Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông ...

Tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

.PDF
199
782
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI YẾN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ 2. PGS.TS. HỒ THỊ LAM TRÀ HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những tư liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban Quản lý đào tạo, Khoa Tài nguyên và Môi trường (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội); UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: PGS.TS Nguyễn Thanh Trà, Trưởng bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường; PGS.TS Hồ Thị Lam Trà, bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội); những người Thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, làm việc với tinh thần chu đáo, trách nhiệm cao, đã chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đào tạo (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã giúp đỡ tôi rất nhiều và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án. Lãnh đạo và cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh; UBND huyện Quế Võ đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, số liệu để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Khoa Quản lý đất đai (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), anh Chu Phúc Thi, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, cũng như hỗ trợ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn về tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hải Yến ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình x MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Những đóng góp mới của luận án 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 1.1. 6 Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa 1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa 6 1.1.2. Đường lối công nghiệp hóa ở Việt Nam 10 1.1.3. Nội dung công nghiệp hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 16 1.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển châu Á 18 1.2.1. Công nghiệp hoá ở Thái Lan 19 1.2.2. Công nghiệp hoá ở Đài Loan 22 1.2.3. Công nghiệp hoá ở Malaysia 27 1.2.4. 1.3. Một số bài học từ quá trình công nghiệp hoá ở các nước trong khu vực 31 Tình hình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta 34 1.3.1. Những thành tựu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa iii 34 1.3.2. Những hạn chế chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa 1.4. 36 Tác động của công nghiệp hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam 38 1.4.1. Những tác động tích cực 38 1.4.2. Những tác động tiêu cực 41 1.5. 48 Định hướng nghiên cứu CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 2.1. 49 Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49 2.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49 2.1.3. Đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49 2.1.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49 2.1.5. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49 2.1.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trong quá trình 2.2 công nghiệp hóa 49 Phương pháp nghiên cứu 50 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu 50 2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50 2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 51 2.2.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích môi trường 55 2.2.5. Phương pháp phân tích mẫu 58 2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 59 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60 3.1. 60 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường iv 60 3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 64 3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 73 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 73 3.2.2. Tình hình quản lý đất đai 75 3.3. Đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 78 3.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành công nghiệp 78 3.3.2 Đánh giá thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp 83 3.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 92 3.4.1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý đất nông nghiệp 92 3.4.2. Tác động của quá trình công nghiệp hoá đến sử dụng đất nông nghiệp 103 3.5. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến đời sống của người dân 120 3.5.1. Tác động của công nghiệp hóa đến thu nhập, việc làm của người dân 120 3.5.2. Tác động của công nghiệp hóa đến đời sống xã hội 130 3.5.3. Tác động của công nghiệp hóa đến môi trường sống của người dân 139 3.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân trong quá trình công nghiệp hóa 145 3.6.1. Các giải pháp về chính sách 145 3.6.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất 151 3.6.3. Giải pháp về tài chính 153 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155 1. Kết luận 155 2. Kiến nghị 158 Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 159 Tài liệu tham khảo 160 Phụ lục 168 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BT bồi thường CNH công nghiệp hóa CN - TTCN công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ĐTH đô thị hóa GPMB giải phóng mặt bằng HĐH hiện đại hóa HT hỗ trợ HTX hợp tác xã KCN khu công nghiệp THĐ thu hồi đất TM - DV Thương mại- Dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XDCB xây dựng cơ bản vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Đặc điểm các tiểu vùng nghiên cứu 51 2.2. Đặc điểm hộ điều tra, phỏng vấn 53 2.3. Tổng hợp phân loại nhóm hộ điều tra, phỏng vấn 54 2.4. Vị trí lấy mẫu nước thải 55 2.5. Vị trí lấy mẫu nước mặt 55 2.6. Vị trí lấy mẫu không khí 56 3.1. Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh huyện Quế Võ 63 3.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2000 – 2010 66 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 67 3.4. Tình hình dân số huyện Quế Võ giai đoạn 2000 - 2010 70 3.5. Thực trạng lao động huyện Quế Võ giai đoạn 2000 - 2010 72 3.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 74 3.7. Diện tích các loại đất thu hồi để chuyển mục đích sử dụng 77 3.8. Tình hình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Quế Võ 80 3.9. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ 81 3.10. Tỷ trọng các ngành kinh tế công nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 81 3.11. Cơ cấu lao động các ngành công nghiệp 83 3.12. Quy mô phát triển khu, cụm công nghiệp 87 3.13. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các khu, cụm công nghiệp 89 3.14. Một số chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp 90 3.15. Kết quả ban hành văn bản dưới luật về quản lý đất đai trung bình mỗi năm 93 3.16. Tiến độ thực hiện các dự án năm 2010 98 3.17. Bảng giá một số loại đất năm 2010 vii 100 3.18. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế năm 2010 101 3.19. Quy mô sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình 103 3.20. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2010 104 3.21. Biến động đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2010 108 3.22. Bình quân diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2010 109 3.23. Tổng hợp chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp 110 3.24. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp năm 2010 3.25. 111 Tổng hợp diện tích đất thu hồi để xây dựng một số dự án, công trình năm 2010 112 3.26. Tỷ lệ số hộ, diện tích bị thu hồi theo tiểu vùng 112 3.27. Thống kê số hộ dân bị thu hồi đất 113 3.28. Diện tích, năng suất, sản lượng, tỷ lệ sử dụng sản phẩm của một số cây trồng chính năm 2010 116 3.29. Một số chỉ tiêu chủ yếu của trang trại năm 2010 119 3.30. Thu nhập bình quân của hộ gia đình giai đoạn 2000-2010 121 3.31. Tỷ lệ các mức thu nhập của hộ gia đình theo tiểu vùng 122 3.32. Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất 123 3.33. Tổng hợp các hình thức sử dụng tiền bồi thường 124 3.34. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình giai đoạn 2000-2010 125 3.35. Tổng hợp các hình thức hỗ trợ cho người bị thu hồi đất 126 3.36. Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm 127 3.37. Thông tin về lao động nông nghiệp tại các tiểu vùng 128 3.38. Tổng hợp việc làm của người lao động giai đoạn 2000-2010 129 3.39. Các kiểu kiến trúc nhà ở trước và sau khi bị thu hồi đất 130 3.40. Các loại tài sản trong gia đình người nông dân bị thu hồi đất 132 viii 3.41. Số lượng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội tại các khu dân cư nông thôn năm 2010 3.42. 134 So sánh số lượng các công trình cơ sở hạ tầng giai đoạn 2000 2010 135 3.43. Tổng hợp đánh giá cơ sở hạ tầng tại địa phương 136 3.44. Số người nhiễm các tệ nạn xã hội năm 2010 138 3.45. Kết quả phân tích nước thải tại các khu, cụm công nghiệp 140 3.46. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 141 3.47. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu, cụm 3.48. công nghiệp 142 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực dân cư 145 ix DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1. Biểu đồ tỷ trọng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2010 1.2. Biểu đồ số lượng và diện tích các khu công nghiệp trên toàn 36 quốc (1990-2010) 42 2.1. Sơ đồ vị trí phân tiểu vùng 52 2.2. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu phân tích môi trường 57 3.1. Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành năm 2010 71 3.2. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất khu, cụm công nghiệp 86 3.3. Biểu đồ số lượng dự án và diện tích khu, cụm công nghiệp huyện Quế Võ 3.4. 88 Một số hình ảnh về khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 3.5. 92 Biểu đồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 3.6. 95 Biểu đồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 96 3.7. Diện tích đất nông nghiệp thuộc các dự án đang bị bỏ hoang 97 3.8. Các dự án góp phần chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn 97 3.9. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp x 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VI (121986) đã đề ra đường lối: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh đã xác định, mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam (1996), đã xác định “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”, “mục tiêu của công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (6/2011) đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (bổ sung sửa đổi 2011); Cương lĩnh đã xác định: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. 1 Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư (Hội nghị BCH TW Ðảng lần thứ 7 (Khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", đã xác định mục tiêu tổng quát “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cùng với việc từng bước xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những khu công nghiệp (KCN), đô thị mới hình thành khang trang và hiện đại, phần lớn khu vực nông thôn vẫn còn trong tình trạng kém phát triển cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều kiện sản xuất, sinh hoạt còn thiếu thốn, tỉ lệ hộ thu nhập thấp khá cao, môi trường bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư và sự phát triển bền vững của nông thôn. Trong quá trình CNH, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích để đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng, công nghiệp và đô thị là điều không tránh khỏi. Hậu quả là người nông dân bị mất đất sản xuất, thiếu việc 2 làm. Các KCN chưa thu hút được nhiều lao động nông nghiệp tại địa phương, đặc biệt là lao động từ các hộ gia đình bị thu hồi đất. Vì vậy, theo những quan điểm hiện nay, để quá trình CNH thành công, hay nói rộng hơn là để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, cần nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng CNH ở các khu vực nông thôn, tạo điều kiện người dân tham gia vào quá trình phát triển, đặc biệt các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm của họ như quản lý, quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đồng bằng sông Hồng, có tốc độ CNH cao, trong đó Quế Võ là một huyện điển hình. Quế Võ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 20 xã, với tổng diện tích tự nhiên: 15.484,82 ha; và tổng dân số là 139.525 người (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2010). Trong những năm qua, tốc độ CNH trên địa bàn huyện diễn ra với tốc cao. Các KCN trên địa bàn huyện đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, thu hút việc làm. Tuy nhiên quá trình này cũng làm mất diện tích đất nông nghiệp đáng kể, điển hình là các xã nằm trên trục Quốc lộ 18, nơi tốc độ CNH cao, sự hình thành của KCN Quế Võ đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp cũng như đời sống người dân nông thôn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hoá đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh" 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng và tác động của quá trình CNH đến tình hình quản lý, sử dụng đất và đời sống của người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH, góp phần nâng cao đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần đóng góp xây dựng cơ sở khoa học về 3 đánh giá tác động của quá trình CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống, việc làm của người dân. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người nông dân cho huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH; - Các yếu tố về kinh tế xã hội liên quan đến đời sống người dân trong quá trình CNH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn: Các xã, thị trấn thuộc huyện Quế Võ sau khi đã thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh; - Thời gian: các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2000 - 2010. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực và tiêu cực của quá trình CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, từ đó rút ra một số quy luật về tác động của quá trình CNH đến tam nông tại các địa bàn thuần nông đang thực hiện CNH nhanh. Các quy luật đó bao gồm: - Đất nông nghiệp giảm nhiều nhưng diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng. Có hiện tượng thiếu lao động nông nghiệp, nông dân giảm đầu tư, tự chuyển đổi nghề nghiệp, chỉ còn lao động lớn tuổi làm nông nghiệp nên sản xuất kém hiệu quả. Như vậy, các huyện thuần nông thực hiện CNH sẽ đối mặt với vấn đề xã hội là dân cư nông thôn già hóa nhanh hơn, chính sách xã hội cần hoạch định phù hợp với quy luật tác động này. 4 - CNH giúp nâng cao mức sống ở nông thôn theo phong cách đô thị là biểu hiện tích cực, nhưng nâng cao mức sống mà mất sinh kế do mất đất là biểu hiện tiêu cực. Các doanh nghiệp được thuê đất chỉ hỗ trợ người dân bị thu hồi đất chứ chưa hỗ trợ được khu vực nông thôn. Khu dân cư nông thôn có phong cách sống đô thị làm nông nghiệp là phương thức canh tác mới trên cơ sở công nghệ cao và đòi hỏi nhiều động lực. Từ những quy luật tác động trên, đề xuất một số giải pháp mới có thể áp dụng cho các địa phương phát triển CNH nhanh trong hoàn cảnh là một huyện thuần nông tương tự Quế Võ. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa 1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa 1.1.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển của nhân loại Lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa thạch và các sản phẩm sinh học cho con người. Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh tác là mục tiêu hàng đầu của con người trong cuộc đấu tranh này. Theo ATofler lịch sử nhân loại đã trải qua 3 làn sóng Văn minh: - Làn sóng thứ nhất: Chỉ ra cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây hàng vạn năm như một đột biến căn bản trong lịch sử loài người khi người cổ đại chuyển từ “săn bắt, hái lượm” sang “trồng trọt và chăn nuôi”, đã mở ra một thời đại mới với sụ xuất hiện của nền Văn minh Nông nghiệp. Cách mạng nông nghiệp như một đột biến căn bản trong lịch sử loài người, từ các nền Văn minh thế giới đã ra đời: Ai Cập - Thiên niên kỷ (TNK) thứ IV trước Công nguyên (TCN); Hy lạp (TNK thứ III TCN); La Mã (TNK thứ II, III TCN); Lưỡng Hà (TNK thứ III TCN); Andes ở Nam Mỹ (TNK thứ III TCN); Ấn Độ (TNK thứ III TCN); Trung Hoa (TNK thứ III, IV TCN) (Almanach, 1997), Việt Nam - nền Văn minh Lúa nước (TNK thứ IV,V TCN); Maya (thế kỷ I SCN). - Làn sóng thứ hai: chỉ ra 2 cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai (từ cuối thế kỷ XVII đến những năm 50 của thế kỷ XX đã gây ra nhiều đảo lộn lớn về kinh tế, xã hội loài người), việc phát minh ra động cơ hơi nước (năm 1770) đã mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Tại các đô thị, than đá bắt đầu thay thế sức nước và trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng nhất của tài nguyên năng lượng. Hầu như ở khắp mọi nơi (đặc 6 biệt là ở châu Âu), cách mạng công nghiệp đã tràn ngập cấu trúc đô thị truyền thống với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Thế giới bước vào Thời đại Văn minh Công nghiệp. - Làn sóng thứ ba: Khởi đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay, với cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ mới (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba), đã làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Sau chiến tranh thế giới thứ II, thời kỳ 1950-1970 các nước trên thế giới tập trung khôi phục phát triển kinh tế. Nước Mỹ không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh với việc mở rộng quy mô sản xuất các trang trại, phát triển công nghiệp và đô thị; các nước châu Âu khôi phục công nghiệp và xây dựng lại các đô thị bị tàn phá trong chiến tranh (Đức, Anh, Pháp), các nước Đông Á khôi phục sản xuất nông nghiệp với việc tiến hành cải cách ruộng đất (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc). Đến những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế các nước đã hồi phục và bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh; tuy nhiên lại phải đương đầu với những thách thức mới của quá trình đô thị hoá với tốc độ cao (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2013). Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, năm 2000 dân cư của thế giới là 6.600 triệu người; trong số đó dân cư đô thị có 2.900 triệu người (chiếm 48%); dự báo vào năm 2030, dân cư đô thị sẽ là 5,0 tỷ, chiếm 60% dân số thế giới (Hammond World Attlas Corpoartion, 2010). 1.1.1.2. Khái quát về công nghiệp hóa i) Phát triển kinh tế và công nghiệp hóa Phạm trù trung tâm và tổng quát diễn tả sự chuyển biến cách mạng trong tiến trình kinh tế, xã hội của nhân loại là phạm trù phát triển kinh tế. CNH với tính cách là sự thay đổi triệt để trong nội dung vật chất của nền kinh tế trong bước chuyển từ kinh tế kém phát triển thành kinh tế phát triển. 7 Phát triển kinh tế là một khái niệm đặc thù của của lĩnh vực kinh tế, dùng để chỉ bước chuyển cách mạng từ kinh tế tiểu nông, kém phát triển thành kinh tế công nghiệp phát triển. Theo quan điểm của K Marx: “Xuất phát từ nguyên lý duy vật lịch sử xem xét sự vận động, phát triển của xã hội là sự thay thế nhau của phương thức sản xuất, của hình thái kinh tế, xã hội”. K Marx chia xã hội thành 5 phương thức sản xuất, 5 hình thái kinh tế, xã hội hay 5 thời đại gồm: nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Theo kinh tế học phát triển: căn cứ vào trình độ kinh tế, chia thế giới loài người thành hai thế giới, thế giới của các nước phát triển và thế giới của các nước kém phát triển (chưa hay chậm phát triển). “Phát triển kinh tế với với tính cách là một phạm trù lịch sử, là quá trình chuyển nền kinh tế với chỉnh thế nông nghiệp thành kinh tế phát triển với chỉnh thể công nghiệp” (Lê Cao Đàm, 2009). Chủ nghĩa tư bản xuất hiện, với những bước chuyển biến có tính quy luật của nó, tất yếu đưa sản xuất dựa trên kỹ thuật thủ công lên hiện đại, công nghiệp đại cơ khí. Vì vậy, đặc trưng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá với trình độ khoa học - kỹ thuật cao. Đối với những nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan. Bởi vì, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao hơn, hiện đại hơn. Điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ, những yếu tố của tư liệu sản xuất được cơ khí hoá và ngày càng HĐH, mà còn ở trình độ công nghệ tiên tiến và thường xuyên đổi mới (Nguyễn Xuân Dũng, 2003). ii) Công nghiêp hóa là quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước trong quá trình phát triển 8 Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại là quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước trong quá trình phát triển. CNH chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về CNH: * Quan điểm đơn giản nhất cho rằng: CNH là đưa tính đặc thù công nghiệp cho một hoạt động (của một vùng, một nước) với các nhà máy, các loại hình công nghiệp. Quan niệm này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình lịch sử CNH của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo quan điểm này, có những điểm chưa hợp lý vì: nội dung quan niệm này gần như đồng nhất quá trình CNH với quá trình phát triển công nghiệp; không thể hiện được tính lịch sử của qúa trình CNH; không thể hiện được mục tiêu của quá trình CNH. Vì vậy quan niệm này ít được vận dụng trong thực tiễn (Đặng Kim Sơn, 2001). * Quan điểm của Liên Xô (cũ) và các nước XHCN trước đây thì khi tiến hành CNH là nhấn mạnh pháp triển công nghiệp nặng Quan điểm này thường nhấn mạnh vào phát triển công nghiệp nặng, cho rằng CNH là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với trung tâm là chế tạo máy. Với quan điểm như vậy, công nghiệp nặng có vai trò đặc biệt quan trọng và trong một chừng mực nhất định nó phù hợp với hoàn cảnh Liên Xô khi bước vào thời kỳ CNH: chủ nghĩa đế quốc bao vây, chống đối, không có sự trợ giúp từ bên ngoài, trong khi yêu cầu phải xây dựng một nền sản xuất lớn, hiện đại và bảo vệ Chủ nghĩa xã hội (Đặng Kim Sơn, 2001). * Quan điểm của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) về CNH: 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất