Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại ...

Tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh thừa thiên huế

.PDF
155
477
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃ THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, 2015 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃ THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Khánh 2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà HUẾ, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận án đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Tác giả luận án Lã Thị Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí học tập và nghiên cứu thông qua đề án 911. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo Đại học Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình về mặt khoa học của PGS.TS. Lê Thị Khánh và PGS.TS. Trần Thị Thu Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô giáo trong khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã cho tôi những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân ở các vùng trồng hoa truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Phú Dương, huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy; xã Quảng An, huyện Quảng Điền đã giúp tôi xây dựng các mô hình thực nghiệm của đề tài. Luận án này dành tặng Bố Mẹ - người đã sinh thành, chịu nhiều vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người. Cảm ơn sự động viên của chồng và các con tôi - những người đã truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tôi trong việc hoàn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được. Xin trân trọng cảm ơn./. Lã Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 4 5. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 6 1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông .................................................................... 6 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ......................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm thực vật học ........................................................................... 8 1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa chuông .............................................. 10 1.1.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa chuông trên thế giới và ở Việt Nam ... 11 1.2. Kỹ thuật nhân giống hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng ...................... 14 1.2.1. Nhân giống hữu tính ............................................................................ 14 1.2.2. Nhân giống vô tính .............................................................................. 15 iv 1.2.3. Nhân giống vô tính in vitro cây hoa chuông ........................................ 16 1.2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam . 24 1.3. Kỹ thuật ươm, trồng cây hoa chuông và những yếu tố ảnh hưởng ............... 25 1.3.1. Thời vụ................................................................................................ 25 1.3.2. Giá thể trồng ....................................................................................... 26 1.3.3. Phân bón lá.......................................................................................... 28 1.3.4. Bấm ngọn ............................................................................................ 32 1.4. Những kết quả nghiên cứu về cây hoa chuông ............................................. 34 1.4.1. Nhân giống in vitro ............................................................................. 34 1.4.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật vườn ươm và vườn sản xuất ................ 38 1.4.3. Các nghiên cứu khác về cây hoa chuông.............................................. 40 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 44 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 44 2.1.1. Giống .................................................................................................. 44 2.1.2. Giá thể................................................................................................. 45 2.1.3. Phân bón ............................................................................................. 45 2.1.4. Chất kích thích sinh trưởng ................................................................. 45 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 46 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 47 2.3.1. Nội dung 1 .......................................................................................... 47 2.3.2. Nội dung 2 .......................................................................................... 51 2.3.3. Nội dung 3 .......................................................................................... 54 2.3.4. Nội dung 4 ........................................................................................... 56 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ........................................... 58 2.4.1. Các chỉ tiêu trong nuôi cấy in vitro ...................................................... 58 2.4.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển .............................................. 59 v 2.4.3. Các chỉ tiêu về hoa, năng suất và chất lượng hoa ................................. 60 2.4.4. Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh học ........................................................ 61 2.4.5. Phương pháp đánh giá chất lượng chồi in vitro và cây giống in vitro ... 61 2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh hại ................................................... 61 2.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 62 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 62 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 63 3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông ................................................................................................. 63 3.1.1. Giai đoạn tạo nguồn vật liệu khởi đầu ................................................. 63 3.1.2. Giai đoạn tạo sự phát sinh hình thái và nhân nhanh ............................. 65 3.1.3. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh ............................................................... 70 3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ........................................................... 73 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm .... 74 3.2.2. Nghiên cứu xác định thời vụ phù hợp để đưa cây giống hoa chuông in vitro ra trồng ở vườn ươm .............................................................. 76 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. .......... 78 3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ........... 83 3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm - giai đoạn vườn sản xuất ...................................................... 89 3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông ............................................................................ 89 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản suất ............ 98 vi 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến khả sinh trưởng phát triển của hai giống hoa chuông - giai đoạn vườn sản xuất ......... 109 3.4. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa chuông .................................................... 115 3.5. Kết quả thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 119 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 127 4.1. Kết luận .................................................................................................... 127 4.2. Đề nghị ..................................................................................................... 128 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............... 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 130 PHỤ LỤC ........................................................................... Error! Bookmark not defined. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ABA - Axít abscicic ADN - Axít Deoxyribo Nucleic ARN - Axít ribonucleic ATP - Adenosin triphosphat BA - 6-benzyl adenine BVTV - Bảo vệ thực vật cs - cộng sự CCC - Chlormequat chlorid CEC - Khả năng trao đổi cation (Cation exchange capacity) đ/c - Đối chứng EU - Liên minh Châu Âu GA3 - Gibberellic axít IAA - Axít indolylacetic IBA - Axít indolyl butyric lux - đơn vị đo cường độ ánh sáng MS - môi trường Murashige và Skoog NAA- Axít naphthylacetic NADPH2 - nicotinamide adenine dinucleotide hydrogen phosphate ppm - đơn vị minigam/lít Q (calo) - Nhiệt lượng TDZ - Thidiazuron UDS - Đô la Mỹ VCR - value cost ratio 2,4-D - Axít diclorophenoxy acetic viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian xử lý nấm khuẩn bề mặt mẫu ............................... 20 Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông ............................................................................ 48 Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông .................................................................................................. 49 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông ................................... 64 Bảng 3.2. Ảnh hưởng phối hợp của BA và -NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông ............................................................. 67 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông ............................ 69 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông ......................................................................... 71 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm .............. 75 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm .............. 77 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của hai hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. ....................... 79 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm................................ 80 Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro khi trồng trên các loại giá thể khác nhau .............................................................. 82 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ............................... 84 ix Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm ......................... 85 Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và xuất vườn ươm ...................................................................................... 87 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông ...................................................... 91 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống hoa chuông............................................................... 93 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông .................................................................................................. 96 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông ...................................................... 99 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông .......................................................................... 101 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai giống hoa chuông ................................................................................ 104 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông .................................................................... 105 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng hoa hoa của hai giống hoa chuông ....................................................... 107 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông .................................................... 110 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông ................................................................................ 111 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến năng suất và chất lượng hoa của hai giống hoa chuông .................................................................... 113 Bảng 3.24. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông ............ 116 Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông tại các mô hình trình diễn ......................................................................... 120 x Bảng 3.26. Năng suất của hai giống chuông thương phẩm trồng ở các mô hình tại Thừa Thiên Huế ............................................................................. 123 Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................................... 124 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông ........................................................ 6 Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông ........................................................ 7 Hình 1.3. Các loại mô trên cây được sử dụng nuôi cấy .......................................... 17 Hình 2.1. Hai giống hoa chuông sử dụng trong nghiên cứu.................................... 44 Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án ................................ 47 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ ................................................................. 73 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro ........................... 89 Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm ............... 119 Hình 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông .. 126 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi (Gesneriaceae), bộ hoa môi (Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam Mỹ). Hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa chuông được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức… và được người châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay [39]. Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu, độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông đã nhanh chóng trở thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu hướng ưa thích các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người trồng hoa. Tuy nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt (nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ mọc thấp,…) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu,… ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cây hoa chuông trong tự nhiên có thể được nhân giống bằng hạt, đoạn thân, lá và củ [63]. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài [107]. Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp nhân giống truyền thống và đảm bảo nguồn cung cấp cây giống có chất lượng cao cho người sản xuất. Phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn 2 toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản xuất được ở quy mô lớn. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương Tấn Nhựt và cs (2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013);… Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm mà chưa đi đến xây dựng quy trình nhân giống cụ thể để tạo ra sản phẩm cây giống cung cây cho thị trường. Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu Nam - Bắc nên hình thành hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên lạnh và ẩm; Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên nhiệt độ cao và khô. Đồng thời, Thừa Thiên Huế còn mang những nét đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung (có chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định). Đây là những điều kiện thuận lợi để trồng các loài hoa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. Bên cạnh đó, chơi hoa, thưởng thức hoa không chỉ là một thú chơi tao nhã mà nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân cố đô (người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời). Hơn nữa, Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch lớn và đặc sắc của Việt Nam, hàng năm có rất nhiều sinh viên, khách du lịch trong nước và quốc tế đến học tập thăm quan, tham dự các lễ hội,... nên nhu cầu trang trí làm đẹp cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần thiết. Có thể nói, điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho các loài hoa xứ nóng, xứ lạnh có thể trồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa phụ thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây giống thấp,… nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng không cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên Huế là việc làm cấp thiết và được xem là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu hoa của Trường Đại học Nông Lâm, Huế đã thu thập, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa chuông trên các loại giá thể khác nhau tại Thừa Thiên Huế, đã chọn được hai giống 3 hoa chuông tốt nhất (giống hoa màu đỏ cánh kép, giống hoa màu trắng cánh đơn), phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và giá thể trồng thích hợp là hỗn hợp đất phù sa, cát, phân chuồng và trấu hun, tỷ lệ (1:1:1:1) [6]. Tuy nhiên, để phát triển được diện tích trồng cây hoa chuông trên quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế, thì những nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây thương phẩm… cần được tiến hành có hệ thống để hạn chế được những yếu tố bất lợi về điều kiện sinh thái và phát huy ưu điểm của giống. Từ đó, làm cơ sở khoa học để xây dựng các quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cây giống hoa chuông in vitro có chất lượng tốt, đến trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra diện rộng. 4 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống in vitro, kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất cao, chất lượng hoa tốt để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa chuông. - Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật trồng hoa chậu. 3.1. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu cung cấp 3 quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông; quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông sau nuôi cấy mô; quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm, phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. - Việc nghiên cứu xác định được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp vơi điều kiện sinh thái của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, bổ sung vào danh mục các loại cây trồng phi thực phẩm có giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. - Kết quả nghiên cứu góp phần phát huy thế mạnh của vùng và tận dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm trồng hoa ở các vùng trồng hoa truyền thống của địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Thời gian thực hiện  Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông được thực hiện từ 5 tháng 8/2012 đến tháng 3/2013.  Nghiên cứu quy trình ươm cây giống sau nuôi cấy mô tế bào (giai đoạn cây con ở vườn ươm) được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.  Nghiên cứu quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm (giai đoạn vườn sản xuất) được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2015.  Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015. - Địa điểm thực hiện Các thí nghiệm của luận án được thực hiện tại Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm ở một số vùng trồng hoa truyền thống tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực nghiệm 1: Tại vườn của gia đình ông Đặng Văn Tình, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực nghiệm 2: Tại vườn của gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thực nghiệm 3: Tại vườn của gia đình ông Lê Bá Thông, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Những đóng góp mới của luận án  Cung cấp được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông, để tạo ra cây giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn.  Cung cấp được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.  Cung cấp được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, có năng suất và chất lượng hoa cao, đáp ứng nhu cầu của người chơi hoa và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra diện rộng. 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về hoa chuông 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại Cây hoa chuông được phát hiện đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới Brazil vào năm 1785. Năm 1815, hoa chuông được trồng ở Anh [41]. Năm 1817, người làm vườn ở Anh tên là Conrad Loddiges đặt tên hoa chuông là Gloxinia speciosa (G. Lodd.) (Hình 1.1), (G là viết tắt tên George Loddige). Người công bố thông tin về cây hoa chuông là con trai của George Loddige tên là Conrad Loddiges [74] để vinh danh nhà thực vật học người Đức Benjamin Peter Gloxin (1765-1794). Năm 1825, hoa chuông được Conrad Loddiges đổi tên từ Gloxinia speciosa thành tên mới là Sinningia speciosa để đúng định danh thuộc loài S. speciosa [39]. Năm 1877, hoa chuông Sinningia speciosa được nhà thực vật học Hiern xác định có nhiều màu sắc khác nhau, hoa có cấu trúc đối xứng (Hình 1.2) và tên khoa học về cây hoa chuông được dùng từ đó đến ngày nay là Sinningia speciosa (G. Lodd.) Hiern [39]. Hầu hết các loài của Sinningia sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới Brazil ở Nam Mỹ. Một số giống hoa chuông hiện nay là kết quả của sự lai tạo từ hai loài hoa của Brazil: Sinningia speciosa và Sinningia maxima do những người làm vườn ở Scotland thực hiện vào thế kỷ XIX [63]. Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông Sinningia speciosa (G. Lodd.) (Nguồn: [74]) 7 Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông (Nguồn:[39]) Các giống hoa chuông hoang dại đầu tiên được phát hiện ở Brazil có sự đa dạng về màu sắc, kích thước và hình dáng hoa. Thông qua quá trình lai tạo và chọn lọc, các giống hoa chuông trồng hiện nay có nhiều ưu điểm để phù hợp với thị hiếu của người chơi hoa. Cây hoa chuông (Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa), là loài hoa mới được nhập nội vào nước ta trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, hoa chuông còn có nhiều tên gọi khác: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, tứ quý, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm… Hoa chuông là cây thân thảo lưu niên, củ nằm dưới mặt đất, sống tự dưỡng thuộc: Giới: Plantae (Thực vật) Ngành: Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan) Lớp: Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan) Bộ: Lamiales (Bộ Hoa môi) Họ: Gesmeriaceae (Họ Tai voi) Chi: Sinningia (Chi Hoa chuông) Loài: Sinningia speciosa. Sinningia speciosa thuộc một họ lớn là Gesmeriaceae. Họ này có trên 2.500 loài [35], [66], [111], [112], [125], [127]. Thuộc bộ Lamiales [27], [92]. Hầu hết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất