Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị 1966 và sự chuyển hóa công ước ...

Tài liệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị 1966 và sự chuyển hóa công ước vào pháp luật hình sự việt nam

.DOC
100
302
134

Mô tả:

Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp mặc dù đã có những khó khăn và trở ngại nhất định nhưng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Luật đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian học tập tại Khoa cũng như trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.GVC Hoàng Ngọc Giao đã giúp đỡ, hướng dẫn em rất chu đáo, cẩn thận từ lúc bắt đầu chọn đề tài đến lúc hoàn thành Khóa luận. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa, trong Bộ môn Luật Quốc tế và Tư pháp Hình sự đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em. Hà Nội, tháng 5 năm 2008 Phan Thị Thanh Huyền Phan Thị Thanh Huyền – K49A 1 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế BẢNG TỪ VIẾT TẮT BLHS TNHS PLHS Phan Thị Thanh Huyền – K49A Bộ luật hình sự Trách nhiệm hình sự Pháp luật hình sự 2 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CHÍNH TRỊ NĂM 1966 ........................................................................................................................... 9 1.1. Sự phát triển của tư tưởng và pháp luật quốc tế về quyền con người ........................................................................................................................... 9 1.2. Khái niệm quyền dân sự và chính trị. ........................................................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm quyền dân sự và chính trị ........................................................................................................................... 12 1.2.2. Vai trò, vị trí của quyền dân sự-chính trị ........................................................................................................................... 14 1.2.3. Đặc điểm của quyền dân sự và chính trị ........................................................................................................................... 15 1.3. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế ........................................................................................................................... 17 Phan Thị Thanh Huyền – K49A 3 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế 1.3.1. Cơ chế quốc tế ........................................................................................................................... 17 1.3.2. Các thiết chế quốc gia ........................................................................................................................... 19 1.4. Thực thi nghĩa vụ thành viên Công ước Quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966 của các quốc gia. ........................................................................................................................... 20 1.5. Các quyền dân sự và chính trị theo Công ước Quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966 ........................................................................................................................... 23 1.5.1. Các quyền dân sự và chính trị theo Công ước Quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966 ........................................................................................................................... 23 1.5.2. Nội dung các quyền dân sự chính trị theo Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị 1966 (đã được chuyền hóa vào Pháp luật Hình sự Việt Nam) ........................................................................................................................... 25 CHƯƠNG II: THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ - CHÍNH TRỊ 1966 TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM 40 2.1. Quan điểm, chính sách, pháp luật của Việt Nam về quyền con người. 40 2.1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người40 Phan Thị Thanh Huyền – K49A 4 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế 2.1.2. Cam kết và khuôn khổ pháp luật chung về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 41 2.2. Sự chuyển hóa Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966 trong lĩnh vực Pháp luật Hình sự Việt Nam 45 2.2.1. Các nguyên tắc chung của Pháp luật Hình sự về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 45 2.2.2. Bảo vệ các quyền dân sự và chính trị trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành ........................................................................................................................... 51 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM BẢO VỆ TỐT HƠN CÁC QUYỀN DÂN SỰ - CHÍNH TRỊ TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................................................................... 66 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền con người trong lĩnh vực Pháp luật hình sự 66 3.2. Về chế định các nguyên tắc của luật hình sự trong PLHS Việt Nam ........................................................................................................................... 66 3.3 Về hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian ........................................................................................................................... 69 3.4. Về hình phạt tử hình ........................................................................................................................... 69 3.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên ........................................................................................................................... 81 Phan Thị Thanh Huyền – K49A 5 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế 3.6. Về những trường hợp tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi ........................................................................................................................... 83 3.7. Về các quyền tự do và dân chủ của công dân ........................................................................................................................... 86 3.8. Hoàn thiện các thiết chế đảm bảo thực thi các quyền dân sự và chính trị theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966 tại Việt Nam ........................................................................................................................... 88 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 78 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và luôn là khát vọng của toàn nhân loại. Và có lẽ chính vì vậy mà quyền con người là một hiện tượng rất rất phức tạp, đa diện, là tâm điểm chú ý của các học thuyết triết học, chính trị và pháp luật trong suốt lịch sử phát triển xã hội loài người từ sơ khai đến nay. Thực tế là, Quyền con người là vấn đề quan trọng của pháp luật quốc tế và cả pháp luật quốc gia. Nghiên cứu vấn đề quyền con người là một yêu cầu tất yếu đặt ra cho các nhà khoa học pháp lý, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà vấn đề quyền con người đang trở thành một điểm nóng, nhạy cảm trên các bình diện đấu tranh về tư tưởng, trong chiến lược con người, sự nghiệp giải phóng con người. Phan Thị Thanh Huyền – K49A 6 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế Trong lịch sử, đặc biệt là trong chiến tranh, các quyền cơ bản của con người bị tước đoạt, bị chà đạp một cách dã man và tàn bạo. Thế kỷ XX khép lại với hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc đã không chỉ cướp đi hàng triệu nhân mạng mà còn để lại hậu quả nặng nề cho các thế hệ sau. Bước sang thế kỷ XXI, sự xung đột về quan niệm tôn giáo, xung đột về văn hóa, về tư tưởng, chủng tộc, giai cấp, những đòi hỏi về sự bình đẳng giữa các dân tộc, quyền bình đẳng về chính trị vẫn còn dai dẳng tồn tại trên thế giới, thêm vào đó, nhân loại còn phải đối mặt với những vấn đề mới như: vấn đề chống khủng bố quốc tế, vấn đề môi trường, dịch bệnh, quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế, thương mại,… đã gióng lên những vấn đề rất nóng bỏng về quyền con người thì quyền con người lại càng được các quốc gia quan tâm đảm bảo hơn. Bởi những vấn đề này không những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến chính trị của đất nước, vì nhiều cường quốc thông qua chiêu bài “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đặc biệt là những nước đang phát triển. Việt Nam cũng bị tác động bởi những vấn đề trên, nhất là nước ta đang trong quá trình tích cực đổi mới và mở rộng quan hệ hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình đổi mới và xu thế hội nhập thì việc thực hiện quyền con người nói chung, việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị nói riêng ngày càng quan trọng. Điều này không những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến chính trị của đất nước, vì nhiều cường quốc thông qua chiêu bài “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu lĩnh vực quyền con người trong giai đoạn hiện nay lại càng bức xúc và cần thiết trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hiện nay của Nhà nước ta. Xuất phát từ lý do trên, em chọn đề tài: “Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị 1966 và sự chuyển hóa Công ước vào pháp luật hình sự Việt Nam” để làm Khóa luận tốt nghiệp. Phan Thị Thanh Huyền – K49A 7 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế 2. Tình hình nghiên cứu Trong các Công ước về quyền con người thì Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966 là một trong những Công ước quan trọng vì nó quy định những quyền cơ bản nhất của con người. Quyền dân sự và chính trị có thể được xem như những hạt nhân cơ bản đóng vai trò chính trong quá trình con người thực hiện cuộc sống của mình. Mặt khác, các quyền dân sự và chính trị còn có giá trị phổ cập đối với toàn thể nhân loại, không phân biệt dân tộc, tầng lớp, giai cấp, giới tính, màu da. Thực hiện và đảm bảo tốt quyền dân sự và chính trị tức là đã đáp ứng được quyền, tự do, lợi ích của cá nhân. Quyền con người nói chung được rất nhiều tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, quyền con người không phải là vấn đề mới mẻ mà đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học về vấn đề này như: “Quyền con người, quyền công dân” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993; “Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị” của Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1997; “Quyền con người và quyền công dân” của Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Văn Hảo và Chu Hồng Thanh năm 2000; "Quyền con người trong quản lý tư pháp" do Vũ Ngọc Bình tuyển chọn xuất bản năm 2000; "Các quyền hiến định về chính trị của công dân Việt Nam" năm 2006 của Nguyễn Văn Động; "Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" của TS. Trần Quang Tiệp xuất bản năm 2004; "Một số cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người trên thế giới" của Trương Hồ Hải đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2005; "Bảo vệ quyền con người tại Việt Nam: chính sách và pháp luật trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay" của Tạ Quang Ngọc đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; số 8 (208)/2005; "Pháp luật Việt Nam về quyền con người" của Chu Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2007, "Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương" của Hội luật gia Việt Nam năm 2007… Phan Thị Thanh Huyền – K49A 8 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế Tuy nhiên, các công trình, bài viết này hoặc là tổng quát, hoặc đi sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải một số nội dung về quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền con người, bảo vệ quyền con người… chứ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị 1966 và sự chuyển hóa Công ước trong lĩnh vực pháp luật hình sự Việt Nam. Khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề này. 3. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các quy định của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị 1966 và đặc biệt là việc thực thi Công ước trong lĩnh vực pháp luật hình sự tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện quyền dân sự - chính trị 1966 có nội dung rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ đề tài Khóa luận tốt nghiệp, em không có tham vọng mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài trên diện rộng mà chỉ giới hạn ở việc đi sâu nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến các quyền dân sự và chính trị quy định tại Công ước giai đoạn từ năm 1986 đến nay. 5. Mục tiêu của Khóa luận Mục tiêu của Khóa luận là thông qua việc nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật Việt Nam góp phần làm sáng tỏ các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến các quyền dân sự - chính trị quy định tại Công ước. Xuất phát từ mục tiêu trên, Đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến các quyền dân sự và chính trị quy định tại Công ước; - Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến các quyền dân sự và chính trị; Phan Thị Thanh Huyền – K49A 9 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế - Phân tích, đánh giá hiện trạng pháp luật hình sự Việt Nam trong việc đảm bảo thực thi quyền dân sự và chính trị quy định tại Công ước; những điểm đã đạt được, những hạn chế và phương hướng hoàn thiện. 6. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu chính trị, phương pháp so sánh. 7. Kết cấu của đề tài Khóa luận có cấu trúc gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về các quyền dân sự - chính trị và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966. Chương II: Thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 trong lĩnh vực Pháp luật hình sự tại Việt Nam. Chương III: Phương hướng hoàn thiện nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự và chính trị trong lĩnh vực Pháp luật hình sự ở Việt Nam. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ - CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ - CHÍNH TRỊ 1966 1.1. Sự phát triển của tư tưởng và pháp luật quốc tế về quyền con người Quyền con người, trước hết, được hiểu như là một hiện tượng lịch sử xã hội. Quá trình phát triển quyền con người, đứng trên góc độ lịch sử, là quá trình đi từ thấp đến cao, từ nghèo nàn đến đa dạng, phong phú về nội dung. Ở quá Phan Thị Thanh Huyền – K49A 10 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế trình này, hệ thống quyền dân sự - chính trị là những nhân tố cơ bản đầu tiên tạo nên nội dung quyền con người. Do đó, có thể nói lịch sử quyền dân sự - chính trị là gắn liền với lịch sử quyền con người. Tư tưởng về các quyền dân sự - chính trị ra đời từ rất sớm, cùng với sự hình thành Nhà nước và giai cấp trong lịch sử nhân loại. Ở xã hội cổ đại phương Đông đã sớm xuất hiện các bộ luật như Bộ luật Manu, Bộ luật Hamurabi… mang những ý tưởng bình đẳng, dân chủ: "Ta thiết lập những điều luật này nhằm ngăn ngừa kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”1 (Đạo luật của Hoàng đế Hamurabi thế kỷ 18 trước công nguyên). Mặc Tử (478 – 392 trước công nguyên) - một triết gia cổ đại nổi tiếng của Trung Hoa – trong tác phẩm "Kiêm ái" của mình đã đề cao "những giá trị tự do và bình đẳng tự nhiên của con người, coi nguồn gốc của Nhà nước phát sinh từ sự thỏa thuận xã hội "2. Ngoài ra, nói đến nhân quyền thời kỳ này không thể không nhắc đến tư tưởng của các triết gia lỗi lạc phương Tây như: Arixtốt, Đêmôcrit, Pitago, Grocghi, Antiphon, Akhiđam,… Arixtốt (384 – 322 trước công nguyên) - người được Mác đánh giá là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại – vì __________________________ 1 Chu Hồng Thanh: Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1995. tr.6. 2 Goran Melander, Mối quan hệ giữa nhân quyền và luật nhân đạo, Tạp chí thông tin quyền con người, số 2/2000 quan điểm của ông là: toàn bộ lĩnh vực quyền là bất biến, không phải ở đâu quyền con người cũng là giống nhau, mà ngược lại rất khác nhau, có sự phân biệt nhất định giữa người giàu và người nghèo. Trước và sau những sự kiện kể trên, tư tưởng về quyền con người cũng được đề cập trong giáo lý của các tôn giáo. Từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu, các bản kinh của Đức Phật, Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo, Kinh Koran của đạo Hồi cho đến các Văn tuyển Nho giáo sau này đều chứa đựng những tư tưởng về sự bình đẳng, quyền hạn và nghĩa vụ của con người. Phan Thị Thanh Huyền – K49A 11 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế Trong thời kỳ trung cổ ở châu Âu, mặc dù tự do của con người bị hạn chế một cách khắc nghiệt bởi nhà thờ nhưng trong bối cảnh đen tối đó, Hiến chương Magna Carta của vua John nước Anh (1215) lần đầu tiên đã nêu lên và thừa nhận một số quyền dân sự, chính trị như: quyền của các công dân tự do được sở hữu, thừa kế tài sản và không bị đánh thuế quá mức; quyền được đối xử công bằng và được bình đẳng trước pháp luật. Thời kỳ Phục hưng ở châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các học thuyết triết học về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII, XVIII, nhiều nhà triết học như T. Hobbes, J. Locke, S.L. Montesquieu, J. Rousseau, Diderot…đã nêu ra tư tưởng về quyền tự nhiên được mở rộng thành các quyền phổ biến (universal rights) Vào cuối thế kỷ XVIII, hai cuộc cách mạng nổi tiếng nổ ra ở Mỹ và Pháp phần nhiều do tác động bởi các tư tưởng kể trên và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của quyền con người. Năm 1776, mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh trong một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc châu Mỹ, trong đó khẳng đinh rằng: “…tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng…Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” 3. Năm 1789, nhân dân Pháp lật đổ chế độ phong _______________________________ 3 Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên. Cuộc cách mạng này đồng thời sản sinh bản Tuyên ngôn về quyền con người và dân quyền 1789 của nước Pháp. Điều 1 của bản Tuyên ngôn này khẳng định: “Người ta sinh ra đã tự do và bình đẳng về các quyền…”4 Quyền con người nói chung, các quyền dân sự và chính trị nói riêng không chỉ được nêu trong các tuyên ngôn mà nó còn được đề cập trong các bản Hiến pháp của các nước. Từ 1795 đến 1830, hơn 70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của những luận điểm trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 đã được Phan Thị Thanh Huyền – K49A 12 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế thông qua ở châu Âu, cho thấy những tư tưởng về quyền con người đã thẩm thấu một cách nhanh chóng và gây ra những biến động xã hội to lớn ở châu lục này 5. Trong thực tế, quyền dân sự và chính trị đã trở thành hệ thống nội dung các quyền con người cơ bản và đầu tiên mà giai cấp tư sản thiết lập nên trong quá trình tiến hành thắng lợi cách mạng chống phong kiến. Quyền con người mà trước hết là quyền dân sự và chính trị đã trở thành nội dung cốt lõi và là nguyên tắc trong quá trình lập pháp tư sản. Quyền con người chỉ bắt đầu nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ, và những hoạt động tích cực nhằm thiết lập các biện pháp bảo đảm điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Song phải đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của Liên Hợp Quốc (24/10/1945) mới mở ra một giai đoạn phát triển mới của quyền con người. Bằng việc thông qua Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (10/12/1948) và sau đó là hai Công ước về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, việc bảo vệ quyền con người đã được Liên Hợp Quốc đặt trên một cơ sở pháp lý vững chắc, và được mở rộng không ngừng cả về nội dung và mức độ đảm bảo. _________________________ 4 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của cách mạng Pháp 5 Hội luật gia Việt Nam, Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr.19 Hai Công ước cùng bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và 2 Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị năm 1966 hợp thành Bộ luật nhân quyền quốc tế. Cho đến nay, tổ chức này đã thông qua hơn 30 Điều ước và hàng trăm văn kiện quốc tế khác về quyền con người 6. Phan Thị Thanh Huyền – K49A 13 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế 1.2. Khái niệm quyền dân sự và chính trị. 1.2.1. Khái niệm quyền dân sự và chính trị Về quá trình phát triển của pháp luật về quyền con người, một số công trình nghiên cứu phân chia thành ba thế hệ quyền con người như sau: a) Thế hệ thứ nhất – các quyền dân sự, chính trị: Sự hình thành thế hệ quyền con người này gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến. Các quyền thuộc thế hệ này được hình thành trong các cuộc cách mạng tư sản, được bảo đảm bằng pháp luật của các nhà nước tư sản dân chủ, bao gồm các quyền như: quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền được tham gia vào công việc nhà nước, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được bảo đảm an toàn cá nhân… Các quyền này thể hiện rõ trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1789. Đến nay được quy định trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng như trong một số Hiến chương, Công ước và Hiệp ước khu vực. b) Thế hệ thứ hai – các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: gắn liền với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển. Nếu thế hệ quyền thứ nhất đấu tranh cho các quyền dân sự và chính trị, tự do và bình đẳng chống lại chế độ chuyên chế phong kiến và tàn dư của chế độ nô lệ, thì quyền con người thứ hai mở rộng đấu tranh cho các quyền kinh tế, xã ___________________________ 6 Hội luật gia Việt Nam, Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. hội và văn hóa, quyền dân tộc tự quyết, quyền độc lập dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Quyền con người thế hệ thứ hai xác định vai trò tích cực của Nhà nước trong việc thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của mọi Phan Thị Thanh Huyền – K49A 14 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình nhằm phát huy tối đa tài năng và nhân cách của họ. Các quyền này được quy định trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 cũng như trong một số Hiến chương, Công ước và Hiệp ước khu vực. c) Thế hệ thứ ba – các quyền con người: Thế hệ quyền này được hình thành trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, gắn liền với những thay đổi của đời sống quốc tế và các quốc gia, nhất là sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Quyền con người thế hệ thứ ba bao gồm các quyền phản ánh những nội dung mới và có tính chất tập thể, như quyền phát triển, quyền được sống trong hòa bình , quyền được sống trong môi trường trong sạch, quyền được thông tin, quyền được hưởng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật và công nghệ; nhấn mạnh ưu tiên quyền của các nhóm trong xã hội như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền được thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật, quyền chống lại sự hủy diệt của chiến tranh hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt… Tuy nhiên, sự phân loại quyền theo thế hệ trên chỉ có ý nghĩa tương đối, nghĩa là không nên hiểu ở giai đoạn phát triển này của lịch sử chỉ có quyền dân sự và chính trị, còn ở giai đoạn khác thì chỉ có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Trên thực tế, tất cả các quyền con người tồn tại trong mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Điều hiển nhiên là việc bảo đảm tốt các quyền dân sự chính trị sẽ thúc đẩy sự hưởng thụ các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; trong khi khó có thể thực hiện đầy đủ các quyền dân sự và chính trị nếu như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa chưa được bảo đảm. Như vậy, quyền dân sự và chính trị là những quyền xuất hiện đầu tiên trong các thế hệ quyền con người, là những quyền cơ bản nhất của con người, nó được hiểu là những đặc quyền mà do tự nhiên con người vốn vẫn có, được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh và nó là cơ sở để các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và quyền phát triển được thực hiện. Phan Thị Thanh Huyền – K49A 15 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế 1.2.2. Vai trò, vị trí của quyền dân sự-chính trị Các quyền Dân sự - chính trị có vị trí quan trọng trong hệ thống quyền con người, là những nhân tố chính trị pháp lý có ảnh hưởng rất lớn thúc đẩy sự phát triển của dời sống Kinh tế - xã hội. Do vậy, chúng được quan niệm là hạt nhân quan trọng nhất để xây dựng xã hội công dân. Đó là những quyền bảo đảm cho sự phát triển tự do của con người, bảo đảm quyền làm chủ của công dân đối với chính quyền nhà nước của mình. Trong mối quan hệ lẫn nhau giữa các loại quyền, việc “ưu tiên” các quyền về Dân sự và chính trị là nhân tố làm cho các quyền về Kinh tế, xã hội và văn hóa được thể hiện và thực hiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là có thể coi nhẹ quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 cũng đã đề cập đầy đủ cả 2 nội dung: quyền Dân sự và chính trị và quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa và khẳng định tính thống nhất hữu cơ giữa hai nhóm quyền trong tổng thể quyền con người. Tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia của quyền con người có nghĩa là không phản ánh đầy đủ nhu cầu khách quan của con người. Mặc dù, quyền dân sự và chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, nhưng nếu tách riêng khỏi quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thì sẽ không thể có dân chủ thực sự và quyền dân sự và chính trị có nguy cơ trở thành thuần túy danh nghĩa. Ngược lại, không có các quyền dân sự và chính trị thì các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể được bảo đảm lâu dài. Như vậy, chúng sẽ triệt tiêu động lực của nhau và rút cuộc sẽ không thể có một nền dân chủ hiện đại. Có thể nói, việc thực hiện quyền dân sự, chính trị không thể đặt trong môi trường chân không mà cần thiết phải căn cứ vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể 7 .Cơ sở vật chất và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đóng vai trò quan trọng trong thực hiện quyền dân sự và chính trị. Mức độ và phạm vi đảm ____________________________ 7 Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phan Thị Thanh Huyền – K49A 16 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế bảo của quyền dân sự được phụ thuộc vào sự ổn định cũng như tính tiến bộ của một nền dân tộc, văn hóa, xã hội… Một đất nước kinh tế nghèo nàn, chính trị khủng hoảng, dân trí thấp kém thì những quyền này không thể được đảm bảo. 1.2.3. Đặc điểm của quyền dân sự và chính trị * Như ta đã biết khi nghiên cứu về quá trình phát triển của pháp luật về quyền con người thì quyền dân sự và chính trị thuộc thế thệ thứ nhất của quyền con người, bởi vậy, cũng như các thế hệ quyền khác là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa - thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba - các quyền con người, chúng đều mang những đặc điểm chung của quyền con người. Đó là: quyền con người là những giá trị vừa mang tính phổ biến, vừa có tính đặc thù - Tính phổ biến của quyền con người được hiểu theo nghĩa đây là những giá trị phổ cập cho tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội... và bất kỳ điều kiện nào khác. Như vậy, bản chất của tính phổ biến của quyền con người là sự khẳng định tính chất bình đẳng về tư cách “con người” của mọi cá nhân. Cách tiếp cận này xuất phát từ và nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân loại chống áp bức, bóc lột và sự phân biệt, kỳ thị dưới mọi hình thức, đặc biệt là về dân tộc, chủng tộc, giới tính và giai cấp. - Tính đặc thù của quyền con người được hiểu là tuy quyền con người là những giá trị phổ biến, song nhận thức và việc bảo đảm quyền con người trước hết phụ thuộc vào những yếu tố như truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Do đó, bảo đảm quyền con người trước hết là công việc của các nhà nước. Quan điểm về tính đặc thù của quyền con người rõ ràng là hợp lý, xét trong tính lịch sử, cụ thể của vấn đề, bởi lẽ không thể có một con người trừu tượng, chung chung. Đã nói đến con người là nói đến những cá nhân cụ thể, tồn tại trong những cộng đồng dân tộc xác định, chịu sự chi phối của pháp luật cùng Phan Thị Thanh Huyền – K49A 17 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế các yếu tố địa lý, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế, xã hội của cộng đồng, quốc gia nơi họ sinh sống. * Bên cạnh đó, từ việc phân tích vai trò, vị trí của quyền dân sự và chính trị ở trên, ta có thể thấy nếu so sánh với quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thì quyền dân sự và chính trị có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Xét về nguồn gốc, quyền dân sự và chính trị ra đời sớm hơn quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, nhất là quyền được sống như một con người, quyền được làm người đã được đặt ra rất sớm trong lịch sử. Ngay trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa nhằm giành lại quyền làm người mà giai cấp chủ nô đã tước bỏ của những người nô lệ. Ở đó, nổi trội lên là đòi quyền làm người chứ chưa phải là lợi ích kinh tế trực tiếp. - Từ góc độ pháp chế, có thể coi đó là những quyền phổ biến tuyệt đối, tức là những quyền phải thực hiện ngay, không điều kiện, không có hạn chế, vì đó là giới hạn của sự có hoặc không có quyền con người (ví dụ như quyền sống, quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo được quy định tại Điều 6 và 7 Công ước). Điều đó khác với quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là thực hiện dần tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. - Nếu quyền dân sự là những quyền gắn chặt với cá nhân, với nhân thân, là những giá trị vốn có của cá nhân, không thể tước đoạt và chuyển nhượng được, cá nhân có thể sử dụng độc lập (như quyền tự do đi lại và tự do cư trú quy định tại Điều 13 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và được cụ thể hóa tại Điều 12, 13 Công ước) thì quyền chính trị lại là những quyền chỉ có thể tham gia cùng với người khác, như quyền hội họp hòa bình (Điều 21 Công ước), quyền tự do lập hội (Điều 22 Công ước), quyền bầu cử (Điều 25 Công ước). Rõ ràng đây là những quyền chỉ có thể thực hiện khi tham gia với những người khác. - Về điều kiện thực hiện, có thể nói quyền dân sự và chính trị dễ thực hiện hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa vì chúng có thể được công nhận về mặt pháp lý và được áp dụng ngay lập tức sau khi phê chuẩn Công ước, chúng ít phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, chẳng hạn, việc thực hiện Phan Thị Thanh Huyền – K49A 18 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế “quyền không bị tra tấn, nhục hình” thì chắc chắn không gây ra sự tốn kém nào, trong khi đó, muốn thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa như quyền có việc làm, có nhà ở, quyền học tập thì đỏi hỏi phải có điều kiện kinh tế nhất định. Do điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau, nên mức độ hưởng thụ các quyền này ở các quốc gia cũng khác nhau. 1.3. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế Là một bộ phận hợp thành của luật quốc tế về quyền con người, cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người bao gồm các thiết chế quốc tế và quốc gia cùng với hệ thống luật quốc tế (như các điều ước quốc tế về quyền con người) và luật quốc gia tương ứng. 1.3.1. Cơ chế quốc tế a. Cơ chế quốc tế về thúc đẩy, phát triển và bảo vệ quyền con người trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc. * Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Đại hội đồng đã trở thành và có chức năng là trung tâm của sự phối hợp và tổ chức các hoạt động duy trì, phát triển mọi vấn đề về quyền con người giữa các thành viên của Liên Hợp Quốc. Từ khi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được thông qua năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã có những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xây dựng luật quốc tế về quyền con người, đó là việc Đại hội đồng thông qua những Tuyên bố và Công ước về quyền con người ở nhiều lĩnh vực như lĩnh vực về quốc tịch, các quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ, của người bị tàn tật, lĩnh vực phát triển và tiến bộ xã hội. Ngoài thành tựu và chức năng lập pháp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng giải quyết vấn đề quyền con người thuộc các phạm trù chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị. Để thực hiện các chức năng này, Đại hội đồng có một số cơ quan trực thuộc là các Ủy ban liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người. Phan Thị Thanh Huyền – K49A 19 Báo cáo khoa học Chuyên nghành: Luật Quốc tế * Hội đồng kinh tế - xã hội và các Ủy ban trực thuộc - Hoạt động của Hội đồng kinh tế - xã hội trong lĩnh vực quyền con người chủ yếu là đưa ra các kiến nghị nhằm mục đích thúc đẩy việc tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người. Hội đồng còn có thể soạn thảo và triệu tập các hội nghị quốc tế về vấn đề quyền con người. Hoạt động của Hội đồng kinh tế - xã hội có sự trợ giúp của các Ủy ban trực thuộc do hội đồng thành lập là Ủy ban quyền con người và Ủy ban về vị thế của phụ nữ. - Trung tâm quyền con người (thuộc Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người). Những chức năng chính của trung tâm này là cơ quan đầu mối của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực quyền con người, với các hoạt động cung cấp dịch vụ văn phòng và những trợ giúp khác cho các cơ quan có chức năng giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, tiến hành các nghiên cứu về quyền con người theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. Đặc biệt, thiết chế này có sự điều phối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức ngoài khuôn khổ Liên Hợp Quốc để tiến hành các hoạt động mang tính chất tư vấn hoặc dịch vụ về nhân quyền. - Liên Hợp Quốc cũng có những cơ chế giải quyết vấn đề quyền con người theo mô hình và các phương thức của những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như thông qua cơ quan Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESSCO), tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức lao động quốc tế (ILO), tổ chức nông lương thế giới (FAO). Mỗi tổ chức giải quyết vấn đề nhân quyền từ góc độ chức năng và lĩnh vực chuyên môn của mình. b. Cơ chế quốc tế giải quyết các vấn đề quyền con người khác trong các Công ước quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc Đến nay, đã có hơn 30 Công ước quốc tế về quyền con người. Đa số các Công ước quốc tế về quyền con người đều quy định có các cuộc họp định kỳ Phan Thị Thanh Huyền – K49A 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan