Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị tài nguyên thiên nhiên biển trong phát triển du lịch biển ở sầm sơn...

Tài liệu Giá trị tài nguyên thiên nhiên biển trong phát triển du lịch biển ở sầm sơn

.PDF
30
121
61

Mô tả:

ĐỀ ÁN KINH TẾ DU LỊCH Đê tài: Giá trị tài nguyên thiên nhiên biển trong phát triển du lịch biển ở Sầm Sơn. Họ và tên: Nguyễn Thị Thành Lớp : du lịch k47. Khoa: du lịch khách sạn Giáo viên hướng dẫn: Vương Quỳnh Thoa Hà nội : 24/04/2008. -1- Mục lục: LỜI MỞ ĐẦU: 2 Chương 1: ĐIỀU KIỆN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 3 1.1.Điều kiện tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Địa hình: 1.1.2. Khí hậu 1.1.3. Động, thực vật 1.1.4. Vị trí địa lý 1.2.Điều kiện thiên nhiên biển. 1.2.1.Địa hình 1.2.2.Khí hậu 1.2.3.Động, thực vật 4.Vị trí địa lý 3 3 3 3 4 4 4 5 6 6 Chương 2: TÌM HIỂU BIỂN SẦM SƠN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN: 7 2.1. Khái quát tình hình du lịch biển Sầm Sơn và chiến lược năm 2010 7 2.1.1 Khái quát tình hình du lịch biển Sầm Sơn 2.1.2.Chiến lược, kế hoạch phát triển thị xã Sầm Sơn đến 2010: 2.2.Thực trạng điều kiện phát triển du lịch biển Sầm Sơn 2.2.1 Điều kiện tự nhiên: 2.2.2 Điều kiện kinh tế kỹ thuật cơ sở hạ tầng 7 9 11 11 17 Chương 3: CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH BIỂN Sầm Sơn 3.1.Cảm nhận của bản thân về sự phát triển du lịch biển Sầm Sơn 3.2.Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch biển Sầm Sơn KẾT LUẬN TÀI LIỆU T HAM KHẢO 22 22 24 28 29 -2- LỜI MỞ ĐẦU: Ở Việt Nam tài nguyên thiên nhiên du lịch có rất nhiều, có những nơi đã được khai thác, có những nơi vẫn còn hoang sơ. Sầm Sơn khi nhắc đến hai từ này thì ai ai trên đất nước Việt này cũng biết một nơi phong cảnh "sơn thuỷ hữu tình", đây là một địa danh du lịch nổi tiếng được khai thác từ rất lâu. Trong chúng ta, tôi và các bạn biết đến Sầm Sơn qua nhiều cách khác nhau, có thể bạn đã đến đó và có thể bạn biết đến Sầm Sơn qua bạn bè, qua báo đài, qua internet, và hôm nay bằng cách tiếp cận thông tin này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Sầm Sơn tìm hiểu về vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta, đồng thời tìm hiểu về thực trạng của bãi biển Sầm Sơn … Tôi và bạn chúng ta có thể là những du khách hay những nhà đầu tư, hay là nhà nghiên cứu chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Sầm Sơn để hiểu rõ hơn về tài nguyên thiên nhiên cũng như cảnh sắc thiên phú ở nơi đây, để từ đó chúng ta đưa ra những ý kiến đóng góp của bản thân hay là chủ đầu tư để góp phần cho sự phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. -3- Chương 1: ĐIỀU KIỆN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 1.1.Điều kiện tài nguyên thiên nhiên: 1.1.1. Địa hình: Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, điều quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có các đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi…du khách không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. 1.1.2. Khí hậu: Những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô.Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi lọai du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. 1.1.3.Động, thực vật: Động thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như về số lượng của động thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Một không gian nhiều cây xanh sẽ giúp cho không khí trở nên trong lành hơn, đặc biệt thu hút khách du lịch đó là những loại động thực vật mà họ chưa thấy ở đất nước của họ. -4- 1.1.3. Vị trí địa lý: ‘‘Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đến nguồn gửi khách du lịch ngắn; khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên hai khía cạnh:  Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa.  Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nới gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiều kỳ.’’(trích : giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao Động – Xã hội) 1.2.Điều kiện thiên nhiên biển. 1 Địa hình: Đối với tài nguyên thiên nhiên biển cần phải có bãi biển dài, rộng, bãi cát vàng, và nhất là có nhiều đảo thu hút khách du lịch. Một bãi biển mà có nhiều vịnh, địa hình sâu, thì sẽ gây nguy hiểm cho du khách. Nhưng tùy vào mục đích du lịch của du khách thì mỗi địa hình khác nhau sẽ gây sự thu hút khác nhau. Ví dụ như du khách đi tắm biến thì cần có một bãi cát vàng, dài, nước trong và sạch, bờ biển thoải, sống không quá to. Còn đối với khách du lịch đi với mục đích du ngoạn thì khác, họ lại hứng thú hơn với những cảnh vịnh, có nhiều đảo. -5- 2 Khí hậu: Khách du lịch nội địa đi biền thường đi vào mùa hè, nóng, bởi vậy họ cần có không khí trong lành và mát mẻ. Vào thời vụ du lịch thì số ngày mưa tương đối ít, thật vô vị khi mà du khách phải ở trong phòng nhìn trời mưa, đấy quả là một một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du lịch. Số giờ nắng trung bình trong ngày cao. Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Do vậy, họ đổ đến những nước phía Nam có khí hậu điều hòa và có biển. Vì vậy những nơi có số giờ trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút hơn đối với khách du lịch. Nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm. Đối với khách du lịch ở phương Bắc, nhiệt độ cao khiến họ không chịu nổi. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi được ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ không khí ban đêm không cao. Khách du lịch yêu thích những nơi mát về ban đêm, thuận lợi cho việc đi dạo mát, giải trí, nghỉ ngơi và ngủ được ngon giấc. -6- Nhiệt độ nước biển ôn hòa. nhiệt độ nước biển từ 20ºc được coi là thích hợp nhất đối với khách du lịch tắm biển. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 20ºc và trên 30ºc là không thích hợp. Một số dân tộc Bắu Âu có thể chịu được nhiệt độ nước biển từ 17ºc-20ºc Ban ngày không có gió. Đây là điều kiện tương đối khắt khe vì thông thường ở biển hay có gió. 3 Động, thực vật: Đối với du lịch biển thì động thực vật cũng đóng vai trò quan trọng, du khách muốn chiêm ngưỡng những sinh vật biển, và họ cũng muốn thưởng thức những món ăn được nấu từ những đồ hải sản mang đậm hương vị và bản sắc của điểm đến. Điểm đến nào có nhiều tôm cá, san hô lại càng thu hút khách du lịch, họ muốn khám phá, nhất là những nhà thám hiểm. 4 Vị trí địa lý Về mặt vị trí địa lý, một bãi biển đep chưa hẳn đã thu hút được khách du lịch mà còn phải xét xem du khách đến đó bằng cách nào? Phưong tiện gì? Như thế nào? Có thuận tiện không? Nơi ấy có xa trung tâm thành phố không? Cơ sở vật chất ở đó có đáp ứng được nhu cầu của khách không? Nói chung là điểm du lịch biển ấy phải nằm trong khu vực phát triển du lịch. -7- Chương 2: TÌM HIỂU BIỂN SẦM SƠN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN: 2.1. Khái quát tình hình du lịch biển Sầm Sơn và chiến lược năm 2010 2.1.1 Khái quát tình hình du lịch biển Sầm Sơn Sầm Sơn là một trong những địa danh nổi tiếng, là niềm tự hào của ngành du lịch Thanh Hoá và cũng là của ngành du lịch Việt Nam. Ngay từ thời Pháp thuộc, làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm được coi là khu nghỉ mát cho các quan chức người Pháp, dần dần trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút khách du lịch thập phương. Sau năm 1960 và nhất là từ 1980 đến nay, Sầm Sơn thực sự trở thành thị xã du lịch, nghỉ mát nổi tiếng. Bãi biển Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15 km. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Đại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Độc Cước, núi Cô Tiên... Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng và Nhà nước, chính quyền và nhân dân thị xã Sầm Sơn đã phát huy thế mạnh sẵn có, lấy du lịch làm ngành kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, kể từ năm 1996 trở lại đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh và sự đóng góp của nhân dân địa phương, Sầm Sơn đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng như: khách sạn, giao thông, điện, nước và khu vui chơi giải trí,... Hầu hết các khách sạn đều được đầu tư xây dựng khang trang với những trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ðặc biệt, thị xã đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, hoàn thiện và đưa vào sử dụng Khu du lịch văn hoá - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Ðộc Cước" và "Khu nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổng hợp"; tiến hành quy hoạch: Khu sinh thái Quảng Cư, Khu -8- du lịch văn hoá núi Trường Lệ. Vì vậy, số lượng khách đến với Sầm Sơn ngày một tăng. Nếu như năm 1996 là 506.740 khách/ngày thì đến năm 2002 tăng 60%, đạt 815.500 khách/ngày, dự kiến năm 2003 đạt 880.000 khách/ngày. Doanh thu từ ngành du lịch cũng liên tục tăng cao, từ 34 tỷ đồng (năm 1996) lên 77,058 tỷ đồng (năm 2002), đưa tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế từ 40% (năm 1996) tăng lên 46,33% (năm 2002). Năm 2005 được xem là năm đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường văn hóa du lịch, hướng tới một Sầm Sơn Trật tự - Kỷ cương - Văn minh du lịch. Với du khách, hiện tại Sầm Sơn đã có một diện mạo hoàn toàn mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; Môi trường du lịch được cải thiện một cách đáng kể, việc bài trừ các tệ nạn xã hội được phát động trong toàn dân, văn hóa, văn minh được đề cao trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Năm 2006, là năm đầu tiên thực hiện chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI đề ra. Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị và các tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động nằm trong chương trình “Tăng cường nâng cao chất lượng du lịch Sầm Sơn”, phấn đấu trong năm nay đón được 748.000 lượt khách, doanh thu đạt 205 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2005. Đến nay, Sầm Sơn đã có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch, với hơn 6.000 phòng nghỉ, mỗi năm đón được trên 1 triệu lượt khách, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của du lịch Sầm Sơn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều hạn chế cần phải tập trung khắc phục. Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch, nhân dịp kỷ niệm -9- 100 năm hình thành và phát triển du lịch Sầm Sơn, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã quyết định tổ chức "Lễ hội 100 năm Du lịch Sầm Sơn 2007" nhằm tôn vinh các giá trị tài nguyên, lịch sử, văn hoá của Sầm Sơn và của tỉnh, qua đó nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống, nâng cao văn minh, văn hoá ứng xử, đồng sức đồng lòng xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch văn minh, giàu đẹp; đồng thời giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Thanh Hoá nhằm thu hút du khách, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển du lịch, sớm đưa Thanh Hoá trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. 2.2.2.Chiến lược, kế hoạch phát triển thị xã Sầm Sơn đến 2010: Ðể đạt được mục tiêu đến năm 2005 trở thành đô thị loại IV và đến năm 2010 thành đô thị loại III, việc quy hoạch thị xã được phân thành các khu chức năng với bố cục như sau: 1) Khu trung tâm bao gồm: - Trung tâm hành chính - chính trị như cơ bản hiện nay là phù hợp. - Trung tâm thương mại - dịch vụ: xây dựng tại các bãi tắm, khu du lịch, dọc hai bên bờ biển tại các vị trí thích hợp, khu trung tâm chính ở phía Nam đường Lê Lợi và phía Ðông đường Nguyễn Du. - Trung tâm văn hoá - thể thao: núi Trường Lệ, khu nhà hát nhân dân, phường Trung Sơn và Quảng Cư. - Trung tâm khu vực: tại mỗi phường, xã. 2) Khu khách sạn - nhà nghỉ: - 10 - - Cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có tại các phường nội thị Bắc Sơn và Trường Sơn theo hướng hiện đại. - Xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du lịch, nghỉ mát, dưỡng sức tại dải đất ven biển thuộc xóm Vinh Sơn, phường Trung Sơn và khu hồ đầm Quảng Cư. - Phát triển về phía Nam Sầm Sơn các khách sạn, nhà nghỉ khi xã hội có nhu cầu. 3) Khu du lịch - vui chơi giải trí - tắm biển: xây dựng ba khu vực chính phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí có nội dung hoạt động khác nhau: - Trên núi Trường Lệ: phục vụ cho du lịch văn hoá - vui chơi. - Khu du lịch sinh thái Quảng Cư: nét đặc trưng của khu vực này là du lịch sinh thái. - Tắm biển: tại các bãi tắm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn khi tắm biển. 4) Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: - Xây dựng khu công nghiệp chế biến hải sản và dịch vụ cho chế biến hải sản, đóng, sửa tàu thuyền... tại khu vực Quảng Tiến, Quảng Cư. - Phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong các hộ gia đình. - Xây dựng một số cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở phường Trường Sơn phục vụ du lịch nghỉ mát. 5) Kho - bến cảng: chủ yếu xây dựng 2 cảng ở Quảng Tiến và Quảng Cư. 6) Khu dân dụng: quy hoạch lại các khu dân cư hoàn chỉnh, xây mới và kiên cố hoá các nhà dân, phần đất còn lại trồng cây xanh để tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch. Quy hoạch tổng thể thị xã Sầm Sơn phải nhằm mục đích phát triển kinh tế - 11 - - xã hội của thị xã trong mối quan hệ với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh phía Bắc. Ðồng thời phải cố gắng phát huy hơn nữa thế mạnh kinh tế biển, đưa các ngành du lịch, thuỷ, hải sản và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã theo đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, tạo nên sức bứt phá mạnh mẽ, đưa Sầm Sơn bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.2.Thực trạng điều kiện phát triển du lịch biển Sầm Sơn 2.2.1 Điều kiện tự nhiên: Căn cứ vào các điều kiện thiên nhiên biển ở trên để chúng ta so sánh và làm nổi bật hơn các điều kiện thiên phú của Sầm Sơn.  Đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa- mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít. Từ tháng 5 đên tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo. Giữa 2 mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 & tháng 10), như vậy trong năm có đủ 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu Đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 đến 24°C.  Nằm trên bờ Vịnh Bắc Bộ, địa hình Sầm Sơn tương đối bằng - 12 - phẳng, là vùng sơn thuỷ hữu tình với khí hậu trong lành, dải bờ biển cát vàng thoai thoải, nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ với những di tích văn hoá đã được xếp hạng quốc gia (Ðền Ðộc Cước, Ðền Cô Tiên, Hòn Trống Mái...). Bờ biển Sầm Sơn dài 10 km bằng phẳng. Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và luôn mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những băi biển rộng và đẹp ở phía bắc. Ngoài sự hấp dẫn của bãi biển xinh đẹp có bờ cát dài từ Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, Sầm Sơn còn thu hút sự chú ý của mọi người bởi những huyền thoại cảm động gắn liền với sự tích đền Độc Cước, núi Phù Thai, Hòn Trống Mái, Đền Cô Tiên... Sầm Sơn, xưa gọi là Gầm Sơn, với những làng chài nghèo, heo hút dưới chân núi Trường Lệ, men theo một dải cát dài ven biển Đông  Sầm Sơn có các hải sản quý như cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm he, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn. Ngoài ra còn có nem chua, đặc sản xứ Thanh. Biển Sầm Sơn bao la là nơi trực tiếp cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác...Sầm Sơn có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời, với các hoạt động văn hoá mang đậm bản sắc quê hương như lễ hội bánh chưng - bánh dày (ngày 12-5 âm lịch hàng năm). Với những lợi thế này, Sầm Sơn có nhiều ưu thế trong sự phát triển của ngành du lịch và thuỷ sản.  Không chỉ có những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa quê hương mà đến với Sầm Sơn chúng ta được chiêm ngưỡng cảnh đẹp và gắn liền với nó là các truyền thuyết mang giá trị nhân văn như: hòn Trống Mái, đền Cô Tiên, đền Độc Cước... - 13 - Chuyện xưa kể rằng, năm ấy một cơn đại hồng thủy đã cuốn hết thảy mọi thứ ra biển Đông, một người phụ nữ mang thai gần tới ngày sinh hạ bị nước lũ cuốn trôi ra biển, khi nước rút sóng đẩy người phụ nữ vào bờ, thuộc làng Kẻ Trường. Dân làng khóc thương nàng, lấy đất, đá đắp thành nấm mộ, tạo nên dãy núi Trường Lệ, có nghĩa là nước mắt dài. Từ trong bụng người mẹ đó sinh ra cậu bé khôi ngô, chẳng bao lâu sau đã trở thành một chàng trai vạm vỡ, sức khỏe phi thường hàng ngày giúp đỡ dân làng. Cũng vào thời điểm này xuất hiện một loài thủy quái thường ăn thịt ngư chài mỗi khi ra biển, lúc lại vào làng sát hại dân lành, khiến nhiều người hoang mang, bỏ làng đi nơi khác kiếm sống. Để diệt bầy thủy quái giúp dân làng, chàng trai đã dùng thanh kiếm sắc rạch thân mình ra làm hai: một nửa cùng dân làng ra khơi đánh cá, nửa còn lại đứng ở đầu dãy núi Trường Lệ, từ đó bọn thủy quái không còn xuất hiện nữa. Dân làng ngày một đông vui, cá đầy khoang sau mỗi lần ra biển. Nhớ ơn chàng, dân làng xây đền trên núi Trường Lệ, gọi là đền Độc Cước. - 14 - Đến Độc Cước Từ đền Độc Cước, bạn có thể tận hưởng gió trời lồng lộng mang theo vị mặn của biển. Xa xa, những làng chài nấp sau rặng phi lao hát vi vu trong gió. Theo con đường lượn trên sườn núi Trường Lệ, chúng ta bắt gặp hai hòn đá nằm chênh vênh trên một phiến đá lớn từ bao đời nay, như thách thức với thời gian và sóng gió. Đó là hòn Trống Mái, biểu tượng thủy chung của tình yêu. Chuyện rằng ở vùng Sầm Thôn có chàng trai tên Ngư Phủ, khỏe mạnh lại siêng năng. Vào một buổi chiều, khi thuyền đã cập bến trời bỗng nổi cơn giông dữ dội, giữa không trung một cánh cò trắng sức cùng lực kiệt lao xuống vũng Tiên. Thấy vậy, chàng Ngư Phủ mang cò về chăm sóc, từ đó cò ở lại cùng chàng. Như mọi ngày, chàng Ngư Phủ ra biển quăng chài; cò ở nhà một mình trong lòng rất vui sướng bởi hôm nay là hết hạn đội lốt cò và được trở về tiên giới. Cò trở thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần nhưng nàng không trở lại thiên đình làm tiên nữ mà nguyện ở lại trần gian. - 15 - Ngư Phủ trở về, ngạc nhiên khi thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh đã ở trên mâm mà vắng bóng cò như mọi khi. Chàng buồn rầu, bỗng từ trong liếp nàng bước ra e lệ cúi chào..., cuộc thiên duyên giữa chàng Ngư Phủ và một tiên nữ đã trở thành hiện thực. Chốn thiên đình, hết hạn phải làm kiếp cò mà vẫn chưa thấy con gái trở về, hay tin nàng kết hôn với người hạ giới, Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình sai người xuống trừng phạt. Chàng Ngư Phủ hết lời khuyên nhủ nàng trở về trời, nhưng nàng một mực ở lại cùng chàng. Nàng dùng phép biến vợ chồng thành đôi chim, khi sứ giả bước vào định bắt thì đôi chim non kia biến thành đá đứng trơ trơ. Phiến đá đó người dân gọi là hòn Trống Mái. Đó là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây. Hòn Trống Mái Khoảng năm phút đi bộ, du khách đến một ngôi đền nhỏ, nằm cheo leo trên đỉnh núi, đó là đền Cô Tiên. Ngày xưa, ở làng Kẻ Trường có một chàng trai tên Côi, mồ côi cha mẹ nhưng có tấm lòng thương yêu, giúp đỡ mọi người. Đã ngoài hai mươi nhưng vẫn chưa thành gia thất, chỉ lo chuyện chài lưới. Một hôm, khi anh đi biển về, có người con gái nhà giàu nhìn anh đắm đuối, muốn được kết duyên cùng anh. Vượt - 16 - qua đẳng cấp, họ đến với nhau mặc cho bố mẹ cô gái cản ngăn. Hạnh phúc chưa được bao lâu thì chị mắc bệnh hủi, một trong tứ chứng nan y, khiến các ngón tay rụng hết. Thương vợ, anh Côi đã vượt núi tìm thuốc chữa bệnh cho vợ, anh gặp một cụ già, nghe chuyện thương tình cụ giúp vợ chồng anh. Vợ Côi khỏi bệnh, các ngón tay mất nay mọc trở lại. Từ đó, chị lên rừng lấy lá cây làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Một hôm, vợ chồng anh Côi sang bên kia núi chữa bệnh, khi trở về thì trời đã tối, vượt qua núi thì trời đổ mưa, anh chị lấy chiếc nải mà ông cụ cho để che đầu. Chờ mãi cơn mưa chưa tạnh, anh chị thiếp đi lúc nào không hay, khi tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong một ngôi nhà xinh xắn, lộng lẫy khi ánh nắng mặt trời phản chiếu. Từ đó, anh chị ở hẳn đây chữa bệnh cứu người. Hôm ấy, một ngày đẹp trời, vợ chồng anh Côi đi lên đỉnh núi và không thấy trở về. Dân làng đồn rằng chị là tiên giáng trần. Ngôi nhà của anh chị được dân làng Kẻ Trường quét dọn, nhang khói, nay trở thành ngôi đền mà nhân dân vẫn gọi là đền Cô Tiên... Đền Cô Tiên Cùng với đền thờ Tô Hiến Thành trên núi Trường Lệ, đền Độc Cước, đền Cô Tiên đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Sầm - 17 - Sơn đã đẹp lại càng đẹp bởi được điểm tô thêm bằng những câu chuyện huyền thoại lung linh, thắm đẫm tính nhân văn. Đó cũng là khát khao của con người luôn muốn vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ. Đến Sầm Sơn, du khách không chỉ đến với một bãi biển đẹp, nên thơ trong những ngày hè oi ả mà còn được nghe nhiều sự tích huyền thoại về nơi đây. Sầm Sơn đẹp là thế... 2.2.2 Điều kiện kinh tế kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Những năm qua, Sầm Sơn luôn là địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng thực trạng dịch vụ du lịch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề ở các lĩnh vực: Công tác quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh dịch vụ, trật tự đô thị, văn minh du lịch, vệ sinh môi trường, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng... Theo thống kê của tổng cục du lịch thì cho đến cuối năm 2007 Sầm Sơn đã có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch, với hơn 6.000 phòng nghỉ. Sầm Sơn vào những ngày cuối tuần với mức giá phòng tương đối cao dao động từ 300 – 800 ngàn đồng/phòng/3-4 thành viên, đối với những ngày đầu tuần dao động từ 150 – 450 ngàn đồng/phòng/3-4 thành viên. Riêng một số khách sạn hạng sang tại đây mức giá phòng cao nhất có thể lên tới 3-4 triệu đồng/phòng (Hạng víp) Đi kèm với dịch vụ phòng nghỉ bao giờ cũng là đặt ăn tại khách sạn hay nhà nghỉ đó cũng với mức dao động khác nhau về khẩu phần ăn, nếu du khách không đặt phòng trước thì sẽ rất khó khăn trong vấn đề phòng ở và hay bị bóp giá. Sau đây là danh sách khách sạn và nhà nghỉ trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, thông tin được cập nhật đến ngày 21/1/2008: - 18 - DANH MỤC KHÁCH SẠN Khách sạn Lê Lợi Đ/C: Đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Hải Quan Đ/C: 15 Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Bưu Điện* Đ/C: Đường Nguyễn Du, phườngBắc Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách Sạn Hà Nội Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Bông Sen Đ/C: Phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Hồ Gươm Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Hương Biển* Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Biển Nhớ Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: 65 Phòng tiêu chuần: 65 Phòng đặc biệt: Giá (VND): cao nhất 3.200.000 thấp nhất 590.000 Một số hình ảnh về Khách sạn Biển Nhớ: - 19 - Khách sạn Chăm Pa Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Bưu Điện Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Lam Sơn Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Sông Mã Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Hương Thanh Đ/C: Đường Lê Lợi, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Khách sạn Cây Tre Đ/C: Đường Thanh Niên , phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn DANH MỤC NHÀ NGHỈ Nhà nghỉ Hoa Hồng 1 Đ/C: Đường Hồ Xuân Hương, phườngTrường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: 10 Nhà Nghỉ Đức Anh Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Nhà Nghỉ Sao Biển Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Nhà Nghỉ Nội Hoa Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: 20 Nhà Nghỉ Bông Hồng D/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: 8 Nhà nghỉ Hải Thuận Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: 15 Nhà Nghỉ Khánh Hưng Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: 25 Nhà Nghỉ Nhường Thanh Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Số phòng: Nhà Nghỉ Bình Dương Đ/C: Đường Lê Hoàn, phường Trường Sơn, Tx. Sầm Sơn Nhà Nghỉ Ngọc Sơn - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan