Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân lập, định danh và xác định điều kiện nhân nuôi giống cấp 1 một số chủng nấm...

Tài liệu Phân lập, định danh và xác định điều kiện nhân nuôi giống cấp 1 một số chủng nấm vân chi (trametes versicolor) bản địa miền núi phía bắc việt nam

.PDF
90
1
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH HẰNG PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN NHÂN NUÔI GIỐNG CẤP 1 MỘT SỐ CHỦNG NẤM VÂN CHI (TRAMETES VERSICOLOR) BẢN ĐỊA MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thái Nguyên, 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH HẰNG PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN NHÂN NUÔI GIỐNG CẤP 1 MỘT SỐ CHỦNG NẤM VÂN CHI (TRAMETES VERSICOLOR) BẢN ĐỊA MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số ngành: 8 42 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Văn Cường Thái Nguyên, 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được bất kì ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi bị trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Nguyễn Thanh Hằng ii LỜI CẢM ƠN Luận văn đã được hoàn thành trong chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa 28 của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo, các thầy cô và anh chị của Viện Khoa học sự sống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đế PGS.TS Dương Văn Cường và Th.s Vũ Hoài Nam đã tận tình hướng dẫn tôi để tôi hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến sự quan tâm của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi học tập, hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Học viên Nguyễn Thanh Hằng năm 2022 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Địa điểm thu thập các mẫu Vân chi................................................ 27 Bảng 2.2. Thông tin trình tự của cặp mồi ITS ................................................ 30 Bảng 2.3. Danh mục các thiết bị sử dụng ....................................................... 30 Bảng 2.4. Các phương pháp khử trùng mẫu quả thể tươi nấm Vân chi thu thập được ................................................................................................................. 31 Bảng 2.5. Thành phần phản ứng PCR ............................................................. 36 Bảng 2.6. Các môi trường nhân giống cấp 1................................................... 39 Bảng 2.7. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 41 Bảng 3.1. Phân bố và đặc điểm hình thái quả thể nấm Vân chi ..................... 42 thu thập được ................................................................................................... 42 Bảng 3.2. So sánh kết quả phân lập giống gốc từ quả thể nấm Vân chi sử dụng các phương pháp khử trùng khác nhau………………………………………45 Bảng 3.3. Kết quả đo độ tinh sạch và nồng độ DNA ...................................... 48 Bảng 3.4. So sánh trình tự vùng gen ITS của các chủng phân lập với dữ liệu công bố trên GenBank NCBI………………………………………………..52 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của môi trường nhân giống cấp 1 tới sự sinh trưởng phát triển hệ sợi nấm ....................................................................................... 56 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nguồn carbon tới sự sinh trưởng ........................... 58 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nguồn nitơ tới sự sinh trưởng của hệ sợi nấm ...... 59 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nguồn muối khoáng tới sự sinh trưởng của hệ sợi nấm .................................................................................................................. 61 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân loại khoa học nấm Vân chi…………………………………...5 Hình 1.2. Hình ảnh hướng dẫn nhận dạng nấm Vân chi (Trametes versicolor) ...... 7 Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu................................................................ 33 Hình 2.2. Hiển thị kết quả giải trình tự qua phần mềm BioEdit ..................... 37 Hình 3.1. Hình ảnh 10 chủng nấm Vân chi thu thập được ............................. 44 Hình 3.2. Hình ảnh 05 chủng nấm Vân chi sau 6 ngày phân lập .................... 47 Hình 3.3. Hình ảnh kết quả tách chiết DNA tổng số của 05 mẫu Vân chi ..... 48 Hình 3.4. Kết quả khuếch đại gene chỉ thị ITS ............................................... 49 Hình 3.5. Kết quả kiểm tra chất lượng tín hiệu giải trình tự gene ITS ........... 51 Hình 3.6. Kết quả cây sơ đồ mối quan hệ giữa các mẫu nghiên cứu với ngân hàng gene NCBI .............................................................................. 55 Hình 3.7. Tốc độ sinh trường của hai chủng nấm Vân chi trên các môi trường nhân giống cấp 1 sau 6 ngày ........................................................... 55 Hình 3.8. Ảnh hưởng của các nguồn carbon đến sinh trưởng hệ sợi 2 chủng nấm Vân chi sau 6 ngày .................................................................. 58 Hình 3.9. Ảnh hưởng của các nguồn nitơ đến sinh trưởng hệ sợi 2 chủng nấm Vân chi sau 6 ngày .......................................................................... 60 Hình 3.10. Ảnh hưởng của các nguồn muối khoáng đến sinh trưởng hệ sợi 2 chủng nấm Vân chi sau 6 ngày ....................................................... 62 Hình 3.11. Ảnh huởng của pH môi trường tới sự sinh trưởng phát triển hệ sợi nấm .................................................................................................. 59 Hình 3.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sinh trưởng hệ sợi 2 chủng nấm .................................................................................................. 64 Hình 3.13. Vùng trình tự gene ITS của chủng nấm VC trên ngân hàng Genbank NCBI………………………………………………………………77 v Hình 3.14. Vùng trình tự gene ITS của chủng nấm Tra trên ngân hàng Genbank NCBI………………………………………………………………78 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLAST Basic Local Alignment Search TooL Bp Base pair CNM Cao nấm men CTAB Cetyl Trimethyl Ammonium Bromide DNA Deoxyribonucleic acid dNTP Deoxyribonucleotide triphosphate g gram Kb Kilobase NCBI National Center for Biotechnolgy Information PCR Polymerase Chain Reaction Primer F/R Primer Forward/ Reverse RNA Ribonucleic acid TAE Tris - Acetic acid - EDTA Taq polymerase Thermus aquaticus polymerase TE Tris - Ethylenedisminetetrsscetic scid vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi MỤC LỤC ....................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4 1.1. Tổng quan chung về nấm Vân chi ............................................................. 4 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 4 1.1.2. Vị trí phân loại ........................................................................................ 5 1.1.3. Đặc điểm và phân bố ............................................................................... 5 1.1.4. Giá trị dược liệu ...................................................................................... 7 1.1.5. Các hoạt chất chính có trong nấm Vân chi ........................................... 11 1.2. Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm Vân chi ở Việt Nam và trên thế giới................................................................................................................... 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi trồng nấm Vân chi trên Thế giới .......... 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi trồng nấm Vân chi ở Việt Nam ............ 14 1.3. Các phương pháp định danh nấm............................................................. 16 1.3.1. Phương pháp định danh bằng hình thái học .......................................... 16 1.3.2. Phương pháp định danh bằng sinh học phân tử .................................... 17 viii 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm Vân chi .....20 1.4.1. Ảnh hưởng bởi yếu tố giống ................................................................. 20 1.4.2. Ảnh hưởng bởi các yếu tố dinh dưỡng.................................................. 20 1.4.3. Ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường .................................................. 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27 2.1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28 2.1.4.Vật tư hoá chất ....................................................................................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 2.2.1. Phương pháp phân lập, lưu giữ nguồn gene chủng nấm Vân chi ......... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu điều kiện nuôi cấy hệ sợi chủng nấm Vân chi ...... 38 2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường nhân giống cấp 1 .......................... 38 2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng carbon ......................... 39 2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ ............................. 40 2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của muối khoáng ............................................. 40 2.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường .......................................... 40 2.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ..................................................... 40 2.3.7. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 42 3.1. Kết quả thu thập, nghiên cứu quy trình phân lập và lưu giữ nguồn gene của chủng nấm Vân chi bản địa thu thập tại miền núi phía Bắc Việt Nam. ... 42 3.1.1. Kết quả thu thập mẫu nấm Vân chi ....................................................... 42 3.1.2. Kết quả phân lập giống gốc chủng nấm Vân chi .................................. 45 3.2. Kết quả định danh, phân loại các chủng nấm Vân chi thu thập được...... 47 ix 3.2.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số ........................................................... 47 3.2.2. Kết quả khuếch đại gene chỉ thị ITS ..................................................... 49 3.2.3. Kết quả phân tích chỉ thị ITS ................................................................ 49 3.2.4. Đăng ký trình tự gene chỉ thị lên ngân hàng Genbank NCBI ............... 54 3.3. Điều kiện nuôi cấy hệ sợi hai chủng nấm Vân chi bản địa thu thập tại miền núi phía Bắc Việt Nam. .......................................................................... 55 3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nhân giống cấp 1 ....... 55 3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng carbon ............ 57 3.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng nitơ................. 59 3.3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn muối khoáng ..................... 61 3.3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường.............................. 62 3.3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy .............................. 63 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 65 4.1. Kết luận .................................................................................................... 65 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 Phụ Lục……………………………………………………………………..77 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giới nấm được biết có vai trò rất quan trọng trong khoa học cũng như đời sống hằng ngày của chúng ta, tham gia vào quá trình tuần hoàn sinh học tự nhiên. Chúng phát triển được ở nhiều dạng môi trường khác nhau nhưng đa phần là sống trên cạn. Có khoảng 8000 loài nấm đã được các nhà khoa học phát hiện và định danh theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, có khoảng 1000 loài nấm dược liệu đã được công bố. Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo đang có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều do môi trường sống bị ô nhiễm, sử dụng các loại thực phẩm không được an toàn. Bên cạnh đó, việc điều trị bằng các loại thuốc và hóa chất trị liệu không những chi phí cao mà còn kèm theo các tác dụng phụ không mong muốn. Trong khi đó, nấm với giá thành tương đối rẻ mà còn đạt hiệu quả tương đối cao trong việc góp phần điều trị và làm ngăn ngừa một số bệnh như: ung thư, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, hô hấp, HIV,... Vân chi (Trametes versicolor) một loại nấm dược liệu đã và đang được người tiêu dùng ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ,... sử dụng ưa chuộng bởi có tính dược liệu cao. Bởi trong loại nấm này có chứa hai loại hợp chất sinh học là PSK (polysaccharide krestin) và PSP (polysaccharide peptide) có khả năng điều trị ung thư, tăng miễn dịch cơ thể, chống lại các tác dụng phụ gây ra trong quá trình hoá, xạ trị, ức chế quá trình nhân lên của virus HIV [21] [11]. Tại Nhật Bản, hoạt chất PSK được chiết xuất từ nấm Vân chi đã được chứng minh rằng có khả năng kéo dài thời gian sống thêm 5 năm hoặc hơn cho các bệnh nhân mắc bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, 2 ung thư phổi, ung thư vòm họng,... [30]. Còn theo y học Trung Quốc, thì được sử dụng để giảm trầm cảm, giảm đờm, chữa lành rối loạn phổi, có ích với các bệnh mãn tính. Phía Bắc Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và được đánh giá có nguồn đa dạng sinh học cao. Việc thu thập, phân lập giữ giống, nhân giống và định danh là rất cần thiết. Trong những năm gần đây định danh loài bằng phương pháp sinh học phân tử được coi như một công cụ hữu ích mới cho việc nhận diện loài. Phương pháp này dựa theo nguyên tắc là sử dụng các trình tự DNA chuẩn nằm trong bộ gene để định danh các mẫu vật chưa biết tên. Phương pháp này được nhận định ưu thế hơn so với xác định loài bằng phương pháp truyền thống bởi chỉ cần dựa vào một mẫu vật nhỏ hoặc ngay cả mẫu vật đó đã bị hư hỏng hay suy giảm về chất lượng cũng có thể khuếch đại một cách dễ dàng và không bị tốn kém. Sự ra đời của phương pháp sinh học phân tử là một công cụ hữu ích để giải quyết những nhược điểm của việc nhận diện loài bằng phương pháp truyền thống. Giai đoạn nhân giống cấp 1 là bước đầu tiên và đóng vai trò quyết định trong quy trình nuôi trồng nấm. Tuỳ vào từng loại và bản chất của từng chủng nấm mà nhu cầu về các nguồn dinh dưỡng và điều kiện sinh trưởng khác nhau. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân lập, định danh và xác định điều kiện nhân nuôi giống cấp 1 một số chủng nấm Vân chi (Trametes versicolor) bản địa miền núi phía bắc Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Thu thập, phân lập và định danh được các chủng nấm Vân chi bản địa được thu thập tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử. 3 - Xác định điều kiện dinh dưỡng và điều kiện nuôi trồng nhân giống cấp 1 các chủng nấm Vân chi bản địa được thu thập. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng cũng như điều kiện ngoại cảnh tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển giống cấp 1 các chủng nấm Vân chi. Đồng thời chỉ ra sự khác biệt di truyền và mối tương quan của các chủng nấm thu thập được. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Việt Nam có số người mắc bệnh ung thư tương đối so với các nước trên thế giới. Vì vây, việc nghiên cứu và bảo tồn các giống nấm sinh ra các loại hoạt chất phòng, chống ung thư rất quan trọng và có tác động tích cực đến sức khỏe của người dân, giảm gánh nặng về kinh tế trong quá trình điều trị bệnh. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan chung về nấm Vân chi 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu Nấm Vân chi (Trametes versicolor) có tên tiếng Anh là Turkeytail,. Trong lịch sử y học Trung Quốc được sử dụng với cái tên “Yunzhi” bởi có hình dạng như những đám mây và chiếm vị trí đặc biệt trong những loại nấm dược liệu. Vào năm 1753, loại nấm này đã được nhà khoa học Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên và đặt tên là Boletus versicolor. Đến năm 1939, nhà nấm học Séc Albert Pilát (1903 – 1974) đổi tên khoa học của nấm Vân chi thành Trametes versicolor và được sử dụng đến ngày nay [37] [19]. Vào những năm 1997, đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng loại nấm này có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng khối u [25]. Những năm gần đây, công dụng về chữa các loại bệnh mới của nấm Vân chi được tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhiều công trình đã được công bố trong đó việc sử dụng loại nấm dược liệu này trong hỗ trợ điều trị trầm cảm và chống oxi hóa thần kinh trung ương [26]. PSP (polysaccharide peptide) và PSK (polysacchraide krestin) là các hoạt chất sinh học chính có trong nấm Vân chi được tạo ra bởi hợp chất polysaccharide liên kết với protein. Cuối thập kỷ 60, tại Nhật Bản hoạt chất PSK đã được tách chiết lần đầu tiên trong khi đó PSP đã được phân lập tại Trung Quốc năm 1983. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hai hoạt chất PSP và PSK đều có tác dụng chung là hoạt hóa, tăng cường hệ miễn dịch [34], kháng u [49] và kháng virus [50]. Vào năm 2002, một nghiên cứu của tác giả Fisher đã tiến hành phân lập PSP từ nấm Vân chi và đã chứng minh được hoạt chất này có khả năng chống lại ung thư [23]. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, loại nấm này đã được sử 5 dụng từ 2000 năm trước với tác dụng giảm đờm, tăng cường thể lực, chữa các bệnh liên quan đến chức năng của phổi, có ích với các bệnh mãn tính. Chính vì vậy, các bác sĩ tại Trung Quốc đã coi nấm Vân chi như một loại thuốc hữu hiệu để điều trị một số bệnh như nhiễm trùng, đường ruột, viêm đường hô hấp. Ở Nhật Bản, hoạt chất PSK được chiết xuất từ nấm Vân chi đã được chứng minh có khả năng kéo dài thời gian sống cho các bệnh nhân mắc các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư phổi,... lên đến năm năm hoặc có thể là hơn [32]. 1.1.2. Vị trí phân loại Chủng nấm Vân chi có tên khoa học là Trametes versicolor (L.) Pilat. Ngoài ra loại nấm này còn có tên tiếng Anh là Yunzhi mushroom hoặc Turkey tails mushroom. Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Tam Kiệt vào năm 2011 và 2012 nấm Vân chi có vị trí phân loại như sau [9] [10] : Hình 1.1. Phân loại khoa học nấm Vân chi 1.1.3. Đặc điểm và phân bố Quả thể nấm Vân chi không có cuống, chất da, phủ một lớp lông tơ trên bề mặt. Có hình bán nguyệt và được xếp chồng lên nhau thành từng lớp để tạo 6 thành những khối quả thể có đường kính lên đến 10 cm hoặc lớn hơn. Mặt trên bao gồm các vùng đồng tâm phân tách rõ ràng hoặc không với nhiều màu sắc khác nhau như vàng, xanh lá cây, xanh lam, nâu đen và trắng. Sự khác biệt về màu sắc phụ thuộc vào môi trường sống và hệ di tuyền. Mép có màu sáng hơn và quăn dạng gợn sóng. Mặt dưới của nấm Vân chi được bao phủ bởi các lỗ chân lông rất nhỏ với khoảng cách từ 3 – 6 ống /mm, vách ngăn ngang dày, có màu trắng hoặc kem [37] [19]. Khi nấm bị thâm các lỗ chân lông nhỏ sẽ bị bết lại đáng kể. Phần thịt nấm không rõ ràng, dai, có màu trắng kem [24]. Bào tử của nấm nhẵn, có hình trụ cong hoặc hình thoi màu trắng, thể lưỡng bội và kích thước dao động từ 4 – 6 µm x 1,5 – 2,5 µm. Đặc biệt, đây là nấm dạng gỗ nên không ăn được chỉ sử dụng như một loại nấm dược liệu [37] [19]. (a) (b) (c) 7 Hình 1.2. Hình ảnh hướng dẫn nhận dạng nấm Vân chi (Trametes versicolor) (a) Mặt trên quả thể tươi nấm Vân chi (b) Mặt dưới quả thể tươi nấm Vân chi (c) Bào tử nấm Vân chi Hệ thống sợi nấm Vân chi được chia thành 3 loại: sợi nguyên thủy với thành mỏng có kích thước từ 2 – 3 µm, phân nhánh và có khóa. Tiếp theo là sợi kết dày 3 – 4 µm, phân nhánh nhiều và không tồn tại vách ngăn ngang. Cuối cùng, sợi cứng thành dày 4 – 6 µm [6]. Loại nấm này được tìm thấy quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông khi cây trụi lá. Nấm Vân chi chủ yếu phát triển trên các khúc gỗ, thân và cành cây đã chết và được coi là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc [58]. 1.1.4. Giá trị dược liệu Từ lâu y học cổ truyền phương Đông đã sử dụng nấm Vân chi để chữa bệnh bởi trong loại nấm này có chứa một số hợp chất sinh học quý. Một số nhà nghiên cứu đã khám phá ra các thuộc tính tiềm ẩn có lợi cho sức khỏe con người bằng cách sử dụng một số phương pháp như in vitro, in vivo và hóa học [61] [21]. Hoạt chất Polysaccharopeptides có vai trò như Prebiotics: Trong hệ đường ruột, prebiotics không thể tự tiêu hóa được và tác động có lợi đến vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn có lợi trong ruột già. Từ đó, cải thiện khả năng miễn dịch của vật chủ. Việc sử dụng nấm làm thực phẩm đã góp phần tăng cường sự phát triển của vi khuẩn giới hạn có trong ruột già. Do đó, cơ thể vật 8 chủ được bảo vệ khỏi nhiễm một số loại virus và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như E. Coli, Salmonella và Clostridium [21] [51] [44]. ꞵ- glucans là một polysaccharide quan trọng có trong nấm Vân chi và các enzyme đường ruột không dễ dàng tiêu hóa được. Bởi bản chất polysaccharide này không chứa tinh bột và không thể tiêu hóa nên được sử dụng để làm thực phẩm cho vi khuẩn probiotic đường ruột ở trong ruột già. Từ đó, gia tăng số lượng của những vi khuẩn này ở vùng ruột kết, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Chính vì những lý do trên mà hoạt chất polysaccharide được coi có tiềm năng giống như prebiotics [51]. Chống đái tháo đường: Theo báo cáo vào ngày 12/10/2020 của Cục quản lý khám chữa bệnh của Bộ y tế đã chỉ ra rằng đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật tại Việt Nam chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Có tới 3,53 triệu người đang “sống chung” với căn bệnh đái tháo đường và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến căn bệnh này. Dự đoán đến năn 2045, có số này số lên đến 6,3 triệu người [64]. Đái tháo đường được chia làm 3 loại phổ biến là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tỷ lệ người mắc tiểu đường type 2 không ngừng gia tăng theo theo từng năm. Nguyên nhân được đưa ra là do sự thay đổi liên tục trong hành vi ăn uống và ít hoạt động [43]. Ternatin một hợp chất được phân lập từ nấm Vân chi là một heptapeptit mạch vòng được methyl hóa cao. Kobayashi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ở chuột Kuo Kondo bị bệnh tiểu đường, béo phì. Kết quả chỉ ra ternatin hoạt động 9 bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của các gene sinh mỡ. Ức chế sự tích tụ chất béo trong các tế bào mô mỡ được nuôi cấy [33]. Tính kháng viêm: Để xác định được tác dụng kháng viêm của nấm Vân chi. Dịch chiết từ quả thể nấm Vân chi được sử dụng để thử nghiệm trên lipopolysaccharide (LPS) (sự tiết cytokine nitric oxide), TNF α (yếu tố hoại tử khối u α) và IL-6. Kết quả chỉ ra rằng, hai hoạt chất sinh học terpenoit và sterol có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các chất trung gian (các TNF α và IL-6 là chất trung gian gây viêm và chịu trách nhiệm về tình trạng viêm) [30]. Các hợp chất chống ung thư và điều hòa miễn dịch: Trong nấm Vân chi có hai hoạt chất sinh học chính là PSP (polysaccharide peptide) và PSK (polysaccharide krestin) được tạo thành bởi hợp chất polysaccharid liên kết với protein. Chúng có khả năng tác dụng với nhiều loại tế bào ung thư như ung thư biểu mô và các tế bào ung thư máu. Hoạt chất PSK giúp cải thiện tình trạng miễn dịch bị ức chế khi bệnh nhân mắc ung thư, phục hồi lại phản ứng của hệ thống miễn dịch và hoạt động chống khối u. Vào năm 2000, Kidd cùng với cộng sự của mình đã chứng minh PSK được chiết xuất từ nấm Vân chi có khả năng kéo dài thêm 5 năm thời gian sống hoặc có thể là hơn cho các bệnh nhân mắc ung thư thuộc nhiều thể loại [32]. Tại Trung Quốc, từ lâu hoạt chất PSP được chiết xuất từ nấm Vân chi đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn 2 và 3. Cũng theo nghiên cứu của Kidd hoạt chất này có tác dụng giảm đau, cải thiện sức khỏe (giảm chán ăn, nôn mửa, mệt mỏi) bằng việc chống lại sự suy giảm chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất