,20 0,23 0,14 1,22 0,20 1 ngày tưới 2 lần 80 4,0 11,0 1,8 3,6 18,8 0,30 1 ngày tưới 1 lần 76 3,8 10,6 1,7 3,5 19,5 0,32 GT1 2 ngày tưới 1 lần 73 3,8 10,4 1,7 3,2 20,2 0,33 3 ngày tưới 1 lần 70 3,7 10,3 1,6 3,2 20,0 0,31 1 ngày tưới 2 lần 75 3,8 10,4 1,7 3,2 17,0 0,32 1 ngày tưới 1 lần 81 4,1 11,0 1,8 3,6 18,8 0,34 GT2 2 ngày tưới 1 lần 89 4,4 12,0 1,9 3,9 21,1 0,37 3 ngày tưới 1 lần 83 4,2 11,5 1,9 3,6 20,0 0,35 1 ngày tưới 2 lần 79 3,9 10,6 1,8 3,5 19,0 0,33 1 ngày tưới 1 lần 88 4,3 12,2 1,9 3,8 20,5 0,36 GT3 2 ngày tưới 1 lần 85 4,2 11,8 1,9 3,7 19,5 0,34 3 ngày tưới 1 lần 76 3,8 10,5 1,7 3,5 18,7 0,32 LSD0,05 Giá thể*Số lần 0,22 2,15 0,40 0,24 2,11 0,35 CV% 3,30 6,60 5,20 4,10 6,50 4,30 Ghi chú: GT1 (Đ/C): Than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1, GT2: Rong biển + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1), GT3: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1) Các loại giá thể và số lần tưới nước khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lan Đai Châu sau ra ngôi ở mức ý nghĩa LSD0,05. Công thức GT2 với số lần tưới nước 2 ngày 1 lần và công thức GT3, số lần tưới nước 1 ngày 1 lần là phù hợp nhất cho cây con sinh trưởng. 3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm Kết quả cũng thể hiện đã có sự tương tác giữa các công thức phân bón và số lần bón phân. Khi tăng số lần bón phân (7 ngày 1 lần; 5 ngày 1 lần; 3 ngày 1 lần;) thì sự sinh trưởng của cây tăng dần. Trong đó, ở công thức phân bón Fish Emulsion (5:1:1) với số lần bón 5 ngày 1 lần (nồng độ 0,05%) cho kết quả tốt nhất; số lá đạt 4,7 lá, chiều dài lá 13,2cm, số rễ 4,0 rễ và chiều dài rễ đạt 22,0cm, cao tương đương so với công thức bón phân này 3 ngày 1 lần ở mức ý nghĩa LSD0,05. Nguyên nhân là 13 do loại phân này có chứa hàm lượng đạm cao rất thích hợp với cây lan Đai Châu ở giai đoạn sinh trưởng thân lá. Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân n và số ần n đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ư (Năm 2011, tại Gia Lâm - Hà Nội) Phân Số ần tưới Số Chiều Chiều Số r Chiều Đường n dài rộng dài r kính r (cm) (cm) (cm) (cm) PB1 3,9 10,7 1,7 3,1 18,9 0,32 PB2 4,4 12,9 1,8 3,7 21,0 0,35 PB3 3,9 11,1 1,7 3,1 18,9 0,34 LSD0,05 Phân bón 0,10 0,67 0,10 0,11 1,00 0,18 9 ngày 1 lần 3,8 11,0 1,6 3,1 18,2 0,32 7 ngày 1 lần 4,0 11,1 1,7 3,2 19,0 0,33 5 ngày 1 lần 4,3 11,9 1,8 3,5 20,2 0,34 3 ngày 1 lần 4,3 12,1 1,9 3,5 20,7 0,35 LSD0,05 Số lần 0,11 0,78 0,10 0,12 1,16 0,21 9 ngày 1 lần 3,7 10,0 1,7 3,0 17,5 0,32 7 ngày 1 lần 3,9 10,6 1,7 3,1 18,8 0,32 PB1 5 ngày 1 lần 4,1 11,0 1,8 3,3 19,3 0,33 3 ngày 1 lần 4,2 11,4 1,9 3,3 20,0 0,34 9 ngày 1 lần 4,1 12,5 1,8 3,4 19,1 0,33 PB2 7 ngày 1 lần 4,3 12,8 1,9 3,6 20,9 0,35 5 ngày 1 lần 4,7 13,2 1,9 4,0 22,0 0,36 3 ngày 1 lần 4,7 13,3 2,0 4,0 22,1 0,36 9 ngày 1 lần 3,8 10,5 1,6 3,1 18,0 0,33 7 ngày 1 lần 3,9 10,8 1,7 3,1 18,7 0,34 PB3 5 ngày 1 lần 4,1 11,6 1,8 3,2 19,0 0,34 3 ngày 1 lần 4,1 11,7 1,8 3,3 20,1 0,35 LSD0,05 Pbon * Số lần 0,20 1,35 0,20 0,22 2,01 0,37 CV% 3,00 6,90 6,80 3,90 6,10 6,50 3.3. Ảnh hưởng của ột số i n ph p kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng và ra hoa của cây trên vườn sản xu t 3.3.1 Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây trình bày ở phần trên cho thấy: cây lan Đai Châu có mùa sinh trưởng rất r rệt, vì vậy nghiên cứu thời điểm trồng thích hợp cho cây là rất cần thiết. Bảng 3.24. Ảnh hưởng thời điể trồng đến sinh trưởng của cây (Năm 2011-2012, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Tỷ Ngày Sau 1 nă Sau 2 nă sống hồi xanh Số Chiều dài Số r Số Chiều dài Số r Công thức (%) (ngày) (c ) (cm) (c ) (cm) Ngày 15/2 81 25 4,9±0,21 15,7±0,12 4,0±0,21 6,1±0,18 25,1±0,1 5,3±0,1 Ngày 15/3 85 17 5,1±0,1 17,6±0,1 4,2±0,1 6,4±0,1 26,6±0,1 5,9±0,2 Ngày 15/4 5,4±0,1 19,0±0,2 5,6±0,2 7,0±0,2 27,4±0,1 6,8±0,1 97 10 Ngày 15/5 92 13 5,0±0,2 18,1±0,1 4,7±0,1 6,3±0,1 25,4±0,1 6,2±0,1 Có thể nhận thấy: tỷ lệ sống ở các thời điểm trồng đạt từ 81-97%, cao nhất ở công thức trồng ngày 15/4. Cây hồi xanh nhanh nhất cũng ở công thức trồng này (10 ngày), trong khi các công thức còn lại là 13-25 ngày.Với các thời điểm trồng khác nhau, khả năng sinh trưởng cao nhất ở công 14 thức trồng ngày 15/4, thể hiện qua các chỉ tiêu: số lá (đạt 7 lá), chiều dài lá (27,4cm), số rễ (6,8), chiều dài rễ (43,2cm), khác biệt với các công thức còn lại ở mức ý nghĩa LSD0,05. Lý do là các công thức trồng ngày 15/2, 15/3 trong điều kiện miền Bắc nhiệt độ còn thấp nên cây hầu như chưa sinh trưởng hoặc sinh trưởng chậm. Ở công thức trồng ngày 15/5 thì sau khi trồng nhiệt độ tăng cao nên cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời điể trồng đến ch t ượng hoa (Tháng 11/2012-2/2013, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Số hoa Dài trục Độ ền Tỷ ra Chiều dài Đường kính /cành hoa hoa hoa (%) cành (c ) cành (c ) Công thức (hoa) (cm) (ngày) Ngày 15/2 47 16,3±0,1 0,59±0,1 25,1±0,3 11,2±0,1 24 Ngày 15/3 54 16,5±0,1 0,61±0,1 26,0±0,2 11,4±0,1 24 Ngày 15/4 17,5±0,1 0,67±0,1 28,5±0,1 12,3±0,1 25 56 Ngày 15/5 50 16,8±0,1 0,60±0,1 26,4±0,3 11,7±0,1 24 Kết quả theo d i về chất lượng hoa ở các thời điểm trồng cho thấy: Tỷ lệ ra hoa đạt từ 4756%, cao nhất ở thời điểm trồng ngày 15/4. Các chỉ tiêu về chiều dài cành hoa, số hoa trên cành cũng đạt giá trị cao nhất ở thời điểm trồng ngày 15/4 đạt 17,5cm và 28,5 hoa trên cành. Các chỉ tiêu về đường kính cành, đường kính hoa, độ bền hoa không có sự sai khác giữa các công thức. 3.3.2 Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng, phát triển của cây Bảng 3.26. Ảnh hưởng của ch t ượng nước tưới đến sinh trưởng của cây (Năm 2012-2013, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Tỷ Sau 1 nă Sau 2 nă sống Số Chiều Số Chiều Số Chiều Số r Chiều (%) dài r dài r dài (cm) dài r Công thức (cm) (cm) (cm) (cm) (cm) Nước giếng khoan không lọc 87 4,8 16,8 4,1 26,4 5,7 23,0 4,9 38,4 Nước giếng khoan có lọc 95 5,0 18,3 4,4 27,5 6,2 24,7 5,2 40,9 Nước máy 80 4,7 16,3 3,9 25,8 5,5 22,1 4,5 34,7 Nước mưa 98 5,6 19,1 5,0 31,6 7,3 27,6 6,7 44,3 CV% 2,90 5,70 2,30 3,90 2,40 6,10 2,90 4,10 LSD0,05 0,26 2,20 0,27 2,02 0,28 2,79 0,28 3,02 Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước tưới cho lan Đai Châu cho thấy; cây sinh trưởng mạnh mẽ khi tưới bằng nước mưa, tiếp đến là nước giếng khoan có lọc, nước giếng khoan không lọc và thấp nhất là nước máy với mức ý nghĩa LSD0,05; kết quả được thể hiện như số lá của các công thức đạt 5,5-7,3 lá, chiều dài lá đạt từ 22,1- 27,6cm, số rễ đạt 4,5-6,7 rễ, chiều dài rễ 34,7-44,3cm, các chỉ tiêu về chiều rộng lá và đường kính rễ cũng đạt cao nhất ở công thức tưới nước mưa và thấp nhất ở công thức tưới nước máy. Tỷ lệ cây ra hoa cao nhất ở công thức tưới nước mưa (58%), tiếp đến là tưới bằng nước giếng khoan có lọc (52%), nước giếng khoan không lọc (49%) và thấp nhất là nước máy (47%). Kết quả tương tự với chất lượng hoa. Như vậy, chất lượng nước tưới có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lan Đai Châu, cây sinh trưởng, phát triển mạnh trong điều kiện tưới bằng nước mưa, tiếp đến là nước giếng khoan có lọc, nước giếng khoan không lọc và thấp nhất là nước máy. Giải thích cho kết quả này là do độ pH và EC trong nước tưới đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Trong nước mưa có độ EC thấp nhất (0,04) và độ pH (5,55), khi tưới nước và bổ sung phân bón đã tạo môi trường thuận lợi cho cây hấp thu nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển mạnh. Với nước giếng khoan có lọc tuy đã giảm nhưng pH và EC vẫn khá cao, nên điều chỉnh để giảm pH 15 và EC trước khi tưới cho cây lan. Không nên dùng nước giếng khoan chưa lọc hoặc nước máy tưới cho cây lan Đai Châu, do nước có độ pH và EC cao, đặc biệt với nước máy có pH (7,52) và EC (0,45) quá cao, làm cây sinh trưởng, phát triển kém. Bảng 3.27. Ảnh hưởng của ch t ượng nước tưới đến ch t ượng hoa (Tháng 11/2013-2/2014, tại Gia Lâm - Hà Nội) Chỉ tiêu Tỷ ra Chiều dài Đường kính Số hoa Dài trục Độ ền hoa Công thức hoa (%) cành (c ) cành (c ) /cành (hoa) hoa (cm) (ngày) Nước giếng khoan không lọc 49 16,9 0,59 25,5 11,3 23 Nước giếng khoan có lọc 52 17,0 0,60 26,5 11,8 24 Nước máy 47 16,2 0,57 24,3 11,0 23 Nước mưa 58 18,5 0,69 29,7 13,5 27 CV% 4,10 5,70 8,30 6,50 LSD0,05 1,26 0,08 4,00 1,30 3.3.3 Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây Bảng 3.28. Ảnh hưởng của gi thể trồng và số ần tưới đến sinh trưởng của cây trên vườn sản xu t (Năm 2012-2013, tại Gia Lâm - Hà Nội) Gi Số ần tưới nước Tỷ Sau trồng 1 nă Sau trồng 2 nă thể sống Số Chiều Số r Chiều Số Chiều Số r Chiều (%) dài (cm) dài r dài (cm) dài r (cm) (cm) (cm) (cm) GT1 94 5,2 18,2 4,9 28,7 6,6 26,3 6,5 42,6 GT2 94 5,3 18,3 4,7 28,8 6,7 26,4 6,2 42,9 GT3 93 5,0 17,2 4,6 27,5 6,1 25,2 5,9 40,9 LSD0,05 Giá thể 0,10 1,00 0,10 1,05 0,11 1,07 0,12 1,06 1 ngày tưới 2 lần 94 5,1 17,4 4,6 27,3 6,5 25,1 6,0 39,7 1 ngày tưới 1 lần 96 5,2 18,7 4,7 28,2 6,7 26,4 6,2 41,6 2 ngày tưới 1 lần 95 5,3 18,6 4,8 29,0 6,7 26,0 6,3 43,1 3 ngày tưới 1 lần 91 4,9 17,3 4,9 29,5 6,1 25,1 6,5 44,2 LSD0,05 Số lần tưới 0,12 1,20 0,13 1,00 0,13 1,24 0,14 1,22 1 ngày tưới 2 lần 96 5,4 18,5 4,7 27,5 7,0 26,4 6,2 40,2 1 ngày tưới 1 lần 4,8 28,4 6,4 42,0 97 5,4 18,6 7,0 26,6 GT1 2 ngày tưới 1 lần 93 5,1 18,0 5,0 29,2 6,4 25,4 6,7 43,5 3 ngày tưới 1 lần 90 4,9 17,8 5,1 29,9 6,0 25,0 6,9 45,0 1 ngày tưới 2 lần 94 5,1 17,8 4,7 27,7 6,4 25,1 6,1 40,5 1 ngày tưới 1 lần 95 5,4 18,4 4,8 28,6 7,0 27,0 6,3 42,4 GT2 2 ngày tưới 1 lần 4,8 29,4 6,3 43,9 98 5,7 19,1 7,5 27,7 3 ngày tưới 1 lần 92 5,0 18,1 4,8 29,8 6,2 25,6 6,4 44,8 1 ngày tưới 2 lần 93 5,0 18,0 4,4 26,7 6,1 25,5 5,5 38,5 1 ngày tưới 1 lần 95 5,0 18,2 4,6 27,6 6,1 25,8 5,9 40,4 GT3 2 ngày tưới 1 lần 94 5,1 17,8 4,6 28,4 6,3 25,0 6,0 41,9 3 ngày tưới 1 lần 92 5,0 17,7 4,8 28,8 6,2 24,9 6,3 42,8 LSD0,05 Giá thể*Số lần 0,20 2,01 0,21 2,00 0,22 2,15 0,24 2,12 CV% 2,00 4,00 2,00 2,04 2,00 5,00 2,30 3,00 Ghi chú: GT1: Ghép trên gỗ nhãn: hình trụ 40cm (cao) x 20cm (đường kính), GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn, GT3: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây, GT2, GT3 trồng trên chậu thang gỗ, kích thước: than hoa, vỏ cây, củi vụn 2-3cm). Các loại giá thể và số lần tưới nước khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lan Đai Châu trên vườn sản xuất. Công thức GT1 (ghép trực tiếp trên gỗ nhãn) với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần và công thức GT2 (Rong biển + than hoa + củi vụn), số lần tưới nước 2 ngày 1 lần là 16 phù hợp nhất. Ở công thức GT3 với các số lần tưới khác nhau thì độ ẩm đều cao, do giá thể mụn xơ dừa có khả năng giữ nước cao và gây chặt bí, không còn phù hợp với cây Đai Châu giai đoạn vườn sản xuất và làm cho cây sinh trưởng kém. Kết quả theo d i ảnh hưởng của giá thể và số lần tưới nước khác nhau đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa cho thấy: Môi trường càng khô thì càng kích thích mầm hoa ra sớm. Thời điểm ra mầm hoa sớm nhất ở công thức giá thể thoát nước tốt (GT1) với số lần tưới nước giảm (3 ngày tưới một lần) mầm hoa xuất hiện ngày 5/11. Các chỉ tiêu về chất lượng hoa cho kết quả tương tự với với các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng. Công thức GT1 với số lần tưới nước 1 ngày 1 lần cho chất lượng hoa tương đương với công thức GT2, số lần tưới 2 ngày 1 lần và đạt giá trị cao nhất ở mức ý nghĩa LSD0,05: chiều dài cành hoa đạt 18,6cm và 18,5cm, số hoa/cành 29,8 và 29,5 hoa. Muốn kích thích cây nhanh ra hoa và tỷ lệ nở hoa cao cần giảm số lần tưới (công thức tưới ít nước, 3 ngày 1 lần) vào thời kỳ phân hóa mầm hoa (tháng 10,11 trong năm). Bảng 3.29. Ảnh hưởng của gi thể trồng và số ần tưới đến khả năng ra hoa và ch t ượng hoa (Tháng 11/2013-2/2014, tại Gia Lâm - Hà Nội) Gi Số ần tưới Ngày xu t Tỷ Chiều Đường Số hoa Độ ền thể nước hi n ầ ra hoa dài cành kính cành /cành hoa hoa (%) (cm) (cm) (hoa) (ngày) GT1 6/11 58 17,5 0,64 27,8 24 GT2 7/11 56 17,6 0,65 28,1 24 GT3 9/11 52 16,8 0,62 27,7 23 LSD0,05 Giá thể 0,72 0,39 1,22 1 ngày tưới 2 lần 9/11 53 17,0 0,63 27,5 22 1 ngày tưới 1 lần 8/11 56 17,8 0,65 28,5 24 2 ngày tưới 1 lần 7/11 57 17,5 0,64 28,3 24 3 ngày tưới 1 lần 5/11 57 16,9 0,63 27,3 23 LSD0,05 Số lần tưới 0,82 0,45 1,41 1 ngày tưới 2 lần 8/11 55 17,7 0,66 28,0 23 GT1 1 ngày tưới 1 lần 7/11 0,67 59 18,6 29,8 25 2 ngày tưới 1 lần 6/11 59 17,0 0,61 27,5 24 3 ngày tưới 1 lần 16,7 0,60 26,0 22 5/11 60 1 ngày tưới 2 lần 9/11 52 16,8 0,61 27,0 22 GT2 1 ngày tưới 1 lần 8/11 57 18,1 0,66 28,1 24 2 ngày tưới 1 lần 6/11 58 18,5 0,70 29,5 25 3 ngày tưới 1 lần 58 17,0 0,64 27,9 23 6/11 1 ngày tưới 2 lần 11/11 51 16,5 0,62 27,4 22 GT3 1 ngày tưới 1 lần 10/11 52 16,8 0,62 27,7 24 2 ngày tưới 1 lần 10/11 53 16,9 0,60 27,8 24 3 ngày tưới 1 lần 53 17,0 0,64 28,0 23 8/11 LSD0,05 Giá thể*Sốlần 1,43 0,79 2,44 CV% 4,90 7,40 5,20 3.3.4 Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến sinh trưởng, phát triển của cây 3.3.4.1 Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinh trưởng của cây Kết quả tương tự ở cả 3 loại phân bón, khi tăng số lần bón phân (7 ngày 1 lần ; 5 ngày 1 lần; 3 ngày 1 lần) thì sự sinh trưởng của cây tăng dần. Trong đó, ở công thức HT - Orchid 222 (21:21:21) với số lần bón 5 ngày 1 lần cho kết quả tốt nhất số lá đạt 5,7 lá, chiều dài lá 21,3cm, số rễ 4,8 rễ và chiều dài rễ đạt 30,0cm, cao tương đương so với công thức bón phân này 3 ngày 1 lần và cao hơn so với các công thức khác ở mức ý nghĩa LSD0,05. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất