Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đối chiếu đặc điểm tên riêng của người hán và người việt hiện nay...

Tài liệu Đối chiếu đặc điểm tên riêng của người hán và người việt hiện nay

.PDF
117
352
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢƠNG ĐIỀM ĐIỀM (ZHANG TIANTIAN) ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TÊN RIÊNG CỦA NGƢỜI HÁN VÀ NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢƠNG ĐIỀM ĐIỀM (ZHANG TIANTIAN) ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TÊN RIÊNG NGƢỜI HÁN VÀ NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG THÁI NGUYÊN, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, công trình này chưa từng công bố ở bất kì nơi nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình của mình. TÁC GIẢ TRƢƠNG ĐIỀM ĐIỀM (ZHANG TIANTIAN) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, các giáo sư, và của rất nhiều bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn đối với tất cả các thầy cô, các bạn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TS Nguyễn Văn Khang người thầy, đã tận tụy hướng dẫn tôi. Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả, các thầy cô giáo, giáo sư tiến sĩ, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học và công trình nghiên cứu này. TÁC GIẢ TRƢƠNG ĐIỀM ĐIỀM (ZHANG TIANTIAN) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục ............................................................................................................. i Danh mục các bảng ........................................................................................ iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4 5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 5 NỘI DUNG..................................................................................................... 6 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................... 6 1.1. Danh xưng học và tên riêng ..................................................................... 6 1.1.1. Danh xưng học ...................................................................................... 6 1.1.2. Tên riêng… ........................................................................................... 7 1.2. Tên người và tình hình nghiên cứu tên người ở Trung Quốc, Việt Nam ................................................................................................. 13 1.2.1. Tên người ........................................................................................... 13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tên người ở Trung Quốc, Việt Nam ................. 16 CHƢƠNG II ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, Ý NGHĨA CỦA TÊN NGƢỜI HÁN VÀ NƢỜI VIỆT......................................................... 21 2.1. Đặc điểm cấu trúc, ý nghĩa của tên người Hán ...................................... 21 2.1.1. Những vấn đề chung về tên người trong tiếng Hán ............................ 21 2.1.1.1. Khái niệm họ và tên ......................................................................... 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.1.1.2. Đôi nét về nguồn gốc và sự phát triển họ người Hán ...................... 22 2.1.2. Đặc điểm cấu trúc của tên riêng người Hán........................................ 28 2.1.2.1. Nhận xét chung ................................................................................ 28 2.1.2.2. Mô hình cấu trúc của tên riêng người Hán ...................................... 29 2.1.2.3. Phân loại tên họ người Hán .............................................................. 31 2.1.2.4. Phân loại tên người Hán ................................................................... 32 2.1.3. Đặc điểm ý nghĩa của tên người Hán .................................................. 36 2.1.3.1. Khái quát về ý nghĩa của tên riêng................................................... 36 2.1.3.2. Ý nghĩa của tên họ người Hán ......................................................... 38 2.1.3.3. Ý nghĩa của tên người Hán .............................................................. 39 2.2. Đặc điểm cấu trúc, ý nghĩa của tên riêng người Việt ............................. 41 2.2.1. Khái niệm ―tên người‖ trong tiếng việt............................................... 41 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của tên riêng người Việt ........................................ 42 2.2.2.1. Mô hình cấu trúc của người Việt hiện nay ....................................... 42 2.2.2.2. Các thành phần của tên riêng người Việt ......................................... 44 2.2.3. Đặc điểm ý nghĩa của tên người Việt .................................................. 58 2.3. Tiểu kiết ................................................................................................. 59 CHƢƠNG III ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA TÊN NGƢỜI HÁN VÀ NGƢỜI VIỆT ................................................... 62 3.1. Đặt vấn đề............................................................................................... 62 3.2. Đặc điểm văn hóa xã hội của tên riêng người Hán ................................ 64 3.2.1. Chữ Hán và văn hóa tên người trong tiếng Hán ................................. 64 3.2.1.1. Vai trò của chữ Hán đối với tên người Hán ..................................... 64 3.2.1.2. Chữ Hán và ý thức văn hóa trong việc nghiên cứu tên người ......... 65 3.2.1.3. Chữ Hán với đặc điểm văn hóa của tên người Hán ......................... 67 3.2.2. Một số đặc điểm văn hóa xã hội của Trung Quốc liên quan đến cách đặc tên người Hán ........................................................................... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 3.2.2.1. Đặc điểm tâm lí xã hội của việc đặt tên ........................................... 69 3.2.2.2. Tính chính trị lịch sử của tên người ................................................. 73 3.2.2.3. Tính văn hóa xã hội của tên người ................................................... 75 3.2.2.4. Tính ngữ dụng trong việc đặt tên người........................................... 77 3.2.2.5. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khác trong việc đặt tên của người Hán ................................................................................................... 79 3.3. Đặc điểm văn hóa xã hội của tên riêng người Việt ............................... 84 3.3.1. Chữ quốc ngữ với tên người Việt ........................................................ 84 3.3.2. Một số đặc điểm văn hóa xã hội của Việt Nam liên quan đến cách đặt tên của người Việt ......................................................................... 85 3.3.2.1. Đặc điểm tâm lí xã hội trong việc đặt tên người Việt ...................... 85 3.3.2.2. Tính lịch sử chính trị trong tên người Việt....................................... 88 3.3.2.3. Sử ảnh hưởng của các yếu tố khác trong việc đặt tên của người Việt ................................................................................................ 90 3.4. Tiểu kết .................................................................................................. 94 KẾT LUẬN .................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 99 PHỤ LỤC ................................................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng biểu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 10 tên họ lớn của người Hán 25 2 Bảng 2.2 100 họ thị người Hán phổ biến nhất 26 3 Bảng 2.3 Tên giáo viên của khoa Nhân Văn của Học viện 33 Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc 4 Bảng 2.4 15 họ phổ biến nhất tại Việt Nam 49 5 Bảng 3.1 Một số tên của các thời kỳ khác nhau của Trung 73 Quốc 6 Bảng 3.2 Một số tên của người nông thôn Trung Quốc 81 7 Bảng 3.3 Một số tên của tầng lớp công nhân Trung Quốc 82 8 Bảng 3.4 Một số tên của lớp người trí thức Trung Quốc 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong ngôn ngữ, tên riêng làm thành một mảng tên gọi khá đặc biệt. Chúng không chỉ có số lượng rất lớn, mà còn được cấu tạo dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Trong ngôn ngữ học, tên riêng được nghiên cứu trong một chuyên ngành riêng biệt, đó là Danh xưng học(专有名词学). Danh xưng học nghiên cứu về quy luật cơ bản về nguồn gốc phát sinh, thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và sự biến động của các tên riêng trong hệ thống ngôn ngữ. Danh xưng học bao gồm hai bộ phận quan trọng: Nhân danh học (姓名学) và Địa danh học(地名学). Nhân danh học (tên người) là một thành phần đặc biệt trong hệ thống từ vựng ngôn ngữ. Cùng với Địa danh học, nhân danh học chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống tên riêng. Tên người mang trong nó cả lịch sử, truyền thống, văn hóa, xã hội cũng như tất cả những gì đặc trưng cho mỗi cộng đồng dân tộc nhất định. Việc nghiên cứu tên người trên quan điểm của Nhân danh học không chỉ đưa tới những thành tựu mang tính chất ngôn ngữ học mà còn đem lại những lợi ích vượt ra khỏi khuôn khổ của ngôn ngữ học, từ đó nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu Nhân danh học không phải đến nay mới tiến hành mà đã được nghiên cứu từ ba bốn nghìn năm trước (từ thời Hy Lạp cổ đại). Xuất phát từ vị trí quan trọng của tên người trong hệ thống tên riêng của một ngôn ngữ và vai trò quan trọng của chúng trong đời sống xã hội, mà chúng tôi chọn đề tài đối chiếu đặc điểm tên riêng của người Hán và người Việt hiện nay làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn này, với mục đích góp phần tìm hiểu những mối tương đồng và dị biệt trong tên riêng của người Hán và người Việt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát đặc điểm trong tên của người Hán và người Việt, góp phần vào nghiên cứu tên người nói riêng, danh xưng học nói chung, cũng tìm ra những yếu tố ngôn ngữ văn hóa riêng của hai nước đã tác động đến đặc điểm tên người của nước đó như thế nào. Từ mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn này là: - Nhận diện những lý luận liên quan đến tên riêng của người Hán và người Việt. - Khảo sát thực tế cấu tạo tên riêng người Hán và người Việt, giải thích ý nghĩa trong tên riêng người Hán và người Việt. - So sánh đối chiếu tên riêng người Hán và người Việt, chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán, tên người làm thành một hệ thống nhỏ riêng biệt với nhiều hình thức biểu hiện đa dạng phong phú như: tên thật (正名), tên tục(诙名), tên húy (讳名), bút danh (笔名), tên hiệu(号) , nghệ danh(艺名), biệt danh(别名),... Trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu về tên thật, các loại tên khác sẽ nghiên cứu trong một đề tài lớn hơn. Trong cuộc sống đời thường, một người có thể có một hay nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay nguyện vọng cá nhân. Vào thời kỳ phong kiến trước đây, trẻ em ở nông thôn Việt Nam được gọi bằng tên tục như: Cu, Cò, Cứt, Đĩ, Tồ, Mẹt,…và cùng một lúc ở nông thôn Trung Quốc, trẻ em cũng có tên gọi là:狗娃(chó con),地瓜(khoai lan), 狗剩(chó thừa),傻妞(nàng dốt),二花(nhị hoa),铁蛋(trứng sắt)……bố mẹ gọi tên con như vậy chủ yếu là theo quan niệm dân gian: gọi con nhỏ bằng một tên xấu, hy vọng khi lớn lên các con sẽ có số phận tốt hơn, và trong qúa trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 trưởng thành sẽ ít ốm đau, bệnh tật, hay ăn chóng lớn. Đây chỉ là phản ánh nguyện vọng của người lớn, tuy là nó có hơi dị đoan, lại được người dân coi như kinh nghiệm đúc kết thành, nhưng cũng có thể coi là một nét văn hóa đặc biệt ở nông thôn. Cho đến nay vẫn còn một số nơi giữ tập tục này kể cả ở thành phố, nhưng nó mang ý nghĩa khác. Khi đứa trẻ đã trưởng thành, người ta thường sử dụng tên thật (书名), ở Trung Quốc, tên này phải là tên ghi trên sổ hộ khẩu (户口簿), sau này đi học hoặc làm việc, kể cả là giấy đăng ký kết hôn đều phải sử dụng tên này. Bởi vì chỉ có tên thật mới có giá trị về mặt pháp lý. Tên thật được sử dụng trong các giấy tờ tùy thân,văn bằng chính thức của một người như: bằng tốt nghiệp (tiểu học, THCS, THPP, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ...), bằng lái xe, giấy đăng ký kết hôn, bằng kỹ sư v.v... Có thể nói Nhân danh học nói riêng và Danh xưng học nói chung có một vị trí quan trọng và ý nghĩa nhất định trong đời sống của mỗi con người. Tuy vậy trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào nội dung chính là đối chiếu tên thật của người Hán và người Việt. Theo chúng tôi đây là vấn đề cơ bản và chủ yếu nhất trong hệ thống tên gọi chỉ người của một ngôn ngữ, bởi vì tên thật không chỉ là tên gọi khu biệt cho tính cá thể đơn nhất của đối tượng được gọi tên mà trong thành phần cấu tạo của chúng còn thể hiện được tính dân tộc đặc trưng cho mỗi cộng đồng nhất định. Các loại tên riêng chỉ người khác không phải là đối tượng chính của luận văn, ngoài ra để tìm rõ hơn mục đích của luận văn chúng tôi cũng tìm hiểu thêm các loại tên người thường dùng không phải là đối tượng chính nhằm làm tăng giá trị so sánh với đối tượng nghiên cứu. 3.2. Để đạt được mục đích của luận văn, chúng tôi đã tiến hành việc thống kê tên thật của người Việt và người Hán chủ yếu khai thác từ các tài liệu điện tử và các văn bản hành chính của chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 như: sổ theo dõi dân số ở các địa phương(地方人口登记统计数据), danh sách các cán bộ công nhân viên chức làm việc trong một số cơ quan, tổ chức nhà nước(国家干部,公务员统计数据), danh sách học sinh, sinh viên(学生花名 册)ở các trường mẫu giáo(幼儿园), tiểu học(小学),THCS(初中), THPT (高中), Đại học(大学). Về tên người Hán, ngoài việc tham khảo các số liệu về tên người đã được công bố trong các tài liệu, chúng tôi còn sử dụng nhiều tên người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Đối với tên người Việt chúng tôi cũng sử dụng hơn 200 tên chính của lưu học sinh Việt Nam được lưu tại văn phòng và hơn 200 tên chính của sinh viên khóa 2009 và khóa 2010 đã và đang học tập tại Học Viện Hồng Hà. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên thực tế, tên người không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, mà còn là đối tượng nghiên cứu nhiều ngành khoa học xã hội khác như: dân tộc học, tâm lý học, xã hội học, sử học v.v... Như vậy việc nghiên cứu tên người cũng được tiến hành bằng nhiều phương pháp. Trong luận văn chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp miêu tả và phân tích : đây là phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt biểu hiện ngữ nghĩa của tên gọi người Hán và người Việt. Phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu: phương pháp này sẽ giúp luận văn đạt được mục tiêu chính. Thông qua so sánh đối chiếu đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa tên riêng người Hán và người Việt. Phương pháp qui nạp: phương pháp qui nạp cũng được gọi là phương pháp suy lí qui nạp, phương pháp này được sử dụng trong luận văn để có thể thông qua một cá thể suy ra đặc điểm phổ biến trong tên của người Hán và người Việt. Phương pháp điều tra: đây là một phương pháp của dân tộc học và xã hội học để khảo sát sự biến động của các tên người dưới sự tác động của các nhân tố xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa; phương pháp diễn dịch, quy nạp cùng các phương pháp khác như thống kê, phân loại… 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, có phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lí thuyết của Danh xưng học Chương này chủ yếu trình bày một số nội dung lí thuyết liên quan đến luận văn như lí thuyết danh xưng học, các nội dung liên quan đến tên riêng. Chương II: Đặc điểm cấu trúc, ý nghĩa của tên người Hán và người Việt Chương này trình bày các đặc điểm về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa của tên riêng người Hán và người Việt. Về đặc điểm cấu tạo, luận văn miêu tả và khái quát các mô hình cấu tạo nên tên người Hán và tên người Việt. Về đặc điểm ngữ nghĩa luận văn miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của tên người Hán và tên người Việt. Chương III: Đặc điểm về mặt xã hội, văn hóa của tên người Hán và tên người Việt Chương này khảo sát các nhân tố văn hoá xã hội tác động đến tên riêng của người Hán và người Việt hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 CHƢƠNG І CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. DANH XƢNG HỌC VÀ TÊN RIÊNG 1.1.1. Danh xƣng học Ngành khoa học nghiên cứu tên riêng và nguồn gốc tên riêng trên tất cả các bình diện được gọi là Danh xưng học (专有名词学/ Onomastics ). Từ Onomastics khởi nguồn từ tiếng Hy Lạp「ὀνοματολογία」, và 「 ὄνομ α」nghĩa chính là―tên riêng‖. Phạm vi nghiên cứu của ngành Danh xưng học rất rộng rãi, bởi vì gần như mọi sự vật đều có tên. Chính vì vậy, về mặt lí thuyết, việc nghiên cứu tên riêng có thể được tiến hành ở vùng địa lí, ở nhiều nền văn hóa và các thời kỳ khác nhau… Dựa trên mục đích thực tế, người ta có thể chia phạm vi nghiên cứu của Danh xưng học thành những nhóm nhỏ theo ngôn ngữ (ví dụ: nghiên cứu tên riêng theo tiếng Hán, nghiên cứu tên riêng theo tiếng Việt…), hoặc theo tiêu chí địa lí, lịch sử (ví dụ: nghiên cứu tên riêng ở nước Mỹ, nghiên cứu tên riêng chỉ người ở thời nhà Thanh của Trung Quốc…) Dựa trên đặc điểm của tên riêng, người ta chia khoa học nghiên cứu về tên riêng thành 2 chuyên ngành là Nhân danh học (姓名学) và Địa danh học (地名学). Nhân danh học (anthroponymie) là khoa học nghiên cứu về tên riêng chỉ người, chủ yếu nghiên cứu về các mặt như: phân loại, nguồn gốc, lịch sử, biến đổi, phân bố (về mặt địa lí), ý nghĩa về mặt văn hóa…Vì thế có thể nói trong hệ thống tên riêng của một ngôn ngữ, tên người làm thành một mảng tên gọi khá đặc biệt. Địa danh học là một môn học chuyên nghiên cứu về tên đất, tên địa điểm, đồng thời nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo từ ngữ, ý nghĩa, biến đổi, qui luật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 phân bố, qui tắc viết và đọc của tên đất, và quan hệ giữa tên đất với thiên nhiên - xã hội. Địa danh học là một môn học chung của nhiều ngành xuất hiện ở thời cận đại. Từ khi ra đời nó đã có liên hệ đương nhiên và không thể tách rời với các môn Địa lý học, Ngôn ngữ học, Lịch sử học. Việc phân chia ngành danh xưng học thành nhân danh học và địa danh học là để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu tên riêng. Nhưng tên người và tên đất trong quá trình phát triển thường xẩy ra biến đổi, cho nên người ta thường nghiên cứu 2 đối tượng này cùng nhau, để việc nghiên cứu có hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nhiều tên đất có nguồn gốc từ tên người như: ―thành phố Hồ Chí Minh‖ của Việt Nam, ―thủ đô Washington‖ của Mỹ, ―thành phố Trung Sơn‖(Tôn Trung Sơn) của Trung Quốc. Và cũng có nhiều người đặt tên gọi có nguồn gốc từ địa danh như: ―Hà Nội‖, ―vinh‖, ―Huế‖… trong tiếng Việt, ―Đại Khánh‖(mỏ dầu Đại Khánh), ―Trường An‖… trong tiếng Hán . 1.1.2. Tên riêng 1.1.2.1. Khái niệm “tên riêng” Theo tác giả Lê Trung Hoa ―tên riêng có hai loại: Nhân danh (tên người) và địa danh (tên địa điểm)‖ [I-7]. Quan niệm tác giả không sai nhưng chúng tôi có thể nói là không hoàn chỉnh. Tên riêng ngoài ra nhân danh và địa danh, còn có nhiều loại khác. Nói cụ thể hơn, tên riêng có thể phân chia thành những loại sau đây: 1) Nhân danh (tên người). 2) Địa danh (tên địa điểm). 3) Thần danh (tên thần thánh). 4) Vũ trụ danh (tên các ngôi sao, không gian vũ trụ và thiên thể v.v…) 5) Vật danh (tên gọi tất cả các sự vật biểu thị văn minh vật chất của con người). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 6) Tên các tổ chức, các cơ quan trên toàn thế giới. 7) Tên động vật (ngoài người ra). 8) Tên thực vật. 9) Tên các thời kỳ, thời đại. 10) Tên các sự kiện xã hội. 1.1.2.2. Chức năng của tên riêng Hiện nay, đối với chức năng của tên riêng, các nhà nghiên cứu thường có quan niệm riêng, vẫn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, trong các quan điểm này chúng ta vẫn thấy có một số điểm chung như nhau: 1) Chức năng định danh Theo tác giả Phạm Tất Thắng và một vài nhà nghiên cứu khác, ―chức năng định danh chính là chức năng gọi tên, chủ yếu để phân biệt cá thể với tập thể, tức là để khu biệt tên riêng với tên chung. Thí dụ như: sông, núi, hồ, biển…là tên chung, thì các tên riêng sông Hồng, núi Ba Vì, hồ Hoàn Kiếm… đã chứng tỏ tính khu biệt và tính duy nhất của tên riêng. Một tên chỉ riêng gọi cho một sự vật (người) duy nhất, và tên riêng này đã có sự liên kết với sự vật (người) này, duy nhất và ổn định (ngoài tình hình trùng tên ra).‖ [I-18] 2) Chức năng biểu vật Ngoài ra chức năng định danh, tác giả Phạm Tất Thắng còn cho rằng: tên riêng còn có chức năng biểu vật, ―khi thực hiện chức năng định danh, tên riêng cũng đồng thời thực hiện chức năng biểu vật. Bởi vì chức năng định danh chỉ là một dạng của chức năng biểu vật‖. 3) Chức năng nhận diện Theo tác giả Hoàng Phê: ―tên riêng chỉ có chức năng nhận diện, làm sao nhận diện cho đúng, không nhầm và dễ dàng‖ [I-14] . Ví dụ trong một câu ―cuối tuần này, chúng tôi sẽ lên núi Phanxipăng cắm trại‖ thì hễ nghe đến núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Phanxipăng là chúng tôi đã biết đây là chỉ núi cao nhất ở Việt Nam nằm ở địa phận Sa Pa, Lào Cai. Cũng như hễ nghe thấy một câu: Nguyễn Du là văn nhân vĩ đại của Việt Nam‖ thì chúng tôi ngay lập tức nghĩ đến tác giả của ―Truyện Kiều‖. 4) Chức năng ngữ nghĩa Theo tác giả Hoàng Tuệ, tên riêng có một chức năng cơ bản là chức năng ngữ nghĩa. Ông quan niệm: ―một tên riêng tạo nên trong trí óc ta sự liên hệ đến một thực thể trong tính chất cá thể. Đó là chức năng ngữ nghĩa của tên riêng. Chức năng đó xác định cho tên riêng một vai trò rất quan trọng đối với tư duy, đối với đời sống con người...‖ 5) Chức năng xã hội Ngoài chức năng ngữ nghĩa ra, tác giả Hoàng Tuệ cũng đưa ra quan điểm là: tên riêng còn có chức năng xã hội. Tác giả cho rằng: ―hễ có tên riêng thì một cá thể nhất định đã có quan hệ với xã hội và sẽ không tách rời khỏi xã hội được nữa. Các công trình, các tổ chức, cả những sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, trong ý nghĩa tinh thần vật chất đều bao hàm những quan hệ nhất định với xã hội‖, ―với chức năng xã hội của nó, tên riêng không phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác dụng đủ để phân biệt, mà là một biểu trưng‖.[I-25] 6) Chức năng ngữ dụng Nói tên riêng có chức năng ngữ dụng là vì chúng được dùng như một phương tiện biểu hiện tình cảm, quan hệ hay đánh giá đối tượng được gọi tên. Điều này được thể hiện rất rõ ở tính đặc thù trong sử dụng tên riêng đặc biệt là tên người ở mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ. Qua việc gọi tên một người Việt Nam theo tên cá nhân, tên họ, tên đầy đủ chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa họ là thân, sơ, hay kính trọng cũng như địa vị xã hội của người được gọi tên và người gọi tên. Với người Trung Quốc cũng vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Ngoài những chức năng nêu trên, còn có một số tác giả cho rằng tên riêng còn có một số chức năng khác như: tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng, tên riêng có chức năng xưng hô; Tác giả Đào Tiến Thi cho biết: tên riêng còn có chức năng duy trì bản sắc văn hóa... Chúng tôi cho rằng chức năng tên riêng chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề mà chúng ta vẫn chưa khám phá hết, vì vậy chúng tôi cho rằng trong lĩnh vực tên riêng chúng ta vẫn còn nhiều điều để trao đổi và nghiên cứu sau này . 1.1.2.3. Ý nghĩa của tên riêng Trong lĩnh vực danh xưng học, các nhà nghiên cứu vẫn đang có nhiều tranh luận xung quanh một vấn đề cực kỳ quan trọng, đồng thời cũng khó giải quyết, đó là vấn đề tên riêng có nghĩa hay không có nghĩa. Về vấn đề này đã hơn một thế kỷ vẫn là một đề tài được tranh luận trong giới triết học. Nó vẫn là một vấn đề được giới học thuật triết học toàn thế giới quan tâm vì nó tạo ra hai trường phái quan niệm hoàn toàn đối lập nhau. Nhà triết học chủ nghĩa thực chứng nước Anh John S. Mill là đại diện của trường phái có quan niệm tên riêng không có nghĩa. Ông cho rằng: ―tên riêng chỉ là một kí hiệu của sự vật, bản thân nó hoàn toàn không có nghĩa. Tên riêng cũng giống như vệt phấn đánh dấu, nó không có nghĩa, mà chỉ có mục đích chỉ ra biểu vật‖. Nhà ngữ nghĩa học hiện đại nước Anh John Lyons cũng có quan điểm giống nhau với Mill. Saul A. Kriple cũng cho rằng: ―tên riêng chỉ gọi tên sự vật một cách cứng nhắc, mà không mang ý nghĩa hàm chỉ‖. Đối lập với trường phái Mill, trường phái do nhà triết học và nhà lô-gích học Đức Gottlob Frege là tiêu biểu lại có quan điểm trái lại: tên riêng vừa gọi tên sự vật vừa có ý nghĩa. Tác giả cho rằng: ―hai tên riêng đã cùng gọi tên cho một đối tượng giống nhau, nhưng ý nghĩa hai tên riêng này không chắc chắn giống nhau; Mà khi ý nghĩa của hai tên riêng giống nhau thì đối tương hai tên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 riêng này gọi tên sẽ nhất định là một đối tượng chung‖. Frege quan niệm rằng: ―tuy có a = b và a = a có đối tượng gọi tên giống nhau, nhưng nó có giá trị nhận thức không giống nhau, tức là có ý nghĩa khác nhau; nói một cách khác là khách thể a và b gọi tên giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. Theo nguyên tắc tương đồng, người ta dựa vào thời gian chia sao Kim thành sao Mai và sao Hôm, hai tên riêng này cùng nhau gọi tên cho sao Kim, nhưng ý nghĩa khác nhau‖. Nhà triết học và nhà lô-gích học nước Anh B. Russell trên cơ sở thừa nhận tên riêng có nghĩa đã có quan điểm: ―nếu một tên riêng đã gọi tên duy nhất khách thể nào đó, thì tên riêng này đã đại diện cho khách thể này, do đó, khách thể được gọi tên và được đại diện này sẽ là ý nghĩa của tên riêng. Như vậy, ―ý nghĩa của tên riêng chính chúng là khách thể được gọi tên.‖[II-8] Trong giới học thuật Việt Nam, cũng có hai quan điểm đối lập với nhau. Chẳng hạn, tác giả Hoàng Phê cho rằng: tên riêng là những kí hiệu thuần túy không có nghĩa. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu có quan niệm tên riêng có nghĩa.Ví dụ, tác giả Hoàng Tuệ cho rằng: tên riêng không phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác dụng đủ để phân biệt, mà là một biểu trưng. Tham gia vào cuộc tranh luận này, tác giả Phạm Tất Thắng trong một bài báo đã trình bày về ý nghĩa của tên riêng, tuy chủ yếu về tên người, nhưng cũng đã rõ ràng quan điểm của ông: tên riêng có nghĩa. Thông qua nội dung của bài báo đó, tác giả đã chỉ ra: nghĩa của tên riêng (cụ thể là tên người) thường mang giá trị biểu trưng và có giá trị hàm chỉ. Theo các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, có thể thấy 2 trường phái đối lập với nhau giữa quan điểm tên riêng có nghĩa và tên riêng không có nghĩa đều có lý luận cơ sở và bằng chứng riêng. Sau khi nghiên cứu các ý kiến của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng: tên riêng có nghĩa. Lấy tên người làm ví dụ, mỗi người trong xã hội có thể coi như một cá thể trong quần thể xã hội, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 khi đẻ ra đã mang tính xã hội và cả đời không thể tách rời được, bất kì sống theo hình thức như thế nào, nhất thiết phải sản sinh ra quan hệ mật thiết với một số bộ phận hoặc một số lĩnh vực của xã hội. Tuy vậy, tên gọi chỉ người không phải là một kí hiệu trống rỗng nữa, mà lại có đủ các nội dung, tức là các đặc điểm hoặc tính chất người mang tên đó. Những đặc trưng và tính chất đó chính là ý nghĩa của tên gọi chỉ người đồng thời cũng là ý nghĩa của tên riêng chính với đối tượng được gọi tên đó. Cụ thể hơn ý nghĩa của tên riêng có thể phản ánh các đặc điểm và tính chất của đối tượng được gọi tên. 1.1.2.4. Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng Tên riêng thuộc phạm trù danh từ, vì thế tên riêng cũng có cách gọi khác là danh từ riêng, còn tên chung được gọi là danh từ chung. Trong một số ngôn ngữ, tên riêng được phân biệt với tên chung bằng những phương tiện hình thức. Chẳng hạn, trong những ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái La-tinh, khi phân biệt danh từ gọi tên với danh từ chung, người ta thường dùng cách chuyển chữ cái đầu tiên trong tên gọi đó thành chữ hoa. Trong tiếng Anh, còn sử dụng quán từ ―a‖ hoặc ―an‖ để chỉ rõ tên riêng. Vì thuộc nhóm danh từ nên tên riêng và tên chung đã có một số đặc điểm ngữ pháp giống nhau, ví dụ: không thể tổ hợp với phó từ như: không, rất…Đây là điểm giống nhau giữa tên riêng và tên chung. Nhưng tên riêng là loại danh từ mang tính đặc biệt, nó có một số đặc điểm ngữ pháp khác với tên chung. Theo tác giả Nguyễn Kim Thản ―ngoài những đặc trưng ngữ pháp cả tiểu loại danh từ nói chung, danh từ riêng còn có những đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa như: biểu thị tên gọi của một sinh vật, một tập thể hay một sự kiện riêng biệt, và nói chung, không bị số từ, lượng từ, phó danh từ và đại từ chỉ định hạn chế.‖[I-16] 1) Không trực tiếp làm vị ngữ, mà phải kết hợp với hệ từ là, hoặc không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan