Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại...

Tài liệu Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

.PDF
69
1822
96

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ VĂN HIỆP CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AM HIỂU HÀ NỘI - NĂM 2007 MUC LUC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan 2 Lời cảm ơn 3 MỤC LỤC 4 LờI NóI đầu 7 Chƣơng 1 11 những vấn đề chung về bồi thƣờng thiệt hại DO VI PHạM HợP ĐồNG 1. 11 Khái niệm và bản chất 1.1. Khái niệm 11 1.2. Bản chất 12 2. Căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại 13 2.1. Hành vi vi phạm 13 2.2. Thiệt hại thực tế 15 2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực 16 tế 2.4. Yếu tố lỗi 3. 17 ý nghĩa của chế tài bồi thƣờng thiệt hại 20 3.1. Đối với bên vi phạm 20 3.2. Đối với bên bị vi phạm 21 3.3. Đối với xã hội 22 Chƣơng 2 thực trạng pháp LUậT về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng 4 22 1. Nguyên tắc luật chung - luật riêng liên quan đến bồi 23 thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng 2. Các chế tài vi phạm hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại 25 3. Căn cứ áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm 30 hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại 4. Trƣờng hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và nghĩa 35 vụ thông báo của bên vi phạm 5. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất của bên 37 bị vi phạm 6. Mối quan hệ giữa chế tài bồi thƣờng thiệt hại và chế tài 38 phạt vi phạm 7. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp 39 đồng và quyền yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại 8. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng 41 hoá quốc tế 8.1. Cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 41 mua bán hàng hóa quốc tế 8.2. Các loại thiệt hại cơ bản do vi phạm hợp đồng mua bán hàng 43 hóa quốc tế 8.3. Điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi 43 phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chƣơng 3 50 một số bất cập và PHƢƠNG HƢớng hoàn thiện pháp luật về Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng 1. Một số bất cập của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi 5 50 phạm hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại 2. Một số kiến nghị sửa đổi pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại 55 do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại 2.1. Hành vi vi phạm và yếu tố lỗi 56 2.2. Thiệt hại và cách tính thiệt hại 59 2.3. Hội nhập pháp luật quốc tế 60 Kết luận 64 Tài liệu tham khảo 65 6 LOI NOI DAU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, thay thế cho các quy định pháp luật cũ, lạc hậu với sự ra đời của các văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế, hợp đồng kinh tế, đặc biệt là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế. Là sản phẩm pháp luật đặc trưng của thời kỳ bao cấp, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, pháp luật đã thay đổi tính chất từ việc quy định hợp đồng kinh tế mang tính bắt buộc và tính kế hoạch, nay chuyển sang hợp đồng kinh tế dựa trên sự thoả thuận ý chí, nhu cầu của các bên và đòi hỏi của thị trường. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989; Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/02/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cùng các văn bản pháp luật khác là những minh chứng quan trọng cho sự phát triển của pháp luật kinh tế. Với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ luật Dân sự 1995 ra đời cùng với Luật Thương mại 1997 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, cùng với thời gian các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997 đã trở nên lạc hậu do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới và Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 đã đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế. Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 cùng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trở thành hành lang pháp lý cần thiết, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 7 Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các quan hệ kinh doanh liên tục phát sinh và phát triển dẫn đến nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hợp đồng kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đã trở lên lạc hậu do đó vấn đề sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật này trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần minh bạch hoá pháp luật về kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, tạo tiền đề để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là một vấn đề quan trọng của pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng, do vậy được nhiều nhà khoa học và các học giả quan tâm nghiên cứu, được thể hiện trong nhiều cuốn sách, các bài viết trên báo chí, tạp chí chuyên ngành luật như: “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” của TS. Nguyễn Am Hiểu - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2004; “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam“ của TS. Dương Đăng Huệ - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2002; “Trách nhiệm dân sự và một số vấn đề về xác định thiệt hại” của ThS. Trần Thị Huệ - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2005;“Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Phùng Trung Tập - Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004..... Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước tới nay liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại chỉ tập trung về mặt lý luận, dừng lại ở việc nêu vấn đề, tiếp cận ở một khía cạnh hẹp mà ít có góc nhìn tổng thể, khái quát hoặc so sánh đối chiếu với các loại chế tài bồi thường thiệt hại khác. Mặt khác, hạn chế đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. 8 Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại ở nước ta trong những năm qua. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật, nêu ra những tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tương ứng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này trong những năm qua, so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khác. 5. Cơ sở khoa học của đề tài - Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác xít, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế. - Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm 9 qua, bối cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, logic, quan sát.... 7. Điểm mới của đề tài - Nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật kinh doanh, hợp đồng kinh doanh, thương mại, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thời gian qua. - So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại của Việt Nam với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại Nhật Bản, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể là cần sửa đổi và bổ sung các điều, khoản tương ứng trong các văn bản pháp luật liên quan. 8. Cơ cấu luận văn Luận văn này bao gồm lời nói đầu, ba chương và phần kết luận. * Lời nói đầu: Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích và nhiệm vụ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học của đề tài, phương pháp nghiên cứu, điểm mới của đề tài. * Chương 1: Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. 10 * Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. * Chương 3: Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. * Kết luận: Khái quát những vấn đề đã nghiên cứu trong luận văn. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1. Khái niệm và bản chất 1.1. Khái niệm Bồi thường thiệt hại là một chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm. Cùng với chế tài bồi thường thiệt hại thì chế tài phạt vi phạm hợp đồng cũng là một chế tài được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Tuy nhiên, việc áp dụng hai chế tài này có ý nghĩa khác nhau, nếu như chế tài phạt hợp đồng với chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo dục và phòng ngừa thì chế tài bồi thường thiệt hại lại có chức năng là bồi hoàn, bù đắp và khôi phục những lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại. Tiền bồi thường thiệt hại là khoản tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm do hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng gây ra (chỉ kể những hậu quả trực tiếp do vi phạm hợp đồng này dẫn đến sự vi phạm hợp đồng với người khác). Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng, Toà án và các bên tranh chấp đã áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất nói trên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. 11 Khi so sánh chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, có thể thấy rằng chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bên cạnh những điểm tương đồng thì cũng có những điểm khác biệt cơ bản đó chính là pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm hợp đồng, bởi lẽ sự vi phạm trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phát sinh trên cơ sở hợp đồng. 1.2. Bản chất Xét về bản chất, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà hậu quả pháp lý của nó về mặt tài sản được xác định dựa trên thiệt hại thực tế đã xảy ra và phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đó, thì bên vi phạm hợp đồng buộc phải bồi thường cho bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế xảy ra. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại là hình thức trách nhiệm dân sự buộc người có lỗi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải bồi thường và cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật (quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của chủ thể) không có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh trên cơ sở hành vi bất hợp pháp. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ bốn điều kiện1. Khoa học luật dân sự phân biệt hai loại trách nhiệm dân sự đó là trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự do gây ra thiệt hại2. Theo đó, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được hiểu là một bên không 1 Xem: Toà án nhân dân Tối cao, các văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành pháp luật, Hà Nội 2005, tr. 186. 2 ThS. Trần Thị Huệ ”Trách nhiệm dân sự và một số vấn đề về xác định thiệt hại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2005, tr. 2. 12 thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những cam kết trong nội dung của nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm chưa gây ra thiệt hại thì bên vi phạm phải có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ, nếu sự vi phạm đã gây ra thiệt hại cho bên mang quyền thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại chỉ được áp dụng chừng nào hành vi vi phạm đó đã gây ra trên thực tế một thiệt hại nhất định. Chính vì vậy, để bên bị vi phạm có thể được bồi thường thiệt hại thì phải thoả mãn 4 căn cứ làm phát sinh việc bồi thường thiệt hại. 2. Căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại Trách nhiệm pháp lý nào cũng vậy, từ trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, lao động….đều luôn được dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. Đó chính là những cơ sở, những yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường cũng như xác định chủ thể và mức bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ được xem xét, áp dụng khi có những căn cứ nhất định phát sinh, đó là phải có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; Có lỗi của bên vi phạm. 2.1. Hành vi vi phạm Hành vi là một yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người và hành vi chính là phương thức để con người duy trì đời sống của mình trong sự tương tác hữu cơ với thế giới tự nhiên và xã hội. Khi con người trở thành đối tượng của khoa học thì hành vi là một nội dung cơ bản và được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tại Việt 13 Nam hiện nay, khi bàn đến khái niệm hành vi cũng có nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến được tiếp cận ở một góc độ nhất định. Dưới góc độ ngôn ngữ, hành vi tiếng Anh (Behaviour) được hiểu là “Cách thức mà con người xử sự trong những tình huống cụ thể”3. Theo tiếng Pháp, hành vi (Conduite) là “Việc một người làm và bằng cách đó thực hiện một ý định của mình”4. Theo từ điển tiếng Việt, “Hành vi là cách ứng xử được biểu hiện bằng cử chỉ, hành động cụ thể”5. Hoặc hành vi là một bộ phận của hoạt động và luôn được điều khiển bởi ý thức “Hành vi là những biểu hiện chỉ bộc lộ ra bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích”6. Hoặc “Hành vi là những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định”7. Dù được hiểu ở góc độ này hay góc độ khác thì hành vi có phương thức biểu hiện thực tế là hành động và không hành động, đây chính là yếu tố thể hiện phương thức sống (hay tồn tại) của hành vi trên thực tế. Hành động là dạng thức hành vi thể hiện thái độ chủ động của chủ thể trong việc bộc lộ những thao tác ra bên ngoài thế giới khách quan. Không hành động là dạng thức hành vi thể hiện thái độ chủ động của chủ thể trước một yêu cầu nào đó và đã không bộc lộ những thao tác cụ thể ra ngoài thế giới khách quan nhưng gắn với một kết quả thực tế8. 3 Oxford University (2006); Oxford Advance Learner’s Dictionary, Oxford University Press, Oxford. 4 (1996) Le Nouveau Petit Robet, Société Dictionaires Le Robet, Paris. 5 Nguyễn Như Ý (Chủ biên -1994) Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, H, tr. 456. 6 Phạm Minh Hạc, tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2005, tr. 141 - 148. 7 Viện ngôn ngữ học (2003) Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 423. 8 TS. Lê Vương Long “Một số vấn đề lý luận về hành vi và hành vi pháp luật” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 221/2006, tr. 23. 14 Tuy còn nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về hành vi nhưng có thể nhận thấy rằng hành vi vi phạm hợp đồng hiểu theo nghĩa chung nhất là hành vi của một bên đã xử sự trái với những quy định của pháp luật hoặc trái với nội dung đã cam kết, đó chính là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ đã thoả thuận, cam kết trong hợp đồng. ở góc độ hành vi vi phạm được xem xét là cơ sở để bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì đây lại là hành vi trái pháp luật bởi theo quy định chung mọi công dân, tổ chức có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự. Chính vì vậy, người nào có hành vi xâm phạm đến các quyền này đều bị coi là hành vi trái pháp luật cho dù họ có lỗi cố ý hay lỗi vô ý. 2.2. Thiệt hại thực tế Khi xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thì yếu tố đầu tiên phải được xem xét đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại thì yếu tố đầu tiên cần phải xem xét là có thiệt hại xảy ra hay không, vì trách nhiệm này chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra trong thực tế một thiệt hại nhất định. Nếu không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này cho thấy, mặc dù có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng chưa đủ cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Dưới góc độ ngôn ngữ, thiệt hại thực tế tiếng Anh (Substantial damage), hiểu theo nghĩa chung nhất là những thiệt hại về vật chất có thể tính toán, định hình định lượng được chứ không phải là thiệt hại chung chung. Chính vì vậy, thiệt hại thực tế là điều kiện tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi lẽ mục đích của trách nhiệm bồi thường là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại nên trách nhiệm thường gắn liền với bồi thường (bằng tài sản hoặc bằng tiền) cho những thiệt hại xảy ra. Thiệt hại 15 phải là sự giảm sút, mất mát lợi ích vật chất thực tế hoặc những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại phải là khách quan không được suy diễn, chủ quan. Do đó, bên vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm đã gây ra thiệt hại thực tế và chỉ phải bồi thường phần thiệt hại thực tế đó. Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại nhất thiết phải xuất trình được các chứng cứ để chứng minh thiệt hại của mình do bên vi phạm gây ra - đây chính là chứng cứ pháp lý quan trọng để bên gây ra thiệt hại xem xét nếu việc bồi thường thiệt hại được giải quyết thông qua con đường đàm phán, thương lượng. Nếu như việc bồi thường thiệt hại được giải quyết thông qua con đường Toà án thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định nhằm mục đích nhận định khách quan, chính xác thiệt hại nhằm ra phán quyết đúng pháp luật, bắt buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Vấn đề xác định thiệt hại thực tế có vai trò quan trọng bởi đó là cơ sở để ấn định mức bồi thường cũng như hình thức bồi thường cho cả hai trường hợp là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Xác định thiệt hại thực chất là việc tính toán, ước lượng những tổn thất về vật chất đã xảy ra và trên cơ sở đó ấn định mức bồi thường. Cơ sở của việc xác định thiệt hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và cách xác định những thiệt hại đó. Trong hai cơ sở trên thì quy tắc xác định hay còn gọi là cách xác định thiệt hại là phạm trù chủ quan được quy định thành luật, dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhất định, còn thiệt 16 hại xảy ra là cái tồn tại khách quan. Chính vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại thì các quy tắc xác định cần phải tiến gần đến việc tính toán được một cách toàn bộ những thiệt hại xảy ra. Do đó, trong quá trình xác định thiệt hại cần phải xem xét các thiệt hại xảy ra một cách khách quan tránh tình trạng xác định cao hơn so với thiệt hại thực tế, gây thiệt thòi cho bên phải bồi thường hoặc ngược lại không bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của bên được bồi thường thiệt hại. 2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế Mối liên hệ nhân quả là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan vốn có của bản thân sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức ra nó hay không9. Tuy nhiên, ở góc độ hẹp, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra, đây là mối quan hệ tất yếu, nội tại. Thiệt hại phát sinh là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của sự vi phạm, không có hành vi vi phạm thì không làm phát sinh thiệt hại. Do vậy, xét về mặt thời gian thì hành vi vi phạm phải xảy ra trước thiệt hại thực tế và trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp có hành vi vi phạm của một bên mà bên kia bị thiệt hại nhưng thiệt hại này không phải do hành vi của bên vi phạm gây ra thì ở đây không có mối quan hệ nhân quả, và đương nhiên bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại đó. 9 Tập bài giảng Triết học Mác - Lênin, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 280. 17 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Trên thực tế, muốn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm, bên bị vi phạm phải chứng minh được có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm với thiệt hại thực tế đã xảy ra dẫn đến việc bên bị vi phạm phải gánh chịu những thiệt hại nhất định. 2.4. Yếu tố lỗi Dưới góc độ ngôn ngữ, lỗi tiếng Anh (mistake, fault, error) được hiểu là “Điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động; khuyết điểm”10 cũng có quan điểm cho rằng lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó11 hoặc lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của họ12. Mặc dù vẫn còn có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về yếu tố lỗi nhưng nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các học giả còn phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm lỗi vô ý nặng và lỗi vô ý nhẹ13. Trong đó, lỗi cố ý là người có hành vi gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình là gây ra thiệt hại, thấy trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra14. Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp người gây thiệt hại thấy hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa 10 Từ điển Tiếng việt , Nxb Đà Nẵng 2006, tr, 581. 11 Ban biên tập Toà án nhân dân Tối cao “Về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi” Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 4/2006, tr. 13. 12 Đinh Văn Qúê - Chánh toà hình sự Toà án nhân dân Tối cao “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người” Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004, tr. 14. 13 TS. Phùng Trung Tập, Trường Đại học Luật Hà Nội “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004, tr. 2. 14 Đinh Văn Qúê - Bài đã dẫn, tr. 14. 18 được, hoặc người gây ra thiệt hại tuy không thấy hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước thiệt hại đó15. Cho dù lỗi được hiểu ở góc độ này hay góc độ khác thì yếu tố lỗi là một trong những căn cứ quan trọng để áp dụng trách nhiệm pháp lý trong mọi trường hợp. Lỗi để áp dụng trách nhiệm vật chất khi có hành vi vi phạm hợp đồng là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng trong khi có điều kiện để thực hiện, thì đương nhiên bị coi là có lỗi. Như vậy, phía bên bị thiệt hại không cần phải chứng minh lỗi mà chỉ cần chứng minh là bên vi phạm đã không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ hợp đồng (tức là đã có hành vi vi phạm xảy ra). Trong khi đó thì yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định cả về cơ sở xác định lỗi và hình thức lỗi, cụ thể khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Từ những cơ sở pháp lý trên có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán mà do pháp luật quy định trước16. Tuy nhiên, đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì bên vi phạm phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi17. Khi có đầy đủ các căn cứ nêu trên, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, 15 Đinh Văn Qúê - Bài đã dẫn, tr. 14. 16 TS. Phùng Trung Tập, Trường Đại học Luật Hà Nội - Bài đã dẫn, tr. 5. 17 Xem: Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 19 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi trường hợp các bên ký hợp đồng chưa cần có thiệt hại thực tế xảy ra, thì bên vi phạm đã phải gánh chịu trách nhiệm dưới hình thức phạt hợp đồng. Như vậy, không phải bất cứ hình thức trách nhiệm tài sản nào cũng cần có đủ 4 điều kiện nêu trên. Mặt khác, khi nói đến yếu tố lỗi làm căn cứ để bồi thường thiệt hại, không thể không đề cập đến trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi, đây chính là trường hợp lỗi hỗn hợp, trong trường hợp này cần áp dụng các quy định về lỗi tại Điều 617 của Bộ luật Dân sự 2005 để xác định, cụ thể: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Chính vì vậy, mức độ lỗi chính là cơ sở quan trọng để xác định mức độ bồi thường và các trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì bên bị thiệt hại đương nhiên sẽ không được bồi thường. Lỗi của bên bị thiệt hại có thể là lỗi do vô ý hoặc lỗi do cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về bên bị thiệt hại, theo đó bên gây thiệt hại phải là bên hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì bên gây thiệt hại mới không phải bồi thường. Bên gây thiệt hại phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi và lỗi hoàn toàn thuộc về phía bên bị thiệt hại. Trong một số trường hợp, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách toàn bộ trách nhiệm tài sản, đó là các trường hợp do luật định như: - Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận. - Xảy ra sự kiện bất khả kháng. - Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia. 20 - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. 3. ý nghĩa của chế tài bồi thƣờng thiệt hại 3.1. Đối với bên vi phạm Đối với bên gây ra thiệt hại thì chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được coi là một biện pháp tác động theo hướng bất lợi đối với lợi ích kinh tế và uy tín của họ. Chính vì vậy, hiệu quả của biện pháp này là ở chỗ nó vừa có tác dụng răn đe, vừa làm thiệt hại đến khả năng kinh tế của bên gây ra thiệt hại, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, cách ứng xử của các bên khi tham gia các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật về hợp đồng nói riêng. Mặc dù ý nghĩa của nó là như vậy, nhưng trên thực tế để thực hiện tốt được mục tiêu này, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra là bên gây ra thiệt hại cần có trách nhiệm, thiện chí và ý thức bồi thường thiệt hại một cách kịp thời, thoả đáng, có như vậy thì việc thương lượng, đàm phán giữa các bên mới có thể diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và vì vậy chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới phát huy được ý nghĩa đích thực của nó trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ dân sự, quan hệ thương mại. 3.2. Đối với bên bị vi phạm Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng góp phần đảm bảo cho mọi thoả thuận, cam kết phải được thực hiện cũng như khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị xâm phạm đồng thời bù đắp những tổn thất vật chất mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm gây ra, qua đó tạo điều kiện để bên bị vi phạm ổn định hoạt động 21 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi sản xuất, kinh doanh. Bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại đã rơi vào tình trạng làm ăn rất khó khăn, thậm trí đứng bên bờ vực phá sản, mà hoàn cảnh này là do chính hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra, hành vi vi phạm dẫn tới việc hoạt động kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp thiếu vốn để duy trì hoạt động bình thường của mình cũng như thiếu đi nguồn vốn đầu tư vào việc mở rộng sản xuất, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên thì chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại bởi thiệt hại đã xảy ra thì không còn cơ hội để khắc phục, bù đắp được nữa18. Chính vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm, phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể liên quan cũng như thể hiện chức năng ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong tương lai. 3.3. Đối với xã hội Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nếu như việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết một cách thoả đáng và triệt để thì có thể xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng xã hội, thể hiện mọi cam kết trong hợp đồng phải được thực hiện, ổn định trật tự trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và các quan hệ dân sự nói chung. Tóm lại, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, so sánh giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp 18 Nguyễn Văn Cương, Chu Thị Hoa - Viện khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 4/2005, tr. 61. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan